Kế hoạch lớp Lá - Chủ đề 6: Thế giới thực vật – Tết nguyên đán – Mùa xuân

Phát triển vận động

- Hô hấp: Hít vào, thở ra.

- Tay:

+ Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên

- Lưng, bụng, lườn:

+ Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải, sang trái

- Chân:

+ Tay đưa sang ngang, đưa ra trước khuỵu gối.

- Bật nhảy:

+ Nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang

 

doc153 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch lớp Lá - Chủ đề 6: Thế giới thực vật – Tết nguyên đán – Mùa xuân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch chủ đề 6: Thế giới thực vật – Tết nguyên đán – Mùa xuân.
( Thời gian thực hiện 6 tuần: Từ ngày 02/01/2017 đến 17/02/2017)
Chủ đề: Nhánh 1: Cây xanh và môi trường sống
 Nhánh 2: Các loại rau củ bé biết.
 Nhánh 3: Các loại quả ngon bé thích
 Nhánh 4: Tết nguyên đán
 Nhánh 5: Mùa xuân tươi đẹp
Nhánh 6: Những bông hoa đẹp.
 I. Mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, hoạt động giáo dục
 Mục tiêu
 Nội dung
Hoạt động
 1. Giáo dục phát triển thể chất
*Phát triển vận động
1. Trẻ thực hiện, đúng thuần thục, các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc/ bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác
*Phát triển vận động 
- Hô hấp: Hít vào, thở ra.
- Tay:
+ Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên 
- Lưng, bụng, lườn: 
+ Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải, sang trái
- Chân:
+ Tay đưa sang ngang, đưa ra trước khuỵu gối.
- Bật nhảy: 
+ Nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang
*Phát triển vận động
- Hoạt động học
3.Trẻ giữ được thăng bằng cơ thể khi thực hiện vận động.
- Đi trên ghế thể dục, đầu đội túi cát.
- Đi chạy thay đổi tốc độ hướng, dích dắc theo hiệu lệnh
- Hoạt động học
2. Trẻ biết phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi bật, nhảy
- Nhảy lò cò 5 bước liên tục đổi chân theo yêu cầu
- Hoạt động học
4. Trẻ phối hợp tay, mắt trong vận động. 
- Tung, đập bắt bóng tại chỗ.
- Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân
- Hoạt động học
5. Trẻ biết phối hợp chân, tay, mắt trong các vận động bò, trườn, trèo. 
- Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm
- Hoạt động học
7. Trẻ thích tham gia chơi các trò chơi dân gian, trò chơi vận động, trò chơi thể thao phù hợp với độ tuổi
* Củng cố kỹ năng vận động bằng các trò chơi:
- TC thể thao: Chuyền bóng cho bạn, ném vòng cổ trai, đá bóng, khiêu vũ vận chuyển bóng, đua vật.
- Trò chơi dân gian: Gieo hạt, trồng nụ trồng hoa, kéo co, đánh chắt, ô ăn quan, ném còn, nhẩy dây.
- Trò chơi vận động: Cây cao cỏ thấp, đi chợ mua cam, ai chọn nhanh, tìm lá cho cây, cánh cửa kỳ diệu. 
- Hoạt động chơi
9. Biết thực hiện và phối hợp được các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay mắt trong một số hoạt động.
- Các loại cử động bàn tay, ngón tay và cổ tay: Uốn ngón tay, xoay cổ tay, gập mở lần lượt từng ngón tay, bàn tay
- Cắt được đường viền của hình vẽ
- Xếp chồng 12-15 khối theo mẫu.
- Ghép và dán hình đã cắt theo mẫu. 
- Tự cài, cởi cúc, kéo khóa (phéc mơ tuya) sâu luồn buộc dây
- Bẻ nắn, lắp ráp
- Xé cắt đường vòng cung, tô, đồ nét chữ.
- Hoạt động chơi
*Dinh dưỡng và sức khỏe
21. Nhận biết được nguy cơ không an toàn khi ăn uống và phòng tránh.
*Dinh dưỡng và sức khỏe. 
