Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Tuần 25 - Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên. Chủ đề nhánh: Nước - Năm học 2020-2021 - Lý Thị Lan

I. Mục đích yêu cầu:

1. Kiến thức:

 - 5T: Trẻ biết khởi động các kiểu đi; Đi thường - Đi bằng mũi chân - Đi thường - Đi bằng gót chân - Đi thường – Đi má bàn chân – Đi thường - Chạy chậm- Chạy nhanh - Chạy chậm - Đi thường. Xếp đội hình hàng dọc, quay trái, giãn hàng. biết tập các động tác ;Hô hấp: Hít vào, thở ra; Tay: 2; Bụng: 1; Chân: 3 cùng cô giáo. Biết chơi trò chơi.

- 4T:Trẻ biết khởi động các kiểu đi; Đi thường, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân và biết tập các động tác Hô hấp: Hít vào, thở ra; Tay: 2; Bụng: 1; Chân: 3 cùng cô giáo. Biết chơi trò chơi.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phản ứng nhanh cho trẻ

- Rèn kĩ năng xếp hàng, phối hợp tay chân nhịp nhàng.

3. Giáo dục:

- Trẻ có thói quen tập thể dục sáng.

II. Chuẩn bị:

- Sân bãi sạch sẽ. Xắc xô

 

doc37 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 362 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Tuần 25 - Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên. Chủ đề nhánh: Nước - Năm học 2020-2021 - Lý Thị Lan, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 Chủ đề: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
 Chủ đề nhánh: Nước
 (Từ ngày 15/03– 19/03/2021)
Đề tài: Tập các động tác: Hô hấp: Hít vào, thở ra; Tay: 2; Bụng: 1; Chân: 3
I. Mục đích yêu cầu:	
1. Kiến thức:
 - 5T: Trẻ biết khởi động các kiểu đi; Đi thường - Đi bằng mũi chân - Đi thường - Đi bằng gót chân - Đi thường – Đi má bàn chân – Đi thường - Chạy chậm- Chạy nhanh - Chạy chậm - Đi thường. Xếp đội hình hàng dọc, quay trái, giãn hàng. biết tập các động tác ;Hô hấp: Hít vào, thở ra; Tay: 2; Bụng: 1; Chân: 3 cùng cô giáo. Biết chơi trò chơi.
- 4T:Trẻ biết khởi động các kiểu đi; Đi thường, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân và biết tập các động tác Hô hấp: Hít vào, thở ra; Tay: 2; Bụng: 1; Chân: 3 cùng cô giáo. Biết chơi trò chơi.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phản ứng nhanh cho trẻ
- Rèn kĩ năng xếp hàng, phối hợp tay chân nhịp nhàng.
3. Giáo dục:
- Trẻ có thói quen tập thể dục sáng.
II. Chuẩn bị: 
- Sân bãi sạch sẽ. Xắc xô
III. Các hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Khởi động:
- Cô cho trẻ làm đoàn tàu hát bài hát "Trời nắng trời mưa" đi vòng tròn kết hợp với các kiểu đi theo hiệu lệnh của cô: Đi thường - Đi bằng mũi chân - Đi thường - Đi bằng gót chân - Đi thường – Đi má bàn chân – Đi thường - Chạy chậm- Chạy nhanh - Chạy chậm - Đi thường. Xếp đội hình hàng dọc, quay trái, giãn hàng
HĐ 2: Trọng động:	
- Cô tập mẫu, trẻ tập cùng cô các động tác
+ Hô hấp: Hít vào, thở ra
+Tay 2: Đưa tay ra phía trước, sang ngang
+Bụng 1: Đứng Cúi về trước
+Chân 3: Đưa chân ra các phía
Cô chú ý bao quát sửa sai cho trẻ.
- Trò chơi: “Tập tầm vông”
+Cách chơi: Dùng một vật lén bỏ vào lòng một bàn tay rồi nắm lại, rồi quay hai tay tròn trước ngực, vừa quay vừa đọc:
Tập tầm vông
Tay không tay có
Tập tầm vó,
Tay có tay không
Tay nào không,
Tay nào có
Tay nào có, 
Tay nào không?
