Giáo án mầm non lớp mầm năm học 2017 - Chủ đề: Phương tiện giao thông

MỤC TIÊU

CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG

I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:

- Thực hiện được các vận động : chuyền bóng sang 2 bên theo hàng dọc, bật xa 25cm, ném xa, đi chạy theo cô

- Biết phối hợp các cử động của bàn tay, ngón tay trong một số hoạt động : xé dán, xếp hình, xâu hạt và sử dụng kéo.

- Nhận biết một số nơi nguy hiểm : Lòng đường phố, đường làng, đường tàu và không được chơi gần những nơi đó.

II. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:

- Phân biệt được âm thanh của một số phương tiện giao thông quen thuộc.

- Trả lời và đặt câu hỏi : “Ai đây?”; “Cái gì?”; “Ở đâu?”.

- Biết mô tả đặc điểm của một số phương tiện giao thông quen thuộc bằng những câu đơn giản.

- Đọc được một số bài thơ, kề lại truyện đã được nghe về các phương tiện giao thông.

 

doc66 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm năm học 2017 - Chủ đề: Phương tiện giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN LONG ĐIỀN
TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC VÀNH KHUYÊN
˜ ˜ ˜ & ™ ™ ™
GIÁO ÁN
CHỦ ĐỀ
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
	Nội dung lồng ghép: Toán, âm nhac, tạo hình
	Số tuần: 4 tuần
	Thời gian thực hiện: 06/3-31/3/2017
	Lớp: Mầm2
	Giáo viên: Nguyễn Thị Ngọc Bích
Năm học 2016 – 2017
MỤC TIÊU
CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG
I. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:
- Thực hiện được các vận động : chuyền bóng sang 2 bên theo hàng dọc, bật xa 25cm, ném xa, đi chạy theo cô
- Biết phối hợp các cử động của bàn tay, ngón tay trong một số hoạt động : xé dán, xếp hình, xâu hạt và sử dụng kéo.
- Nhận biết một số nơi nguy hiểm : Lòng đường phố, đường làng, đường tàu và không được chơi gần những nơi đó.
II. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ:
- Phân biệt được âm thanh của một số phương tiện giao thông quen thuộc.
- Trả lời và đặt câu hỏi : “Ai đây?”; “Cái gì?”; “Ở đâu?”.
- Biết mô tả đặc điểm của một số phương tiện giao thông quen thuộc bằng những câu đơn giản.
- Đọc được một số bài thơ, kề lại truyện đã được nghe về các phương tiện giao thông.
III. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC:
- Biết tên gọi, một số đặc điểm nổi bật, ích lợi, nơi hoạt động của một số phương tiện giao thông quen thuộc.
- Biết một số quy định dành cho người đi bộ : đi trên vỉa hè và bên phải đường.
- Gọi đúng tên và nhận dạng 4 hình (hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật).
- Biết đếm đến 5 các phương tiện giao thông.
- Nhận ra số lượng khác nhau về số lượng của 2 nhóm phương tiện giao thông trong phạm vi 5.
IV. PHÁT TRIỂN THẨM MĨ:
- Biết hát một số bài hát về các phương tiện giao thông quen thuộc.
- Biết sử dụng các vật liệu và biết thể hiện bằng đường nét, màu sắc, hình dạng để tạo ra các sản phẩm đơn giản về hình ảnh của các phương tiện giao thông quen thuộc.
- Biết giữ gìn sản phẩm tạo hình.
V. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI:
- Biết một số quy định thông thường của Luật giao thông dành cho người đi bộ.