- Cười đùa trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt dễ bị hóc sặc... 
- Không tự ý uống thuốc khi người lớn chưa cho phép
- Không ăn những thức ăn có mùi ôi; ăn lá, quả lạ  dễ bị ngộ độc, uống  rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá không tốt cho  sức khoẻ.
*Dinh dưỡng và sức khỏe
- Hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động lao động
 2. Giáo dục phát triển nhận thức
* Khám phá khoa học
28. Trẻ biết gọi tên nhóm cây cối, theo đặc điểm chung.
* Khám phá khoa học
- Đặc điểm, ích lợi và tác hại của cây, hoa, quả.
- So sánh sự khác nhau và giống nhau của một số cây, hoa, quả.
- Phân loại cây, hoa, quả, theo 2 - 3 dấu hiệu.
- Hoạt động học
29. Trẻ nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây .
- Quá trình phát triển của cây, điều kiện sống của một số loại cây.
- Quan sát, phán đoán mối liên hệ đơn giản giữa cây với môi trường sống.
- Cách chăm sóc và bảo vệ cây.
- Hoạt động học
47. Kể tên một số lễ hội và nói về hoạt động nổi bật của những dịp lễ hội. 
- Đặc điểm nổi bật của ngày tết cổ truyền dân tộc: Tết nguyên đán
- Nhận biết ý nghĩa ngày tết, các món ăn, lễ hội trong ngày tết.
- Hoạt động học, hoạt động chơi
* Làm quen với 1 số khái 
niệm toán sơ đẳng.
50. Trẻ biết tách một đối tượng trong phạm vi 10 thành 2 nhóm bằng các cách khac nhau
* Làm quen với 1 số khái 
niệm toán sơ đẳng
- Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 8.
- Chia nhóm đối tượng có số lượng 8 thành 2 phần.
- Hoạt động học
54. Nhận ra quy tắc sắp xếp ( mẫu) và sao chép lại hoặc sáng tạo ra mẫu sắp xếp
- So sánh, phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc. Tạo ra quy tắc sắp xếp.
- Hoạt động học
49. Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong PV 10. So sánh số lượng trong PV 10 bằng các cách khác nhau. 
- Đếm đến 9, nhận biết số lượng trong phạm vi 9. Nhận biết chữ số 9.
- Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 9.
- Hoạt động học
 3. Giáo dục phát triển ngôn ngữ
61. Hiểu nghĩa từ khái quát.
- Trẻ hiểu nghĩa từ khái quát: Phương tiện giao thông, động vật, thực vật, đồ dùng (đồ dùng gia đình, đồ dùng học tập, đồ dùng, đồ chơi) gần gũi.
- Hoạt động học, hoạt động chơi
63. Kể rõ ràng, có trình tự về sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe có thể hiểu được 
+ - Trẻ kể lại sự việc theo trình tự
- Trẻ kể lại sự việc, hiện tượng mà trẻ biết hoặc trẻ nhìn thấy.
- Hoạt động học, hoạt động chơi
64. Trẻ nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
- Nghe, hiểu nội dung truyện, thơ, ca dao, đồng dao, hò, vè và nhận ra đặc điểm tính cách của nhân vật qua sắc thái ngữ điệu, lời đối thoại các nhân vật trong truyện, bài thơ.
Thơ: Cây bàng, vườn cải, ăn quả, mùa xuân, tết đang vào nhà, hoa cúc vàng, hoa kết trái.
Truyện: Cây tre trăm đốt, quả bầu tiên, sự tích bánh trưng, bánh dày, sự tích hoa hồng.
- Hoạt động học, hoạt động chơi
70. Trẻ biết sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động.
- Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động.
- Hoạt động học, hoạt động chơi
76. Nhận dạng các chữ trong bảng chữ cái tiếng Việt.
- Nhận biết và phát âm đúng chữ cái: b, d, đ, l, m, n
- Trò chơi với chữ cái: b, d, đ, l, m, n ( Biết chữ cái trong tiếng, từ trọn vẹn)
- Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh.