Hết câu đưa hai nắm tay ra cho người đối diện đoán. Nếu đoán đúng thì người đoán đúng được thực hiện hình phạt (tùy theo hai bên thỏa thuận như ký đầu hay búng tai...). Nếu người đoán không đúng thì bị phạt ngược lại.
+ Tiến hành cho trẻ chơi 2 - 3 lần
+ Nhận xét trẻ sau khi chơi
HĐ 3: Hồi tĩnh: 
Trẻ đi lại nhẹ nhàng 1-2vòng quanh sân
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ tập theo cô
(2lx8n)
(2lx8n)
(2lx8n)
(2lx8n)
- Trẻ chú ý
- Trẻ chơi
- Trẻ đi nhẹ nhàng
HOẠT ĐỘNG CHƠI 
 - GXD: Xây bể bơi
 - GPV: Cửa hàng 
 - GNT: + TH: Vẽ, tô màu một số nguồn nước sạch
 + ÂN: Múa hát về chủ đề, chơi với dụng cụ âm nhạc 
 - GKHT- TN: + TN: Tưới cây, lau lá cây
 + KHT: Đong nước vào chai - Làm thí nghiệm về sự hòa tan, sự đổi màu của nước 
 - GTV: Xem sách truyện, làm Album truyện về một số nguồn nước.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức:
- 5 tuổi: Biết nhập vai chơi, biết phản ánh một số công việc của người lớn.(trẻ biết chơi bán hàng, biết sử dụng khối để xây bể bơi, sử dụng nút ghép để lắp, biết vẽ, tô mầu nguồn nước..., hứng thú với sách truyện, biết hát múa các bài hát về chủ đề.
- 4 tuổi: Biết vai chơi, biết phản ánh một số công việc của người lớn. Biết chơi cùng nhóm bạn.
2. Kĩ năng:
- Rèn tư duy, ngôn ngữ, hành động cho trẻ. 
- Rèn kỹ năng chơi thành nhóm liên kết nhóm chơi và tạo ra sản phẩm chơi.
- Trẻ có kĩ năng xếp, xây, lắp ghép.
3, Giáo dục:
-Trẻ đoàn kết trong khi chơi
-Trẻ giữ gìn đồ dùng để đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị.
- Đồ dùng GPV: Thẻ số, nước lọc, nước cam...
- Đồ dùng GXD: Các nút ghép, khối hình, ...
- Đồ dùng GNT: Giấy mầu, sáp mầu. 
- Đồ dùng GTV: Xem tranh ảnh về các loại nước.
- Đồ dùng GKPKHT-TN: Chai, lọ, phễu, chậu nước, gáo múc nước, viên bi, 
phẩm mầu...
III. Các hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Thỏa thuận trước khi chơi.
-Hát: “Cho tôi đi làm mưa với”
- Trò chuyện với trẻ về bài hát
+ Đến với buổi chơi hôm nay chúng mình bầu ai làm trưởng trò?
+ Các bạn ơi! Hôm nay chúng mình chơi góc nào?
+ Góc xây dựng hôm nay chúng mình xây gì?
+ Các bạn xây như thế nào?
+ Chọn khối gì để xây, để lắp ghép?
+ Xung quanh bể bơi các bạn xây gì?
+ Bạn nào làm kĩ sư xây dựng?
+ Công việc của kĩ sư làm gì?
+ Bạn nào làm các cô chú công nhân xây dựng?
+ Công việc của cô chú công nhân là gì?
* Góc phân vai.
+ Góc phân vai các bạn chơi gì?
+ Các bạn bán hàng gì?
+ Công việc của người bán hàng làm gì?
+ Bạn nào chơi góc phân vai?
* Góc thư viện.
+Bạn nào ham đọc sách tìm hiểu tranh ảnh về góc chơi nào?
- Góc thư viện hôm nay các bạn khám phá những gì? 
+ Bạn nào chơi góc thư viện?
*Góc nghệ thuật.
+ Có 1 góc chơi đòi hỏi sự khéo léo từ đôi bàn tay đó là góc chơi nào?
+ Góc tạo hình các bạn hôm nay làm gì?
+ Bạn nào chơi góc nghệ thuật?
* Góc kpkht-tn.
+ Chúng mình làm gì góc khám phá khoa học thiên nhiên?
+ Khi đong nước chúng mình chú ý điều gì?
+ Bạn nào chơi ở góc thiên nhiên?
