Kế hoạch giáo dục Lớp Lá - Tuần 4 - Chủ đề: Tết Trung thu của bé (Tiếp theo) - Năm học 2018-2019

- Quan sát một số bức tranh gia đình. Chơi đồ chơi ngoài trời, vẽ trên sân.

- Trò chơi vận động: Gia đình gấu, Tìm đúng nhà mình.

- Cho trẻ chơi học tập: Thỏ đổi chuồng.

1/Góc xây dựng: Xây vườn cây nhà bé,xây dựng lắp ghép các kiểu nhà.

2/Góc phân vai: Gia đình, chơi mẹ con nấu ăn .

3/Góc nghệ thuật: Hát múa, đọc thơ về gia đình

4/ Góc học tập: Đếm phân biệt số người trong gia đình bé

5/Góc thư viện: Xem tranh về chủ đề, làm sách tranh về bản thân, bé lớn nhờ gì

6/ Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn cây nhà bé

 

docx12 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giáo dục Lớp Lá - Tuần 4 - Chủ đề: Tết Trung thu của bé (Tiếp theo) - Năm học 2018-2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 4
(TỪ NGÀY 24/9/2018 ĐẾN 28/9/2018) 
Hoạt động
Thứ 2
24/9/2018
Thứ 3
25/9/2018
Thứ 4
26/9/2018
Thứ 5
27/9/2018
Thứ 6
28/9/2018
Chủ đề
Tết Trung Thu Của Bé
Đón trẻ
-Tăng vốn từ
- Nhận biết và gọi tên một số loại thức ăn thông thường hàngngày
TDBS
Các bài tập: HH1, T3, C3, L2, B2.
Trò chuyện sáng
- -Trò chuyện chủ đề
- Tăng vốn từ cho trẻ.
- - Nói rõ ràng, mạch lạc để người khác hiểu được.
Giờ học
Thể dục:
Chạy theo hướng dích dắc theo hiệu lệnh cách nhau 7 điểm
Khám phá: 
Khám phá về các loại đèn trung thu 
Toán
Số 6 (T2)
Chữ cái:
Làm quen chữ cái ô, x
Tạo hình
Nặn bánh trung thu
Ngoài trời
- Quan sát một số bức tranh gia đình. Chơi đồ chơi ngoài trời, vẽ trên sân.
- Trò chơi vận động: Gia đình gấu, Tìm đúng nhà mình. 
- Cho trẻ chơi học tập: Thỏ đổi chuồng.
Chơi góc
1/Góc xây dựng: Xây vườn cây nhà bé,xây dựng lắp ghép các kiểu nhà.
2/Góc phân vai: Gia đình, chơi mẹ con nấu ăn .... 
3/Góc nghệ thuật: Hát múa, đọc thơ về gia đình 
4/ Góc học tập: Đếm phân biệt số người trong gia đình bé 
5/Góc thư viện: Xem tranh về chủ đề, làm sách tranh về bản thân, bé lớn nhờ gì
6/ Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn cây nhà bé
Vệ sinh
-Biết rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn.
Sinh hoạt chiều
* TDCMM
HĐP Kistmast: Lớp Lá 1
Mở chủ đề
* TDCMM 
HĐP
Kistmast:
Lớp Lá 2
 * Cô cho trẻ hoạt động góc
* TDCMM 
HĐP
Kistmast:
Lớp Lá 3
*Thực hiện vở làm quen với toán
* TDCMM 
HĐP
Kistmast:
Lớp Lá 4
* TDCMM 
*đóng chủ đề
Trả trẻ
- Hiểu được khái niệm về thời gian ngày mai.
- Nhắc nhở trẻ cách ứng xử trong gia đình (khi người thân đau ốm biết thăm hỏi, ăn cơm xong mời tăm ông bà, bố mẹ)
GIÁO ÁN BUỔI CHIỀU
Thứ hai ngày 24 tháng 9 năm 2018
MỞ CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: TẾT TRUNG THU CỦA BÉ
I. Yêu cầu: 
- Trẻ biết được điểm đặc biệt của tết trung thu
