Giáo án mầm non lớp Mầm - Phát triển thẩm mỹ - Đề tài: Nặn củ cà rốt

MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

1.Kiến thức:

- Trẻ nhận biết được về hình dạng, màu sắc, lợi ích của củ cà rốt

- Trẻ biết nặn củ cà rốt.

- Trẻ biết lợi ích của các loại rau củ quả.

2.kỹ năng:

- Trẻ phối hợp các kỹ năng: chia đất, bóp mềm đất, xoay tròn, lăn dọc, vuốt nhọn để nặn củ cà rốt.

- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.

- Rèn tính cẩn thận kiên trì khéo léo cho trẻ.

- Giới thiệu bài của mình, nhận xét bài của bạn.

3.Thái độ:

- Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động

- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp và yêu thích, giữ gìn sản phẩm của bạn và của mình làm ra.

- Thông qua hoạt động góp phần giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh sạch sẽ và thu dọn đồ dùng gọn gang sau khi hoạt động.

* NDTH: Giáo dục dinh dưỡng: ăn đầy đủ các loại rau củ quả

 

doc6 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 4325 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Mầm - Phát triển thẩm mỹ - Đề tài: Nặn củ cà rốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG MẦM NON HOA SỮA
*************************
GIÁO ÁN
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
Đề tài: “ Nặn củ cà rốt”
Lứa tuổi: trẻ 3-4 tuổi
Thời gian: 20-25 phút
NĂM HỌC: 2019-2020
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được về hình dạng, màu sắc, lợi ích của củ cà rốt
- Trẻ biết nặn củ cà rốt.
-  Trẻ biết lợi ích của các loại rau củ quả.
2.kỹ năng:
- Trẻ phối hợp các kỹ năng: chia đất, bóp mềm đất, xoay tròn, lăn dọc, vuốt nhọn để nặn củ cà rốt.
-  Trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.
- Rèn tính cẩn thận kiên trì khéo léo cho trẻ.
- Giới thiệu bài của mình, nhận xét bài của bạn.
3.Thái độ:
- Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động 
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp và yêu thích, giữ gìn sản phẩm của bạn và của mình làm ra.
- Thông qua hoạt động góp phần giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh sạch sẽ và thu dọn đồ dùng gọn gang sau khi hoạt động.
* NDTH: Giáo dục dinh dưỡng: ăn đầy đủ các loại rau củ quả
II. Chuẩn bị:
1. Môi trường :trang trí theo sự kiện mùa xuân
.2.Địa điểm: Trong lớp học
3.Đội hình: Chữ 3 hàng ngang ,4 bàn nặn.
4.Đồ dùng:
a. Đồ dùng của cô 
- Giỏ cà rốt thật, củ cà rốt đã được nặn sẵn.
- Nhạc bài hát: nhạc không lời, trời nắng trời mưa
- Trang phục: Bộ đồ thỏ.
b. Đồ dùng của trẻ
- Đồ dùng của trẻ: Đất nặn, bảng con, khay đựng sản phẩm, khăn lau tay.
III. Tiến hành:
Nôi dung
Phương pháp, cách thức tiến hành và các hoạt động tương ứng
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Ổn định tổ chức:
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
3. Kết thúc:
- Cô và trẻ hát “nhổ củ cải”.
- Các con đã nhổ được củ cải chưa?
- Cô khen tất cả các con.
- Thỏ: la lá la la, la lá la la la.
- Cô + trẻ: Thỏ ơi, Chào thỏ, thỏ đi đâu vậy?
- Thỏ: chào các bạn, tớ vừa đi nhổ cà rốt về đấy.
- Cô + trẻ: Ôi làn cà rốt của bạn ngon quá
- Thỏ: các bạn có thích làn cà rốt của tôi không?
- Trẻ: Có ạ
- Thỏ: vậy tớ sẽ tặng các bạn giỏ cà rốt này với 1 điều kiện. Các bạn đồng ý không?
- Cô + trẻ: Có ạ.
* Quan sát mẫu: Trẻ quan sát giỏ cà rốt.
* Đàm thoại:
- Các bạn hãy cho tôi biết các bạn có nhận xét gì về củ cà rốt?
- Cô: các con có nhận xét gì về củ cà rốt nào?
+ Các con thấy củ cà rốt có hình dạng như thế nào?
+ Màu sắc củ cà rốt? Phía trên củ cà rốt có gì?
+ Phía dưới củ cà rốt như thế nào?
- Cô: Thỏ thấy câu trả lời của các bạn thế nào?
- Thỏ: các bạn rất giỏi, thỏ quyết định tặng làn cà rốt này cho tất cả các bạn.
- Cô: cô thay mặt cả lớp cảm ơn thỏ. Các con ơi thỏ đã tặng lớp chúng mình làn cà rốt vây các con có muốn làm gì tặng cho thỏ k?
- Con, con muốn làm gì tặng thỏ?
- Cô thấy lớp mình có rất nhiều ý tưởng, bạn thì muốn vẽ tranh, bạn thì muốn nặn quả, bạn thì muốn nặn củ cà rốt, cô thì cô cũng rất đồng tình với ý kiến nặn những củ cà rốt thật đẹp để tặng thỏ đấy.
- Thỏ: ôi thích quá thích quá, 
Thỏ bông cũng biết nặn cà rốt đấy cô giáo ạ.
Thỏ bông giỏi quá, vậy thỏ bông sẽ nặn mẫu cho cả lớp quan sát sau đó chúng mình sẽ cùng nhau thi xem ai nặn được nhiều củ cà rốt đẹp để tặng bạn thỏ nhé!
- Nặn mẫu: Cô nặn kết hợp giải thích cho trẻ cách nặn.
- Các bạn có biết củ cà rốt có màu gì?
- Đúng rồi, thỏ chọn màu cam để làm củ cà rốt. Đầu tiên thỏ bóp đất cho mềm, rồi khi đất mềm thỏ đặt nên bảng dùng lực của lòng bàn tay xoay tròn đất, sau đó thỏ lăn dọc cho củ cà rốt dài dài ra, và rồi thỏ dùng tay vuốt 1 đầu cho nhọn để cho giống củ cà rốt đấy, các bạn thấy củ cà rốt đã hoàn thiện chưa? Còn thiếu gì?
- Để làm cuống thì thỏ sẽ lấy đất màu xanh, bóp đấy cho mềm, xoay tròn, lăn dọc. Thỏ dùng dao chia đất làm 3 phần, thỏ lấy từng phần vê đất, dùng 2 ngón tay lăn dọc, gắn vào phần to của củ cà rốt để làm cuống. Thỏ lại tiếp tục lấy đất xanh, vê đất, lăn dọc và gắn lên làm cuống. Thỏ đã nặn xong củ cà rốt rồi.
- Cô: thỏ gỏi quá, khen thỏ 1 tràng pháo tay nào.
- Cô: để nặn được củ cà rốt đầu tiên các con chọn đất, bóp cho mềm đất, xoay tròn, lăn dọc cho củ cà rốt dài dài, sau đó dùng tay vuốt 1 đầu để làm phần dưới của củ cà rốt. Tiếp theo cô chọn đất mà xanh để làm cuống, cô bóp đất, xoay tròn, lăn dọc rồi chia đất làm 3 phần, cô lấy từng phần vê đất, lăn dọc bằng 2 đầu ngón tay, rồi ngắn lên phần đầu to của củ cà rốt làm cuống.
- Trên bàn cô đã chuẩn bị nhiều đất nặn để các con nặn củ cà rốt thật đẹp tặng thỏ.
* Trẻ thực hiện.
- Cô cho trẻ di chuyển về nhóm để thực hiện
- Cô quan sát, giúp đỡ, động viên những trẻ còn lúng túng.
- Với những trẻ khá cô gợi ý khuyến khích phối hớp màu sắc hài hòa sáng tạo để bức tranh đẹp hơn. 
* Trưng bày sản phẩm.
- Trẻ trưng bày sản phẩm.
- Trẻ nhận xét bài của bạn, một số trẻ lên giới thiệu bài của mình.
- Cô nhận xét chung: Khuyến khích động viên trẻ.
- Cô và thỏ thấy tất cả các sản phẩm của chúng mình tạo ra đều rất đẹp. tuy nhiên có một số bạn còn chưa đẹp lắm nên cần phải cố gắng thêm vào giờ nặn sau. 
GD:- Củ cà rốt được dùng làm gì?
  Cô kết luận: Củ cà rốt được dùng để ăn. Trong củ cà rốt có rất nhiều chất bổ như vitamin A rất tốt cho sức khoẻ của chúng mình đấy! Vì vậy chúng mình cần ăn nhiều cà rốt cũng như các loaị rau xanh khác để được cao lớn và thông minh nhé!
 Bây giờ chúng mình cùng nhau đem tặng những củ cà rốt mà mình đã nặn cho thỏ bông  nhé!
- Cảm ơn các bạn nhỏ đã tặng tớ nhiều cà rốt thế này. Trước khi về tớ và các bạn hãy cùng nhau chơi trò chơi “Trời nắng trời mưa” nhé.

File đính kèm:

  • docgiao_an_bai_nan_cu_ca_rot_1720209.doc
Giáo Án Liên Quan