+ Để buổi chơi được vui vẻ các bạn phải làm gì?
+ Chơi với các bạn trong nhóm như thế nào?
+ Chơi xong chúng mình làm gì?
- Cho trẻ lấy biểu tượng về góc chơi.
HĐ 2: Quá trình chơi: 
- Trẻ về góc chơi
- Cô đến từng nhóm trẻ chơi hỏi trẻ 
+ Các bác đang xây gì?
+ Xây hàng rào bằng gì? Xây như thế nào?
+ Các bác đang bán hàng gì?
+ Các bác đang xem tranh gì?
Cô đến góc chơi còn lại.
- Cô cho trẻ liên kết các nhóm với nhau.
- Khuyến khích trẻ chơi sáng tạo
HĐ 3: Nhận xét sau khi chơi.
- Cô cùng trẻ đến các góc chơi hỏi trẻ hôm nay chơi gì?...
- Thăm quan góc xây dựng 
- Cô mời nhóm trưởng giới thiệu.
- Cô cho cá nhân trẻ nhận xét.
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
- Cất đồ chơi 
- Trẻ hát
- Trẻ nghe trả lời
- Trẻ bầu trưởng trò
- Trẻ kể GXD. GPV. GTH...
- 5t: Xây bể bơi
- Cá nhân trẻ ý kiến
- 5T: chọn khối vuông, khối tam giác...nút ghép
- 4T: Xây tường rào?
- Trẻ nhận vai
- 5t: Đôn đốc công nhân xây dựng...
- Trẻ nhận vai
- Chăm chỉ làm việc
- Chơi bán hàng - gia đình
- 5t:Bán nước lọc, nước cam....
- 4t: Bày hàng, mời khách mua hàng
- Trẻ nhận vai
- Góc thư viện
- Tranh, sách, truyện về các loại nước
- Trẻ nhận vai
- Góc tạo hình
- 5t: Vẽ tô mầu các nguồn nước
- Trẻ nhận vai
- Đong nước vào chai
- Nhẹ tay...
- Trẻ nhận vai
- Trẻ trả lời
- Không tranh dành đồ chơi...
- Cất đồ chơi nơi quy định
- Trẻ cầm biểu tượng về góc chơi
- Trẻ về góc chơi
- Xây bằng khối hình...
- Trẻ ý kiến
- Trẻ hứng thú chơi
- Trẻ giới thiệu sản phẩm 
- Trẻ đến góc xây dựng
- Nhóm trưởng giới thiệu
- Trẻ nhận xét
- Trẻ nghe
- Cất đồ dùng 
	________________________________
Thứ hai ngày 15 tháng 03 năm 2021
Làm quen với tiếng việt
Đề tài: Làm quen với chuỗi câu: - Đây là nước ao 
 - Nước ao để nuôi cá
 - Nước ao để tưới cây
I. Mục đích yêu cầu:	 
1. Kiến thức:
- Trẻ 5 tuổi : Trẻ nghe hiểu nghĩa của câu, nói được, nói đúng và nhớ được chuỗi câu: Đây là nước ao; Nước ao để nuôi cá; nước ao để tưới cây.
- Trẻ 4 tuổi : Trẻ nghe hiểu nghĩa của câu, nói được và nói đúng chuỗi câu: Đây là nước ao; Nước ao để nuôi cá; nước ao để tưới cây.
2. Kĩ năng:
- 5 tuổi: Rèn kĩ năng ghi nhớ, nghe và nói mạch lạc chuỗi câu “Đây là nước ao; Nước ao để nuôi cá; nước ao để tưới cây”, nói đủ câu. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- 4 tuổi: : Rèn kĩ năng ghi nhớ, nghe và nói mạch lạc chuỗi câu “Đây là nước ao; Nước ao để nuôi cá; nước ao để tưới cây”. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
3. Giáo dục: 
- Trẻ bảo vệ nguồn nước.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh vẽ minh họa cho các chuỗi câu.
III. Các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Giới thiệu bài
- Cho trẻ đọc bài: Nước
+Chúng mình vừa đọc bài thơ gì?
+Bài thơ nói về điều gì?
=> Cô giáo dục trẻ, hướng trẻ vào bài.
HĐ 2: Phát triển bài
Làm mẫu – thực hành:
- Cô đưa tranh vẽ nước ao ra và hỏi trẻ:
+Đây là nước gì?