- Trẻ mạnh dạn, tự tin
- Trẻ ngoan, chú ý, hứng thú với gợi ý của cô.
II.Chuẩn bị :
- Một số câu hỏi để gợi ý trẻ
III.Tổ chức hoạt động:
1.Ổn định trò chuyện : 
Cô cho các trẻ hát bài “ Rước đèn dưới ánh trăng”
- Các con có biết hôm nay là ngày gì không ?
- Hôm này thứ hai là cũng là rằm tháng tám, là ngày các bạn nhỏ trên cả nước rất háo hức để tối nay được đi rước đèn đấy.
2. Nội dung : 
- Cô đố các con vào ngày hôm nay thì mọi người làm gì? 
- Đúng rồi mọi người cùng nhau đi rước đèn, ngắm thả đèn hoa đăng.
- Ông trăng hôm nay thế nào?
- Các bạn nhỏ được bố mẹ mua cho gì nào?
- Vào ngày này các bạn nhỏ được nhận cái gì?
- Đúng rồi được nhận quà trung thu. Không thể thiếu được đó là bánh trung thu đấy. Đó là điều không thể thiếu của tết trung thu.
3 Kết thúc :
 Giáo dục trẻ yêu trường mến lớp, thân ái đoàn kết với bạn bè. Biết bảo vệ môi trường không vứt rác bừa bãi.
Cho trẻ hát một bài
Thứ ba ngày 25 tháng 9 năm 2018
KISTMAST
ĐỀ TÀI: NGÔI NHÀ KHOA HỌC CỦA SAMMY
 (Bài: Cỗ máy thời tiết)
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Giúp trẻ hiểu thêm về các hiện tượng thiên nhiên xung quanh bé.
 - Phát triển khả năng quan sát và phán đoán cho trẻ.
 - Giúp trẻ biết cách vào ngôi nhà và khám phá căn phòng “cỗ máy thời tiết” trong ngôi nhà của Sammy.
 - Trẻ hứng thú trong giờ học, giáo dục trẻ chăm học.
II. Chuẩn bị
 - Máy vi tính, đĩa phần mềm ứng dụng Kidsmart “ngôi nhà khoa học của Samy”
III. Tổ chức hoạt động
 1.Ổn định lớp. 
 - À trước khi vào bài học thì cả lớp cùng cô hát 1 bài hát nhé. 
 Bắt bài hát “Chào người bạn mới” (trẻ hát).
Chào người bạn mới đến.
Góp thêm một niệm vui.
Chào người bạn mới đến.
Góp thêm cho cuộc đời.
 Đến đây vui đến đây chơi.
Là vườn hoa muôn màu muôn sắc.
Đến đây vui đến đây chơi.
Là bài ca thấm thiết tình người.
 - Bé nào biết chúng ta vừa hát xong bài gì nào? (trẻ trả lời). “Chào người bạn mới” 
 - À đúng rồi. Các con thật là giỏi, cô tuyên dương cả lơp mình nào?
* Giáo dục: Đi học các luôn có làm quen với bạn mới đến, các con phải thương yêu các bạn trong lớp học. Và phải chơi đua vui vẻ với bạn mới không ghét bỏ bạn , chia sẻ với bạn và góp phần thêm vui tươi hơn các con ạ.
 2. Cung cấp kiến thức:
 - Bây giờ cô mở phần mềm Kidsmart “Ngôi nhà khoa học của Sammy”
 - Cô hướng dẫn cho các con cách vào căn phòng có tên là “cỗ máy thời tiết”. Giới thiệu cho trẻ về những biểu tượng có trong căn phòng và cho trẻ phát âm theo cô:
 + Ký hiệu các nhiệt độ
 * Ngày nóng: Màu đỏ
 * Ngày ấm: Màu vàng
 * Ngày lạnh: Màu xanh
 - (Trẻ phát âm theo cô)
 + Ký hiệu của độ ẩm
 * Không mưa: Đám mây không có hạt 
 * Mưa nhẹ: Đám mây có hạt ít
 * Mưa nhiều: Đám mây có nhiều hạt
 - (Trẻ phát âm theo cô)