- Thực hiện một số hành vi văn minh khi tham gia giao thông cùng người lớn (không đi lại trên ô tô, không thò tay ra ngoài cửa sổ
CHUẨN BỊ HỌC LIỆU
- Ghi âm thanh của một số phương tiện giao thông.
- Giấy khổ to để vẽ một số phương tiện giao thông.
- Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, câu chuyện có liên quan tới chủ đề.
- Bút màu, đất nặn, giấy vẽ, giấy báo.
- Đồ chơi, lô tô, tranh ảnh... về các phương tiện giao thông, người điều khiển công việc dịch vụ về giao thông.
KẾ HOẠCH DẠY 
CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG
Thời gian thực hiện: 4 tuần (Từ 06/3 đến 31/03/2017)
Tuần
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Tuần 1:
Một số phương tiện giao thông đường bộ
(Từ06/3-10/03)
PTTM
Hát “Em tập lái ô tô”
PTNN
Kể chuyện Xe Lu và Xe Ca
KPKH
Trò chuyện về các phương tiện giao thông đường bộ
PTTM: Ghép hình ô tô. ( Sách TC/trang 12 ).
PTTC
Đi chạy theo cô
PTNT
Nhận biết và tập đếm các phương tiện giao thông
Tuần 2:
Một số phương tiện giao thông đường thủy
(Từ 13/3-17/3)
PTTM
Hát – vận động “Em đi chơi thuyền”
PTNN
Nghe truyện “Tàu thủy tí hon”
KPKH
Trò chuyện về một số phương tiện giao thông đường thủy
PTTM: làm cánh buồm ( Sách TC/trang 11 ).
PTTC Chuyền bắt bóng sang 2 bên theo hàng ngang
Xxx
PTNT
Nhận biết hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, phân biệt hình
Tuần 3:
Một số phương tiện giao thông đường hàng không
(từ 20/03-24/03)
PTTM
Hát “Đường em đi”
PTNN
Đọc thơ “Bến cảng Hải Phòng”
KPKH
Trò chuyện về máy bay
PTTM: Tô màu máy bay
PTTC
Đi có mang vật trên đầu
PTNT
Chia 5 phương tiện giao thông thành 5 phần
Tuần 4: 
Luật giao thông
(từ 27/03-31/03)
PTTM
Hát “Đi trên vỉa hè”
PTNN
Đọc thơ “Đèn giao thông”
KPKH
Một số luật lệ giao thông
PTTM: Tô màu đèn tín hiệu giao thông ( Sách TH/ trang 19).
PTTC
Đi chạy trên đường và qua ngã tư đường phố theo tín hiệu đèn
PTNT
Tạo nhóm đồ vật-so sánh nhiều hơn ít hơn
MẠNG NỘI DUNG
CHỦ ĐỀ: GIAO THÔNG
- Các loại phương tiện giao thông quen thuộc : Đường bộ; Đường hàng không; Đường thủy.
- Tên gọi của phương tiện giao thông.
- Đặc điểm : âm thanh; hình dáng bên ngoài.
- Nơi hoạt động.
- Công dụng của các phương tiện giao thông
- Tên gọi của người điều khiển các phương tiện giao thông
GIAO THÔNG
Một số PTGT phổ biến
Luật giao thông đường bộ
- Làm quen một số quy định đơn giản của Luật giao thông đường bộ; tín hiệu của đèn giao thông (đi bộ trên vỉa hè, đi bên phải đường, đèn xanh được đi qua đường, đèn đỏ dừng lại).
- Thực hiện theo người lớn một số quy định Luật giao thông dành cho người đi bộ (đi trên vỉa hè bên phải đường).
MẠNG HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH : MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
- Hát “Em tập lái ô tô”, “Đèn xanh, đèn đỏ”, “Đoàn tàu nhỏ xíu”.
- Nghe hát: Các bài dân ca địa phương.
- Vận động theo nhạc: theo giai điệu, tiết tấu của các bài hát về phương tiện giao thông.
- Trò chơi: Một đoàn tàu, tai ai tinh.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
- Nhận biết và tập đếm các phương tiện giao thông.
- Chắp ghép, hình thành các hình giống các phương tiện giao thông.