- Cô nói mẫu “Đây là nước ao ” 1- 2 lần.
- Cô cho trẻ thực hành câu dưới các hình thức: Cả lớp 2 - 3 lần; Tổ; Nhóm ; Cá nhân 
Cô chú ý sửa sai phát âm cho trẻ.
- Ngoài câu cô vừa nói chúng mình còn phát triển thành câu nào nữa?
* Câu “Nước ao để nuôi cá”
- Cô hỏi: Nước ao để làm gì?
- Cô nói mẫu từ: “Nước ao để nuôi cá”
- Thực hành: Cô cho trẻ đọc câu linh hoạt dưới các hình thức ( Cả lớp, tổ , nhóm, cá nhân ). 
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Nước ao còn có đặc điểm gì?
* Câu “Nước ao để tưới cây”
- Ngoài nuôi cá nước ao còn để làm gì nữa?
- Cô nói mẫu từ “Nước ao để tưới cây”
- Thực hành: Cô tổ chức cho trẻ nói các hình thức (lớp, tổ, nhóm, cá nhân )
Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
Ngoài 2 tác dụng trên các con còn thấy nước ao để làm gì nữa?
- Cô giáo dục trẻ bảo vệ nguồn nước.
* TC: “Thi xem ai nói giỏi”
- Cách chơi: Cô chỉ tranh trẻ nói chuỗi câu vừa học
+ Lần 2: Trẻ chỉ tranh các bạn con lại nói chỗi câu vừa học.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô nhận xét động viên trẻ.
HĐ 3: Kết luận:
- Các con vừa được làm quen với chuỗi từ nào?
- Cho trẻ hát bài: Cho tôi đi làm mưa với
- Trẻ đọc thơ
- 4t: Bt Nước
- Trẻ chú ý
- Trẻ 5T: Nước ao
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc dưới nhiều hình thức Cả lớp (3 lần), tổ (3 tổ), nhóm (4 nhóm), cá nhân (5 trẻ)
- Trẻ 4t: Nuôi cá
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ đọc dưới nhiều hình thức Cả lớp (3 lần), tổ (3 tổ), nhóm (4 nhóm), cá nhân (5 trẻ)
- Trẻ nêu ý kiến
- Trẻ 5t: Tưới cây
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ đọc dưới nhiều hình thức Cả lớp (3 lần), tổ (3 tổ), nhóm (4 nhóm), cá nhân (5 trẻ)
- Trẻ nêu ý kiến
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ trả lời
- Trẻ hát
Hoạt động học: Kỹ năng xã hội
Đề tài: Sử dụng nước tiết kiệm 
I. Mục đích yêu cầu :
1. Kiến thức :
- 5t: Trẻ biết lợi ích của nước trong sinh hoạt, trong lao động và sản xuất. Trẻ có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày.
- 4t: Nhận biết được một số nguy cơ và tác hại khi sử dựng nước lãng phí. Biết được hành vi nên làm và không nên làm khi sử dụng điện, nước
 2. Kĩ năng :
- Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định
- Rèn kĩ năng tư duy, phán đoán, suy luận khi tham gia giải quyết tình huống trong bài tập, trò chơi
- Rèn kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm qua các trò chơi, bài tập theo nhóm
3. Thái độ :
- Giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước hiệu quả ở mọi lúc mọi nơi
- Trẻ hưởng ứng thích thú trong việc tiết kiệm nước
II. Chuẩn bị :
- Hình ảnh về lợi ích của nước.
- Hình ảnh một số hành vi nên làm, không nên làm về việc sử dụng nước
- Hình ảnh một số hành vi tiết kiệm, không tiết kiệm điện, nước
- Hình ảnh một số nơi còn thiếu nước
III. Các hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện: Giọt nước tí xíu “ Chào tất cả các bạn nhỏ.....”. Hôm nay tớ muốn mang đến cho các bạn một câu chuyện kể về tớ.....
- Các bạn biết không? Giọt nước tí xíu tớ đây mang lại nhiều lợi ích trong cuộc sống...... nước tớ còn có thể làm ra điện nữa đấy.....
Hoạt động 2: Phát triển bài 
Lợi ích của nước đối với đời sống và việc sử dụng tiết kiệm nước hiệu quả
* Lợi ích của nước
- Vừa rồi chúng mình đã được nghe câu chuyện của bạn giọt nước rồi
+Vậy ai biết giọt nước có từ đâu?