 + Ký hiệu của sức gió
 * Không có gió: Lá cờ không bay
 * Gió nhẹ: Lá cờ bay ít
 * Gió mạnh: Lá cờ căng hết cỡ
 - (Trẻ phát âm theo cô)
 - Cho trẻ lên chơi trên máy ( cô quan sát trẻ chơi)
 - Trò chơi: Cô chuẩn bị một số trang phục dùng trong mùa đông và mùa hè, sau đó chia trẻ thành 2 nhóm thi đua nhau tìm trang phục thích hợp cho từng mùa, đội nào tìm được nhiều trang phục hơn đội đó dành chiến thắng.
 Củng cố kiến thức
 - Các con ơi, các con vừa học xong bài gì nào? Trẻ trả lời “Ngôi nhà khoa học của Sammy”. À đúng rồi, các con thật là giỏi cô tuyên dương lớp mình nao?
 - Trong ngôi nhà khoa học của Sammy gồm có mấy kí hiệu cỗ máy thời tiết nào? Bạn nào biết kể cho cô và các bạn cùng nghe nào? ( Trẻ trả lời: 
 Ký hiệu các nhiệt độ
 * Ngày nóng: Màu đỏ
 * Ngày ấm: Màu vàng
 * Ngày lạnh: Màu xanh
 Ký hiệu của độ ẩm
 * Không mưa: Đám mây không có hạt 
 * Mưa nhẹ: Đám mây có hạt ít
 * Mưa nhiều: Đám mây có nhiều hạt
 + Ký hiệu của sức gió
 * Không có gió: Lá cờ không bay
 * Gió nhẹ: Lá cờ bay ít
 * Gió mạnh: Lá cờ căng hết cỡ
 À, đúng rồi đấy các con thật là giỏi, cô tuyên dương cả lớp mình nào?
3. Kết thúc:
Trước khi chào tạm các cô các con đọc thơ tặng lại cô nhé 
Cho trẻ đọc một bài thơ, kết thúc tiết học
HOẠT ĐỘNG GÓC
CHỦ ĐỀ: TẾT TRUNG THU CỦA BÉ
 (Thực hiện cho cả tuần)
Góc xây dựng: Xây vườn cây nhà bé, xây dựng lắp ghép các kiểu nhà.
Góc phân vai: Gia đình, chơi mẹ con nấu ăn .... 
Góc nghệ thuật: Hát múa, đọc thơ về gia đình 
Góc học tập: Đếm phân biệt số người trong gia đình bé 
Góc thư viện: Xem tranh về chủ đề, làm sách tranh về bản thân, bé lớn nhờ gì
Góc thiên nhiên: Chăm sóc vườn cây nhà bé
I/ Mục đích yêu cầu: 
* Trẻ biết chơi theo nhóm, về nhóm để chơi cùng nhau
- Biết chơi xây vườn cây nhà bé, xây dựng lắp ghép các kiểu nhà.
- Biết phản ảnh công việc của người lớn nhập vào vai chơi đóng vai, Gia đình, chơi mẹ con nấu ăn .... 
- Biết hát múa, đọc thơ về gia đình 
- Biết đếm phân biệt số người trong gia đình bé 
- Biết xem tranh về chủ đề, làm sách tranh về bản thân, bé lớn nhờ gì
- Biết chăm sóc vườn cây nhà bé
- Giáo dục trẻ chơi với nhau đoàn kết, cất giữ đồ chơi đúng nơi quy định.
II. Chuẩn bị:
* Tranh ảnh đồ dùng đồ chơi đủ cho các góc chơi
- Khối gổ lắp ghép, hàng rào, nhà cửa
- Một số đồ cây xanh, chậu hoa
- Các loại tranh ảnh về chủ đề
- Hình ảnh các thành viên trong gia đình
- Các dụng cụ để chăm sóc góc thiên nhiên
 III. Tổ chức hoạt động:
1.Ôn định tổ chức: 
Cho trẻ hát 1 bài “Rước đèn dưới ánh trăng”
2. Giới thiệu:
 Cô giới thiệu về các góc chơi, cho trẻ quan sát những đồ dùng cô chuần bị như tranh ảnh,cô trẻ bình luận về tranh để biết hôm đó chơi những gì
Cô gợi ý để trẻ phát hiện ra học liệu mới ở góc chơi