- Trò chơi: “Chọn đúng hình”, “Kể đủ 5 thứ”, “Tìm đúng số nhà”.
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
- Kể truyện Xe Lu và Xe Ca.
- Nghe các câu đố về các phương tiện giao thông.
- Trò chuyện bé thích đi phương tiện giao thông nào.
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
- Đi chạy theo cô
- Tập cử động bàn tay, ngón tay.
- Xem tranh ảnh và trò chuyện về những nơi nguy hiểm.
- Trò chơi: “Đoàn tàu”, “Lái ô tô”.
KHÁM PHÁ KHOA HỌC
- Trò chuyện về các phương tiện giao thông đường bộ.
- Thực hành một số hành vi văn minh khi tham gia trên các phương tiện giao thông.
Kế Hoạch Tuần 1
Từ ngày 06/3 đến 10/03/2017
CHỦ ĐỀ NHÁNH: MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN 
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Đón trẻ, nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân gọn gàng vào nơi quy định.
- Trò chuyện với trẻ về PTGT đường bộ.
- Ổn định lớp và chuẩn bị hoạt động trong ngày.
Tập với bài hát: Mở cửa ra
+ Động tác 1: Hai tay đưa lên cao, chân đưa ra phía trước đổi bên liên tục
+ Động tác 2: Hai tay đưa sang ngang, chân bước qua hai bên và đổi bên
+ Động tac 3: Hai tay sang ngang cúi gập người xuống dưới rồi bung lên
+ Động tác 4: Hai tay chống hông, một tay làm động tác lườn
+ Động tác 5: Hai tay chống hông chạy nhẹ bỏ từng chân ra phía trước
+ Động tác 6: Hai tay dang ngang, hai tay đưa lên cao
Hoạt động học
PTTM
Hát “Em tập lái ô tô”
PTNN
Kể chuyện Xe Lu và Xe Ca
KPKH
Trò chuyện về các phương tiện giao thông đường bộ
PTTM: Ghép hình ô tô. ( Sách TC/trang 12 ).
PTTC
Đi chạy theo cô
PTNT
Nhận biết và tập đếm các phương tiện giao thông
Hoạt động góc
- Góc đóng vai: Chơi đóng vai “Gia đình”, “Ô tô buýt”; “Tàu hỏa”; “Tàu thủy”; “Quầy bán vé”.
- Góc tạo hình: 
+ Xé, dán trang trí phương tiện giao thông, làm một số phương tiện giao thông đơn giản bằng các hình hộp.
+ Tô màu, vẽ, nặn các phương tiện giao thông.
- Góc thiên nhiên: 
+ Chơi lô tô về phương tiện giao thông, gọi tên các phương tiện giao thông, chọn các phương tiện giao thông theo môi trường hoạt động.
+ Chơi các trò chơi: đếm, so sánh 2 nhóm phương tiện giao thôngtrong phạm vi 5; chọn hình vuông, hình chữ nhật theo kích thước/ tên gọi.	
- Góc sách: 
+ Xem tranh, ảnh về các phương tiện giao thông, tập giở sách tranh về các phương tiện giao thông. 
+ Cô cùng trẻ làm sách tranh về các phương tiện giao thông.
- Góc xây dựng: Xếp ga ra ô tô, Tàu hỏa, xây nhà ga; Lắp ráp ô tô, máy bay.
- Góc âm nhạc: Hát, nghe nhạc về phương tiện giao thông. Chơi với nhạc cụ.
Hoạt động ngoài trời
- Chơi gấp thuyền, thả thuyền trong chậu nước, chơi gấp với máy bay bằng giấy và chơi với máy bay.
- Trò chơi vận động : “Về bến”; “Làm đoàn tàu”; “Em tập lái ô tô”; “Thuyền và bến”; “Máy bay”.
- Tự chơi với các đồ chơi ngoài trời.
- Quan sát phương tiện giao thông ở gần sân trường.
- Tự chơi với các đồ chơi ngoài trời.
Hoạt động chiều
- Vận động nhẹ.
- Chơi, hoạt động theo ý thích.
- Cho trẻ làm quen bài thơ, bài hát cho ngày học kế tiếp.
- Sửa quần áo, đầu tóc gọn gàng.
- Trả trẻ
Thứ 2
06/03/2017