+ Nước có lợi ích gì trong cuộc sống?
- Cho trẻ xem hình ảnh
+  slide1:  nước dùng để uống, đánh răng, tắm, rửa tay, rửa rau (Cô đàm thoại về hình ảnh)
+ Slide 2: Nước để nuôi cá, tưới hoa, rửa bát (Cô đàm thoại về hình ảnh)
+Nếu không có nước điều gì sẽ xảy ra?
+ Slide 3: Cho trẻ xem hình ảnh nhiều nơi không có nước (Cá chết, cây cối bị héo, đất khô cằn..)
+ Xem những hình ảnh đó con cảm thấy như thế nào?
- Chúng ta đã rất may mắn là đã được sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt. Vậy để  có nguồn nước sach và nhiều chúng ta phải làm gì?
* Giáo dục trẻ tiết kiệm nước
+ Con làm gì để tiết kiệm nước khi sử dụng?
+ Slide4-5: Chỉ ra những việc nên làm khi sử dụng nước trong hình để tiết kiệm nước
+ Slide6-7: Chỉ ra những việc không nên làm khi sử dụng nước trong hình
+ Khi ở trường mầm non chúng ta làm gì để tiết kiệm nước?
  Để tiết kiệm nước, khi rửa tay chúng ta vặn nhỏ vừa đủ rửa tay, uống nước bằng nào thì lấy bằng đó..
- Cho trẻ chơi trò chơi “ Bé rửa tay”
→ Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có được nước sạch để dùng, vì vậy không được lãng phí nước
- Cho trẻ về nhóm, quan sát bức tranh rồi ghép đôi cho phù hợp
- Cô kiểm tra kết quả 
→ Tiết kiệm nước là việc làm cần thiết của mỗi người, không chỉ mình còn nước để dùng mà con nhiều người khác cũng có nước để dùng nữa
- Lắng nghe thông điệp và cùng truyền tải tới mọi người rằng “ Hãy tiết kiệm nước”
Hoạt động 3: Kết luận.
- Một lần nữa chúng mình cùng truyền tải thông điệp tới mọi người về việc sử dụng điện, nước nào
“ Hãy tiết kiệm nước”
- Để nguồn nước luôn tồn tại đều là do hành động của mỗi chúng ta
- Cô và trẻ cùng hát vàng bài “ Hành động của bạn”
“ Tổ quốc Việt Nam xanh ngát, có sạch đẹp mãi được không, điều đó tùy thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn mà thôi”
- Trẻ chú ý
- Trẻ chú ý lắng nghe
- 5t: Trẻ trả lời theo ý hiểu
- 4t: Nấu cơm, rửa rau
- 5t: Trẻ xem hình ảnh và đàm thoại cùng cô
 - Trẻ xem hình ảnh và đàm thoại cùng cô
 - Trẻ trả lời theo ý hiểu
 - Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Đánh răng bằng cốc, rửa tay vặn nhỏ vòi nước
- Trẻ trả lời the ý hiểu
- Trẻ chỉ ra những việc nên làm
- Trẻ chỉ ra những việc không nên làm
- 4-5t: Rửa tay phải vặn nhỏ nước
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ thực hành theo nhóm
- Trẻ kiểm tra kết quả cùng cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ truyền tải thông điệp
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ hát cùng cô
Hoạt động ngoài trời: Âm nhạc
Đề tài: DVĐ: Cho tôi đi làm mưa với (NDTT)
NH: Mưa rơi (NDKH)
TCÂN: Ai nhanh nhất
I.Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- 5 tuổi : Trẻ thuộc bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”, nói đúng tên bài hát, tên tác giả (Hoàng Hà), hiểu nội dung bài hát. Biết vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát. Trẻ biết thưởng thức cùng cô bài nghe hát và biết chơi trò chơi.