 3. Thỏa thuận trước khi chơi:
 - Cô trẻ trò chuyện về chủ đề “tết trung thu của bé”
 - Trẻ chọn góc chơi theo ý muốn của mình
 - Bầu bạn nhanh nhẹn làm nhóm trưởng
 4. Quá trình chơi: 
 * Cô hướng dẩn quan sát gợi ý trẻ chơi đúng chủ đề, biết phối hợp cùng chơi, hướng dẫn trẻ 1 số kỹ năng của vai chơi
 * gơi ý để trẻ liên kết giữa các nhóm chơi 
- Vật liệu xây dựng, xây hàng rào, với các loại cây xanh, mô hình về vườn cây
- Biết phản ảnh công việc của người lớn nhập vào vai chơi đóng vai gia đình, mẹ con nấu ăn.
- Biết hát múa đọc thơ về gia đình
- Biết chăm sóc vườn cây nhà bé
* Trong khi trẻ chơi cô đi quan sát động viên nhắc nhở, nếu nhóm nào trẻ chơi chưa được cô cùng đóng vai chơi với trẻ
 5/ Nhận xét sau khi chơi xong:
 - Cô và trẻ cùng quan sát góc chơi, cô gợi ý để trẻ tự gới thiệu sản phẩm của nhóm mình và so sánh nhận xét nhóm chơi tốt
 - Tuyên dương bạn chơi tốt, sau đó cô nhận xét lại
 - Trẻ cùng nhau trưng bày sản phẩm đẹp của các bạn ở góc chơi
 *Giáo dục trẻ chơi với nhau thật đoàn kết, chơi xong biết cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định không làm hư hỏng.
 6. Kết thúc: cho các cháu đọc bài thơ “trăng ơi từ đâu đến” 
Thứ tư ngày 26 tháng 9 năm 2018
THỰC HIỆN VỞ LÀM QUEN VỚI TOÁN
ĐỀ TÀI: SO SÁNH SỐ LƯỢNG TRONG PHẠM VI 6
(trang 15)
I.Mục đích yêu cầu:
Đếm, so sánh số lượng ở hai nhóm trong phạm vi 6, biết tô màu đúng theo yêu cầu.
Biết cách tô màu đẹp, không lem ra ngoài, cầm bút màu bằng tay phải.
Biết cách trao đổi lời nói với nhau.
Trẻ đoàn kết trong giờ học, giúp đỡ lẫn nhau. Biết cất dọn đồ dùng sau khi học xong.
II. Chuẩn bị:
- Vở LQVT, màu tô.
III.Tổ chức hoạt động:
1. Ổn định : 
- Cho trẻ ngồi vào bàn hát bài “tập đếm” 
- Ở các tiết trước cô đã cho lớp mình số lượng 5 và 6 rồi. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các bạn so sánh số lượng trong phạm vi 6 nhé.
2. Nội dung:
- Các con chô cô biết trên tranh của cô có hình con gì đây?
- Cho trẻ đếm số lượng ốc sên ở hai bên và so sánh bên nào ít hơn và bên nào nhiều hơn.
- Tương tự đếm và so sánh số lượng long và kiến
- Để phân biệt được bên có nhiều con vật hơn và bên có ít con vật hơn thì chúng ta sẽ tô màu bên có nhiều con vật hơn nhé.
- Khi tô thì cô sẽ cầm bút bằng tay phải cầm bằng ba ngón tay, tô đẹp không lem ra ngoài nhé.
- đầu tiên cô tô số lượng nhóm ốc sên có nhiều con hơn, cô tô màu nâu.
- Tiếp tục cô tô con ong thân màu nâu cánh màu vàng
- Cuối cùng cô tô nhóm kiến màu da cam
* Cho trẻ thực hiện
- Cho trẻ nhắc lại cách cầm bút, tư thế ngồi
- Cho trẻ thực hiện vở
- Cô quan sát nhắc nhở
* Nhận xét sản phẩm:
- Cô cho trẻ treo vở
- Cho trẻ nhận xét vở
- Cô nhận xét tuyên dương
3. Kết thúc: 
