Giáo án mầm non lớp mầm Tuần 15 - Chủ đề: Nghề nghiệp
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất:
*Phát triển vận động:
- Thực hiện được các vận động: đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lênh; ném xa bằng 1 tay, biết phối hợp các vận động tay, chân, cơ thể: đi, bước lên bước xuống bậc cao, tung- bắt bóng với cô
- Có khả năng phối hợp cử động của các ngón tay bàn tay trong thực hiện hoạt động xé, dán, chồng, xếp các khối vuông nhỏ.
*Sức khỏe & dinh dưỡng:
- Biết được cần luyện tập, ăn uống đầy đủ để có sức khỏe tốt và làm việc, sau khi lao động xong phải rửa tay chân sạch sẽ.
- Thực hiện 1 số việc đơn giản: rửa tay, lau mặt, xúc miệng, tháo tất, cởi quần áo với sự giúp đỡ nơi làm việc có thể gây nguy hiểm. Không tự vào chỗ người lớn đang làm việc.
2. Phát triển nhận thức
- Biết tên gọi một số nghề, người làm nghề và công việc đặc trưng của họ.
- Nhận biết một số nghề qua đặc điểm trang phục của người làm nghề, qua đồ dùng, dụng cụ và sản phẩm của nghề.
3. Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ nói đúng tên nghề, tên đồ dùng, dụng cụ sản phẩm của các nghề.
- Nói được (kể được) tên nghề, công việc của bố mẹ đang làm.
- Đọc thơ, kể lại chuyện đã được nghe có sự giúp đỡ của cô giáo.
- Nói bằng câu đầy đủ, kể lại những điều quan sát được qua tham quan, xem tranh ảnh 1 số nghề quen thuộc.
- Mạnh dạn trong giao tiếp và trả lời được các câu hỏi về 1 số nghề ( Ai?, nghề gì?, cái gì? Để làm gì?).
- Nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP Thời gian thực hiện 4 tuần từ 30/11 – 25/12/2015 I. MỤC TIÊU: 1. Phát triển thể chất: *Phát triển vận động: Thực hiện được các vận động: đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lênh; ném xa bằng 1 tay, biết phối hợp các vận động tay, chân, cơ thể: đi, bước lên bước xuống bậc cao, tung- bắt bóng với cô Có khả năng phối hợp cử động của các ngón tay bàn tay trong thực hiện hoạt động xé, dán, chồng, xếp các khối vuông nhỏ. *Sức khỏe & dinh dưỡng: Biết được cần luyện tập, ăn uống đầy đủ để có sức khỏe tốt và làm việc, sau khi lao động xong phải rửa tay chân sạch sẽ. Thực hiện 1 số việc đơn giản: rửa tay, lau mặt, xúc miệng, tháo tất, cởi quần áo với sự giúp đỡ nơi làm việc có thể gây nguy hiểm. Không tự vào chỗ người lớn đang làm việc. 2. Phát triển nhận thức Biết tên gọi một số nghề, người làm nghề và công việc đặc trưng của họ. Nhận biết một số nghề qua đặc điểm trang phục của người làm nghề, qua đồ dùng, dụng cụ và sản phẩm của nghề. 3. Phát triển ngôn ngữ Trẻ nói đúng tên nghề, tên đồ dùng, dụng cụ sản phẩm của các nghề. Nói được (kể được) tên nghề, công việc của bố mẹ đang làm. Đọc thơ, kể lại chuyện đã được nghe có sự giúp đỡ của cô giáo. Nói bằng câu đầy đủ, kể lại những điều quan sát được qua tham quan, xem tranh ảnh 1 số nghề quen thuộc. Mạnh dạn trong giao tiếp và trả lời được các câu hỏi về 1 số nghề ( Ai?, nghề gì?, cái gì? Để làm gì?). Nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh 4. Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội Biết các nghề làm ra nhiều sản phẩm như lúa, gao, vải, rất cần và có ích lợi cho con người. Biết quý trọng sản phẩm của người lao động và giữu gìn đồ dùng đò chơi. 5. Phát triển thẩm mỹ Bước đầu biết thể hiện những cảm xúc trước vẻ đẹp của DDĐC sản phẩm của các nghề khác nhau bằng cử chỉ, nét mặt, lời nói. Thích hát và vận động một cách đơn giản theo nhịp điệu của bài hát về chủ đề. Thể hiện hứng thú tham gia vào cấc hoạt động vẽ, tô màu, xé, nặn, dán để tạo ra một số sản phẩm như bánh quy, cuộn len II NỘI DUNG GIÁO DỤC: 1 Phát triển thể chất: *Dinh dưỡng và sức khoẻ Biết giữ gìn vệ sinh sau khi lao động Biết làm những việc tự phục vụ: Rửa tay, lau mặt,.. Không tự vào chỗ người lớn đang làm việc. *phát triển vận động Tập các ĐT phát triển các nhóm cơ và hô hấp: Tay, lưng, bụng, lườn, chân. Đi trong đường ngoằn ngoèo Ném xa bằng một tay Tung, bắt bóng cùng cô. Bước lên xuống bậc cao (30cm). Xếp chồng các khối thành ngôi nhà; xé dán theo chủ đề. 2 Phát triển nhận thức: Tìm hiểu về công việc của bác nông dân Tìm hiểu về nghề giáo viên. Bố mẹ bé làm nghề gì? Tìm hiểu về một số nghề truyền thống (nghề dệt thổ cẩm, nghề làm mứt, bánh kẹo, nghề đồ gốm). Nhận biết hìh vuông, hình chữ nhật; Nhận biết quy tắc sắp xếp. 3 Phát triển ngôn ngữ: Đố bé đây là dụng cụ, đồ dùng của nghề gì. Nói được (kể được) tên nghề, công việc của bố mẹ đang làm. Đọc thơ, kể chuyện: em làm thợ xây, các cô thợ, cô giáo của con, thần sắt, sự tích hạt gạo Nói bằng câu đầy đủ, kể lại những điều quan sát được qua tham quan, xem tranh ảnh 1 số nghề quen thuộc. Mạnh dạn trong giao tiếp và trả lời được các câu hỏi về 1 số nghề ( Ai?, nghề gì?, cái gì? Để làm gì?...). Nhìn vào tranh minh họa và gọi tên nhân vật trong tranh. 4 Phát triển thẩm mỹ: Trẻ tự nhận xét được sản phẩm của mình, của bạn. Hát vận động :em tập lái ô tô, dạy hát và vận động : làm chú bộ đội, dạy hát: đội kèn tí hon. nghe: hạt gạo làng ta, anh phi công ơi Tô màu một số sản phẩm nghề nông. Dán cầu thang Trang trí khay đựng màu vẽ. Vẽ những cuộn len màu 5 Phát triển tình cảm xã hội: Biết các nghề làm ra nhều sản phẩm: lúa, vải.. và có ích cho con người Biết tên gọi, công cụ, sản phấm, các hoạt động và ý nghĩa của các nghề.. Biết quý trọng sản phẩm của người lao động và giữ gìn đồ dùng đồ chơi. Trẻ biết tră lời lễ phép với người lớn. MẠNG NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ “NGHỀ NGHIỆP" CÔ GIÁO CỦA EM CÁC BÁC NÔNG DÂN NGHỀ NGHIỆP NGHỀ XÂY DỰNG NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH MẠNG HOẠT ĐỘNG -Quan sát, trò chuyện, đàm thoại về tên, nghề nghiệp của bố mẹ và càc thành viên trong gia đình và các nghề khác trong xã hội. - -Quan sát nhận biết tên đồ dung, một vài chất liệu nỗi bật (gỗ, nhựa,kim loại) của các đồ dung của 1 số nghề và công dụng. Tìm hiểu về công việc của bác nông dân. Tìm hiểu về nghề cô giáo. Bố mẹ bé làm nghề gì? Tìm hiểu nghề truyền thống. - Trò chơi: “lùa vịt”, “Đó là cái gì”,”, “ Thi ai chọn nhanh”. - Dạy trẻ nhận biết hình chử nhật, hình vuông - Nhận biết quy tắc sắp xếp. - ôn nhận biết hình vuông – hình chữ nhật. Làm quen với toán PT NHẬN THỨC -Xem tranh về nghề nghiệp, trò chuyện về mối quan hệ và tình cảm một số