HOẠT ĐỘNG: PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
ĐỀ TÀI: DẠY HÁT “EM TẬP LÁI Ô TÔ”
NGHE HÁT: “ĐƯỜNG EM ĐI”
TRÒ CHƠI: “NGHE ÂM THANH CỦA CÁC
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG KHÁC NHAU”
I. YÊU CẦU: 
	1. Kiến thức:
- Trẻ hát đúng gia điệu, rõ lời, nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát, khi đi qua ngã tư đường phố đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh được đi.
	2. Kĩ năng:
- Trẻ thể hiện được tình cảm khi hát, chý ý nghe cô hát và cảm nhận được giai điệu vui tươi của bài hát. Rèn luyện và phát triển tai nghe cho trẻ. 
	3. Thái độ
- Giáo dục trẻ: thực hiện đúng luật lệ an toàn giao thông.
II. CHUẨN BỊ:	
- Đàn, dài, băng hình một số phương tiện giao thông.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
DIỄN BIẾN
* HOẠT ĐỘNG 1:
- Xúm xít, xúm xít.
Cô cho trẻ xem băng hình các loại phương tiện giao thông: máy bay, tàu hỏa, ô tô, xích lô, xe máy, xe đạp, tàu thủy, và trò chuyện với trẻ về các loại phương tiện giao thông đó. Ví dụ:
- Máy bay – bay ở đâu?
- Ô tô đi ở đâu?
- Ai thích lái ô tô?
- Muốn lái được ô tô phải làm gì?
- Muốn lái được ô tô các con phải học giỏi, ăn nhiều để thành người lớn thì sẽ lái được ô tô.
- Có một bài hát nói về tập lái ô tô đấy, bây giờ cô sẽ dạy các con hát nhé!
* HOẠT ĐỘNG 2:
Cô hát lần 1: Hát đúng nhạc rõ lời thể hiện qua nét mặt.
- Các con thấy bạn nhỏ ước mơ gì?
- Muốn biết bạn nhỏ ước mơ như thế nào các con nghe cô hát lại nhé!
Cô hát lần 2: Kết hợp đàn + điệu bộ minh họa.
- Cô hát bài gì? Ai sáng tác? (Gọi 1 – 2 trẻ trả lời).
- Bây giờ cả lớp hát cùng cô nhé! (Cả lớp hát 2 – 3 lần).
Cô hát cùng trẻ, chú ý nghe trẻ hát và sửa sai cho trẻ (Trẻ hát sai lời cô đọc rõ lời hát lại đoạn đó).
- Mời các bạn gái hát.
- Nhóm hát (2 – 3 nhóm).
- Mời các bạn trai hát.
Cả lớp hát lần cuối, đứng theo đội hình vòng tròn và vận động minh họa (nếu trẻ hát tốt).
* HOẠT ĐỘNG 3:
Ø Trò chơi: “Nghe âm thanh của các phương tiện giao thông khác nhau”
- Các con đã thuộc bài hát “Em tập lái ô tô”.
- Ô tô là nhóm phương tiện giao thông gì?
- Kể cho cô và các bạn những phương tiện giao thông đường bộ khác?
- Cô sẽ cho các con chơi trò chơi “Nghe âm thanh của các phương tiện giao thông khác nhau”, nghe xong các con phải đoán ngay được tên phương tiện giao thông đó nhé!
- Cô cho trẻ nghe thử tiếng còi ô tô, trẻ đoán tên phương tiện giao thông kết hợp chọn phương tiện giao thông gắn lên mảnh tường.
Cô cho cá nhân chơi (3 trẻ).
Cô cho tổ chơi 2 lần
Cô cho nhóm chơi:
- Nhóm 1 làm tiếng kêu (theo hình cô cho nhóm 1 quan sát).
- Nhóm 2 đoán tên và tìm hình phương tiện giao thông.
- Nhóm 2 làm tiếng kêu thì nhóm 1 đoán và tìm và gắn phương tiện giao thông.
* HOẠT ĐỘNG 4:
- Khi tham gia giao thông, thì các phương tiện giao thông phải luôn biết đi đúng phần đường của mình. Đó là phần đường nào?
- Các con nghe bài hát “Đường em đi” xem đó là phần đường nào nhé.
Cô hát cho trẻ nghe lần 1.
- Cô vừa hát các con nghe bài hát gì?
- Khi tham gia giao thông các con phải đi phần đường nào?
- Khi tham gia giao thông, tất cả các phương tiện giao thông phải đi đúng phần đường bên phải của mình đấy.