- 4 tuổi : Trẻ thuộc bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”, nói đúng tên bài hát, tên tác giả (Hoàng Hà). Biết vỗ tay theo tiết tấu chậm theo lời bài hát theo các anh chị và hướng dẫn của cô giáo và biết chơi trò chơi.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu chậm theo lời bài hát. Phát triển tai nghe âm nhạc cho trẻ
3. Giáo dục:
- Thông qua bài hát, trẻ biết chăm ngoan, vui vẻ 
II. Chuẩn bị
- Bài hát: “Cho tôi đi làm mưa với; Mưa bóng mây ”
- Dụng cụ âm nhạc 
III. Các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ 1: Giới thiệu bài
- Cô xướng âm “la” hỏi trẻ tên bài bài hát, tên tác giả).
- Để bài hát được hay hơn, hấp dẫn hơn các con sẽ làm gì?
- Cô cho trẻ hát lại bài hát
+ Hỏi trẻ nội dung bài hát
=> Cô hướng trẻ vào bài học
HĐ 2: Phát triển bài
DVĐ “Cho tôi đi làm mưa với”
- Cô làm mẫu:
+ Lần 1: không giải thích
+ Lần 2: Hôm nay cô dạy các co múa minh họa theo lời bài hát nhé:
+Cho tôi ...với: Tay trái để phía sau lưng, dùng ngón trỏ tay phải chỉ kết hợp nhún chân.
+Chị ...ơi: Ngược lại
+Tôi ...lá: Tay trái để phía sau lưng, tay phải đánh từ dưới lên cao sang ngang.
+Hoa ... tươi: Ngược lại
+ Cho tôi ... ơi: làm giống lời 1
+Làm ... đời: Tay khua phía trước mặt
+Không ...chơi: tay vẫy nhẹ sang hai bên
- Cả lớp vận động 2 lần: Không nhạc
+Từng tổ vận động( Có nhạc)
+Nhóm vận động.
+Cá nhân vận động.
- Cả lớp vận động lại 1 lần nữa.
- Cô quan sát sửa sai cho trẻ
- Cô và các con vừa hát và vận động bài hát gì? do ai sáng tác ?
NH "Mưa rơi"
- Cô hát lần 1, giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần 2, giới thiệu nội dung bài hát.
- Cô hát lần 3 trẻ hưởng ứng cùng cô.
Trò chơi âm nhạc “Ai nhanh nhất” 
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cách chơi: Cô có 5 chiếc vòng xếp ra sàn nhà và cô mời 6 bạn lên chơi, các bạn đi vòng tròn...Khi có hiệu lệnh tiếng xắc xô trẻ nhảy nhanh vào vòng....
- Luật chơi: Nếu bạn nào chậm chân nhảy lò cò 1 vòng quanh lớp.
- Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần. 
- Cô nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi.
HĐ3: Kết luận: 
- Cô hỏi lại trẻ tên bài học
- Cô cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi.
- Cá nhân trẻ trả lời
- Gọi 3 - 4 trẻ trả lời
- Cả lớp hát
- Trẻ 5T nhắc lại nội dung bài hát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ thực hiện lớp (3 lần), tổ(3 tổ), nhóm(4 nhóm), cá nhân(5 trẻ) 
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ hưởng ứng cùng cô
- Trẻ nghe cô giới thiệu luật chơi, cách chơi 
- Trẻ chơi 3-4 lần.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- 2-3 trẻ nhắc lại
- Trẻ nhẹ nhàng ra chơi
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
I. Trò chơi: Trời nắng, trời mưa
1 Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết chơi trò chơi theo hướng dẫn của cô. 
- Rèn khả năng phản xạ nhanh theo hiệu lệnh.
2. Chuẩn bị: Một cái xắc xô
3. Cách tiến hành
- Cách chơi: 1-2 trẻ làm “Cáo”, những trẻ còn lại làm “thỏ”. Các chú thỏ đi kiếm ăn, vừa đi vừa hát bài hát “Trời nắng trời mưa”. Khi hát đến câu “Mau mau chạy thôi” thì các chú thỏ phải nhanh chân chạy về nhà của mình
- Luật chơi: Khi hát đến câu “Mau mau chạy thôi” thì “cáo” mới được đuổi. Bạn thỏ nào bị bắt sẽ phải nhảy lò cò hoặc hát 1 bài
- Tiến hành cho trẻ chơi
- Cô bao quát cho trẻ chơi
II. Trò chơi : Đong nước (EM 33)
1. Mục đích: Củng cố cho trẻ kiến thức về đo lường
2. Chuẩn bị: Thìa, chén, bát, xô nước.
3. Cách chơi: Hôm nay cô và các con cùng chơi trò chơi "Đong nước". Chúng ta cùng xem mất bao nhiêu lâu để đổ đầy các vật chứa khác nhau nhé.