nghề. -Trò chơi đóng vai: cô giáo,“phòng khám răng”, “ cửa hàng thực phẩm” -Xây dựng trang trại chăn nuôi, xếp các con vật về chuồng, ghép ngôi nhà, xây dựng doanh trại bộ đội. -Sắp xếp đồ chơi, đồ dùng một số nghề Vận động - đi trong đường ngoằn ngoèo. - tung, bắt bóng cùng cô. - bước lên xuống bậc cao. - ném xa bằng 1 tay -Dinh dưởng và sức khoẻ - Trò chuyện về cơ thể khoẻ mạnh và tác dụng của các việc ăn uống đủ chất và hợp vệ sinh. - các món ăn bé ưa thích PT Ngôn ngữ -Đàm thoại về nghề nghiệp, các thành viên trong gia đình và công việc của mỗi người. -Nghe truyện: “ sự tích hạt lúa”, “ thần sắt”. -T hơ: “ em làm thợ xây”, cô giáo của con, cái bát xinh xinh. -Trò chơi ngôn ngữ:” đoán xem ai đó”, “ người mua sắm giỏi”. -Dạy hat: “vườn cây của ba” -Vận động:”chiếc khăn tay -Dạy hát” “cô và mẹ, cháu yêu cô chú công nhân. -Nghe hat: lớn lên cháu lái máy cày, cô giáo miềm xuôi, màu áo chú bộ độ. -Chơi các trò chơi âm nhạc: “ ai đoán giỏi”, “nghe âm thanh tìm đồ vật”. -Tô màu sản phẩm nghề nông - vẽ những cuộn len màu. Trang trí khay đựng màu Dán cái thang Tô màu tranh chú thợ xây Tạo hình PT Tình cảm xã hội PT Thể chất Âm nhạc PT THẨM MỸ Nghề nghiệp Khám phá khoa học KẾ HOẠCH CHĂM SÓC GIÁO DỤC TUẦN I Chủ đề nhánh I: CÁC BÁC NÔNG DÂN Thời gian: từ 30/11 – 4/12/2015 Mạng nội dung Các bác nông dân Công việc và dụng cụ sản xuất Các sản phẩm và ích lợi. Biết sản phẩm của nghề nông như: lúa, bắp, khoai, sẵn, đậu, hoa, quả, rau, củ Ích lợi của các sản phẩm cung cấp các chất bột, đường, vi ta min Biết giữ gìn sản phẩm, ăn hết xuất Công việc; cày đất,sạ lúa,tát nước, cuốc đất, gieo hạt, tưới nước, bón phân, thu hoạch, phơi lúa, ngô, sẵn, đậu Dụng cụ: cuốc, liềm, xẻng, lưỡi cày, cái cào Mạng Hoạt Động Thể dục: Tung, bắt bóng cùng cô TOÁN : Nhận biết, gọi tên hình chữ nhật, hình vuông. KPKH : Tìm hiểu về nghề làm nông ÂM NHẠC : Hát “ vườn cây của ba VĂN HỌC :Truyện sự tích hạt lúa Tạo Hình Tô màu tranh sản phẩm nghề nông Kế Hoạch Hoạt Động Tuấn 1: Các Bác Nông Dân Tên hoạt động Thứ hai 30/11 Thứ ba 1/12 Thứ tư 2/12 Thứ năm 3/12 Thứ sáu 4/12 Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh. -Đón trẻ vào hưỡng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân. Trò chuyện về nghế nông. -Cho trẻ nghe nhạc, xem tranh ảnh về chủ đề nghề nghiệp và một số hoạt động của nghề nông. *Thể dục buổi sáng: Tập theo nhạc: Tập các nhóm cơ và hô hấp: Tay, chân, bụng, bật. HĐCCĐ KPKH: Tìm hiểu về công việc của các bác nông dân. PTVĐ: Tung và bắt bóng LQVH: Truyện: Sự tích hạt gạo LQVT Nhận biết hình vuông hình chữ nhật. Tạo hình: Tô màu tranh sản phẩm nghề nông. . HĐ Âm nhạc Dạy hát: Vườn cây của ba Nghe lớn lên cháu lái máy cày. HĐNT - Dạo chơi quanh sân trường, quan sát bầu trời thời tiết. - Trò chuyện về chủ đề nghề nông - TCVĐ: lùa vịt, gieo hạt - TCDG: Kéo cưa lừa xẻ - Chơi tự do: chơi với nước cát, vẽ trên sân. - Chơi với đồ chơi ngoài trời. Hoạt động góc - Góc phân vai: Chơi đóng vai “ Bếp ăn”, “ Bác sĩ” - Góc Xây dựng : Xây khu trang trại chăn nuôi - Góc tạo hình: Tô màu sản phẩm nghề nông ( bút thước, vở, giấy màu) - Góc học tập: Xem tranh truyện, cách mở sách - Góc Sách: đếm số lượng từ 1-3. - Góc thiên nhiên: Tưới cây, chăm sóc cây cảnh, chậu hoa. Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa. -Tự rửa tay bằng xà phòng. Đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách. HĐ ăn: - Mời cô, mời bạn khi ăn và ăn từ tốn - Không đùa nghịch, không làm đổ vãi thức ăn. - Biết cùng cô thu dọn bàn ghế. - Cho trẻ ngủ đúng giờ đảm bảo giấc ngủ cho trẻ. - Vệ sinh đầu tóc gọn gàng ăn chiều. Hoạt động chiều - HĐ học: Tìm theo yêu cầu của cô -Nêu gương bé ngoan - HĐ học: Truyện: sự tích hạt lúa -Vệ sinh,trả trẻ. - HĐ Chơi: Tìm đúng hình. -Nêu gương cuối ngày -Vệ sinh, - HĐ học: Bàn tay khéo léo. -Nêu gương cuối ngày. -Vệ sinh - giọng ca vàng. -Nêu gương cuối ngày. -Vệ sinh trả trẻ. KẾ HOẠCH CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY Thứ 2 ngày 30 tháng 11 năm 2015 Hoạt động có chủ đích : KPXH Đề tài : Tìm hiểu về nghề làm nông I /Mục đích yêu cầu : 1. kiến thức -Trẻ biết được công việc của nghề nông. - Trẻ biết được một số dụng cụ phổ biến của nghề nông. - Biết sản phẩm và ích lợi của nghề nông. 2. kĩ năng - Rèn kỹ năng nói mạch lạc, trọn câu khi trả lời câu hỏi của cô. Gọi đúng tên công việc, dụng cụ, sản phẩm. 3. thái độ - Biết giữ gìn và ăn hết xuất. II/ Chuẩn bị: -Không gian tổ chức ở trong lớp học . - Đồ dùng phương tiện : Mô hình trang trại,trò chơi, tranh chiếu về trang trại. - Phương pháp :Quan sát đàm thoại, trò chuyện. III/Tiến hành hoạt động: Ôn định tổ chức Cho trẻ chơi trò chơi dân gian”kéo cưa” Cô kể chuyện “Bé na không biết vâng lời” vừa rồi cô kể chuyện nói về ai? Bé na đang làm gì. Theo các con bé na làm như vậy có được không? Tại sao không? Để cùng tìm hiểu lý do vì sao chúng mình phải ăn hết xuất nhé. 2. Nội dung chính Hằng ngày các con ăn những gì? Các con có biết ai làm ra những sản phẩm đó. Muốn có được những sản phẩm đó bác nông dân phải làm những gì ? Cho trẻ xem hình ảnh trên máy,” cày ruộng, bừa đất,sạ lúa.chăm bón,tưới nước,gặt Trẻ vừa quan sát và đàm thoại ,cô gợi ý cho trẻ trả lời? Bác nông dân muốn có nhiều lúa ,bắp, khoai,rau quả thì bác phải cuốc đất hoặc cày đất gieo hạt ,chăm bón ,tưới nướcthu hoạch và làm việc rất là vất vả. Vậy muốn làm ra những sản phẩm đó bác nông dân cần những dụng cụ gì?cho cháu kể. vậy ăn gao, rau, quả có lợi ích gì? Cho trẻ kể Gạo, rau, củ, quả cung cấp cho cô và các con rất nhiều vitamin, chất bột. Gd: Bố mẹ các con làm nông rất vất vả vì vậy các con phải biết yêu thương bố mẹ ,biết quí trọng những sản phẩm bố mẹ làm ra,khi ăn cơm nhớ ăn hết xuất Trò chơi : Bé đi siêu thị Cô chuẩn bị một số sản phẩm và dụng cụ của nghề nông ,trẻ chia làm hai đội thi nhau đi mua sản phẩm và dụng cụ ,trong cùng một lúc đội nào mua được nhiều và nói được sản phẩm đó là thắng cuộc. IV; Hoạt động chiều. - Ôn bài củ : trò chuyện về nghề nông. - Trẻ chơi : tìm theo yêu cầu của cô : trẻ tìm tranh nghề nông theo yêu cầu của cô. - Trả trẻ: Cô trao đổi tình hình của các cháu với phụ huynh. V. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1 /Tình trạng sức khỏe của trẻ 2/ Trạng thái, cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ: 3/ Kiến thức, kĩ năng của trẻ: KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY Thứ 3 ngày 1 tháng 12 năm 2015 Hoạt động có chủ đích: Thể dục kĩ năng. Đề tài : Thể dục: Tung, bắt bóng cùng cô TC: Quả bóng nảy I /Mục đích yêu cầu : -Trẻ biết tung, bắt bóng bắt chước theo cô. - Phát triển sự nhanh nhẹn khéo léo. -Yêu thích tập thể dục. II Chuẩn bị môi trường hoạt động : -Không gian tổ chức ngoài sân III/Hoạt động có chủ đích Hoạt động của cô * Khởi động : trẻ đi dậm chân hát kết hợp đi vòng tròn ,kiểng gót chân. * Trọng động : - Bài tập phát triển chung: - Cơ tay vai: Tay dang ngang –tay đưa ra phía trước- tay dang ngang- Tay thả xuôi. - Tay bụng lườn: Hai tay chống hông – quay sang phải –quay sang trái - Cơ chân: Một chân trụ- đứng đưa chân ra phía trước –đưa chân ra Phía sau –đưa sang ngang- hạ chân xuống, đổi chân. - Bật: bật tại chỗ. * Vận động cơ bản : Cho trẻ hát đi vòng tròn chia thành hai hàng dọc. Hôm nay các bác nông dân trồng rất là nhiều dưa hấu, các con hãy giúp bác thu hoạch dưa hấu nhé. Hôm nay cô sẽ dạy cho các con: tung, bắt cùng cô. Lần một cô làm mẫu Lần hai cô vừa làm vừa giải thích: “cô đứng đối diện cách các con khoảng 1,5m, tung bóng cho các con bằng 2 tay, các con bắt bóng bằng 2 tay, có thể sử dụng cả cánh tay để đỡ bóng rồi tung lại cho cô.” Mời 2 bạn lên làm cùng cô. Cô cho cả lớp cùng làm .( Hướng dẫn sửa sai ) Thi đua tổ, nhóm, cá nhân. Qua bài học cô giáo dục trẻ * Trò chơi vận động: chuyền bóng Chúng ta vừa hái được thật nhiều dưa bây giờ các con hãy mang dưa về nhà nào. Cô cho trẻ đứng thành hai hàng dọc, giới thiệu tên trò chơi và cách chơi. Cho trẻ xếp đội hình 3 hàng dọc .Khi có hiệu lệnh của cô Trẻ đầu tiên chuyền bóng qua đầu cho bạn kế tiếp cứ như vậy cho đến cuối hàng, đội nào chuyền bóng về cuối hàng nhanh là đội chiến thắng. * Kết thúc hoạt động: trẻ đi nhẹ nhàng vào lớp. HOẠT ĐÔNG CHIỀU HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: làm quen văn học. Đề tài: Truyện: sự tích hạt lúa I. Mục đích yêu cầu: - Biết nhớ tên các nhân vật trong truyện - Hiểu nội dung câu truyện. - Yêu thích văn học. II../ Chuẩn bị: Không gian tổ chức hoạt động ở trong lớp. Đồ dùng, phương tiện: máy tính tranh truyện,bút màu, giấy vẽ, các từ trong nội dung câu truyện. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, dùng lời nói III/HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ DÍCH: 1. Ôn định tổ chức: Thơ : cái bát xinh xinh. Các con vừa đọc bài thơ gì? Trong bài thơ ba, mẹ bạn nhỏ làm nghề gì? Chiếc bát dung để làm gì? Ai làm ra những hạt lúa để các con có cơm ăn? Hôm nay cô có 1 câu chuyện nói về sự tích hạt lúa để tặng các con. Các con có thích không? 