- Các con còn bé, khi ra đường đều phải đi cùng ai? (Phải có người lớn dắt).
& Kết thúc: 
- Các con vừa học hát bài gì?
- Những phương tiện giao thông nào là phương tiện giao thông đường bộ (xe đạp, xích lô, xe máy ; ô tô tải, ô tô con, xe cứu thương,).
- Khi tham gia giao thông các con thường gặp đèn tín hiệu giao thông ở ngã tư đường phố. Đó là tín hiệu giao thông gì? (Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng).
Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
Thứ 3
07/03/2017
HOẠT ĐỘNG: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
ĐỀ TÀI: KỂ CHUYỆN “XE LU VÀ XE CA”
I. YÊU CẦU: 
	1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện, hiểu nội dung truyện, qua đó hiểu được tác dụng của xe lu trong quá trình làm đường.
	2. Kĩ năng:
- Trẻ biết trả lời câu hỏi theo yêu cầu của cô, phát triển ngôn ngữ ở trẻ (nói to, rõ ràng, mạch lạc). Trẻ thuộc bài hát “Em tập lái ô tô”, nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý.
	3. Thái độ: 
- Giáo dục trẻ: biết yêu quý tôn trọng, giúp đỡ bạn bè, không chê bai, coi thường bạn.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh truyện.
- 2 chiếc xe làm bằng thùng các tông to và đeo được vào tường.
- Một số xe đồ chơi bằng nhựa.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
DIỄN BIẾN
* HOẠT ĐỘNG 1:
- Đã bắt đầu vào giờ học rồi đấy, chúng ta cùng hát và vận động với cô bài hát “Em tập lái ô tô” nhé! 
- Cô thấy các con vừa vận động rất hay. Bây giờ, cô mời các con ngồi xuống xung quanh cô. Ở trong bài hát vừa rồi có nhắc đến các phương tiện nào hả các con?
- Trong bài hát có nhắc đến xe ô tô, ngoài ô tô ra các con còn biết tên các loại xe nào?
- Cô thấy các con rất là giỏi, để thưởng cho các con cô sẽ bật một đoạn băng cho các con xem nhé, xem trong đoạn băng của cô có những phương tiện nào nhé.(Cô bật băng, dừng lại ở xe ca, cô hỏi: Đây là xe gì?).
Cô bật tiếp băng – đoạn băng xe đang lu 1 con đường – và đến xe lu cô cũng dừng lại hỏi: Xe này dùng để làm gì, có tên là gì?
- Xe này là để lăn đường cho bằng phẳng,, còn gọi là xe lu đấy.
- Theo các con trong 2 chiếc xe này xe nào sẽ đi nhanh hơn? Muốn biết các con cùng nghe cô kể chuyện về 2 chiếc xe này nhé !
* HOẠT ĐỘNG 2:
 Ÿ Kể lần 1: Cô kể diễn cảm. Sau khi kể, cô hỏi trẻ: 
- Trong câu chuyện cô vừa kể có những xe gì?
- Có xe lu và xe ca, xe nào đi nhanh hơn?
- Xe ca đi nhanh. Thế theo các con câu chuyện này có thể đặt tên là gì? (Cho từng tổ đặt tên truyện).
- Câu chuyện của cô kể có tên là “Xe lu và xe ca” của tác giả Phong Thu viết tặng chúng ta.
- Cô sẽ kể lại câu chuyện và còn có kèm cả tranh cho chúng ta xem nữa.
 Ÿ Kể trích dẫn và đàm thoại:
- Trong câu chuyện của cô: Xe lu được miêu tả có dáng vẻ như thế nào?
- Xe lu lăn từng bước làm sao hả các con? (Xe lu có dáng vẻ thô kệch, lăn từng bước chậm chạp).
- Còn xe ca thì có dáng vẻ thế nào?
- Xe ca có dáng gọn gàng, đi thì sao nhỉ? (Xe ca có dáng vẻ gọn gàng, phóng nhanh vun vút).
- Thấy xe lu như vậy xe ca chế nhạo xe lu như thế nào? (nói rồi, xe ca phóng vụt lên tưởng mình thế là giỏi lắm).