- Các con cùng quan sát xem cô có gì đây?( Thìa, chén, xô nước)
+Thìa và chén cái nào chứa nhiều nước hơn?
+Cô mời 1 bạn nên lấy thìa múc nước ở xô và đổ vào chén, mỗi 1 thìa chúng mình sẽ lấy bút gạch 1 gạch nên bảng để khi nào chén đầy chúng mình sẽ đêm xem bao nhiêu thìa sẽ được một chén nước.
- Lặp đi lặp lại các cặp dụng cụ đo và chứa khác nhau.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô bao quát, nhận xét trẻ chơi.
Nhận xét, nêu gương, vệ sinh trả trẻ cuối ngày.
- Cô nhận xét về các bạn ngoan và chưa ngoan
- Cô động viên khích lệ trẻ. 
- Cho trẻ cắm cờ bé ngoan. Trả trẻ
Đánh giá trẻ hàng ngày
- Tình trạng sức khỏe:...................................................................................................................................................................
- Trạng thái, cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:
.................................................................................................................................................................................................................................
- Kiến thức kĩ năng của trẻ:
 _________________________________________________	
Thứ ba ngày 16 tháng 03 năm 2021
Làm quen với tiếng việt
Đề tài: Làm quen với chuỗi câu: - Nước biển có ở ngoài biển
 - Nước biển có màu xanh
 - Nước biển có vị mặn 
I. Mục đích yêu cầu:	 
1. Kiến thức 
- Trẻ 5 tuổi : Trẻ nghe hiểu nghĩa của câu, nói được, nói đúng và nhớ được chuỗi câu: Nước biển có ở ngoài biển; Nước biển có màu xanh; Nước biển có vị mặn .
- Trẻ 4 tuổi : Trẻ nghe hiểu nghĩa của câu, nói được và nói đúng chuỗi câu: Nước biển có ở ngoài biển; Nước biển có màu xanh; Nước biển có vị mặn .
2. Kĩ năng:
- 5 tuổi: Rèn kĩ năng ghi nhớ, nghe và nói mạch lạc chuỗi câu "Nước biển có ở ngoài biển; Nước biển có màu xanh; Nước biển có vị mặn ", nói đủ câu. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- 4 tuổi: : Rèn kĩ năng ghi nhớ, nghe và nói mạch lạc chuỗi câu “Nước biển có ở ngoài biển; Nước biển có màu xanh; Nước biển có vị mặn ”. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
3. Giáo dục: Trẻ bảo vệ nguồn nước
II. Chuẩn bị: 
- Tranh vẽ minh họa cho từ.
III. Các hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1: Giới thiệu bài
- Cho trẻ đọc bài đồng dao : “ếch dưới ao”
 +Chúng mình vừa đọc bài đồng dao gì?
 +Bài đồng dao nói về điều gì?
 +Ngoài những nước ao con còn biết những loại nước nào nữa?
=> Cô giáo dục trẻ: Bảo vệ nguồn nước
HĐ 2: Phát triển bài
Làm mẫu – thực hành: TC: Trốn cô
- Cô đưa tranh vẽ nước biển ra và hỏi trẻ:
+Cô có tranh vẽ gì đây?
+Nước biển có ở đâu?
- Cô nói mẫu “Nước biển có ở ngoài biển” 1 - 2 lần.
- Cô cho trẻ thực hành câu dưới các hình thức: Cả lớp 2 - 3 lần; Tổ; Nhóm ; Cá nhân 
Cô chú ý sửa sai phát âm cho trẻ
* Câu “Nước biển mầu xanh ”
- Đố các con biếtNước biển có màu gì ?
- Cô nói mẫu từ “Nước biển màu xanh ”
- Thực hành: Cô cho trẻ đọc câu linh hoạt dưới các hình thức ( Cả lớp, tổ , nhóm, cá nhân ). Cô chú ý sửa sai cho trẻ
* Câu “Nước biển có vị mặn”
- Bạn nào được đi tắm biển rồi?
- Con Nước biển có

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_mam_tuan_25_chu_de_nuoc_va_hien_tuong_tu.doc
Giáo Án Liên Quan