- Cho trẻ cất dọn đồ dùng đúng quy định, hát 1 bài ra chơi.
Thứ tư ngày 27 tháng 9 năm 2018
GIỜ HỌC LÀM QUEN CHỮ CÁI
TẬP TÔ CHỮ Ô
I. Mục đích yêu cầu:
- Cháu biết cách tô chữ ô
- Kỹ năng: 3 tuổi: tập phát âm chữ cái ô
- Cháu tô trùng khít lên nét chấm mờ
- Giáo dục cho trẻ nề nếp thói quen học tập.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh tập tô chữ ô
- Vở, bút chì
III. Tổ chức hoạt động:
* Ổn định tổ chức:
- Cho trẻ hát bài "rước đèn dưới ánh trăng"
*Nội dung:
- Các con rất là giỏi, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con tô chữ ô nhé.
Cô làm mẫu:
- Cô ngồi thẳng lưng, cầm bút bằng tay phải, cầm bằng ba ngón tay.
- Cô tô bắt đầu từ dấu chấm (.) tô theo nét chấm mờ từ phải sang trái, tô từ trên xuống dưới, tô trùng khít không lem ra ngoài. Sau đó cô tô dấu mũ, bắt đầu từ dấu chấm, tô từ dưới lên trên, tô nét xiên trái, tiếp đó cô tô từ trên xuống dưới tô nét xiên phải.
- Cô tô mẫu 2-3 chữ.
- Cho trẻ thực hiện tô trên không
- Hỏi trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút.
- Cho trẻ thực hiện
* Nhận xét sản phẩm:
- Cô cho trẻ nhận xét vở của bạn
- Cô nhận xét vở tô đẹp tô chưa đẹp
- Tuyên dương trẻ
* Củng cố
- Hỏi trẻ tên đề tài?
- Nhận xét tuyên dương tiết học
- Giáo dục: các con phải biết chú ý trong giờ học, giữ gìn sách vở sạch sẽ.
*Kết thúc: 
Cho các cháu đọc thơ “ Bạn mới”.
Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2018
TỔNG KẾT CHỦ ĐỀ
I.Mục đích, yêu cầu :
- Cháu biết giới thiệu các sản phẩm của mình đã thực hiện được trong tuần.
- Cháu tự tin thể hiện bản thân, biết nhận xét sản phẩm
- Cháu ngoan, chú ý
II.Chuẩn bị :
- Các sản phẩm của trẻ đã thực hiện trong tuần
- Nhạc
- Bảng bé ngoan, cờ bé ngoan
III.Tổ chức hoạt động :
- Hỏi trẻ tuần này học chủ đề gì?
- Giới thiệu các sản phẩm mà trong tuần trẻ làm được
- Tuyên bố lý do
- Cho cả lớp hát : rước đèn dưới ánh trăng
- Cho trẻ giới thiệu sản phẩm
- Biểu diễn văn nghệ hát, đọc những bài thơ nói về trung thu
- Biểu diễn thời trang
- Cô nhận xét, khen trẻ
- Tuyên bố buổi tổng kết chủ đề đến đây là kết thúc.
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ
MẠNG NỘI DUNG
Rước đèn trung thu
Ngày tết của thiếu nhi
TẾT TRUNG THU
Các loại thực phẩm vào ngày tết trung thu
Đồ chơi ngày tết trung thu
Giữ vệ sinh, bảo vệ đồ dùng đêm trung thu
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Ngày tết của thiếu nhi
Quan sát
Trò chuyện
Rước đèn trung thu
Quan sát
Trò chuyện
Đồ chơi ngày tết trung thu
Quan sát
Trò chuyện
Lập bảng
Các loại thực phẩm vào ngày tết trung thu
Quan sát
Trò chuyện
Giữ vệ sinh, bảo vệ đồ dùng đêm trung thu
Quan sát
Trò chuyện

File đính kèm:

  • docxTUAN 4 TET TRUNG THU CUA BE.docx
Giáo Án Liên Quan