- Nhưng khi tới một quãng đường khác, xe ca lại không đi tiếp được, vì sao? (Tại đường đi bị hỏng và lầy lội, xe ca không thể đi được và người ta đã để đá cuội xuống chỗ lầy lội đó).
- Xe lu đã làm gì để đường bằng phẳng? (Xe lu đi lên đống đá lăn qua lăn lại nhiều lần, chẳng mấy chốc mặt đường trở nên bằng phẳng. Nhờ vậy mà xe ca mới có thể qua được).
- Xe ca đã hiểu ra rằng tuy xe lu thô kệch nhưng nhờ có xe lu mà con đường trở lên dễ đi. Từ đó, xe ca không bao giờ chế giễu xe lu nữa.
- Cô đã làm được 2 chiếc xe là xe lu và xe ca, bây giờ cả lớp hãy xem và nghe cô kể lại nhé. 
 Ÿ Kể lần 3: (Cô làm 2 chiếc xe tự tạo, cô vừa kê vừa di chuyển).
Cô đọc bài thơ nói về chiếc xe lu cho trẻ nghe
- Giáo dục trẻ: Mỗi loại xe đều có tác dụng khác nhau. Như xe ca chở khách, xe lu làm con đường bằng phẳng giúp cho con người đi lại được dễ dàng. Tất cả các loại xe đều do con người sử dụng và rất có ích cho con người.
* HOẠT ĐỘNG 3:
- Hôm nay cô thấy các con rất ngoan, các con có muốn chơi trò chơi không?
- Cô mời các con đứng lên nào!
- Các con hãy làm những máy bay nhé! (Trẻ dang 2 tay, nghiêng người, vừa chạy vừa giả tiếng máy bay kêu: ùù).
- Các con làm ô tô nào. (Trẻ vòng tay quay tròn trước ngực, vừa chạy vừa giả làm còi ô tô kêu: pinpin).
Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
Thứ 4
08/03/2017
HOẠT ĐỘNG: KHÁM PHÁ KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. YÊU CẦU: 
	1. Kiến thức:
- Trẻ biết đặc điểm của một số phương tiện giao thông đường bộ phổ biến: ô tô 4 bánh kêu bíp bíp, xe máy 2 bánh kêu dìn dìn, xe đạp 2 bánh kêu kính công, tàu hỏa nhiều bánh, nhiều toa kêu tu tu, xình xịch. Trẻ biết công dụng của các phương tiện giao thông, phân loại các phương tiện.
	2. Kĩ năng:
- Trẻ biết so sánh, nhận xét đặc điểm giống và khác nhau của ô tô – tàu hỏa. Rèn khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định của trẻ. 
	3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ: ngồi ngoan khi đi trên xe đạp, xe máy, khi đi ô tô, tàu hỏa không thò tay, chân ra ngoài.
II. CHUẨN BỊ:
- Ti vi, đầu đĩa, băng hình.
- Đàn, nhạc.
- Môi hình ô tô, xe máy, xe đạp, tàu hỏa.
- 4 bàn, bảng.	
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
DIỄN BIẾN
* HOẠT ĐỘNG 1:
- Cho trẻ vừa hát, vừa làm các phương tiện giao thông theo nhạc.
 Ô tô kêu bíp bíp.
	Tàu hỏa thì tu tu.
	Xe đạp kêu kính koong.
 Xe máy dìn dìn.
* HOẠT ĐỘNG 2:
 Ÿ Quan sát và đàm thoại:
- Cho trẻ xem băng hình về các phương tiện giao thông đường bộ.
+ Các con vừa xem và thấy những phương tiện giao thông gì?
F Xe đạp:
- Ai có nhận xét gì về xe đạp?
 + Xe đạp có mấy bánh?
 + Chuông xe đạp kêu như thế nào?
(Xe đạp có 2 bánh, chuông kêu kính coong, xe đạp chở được ít người và ít hàng).
F Xe máy:
- Ai biết xe nào cũng có 2 bánh? (Xe máy).
- Xe máy dùng để làm gì?
- Xe máy chở được nhiều người hay ít người.
Cô kết luận: Xe máy có 2 bánh, chạy trên đường. Xe máy cũng để chở được ít người và ít hàng.
F Ô tô:
- Đố các con biết?
 “Xe bốn bánh
 Chạy bon bon
 Máy nổ giòn
 Kêu bíp bíp”.
 Là xe gì? (Ô tô)
Cô cho trẻ xem chiếc ô tô đồ chơi và hỏi trẻ:
- Ai có nhận xét gì về ô tô?
- Ô tô chở được nhiều người hay ít người?
- Ô tô chạy ở đâu?
