Kế hoạch giáo dục Mầm non Lớp Lá - Tháng 3 - Chủ đề: Giao thông - Năm học 2022-2023 - Hoàng Thị Thanh

- Đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông

- Phân loại được các phương tiện giao thông theo 2-3 dấu hiệu

- Phát hiện và nêu được nguyên nhân dẫn đến vân đề

- Thể hiện sự hiểu biết về đối tượng qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình.

- So sánh được số lượng của 3 nhóm đối tượng trong phạm vi 9 bằng các cách khác nhau

- Tách các nhóm đối tượng trong phạm vi 9 bằng các cách khác nhau và đếm

- So sánh, phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo qui tắc

- Sắp xếp theo qui tắc 3 đối tượng

- Nhận biết, gọi tên khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu, khối trụ và nhận dạng các khối hình đó trong thực tế.

- Chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu.

- Tạo ra một số hình hình học bằng các cách khác nhau.

 

docx5 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giáo dục Mầm non Lớp Lá - Tháng 3 - Chủ đề: Giao thông - Năm học 2022-2023 - Hoàng Thị Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG MN SAO MAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 TỔ KHỐI LÁ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Tân Thành, ngày 27 tháng 2 năm 2023
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC THÁNG 3
CHỦ ĐỀ GIAO THÔNG
(Thời gian thực hiện từ tuần 25: bắt đầu ngày 6/3 đến tuần 28
hết ngày 31/3/2023)
TT
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Hoạt động giáo dục
Ghi chú
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
* Trẻ khỏe mạnh, cân nặng và chiều cao phát triển bình thường chiều cao theo lứa tuổi:
+ Trai: CN :15,9- 27,1kg , CC: 106,1- 125,8cm
+ Gái: CN: 15,3 – 27,8kg , CC:104,9- 125,4cm
1
11.Trẻ có thể trèo qua ghế dài
- Trèo qua ghé dài 1,5mx 30cm
HĐH
HĐ chơi
2
8. Trẻ có thể nhảy xuống ở độ cao 40cm ( CS 2)
- Bật- nhảy từ trên cao xuống( 40-50cm)
3
18. Trẻ có thể đi / chạy thay đổi hướng vận động theo đúng hiệu lệnh ( đổi hướng ít nhất 3 lần).
- Đi, chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh, dích dắc (đổi hướng) theo vật chuẩn.
4
5. Trẻ  có thể bật xa tối thiểu 50cm (CS1)
- Bật xa 40- 50cm
5
17.Trẻ đứng một chân và giữ thẳng người trong 10 giây
- Đứng co một chân và giữ thăng bằng được 10 giây
6
27. Trẻ có thể cắt được theo đường viền thẳng và cong các hình vẽ(CS7)
- Xé, cắt theo đường vòng cung
7
30. Trẻ có thể dán các hình vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn (CS8)
- Dán  được các hình vào đúng vị trí cho trước, các chi tiết không chồng lên nhau.
Tất cả các hoạt động trong ngày
8
56. Trẻ thực hiện một số quy định ở trường, nơi công cộng về an toàn:
- Trẻ biết sau giờ học về nhà ngay, không tự ý đi chơi
- Trẻ biết đi bộ trên hè, đi sang đường phải có người lớn dắt; đội mủ an toàn khi ngồi trên xe máy.
-Trẻ không leo trèo cây, ban công, tường rào,..
- Thực hiện được một số quy định ở trường, nơi công cộng
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
9
60. Trẻ thích khám phá các sự vật hiện tượng  xung quanh(CS113)
- Đặc điểm, công dụng của một số phương tiện giao thông
Tất cả các hoạt động trong ngày
10
66. Trẻ có thể phân loại được các PTGT theo những dấu hiệu khác nhau
-Phân loại được các phương tiện giao thông theo 2-3 dấu hiệu
11
72.  Trẻ giải thích được mối quan hệ nguyên nhân- kết quả đơn giản trong cuộc sống hàng ngày.(CS114)
- Phát hiện và nêu được nguyên nhân dẫn đến vân đề
12
74. Trẻ thể hiện sự hiểu biết về đối tượng qua hoạt động chơi, âm nhạc tạo hình
-Thể hiện sự hiểu biết về đối tượng qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình.
13
84. Trẻ có khả năng so sánh số lượng của 3 nhóm đối tượng trong phạm vi 9 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả: bằng nhau, nhiều nhất, ít hơn, ít nhất
-So sánh được số lượng của 3 nhóm đối tượng trong phạm vi 9 bằng các cách khác nhau
14
90.Trẻ tách 1 nhóm đối tượng trong phạm vi 9 thành 2 nhóm bằng nhiều cách khác nhau.
- Tách các nhóm đối tượng trong phạm vi 9 bằng các cách khác nhau  và đếm
15
94. Trẻ nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắc (CS116)
- So sánh, phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo qui tắc
- Sắp xếp theo qui tắc 3 đối tượng
16
97.Trẻ có thể gọi tên và chỉ ra các điểm giống nhau, khác nhau giữa hai khối cầu và khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật (CS107)
- Nhận biết, gọi tên khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu, khối trụ và nhận dạng các khối hình đó trong thực tế.