2. Nội dung chính: truyện: sự tích hạt lúa Lần 1: Cô kể diển cảm làm cử chỉ, điệu bộ. Lần 2: Kể trên vi tính. * Giảng nội dung: Trong câu chuyện mẹ cậu bé thì vất vả làm việc, có miếng gì ngon đều nhường cho con, còn cậu bé không những không thương mẹ ma suốt ngày chỉ lo ăn và chơi, đến khi mẹ không còn nữa không có ai làm cho cậu ta ăn, cậu ta phải đi xin ăn lúc đó cậu ta mới nhận ra giá trị của những việc mẹ mình đã làm, cậu đã đem hạt lúa phân phát cho mọi người và chăm chỉ lao động. - Cô giải thích từ khó: phân phát: đem chia sẻ cho mọi người. - Cô kể truyện bằng rối. * Đàm thoại: Vừa rồi các con được nghe câu truyện gì? Truyện nói về ai ? cậu bé đối xử với mẹ ntn? mẹ mất đi và để lại cho cậu thứ gì? Câu đã làm gì để có thức ăn. Câu đã chia hạt láu cho ai? Gd: các con à, ba mẹ vất vả làm việc để nuôi các con, các con nhớ phải vâng lời ba mẹ, yêu quý, giữ gìn các sản phẩm do người lao động làm ra. 3. Kết thúc: ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1 /Tình trạng sức khỏe của trẻ 2/ Trạng thái, cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ: 3/ Kiến thức, kĩ năng của trẻ: KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY Thứ 4 ngày 2 tháng 12 năm 2015 HĐCCĐ : LÀM QUEN VỚI TOÁN ĐỀ TÀI: nhận biết, gọi tên hình vuông, hình chữ nhật. I /Mục đích yêu cầu : Cháu nhận biết gọi tên hình vuông, hình chữ nhật. Phân biệt được hình vuông, hình chữ nhật. Hứng thú tham gia các trò chơi và hoạt động cùng bạn. II/ / Chuẩn bị: -Không gian tổ chức ở trong lớp học. - Đồ dùng phương tiện: Máy, băng nhạc, bài hát , trò chơi ,mỗi trẻ bộ - Hình chữ nhật, hình vuông. III :TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: 1. Ôn định tổ chức Hát bài: “tía má em” Các con vừa hát bài hát gì? Trong bài hát ba mẹ của bạn làm nghề gì? Ba mẹ của bạn trong bài hát làm nghề nông rất là vất vả. ba mẹ bạn đang cuốc cỏ giữa trời nắng nóng mồ hôi ra rất nhiều bạn nhỏ muốn tặng cho ba mẹ mình những chiếc khăn để ba mẹ lau mô hôi khi đi làm. 2. Nội dung chính a. nhận biết, phân biệt hình vuông , hình chữ nhật. Cô hỏi trẻ chiếc khăn bạn tặng ba có dạng hình gì? Cô giới thiệu hình vuông. (Cho lớp, tổ, cá nhân đọc). Cô cho trẻ nhắc lại hình vuông có 4 góc, 4 cạnh bằng nhau. Cô gắn cấu tạo hình vuông cho trẻ xem. Cô hỏi trẻ chiếc khăn bạn tặng mẹ có dạng hình gì? Cô giới thiệu hình chữ nhật. (Cho lớp, tổ, cá nhân đọc). Tương tự cô cho trẻ làm quen với hình chữ nhật. hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau. Cô gắn nét rời của hình chữ nhật cho cháu xem. So sánh hình vuông và hình chữ nhật. + Giống nhau : hình vuông và hình chữ nhật đều có 4 góc,4 cạnh. + Khác nhau hình vuông có 4 cạnh bằng nhau, hình chữ nhật có 2 cạnh dài bằng nhau, 2 cạnh ngắn bằng nhau. * Luyện tập : Cho cháu xếp hình vuông và hình chữ nhật bằng que tính.Nhắc cháu kĩ năng xếp hình từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. b, trò chơi “đội nào nhanh hơn”. Cô giải thích cách chơi các bạn trong đội 1 phải bật vào các hình vuông, đội 2 bật vào các hình chữ nhật để tiến lên tìm những , hình chữ nhật rồi bật về để vào rổ của đội mình,đội nào tìm được nhiều hình vuông và hình chữ nhật trong thời gian nhanh nhất sẽ chiến thắng. Nhận xét cháu thi đua. 3. Kết thúc: IV; Hoạt động chiều. Ôn bài củ : Nhận biết hình vuông, hình chữ nhật T Trò chơi : Ghép hình. Theo hiệu lệnh của cô Cô cho trẻ chơi làm 2 đội, mỗi đội chơi hai lần. Sau đó cô cho đếm các mảnh đã ghép được và tuyên dương. - Trẻ chơi cô quan sát và hướng dẩn. - Trả trẻ: Cô trao đổi tình hình của các cháu với phụ huynh. V. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1 /Tình trạng sức khỏe của trẻ 2/ Trạng thái, cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ: 3/ Kiến thức, kĩ năng của trẻ: KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY Thứ 5 ngày 3tháng 12 năm 2015 Hoạt động có chủ đích : TẠO HÌNH Đề tài: Tô màu tranh sản phẩm nghề nông (tiết đề tài) I /Mục đích yêu cầu : - Trẻ biết cách cầm bút di màu để tô màu. - Biết sử dụng những kỹ năng đễ tô màu các đồ dùng nhà nông. - Yêu thích tạo hình. II/ Chuẩn bị -Không gian tổ chức ở trong lớp học . - vở, màu, tranh ảnh về nghề nông và sản phẩm nghề nông - Giá trưng bày sản phẩm. III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH: Hoạt động của cô 1. Ôn định tổ chức: Đọc thơ: bác nông dân Trong bài thơ nói đến ai? Chúng ta có cơm ăn là nhờ ai? Các con ạ! Nhờ công sức lao động của các bác nông. Các con nhớ ăn hết xuất. 2. Nội dung chính: Cô cho trẻ xem các bức tranh tô màu sản phẩm nghề nông. *Trẻ đàm thoại về những bức tranh và cho trẻ nhận xét. Cho trẻ tự miêu tả về các sản phẩm mà trẻ đã được thấy Các con có thích tô màu không? Con con thích tô màu gì? Cô nói tư thế ngồi và cách cầm màu tô. *Trẻ thực hiện: Cô gợi ý cho trẻ tô. Nhắc nhở trẻ tô phải hợp lý. Theo dõi trẻ tô yếu. Nhắc trẻ tư thế ngồi ,cách cầm bút Mở nhạc cho trẻ nghe kết hợp cho trẻ nặn Kết thúc: Nhận xét sản phẩm . Cô cho trẻ nhận xét sản phẩm của bạn ,của mình . Trưng bày sản phẩm , cho cả lớp tham quan . IV; Hoạt động chiều. - Ôn bài củ : Tô màu tranh nhà nông. - Trẻ chơi tự do theo ý thích có sự hướng dẫ của cô giáo. - Trả trẻ: Cô trao đổi tình hình của các cháu với phụ huynh. V. ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY 1 /Tình trạng sức khỏe của trẻ 2/ Trạng thái, cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ: 3/ Kiến thức, kĩ năng của trẻ: KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY Thứ 6 ngày 4 tháng12 năm 2015 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH Âm nhạc Đề tài: dạy hát : vườn cây của ba. Nghe hát : Tía má em. Trò chơi : Ai nhanh hơn. I /Mục đích yêu cầu : - Trẻ thích hát, thuộc bài hát, hát diễn cảm theo nhạc . . - biết tên bài hát Hiểu nội dung bài hát. - Giáo dục trẻ yêu thích âm nhạc. II.Chuẩn bị: Không gian tổ chức ở trong lớp học . - Đồ dùng phương tiện: Máy, băng nhạc ,bài hát , theo chủ đề nghề nghiệp. - Tích hợp : văn học. -Phương pháp: Dùng lời ,sửa sai . III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của cô 1. Ôn định tổ chức: -Thơ yêu mẹ. - Cô đàm thoại dẩn và bài 2. Nội dung chính: - Cô hát bài: vườn Cây của ba . Cô hát diển cảm Cô giảng nội dung bài hát. Cô cho lớp hát. Cho cả lớp hát theo nhịp. Thi đua nhóm bạn trai Thi đua nhóm bạn gái . Mời cá nhân hát. Đàm thoại : Các con vừa học bài hát gì? Bài hát nói về ai? Ba làm công việc gì? Mẹ của bạn trồng những cây gì? Qua bài học cô giáo dục trẻ yêu quý và biết ơn các bác nông dân. *Nghe hát:: Tía má em. Cô hát diễn cảm lần 1. Cô mở nhạc cho trẻ nghe . Cô cùng trẻ cùng kết hợp làm động t
File đính kèm:
- giao_an_nghe_nghiep_lop_mam.doc