- Ô tô chạy trên đường bộ, có nhiều bánh xe và chở được nhiều người, nhiều hàng.
F Tàu hỏa:
- Lắng nghe ! Lắng nghe ! Nghe xem đây là tiếng kêu của phương tiện giao thông nào?
“Tu tu xình xịchtu tu xình xịch” 
- Chúng mình cùng làm tiếng kêu của tàu hỏa nào!
- Ai có nhận xét gì về tàu hỏa?
- Tàu hỏa chạy ở đâu? (Tàu hỏa có nhiều toa, nhiều bánh là phương tiện giao thông được bộ nhưng có đường đi riêng là đường sắt).
J Cô khái quát lại: Các phương tiện giao thông này tuy có đặc điểm khác nhau nhưng đều để chở người, chở hàng và là phương tiện giao thông đường bộ.
- Cô yêu cầu trẻ nhắc lại: phương tiện giao thông đường bộ.
à Giáo dục trẻ:
- Sáng nay bố mẹ đưa các con đi học bằng phương tiện giao thông gì?
- Khi ngồi trên xe, các con phải làm thế nào?
Cô giáo: Các con nhớ khi ngồi trên xe đạp, xe máy phải ngồi ngoan, không nô nghịch, Khi ngồi trên ô tô, tàu hỏa không được thò đầu, tay, chân ra ngoài.
* HOẠT ĐỘNG 3:
Ø Trò chơi: “Thi ai nhanh”
- Cho trẻ đi lấy rổ lô – tô và về chỗ ngồi.
- Cho trẻ xếp lô – tô ra bảng xem có những phương tiện giao thông gì?
- Giới thiệu tên trò chơi “Thi ai nhanh”.
- Cách chơi: Các con tìm đúng lô – tô phương tiện giao thông theo yêu cầu của cô.
+ Tìm phương tiện giao thông có 2 bánh.
+ Phương tiện giao thông nào có nhiều bánh.
+ Tìm phương tiện giao thông chở được nhiều người, nhiều hàng.
+ Tìm phương tiện giao thông chạy chậm nhất.
Cô bao quát, sửa sai cho trẻ.
Nhận xét giờ chơi, giáo dục trẻ biết tuân theo luật khi tham gia giao thông. 
Kết thúc: Cô nhận xét tuyên dương và cho trẻ cắm hoa.
Thứ 4
08/03/2017
HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
ĐỀ TÀI: GHÉP HÌNH Ô TÔ
I. YÊU CẦU.
	1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được hình dạng các bộ phận và xếp hình đúng chiếc xe ô tô.
	2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng xếp hình các phương tiện giao thông, phát triển tư duy và ghi nhớ có chủ định.
	3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ : thực hiện đúng luật giao thông khi đi trên đường.
II. CHUẨN BỊ.
- Giấy màu.
- Mô hình xe ô tô.
- Nhạc chủ đề PTGT.
- Rổ đựng giấy màu hình vuông, hình chữ nhật,...
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY.
DIỄN BIẾN
à Hoạt động 1: Ổn định tổ chức:
- Sáng nay cô và lớp mình đã vừa cùng nhau trò chuyện về các loại PTGT rồi, vậy bây giờ ai có thể kể lại cho cô nghe có những loại PTGT nào?
- Đúng rồi, các con rất giỏi.
- Vậy các con có muốn mình cũng có một chiếc xe ô tô thật đẹp không?
- Thế thì hôm nay cô sẽ dạy cho các con ghép hình ô tô các con có thích không nào?
à Hoạt động 2: Hoạt động nhận thức:
- Trong rổ cô đang cầm trên tay có rất nhiều các dạng hình với đủ loại màu sắc.
- Các con nhìn xem đây là hình gì? Nó có màu gì?
- Thế còn hình này? Nó có màu gì náo các con?
- Cô đố các con biết thế hình tròn này là bộ phận nào của xe vậy các con?
- Đúng rồi các con rất giỏi, bây giờ cô sẽ dạy cho các con dán xe nha.
- Bây giờ co sẽ dán đầu xe ô tô trước. Cô sẽ lấy 1 hình vuông màu xanh lá lên, cô bôi hồ vào hình vuông này

File đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_ptgt.doc