- Chắp ghép các hình hình học để tạo thành các hình mới theo ý thích và theo yêu cầu.
- Tạo ra một số hình hình học bằng các cách khác nhau.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
17
116. Trẻ nói rõ ràng. (CS65)
-Phát âm các tiếng có phụ âm đầu, phụ âm cuối gần giống nhau và các thanh điệu.
-Trả lời và đặt các câu hỏi về nguyên nhân, so sánh: Tại sao?; Có gì giống nhau?; Có gì khác nhau?; Do đâu mà có?;
-Đặt các câu hỏi: Tại sao?; Như thế nào?;  Làm bằng gì?
Tất cả các hoạt động trong ngày
18
121. Trẻ biết sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động.(CS69)
-Trao đổi, chỉ dẫn bạn bè theo cách của trẻ để các bạn hiểu và cùng nhau hợp tác tranh quá trình hoạt động.
19
125.Trẻ không nói tục chửi bậy..(CS78)
-Không nói tục, nói những lời không lịch sự, thiếu tôn trọng khi giao tiếp với người khác.
20
130. Trẻ kể lại chuyện quen thuộc theo cách khác nhau..(CS120)
-Kể lại chuyện theo đồ vật, theo tranh
21
143.Trẻ nhận dạng các chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt (CS91)
- Nhận dạng được các chữ cái
- Tập tô, tập đồ các nét chữ
22
147.Trẻ biết viết chữ cái theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới ( CS90)
-Thực hiện đúng qui tắc viết của tiếng Việt:  viết từ trái qua phải, từ trên xuống dưới
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM  VÀ KỸ NĂNG XÃ HỘI
23
158. Trẻ biết bộc lộ cảm xúc của bản thân bằng lời nói, cử chỉ và nét mặt.(CS36)
- Thể hiện các cảm xúc ( vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ) phù hợp với tình huống qua lời nói, cử chỉ và nét mặt
Tất cả các hoạt động trong ngày
24
182. Trẻ biết chờ đến lượt khi tham gia vào các hoạt động.(CS47)
- Tuân theo trật tự, chờ đến lượt tham gia các hoạt động.
25
184. Trẻ biết  tìm cách để giải quyết mâu thuẩn ( dùng lời, nhờ sự can thiệp của người khác, chấp nhận nhường nhịn)
- Biết tìm cách giải quyết mâu thuẩn giữa mình với các bạn trong nhóm
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
26
195. Trẻ thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc. (CS 101)
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu, nhịp điệu và thể hiện sắc thái phù hợp với các bài hát, bản nhạc
Tất cả các hoạt động trong ngày
27
198. Trẻ biết phối hợp các kĩ năng vẽ để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.
- Phối hợp các kĩ năng vẽ  để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng / đường nét và bố cục.
28
199. Trẻ biết phối hợp các kĩ năng cắt, xé dán để tạo thành bức tranh có màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.
- Phối hợp các kĩ năng cắt, xé dán để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng / đường nét và bố cục.
19
201. Trẻ biết phối hợp các kĩ năng xếp hình để tạo thành sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc hài hòa, bố cục cân đối.
- Phối hợp các kĩ năng xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng / đường nét và bố cục.
* MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG:
a. Môi trường tinh thần: Tạo hứng thú cho trẻ tham gia trải nghiệm vào các hoạt động.Trẻ được tự do vui chơi, thỏa sức thể hiện sự sáng tạo
b.Môi trường vật chất:
* Môi trường ngoài trời: trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời với các trò chơi dân gian, trò chơi vận động, quan sát tìm hiểu khám phá những sự vật hiện tượng xung quanh.
- Môi trường bên ngoài giúp trẻ phát triển tố hơn khả năng tư duy , sự thích thú , tìm tòi của trẻ
- Muốn làm được điều đó giáo viên phải là người hướng dẫn và chuẩn bị tốt môi trường bên ngoài lớp , trong đó chủ yếu là khuôn viên trường
- Nên chuẩn bị một số địa điểm an toàn để đồ chơi và tạo ra các khu vực chơi cho trẻ, bởi vì đối với trẻ thông qua việc chơi trẻ nắm bắt được những kiên thức trẻ đã học hoặc trẻ được nhìn thấy trong cuộc sống hằng ngày
* Môi trường hoạt động trong lớp: hoạt động góc, hoạt động học, trẻ được tham gia các hoạt động góc cùng bạn được tham gia vào môi trường xã hội thu nhỏ trong lớp.
- Xây dựng cảnh quan, môi trường hoạt động trong và ngoài lớp rất quan trọng bởi qua các môi trường giáo dục này sẽ có sự hấp dẫn, kích thích trẻ tham gia tìm tòi khám phá, bộc lộ khả năng cá nhân.
- Việc sắp xếp, thay đổi chủ đề được tính toán để bảo đảm tận dụng các nguyên liệu, hiện vật của các chủ đề, bảo đảm tính liên kết, dẫn dắt để trẻ phát huy trí tưởng tượng 
Trên đây là kế hoạch giáo dục chủ đề giao thông của khối Lá
 DUYỆT CỦA BGH Người lập kế hoạch
	 TỔ TRƯỞNG
Trần Thị Ngọc Sương Hoàng Thị Thanh

File đính kèm:

  • docxke_hoach_giao_duc_mam_non_lop_la_thang_3_chu_de_giao_thong_n.docx