- Hoạt động học, hoạt động chơi
 4. Giáo dục phát triển tình cảm - Quan hệ xã hội
100. Trẻ thể hiện sự thích thú trước cái đẹp 
- Cảm nhận được vẻ đẹp của sự vật.
- Bộc lộ tính cách của mình trước cái đẹp.
- Tạo cơ hội cho trẻ được thể hiện lời nói, bày tỏ sự thích thú của mình trước cái đẹp
- Hoạt động học, hoat động chơi
101. Trẻ thích chăm sóc cây. 
- Tham gia tưới, nhổ cỏ, lau lá cho cây.
- Quan tâm về sự phát triển cách chăm sóc cây cối.
- Hoạt động học, hoat động chơi
115. Trẻ nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường.
- Nhận ra hành vi đúng/ sai của mọi người trong ứng xử với môi trường xung quanh.
- Nhận ra ảnh hưởng của hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường 
- Hoạt động học, hoat động chơi
 5. Giáo dục phát triển thẩm mĩ
125. Trẻ nhận ra giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát hoặc bản nhạc.
- Nghe và nhận ra sắc thái (vui, buồn, tình cảm tha thiết) của các bài hát, bản nhạc. 
- Nghe hát: Cây trúc xinh, cây muỗm, đuổi chim, bầu và bí, mùa xuân ơi, mùa xuân đến rồi.
Trò chơi: Hãy hát cùng bạn, hái hoa dân chủ, chiếc đĩa hát, Nghe tiếng hát tìm đồ vật
- Hát ở mọi lúc mọi nơi.
- Hoạt động học
126. Trẻ hát đúng giai điệu bài hát trẻ em.
- Dạy hát: Lá xanh, cây bắp cải, quả, sắp đến tết rồi, mùa xuân, hoa kết trái.
- Hoạt động học
133. Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ, nặn, cắt, xếp dán, xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc, kích thước, hình dáng/đường nét và bố cục.
- Xé dán rau củ, quả (ĐT)
- Xé dán cây ăn quả ( ĐT)
- Trang trí bưu thiếp ngày tết (ĐT)
- Vẽ hoa mùa xuân (ĐT)
- Nặn hoa mùa xuân (ĐT)
 - Tạo hoa bằng dấu vân tay. ( ĐT)
- Hoạt động học
134. Trẻ biết nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, đường nét và bố cục 
- Nhận xét sản phẩm tạo hình về màu sắc, hình dáng, đường nét và bố cục .
- Hoạt động học, hoạt động chơi
II. Môi trường giáo dục
1. Môi trường trong lớp
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp, đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động.
- Trang trí lớp phù hợp theo chủ đề: “Thế giới thực vật- Tết nguyên đán- Mùa xuân” thể hiện đầy đủ 6 nhánh. 
- Chuẩn bị tranh ảnh các góc theo chủ đề. Đồ dùng, đồ chơi được sắp xếp theo 8 góc
- Các góc chơi có đủ tranh ảnh, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động theo nội dung của chủ đề.
- Giáo viên luôn tạo cơ hội kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động, luôn khơi dậy tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ bằng cách tạo môi trường gây hứng thú, khuyến khích trẻ khám phá, trải nghiệm về chủ đề: Thế giới thực vật- Tết nguyên đán- Mùa xuân.
- Lồng ghép nội dung giáo dục phát triển vận động: Các trò chơi vận động, Trò chơi dân gian, trò chơi học tập để đưa vào các hoạt động dạy trẻ 
2. Môi trường ngoài lớp:
- Vệ sinh môi trường ngoài lớp học sạch sẽ, gọn gàng.
- Chuẩn bị góc thiên nhiên có đầy đủ các loại cây cảnh, dụng cụ chăm sóc cây để trẻ chơi.
- Có góc tuyên truyền với các bậc phụ huynh về chủ đề đang thực hiện : Chuyên đề phát triển ngôn ngữ và chuyên đề phát triển vận động cho trẻ. Phối hợp với phụ huynh sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ hoạt động trong chủ đề.
Kế hoach bổ xung
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Hoạt động giáo dục
 Ý kiến TTCM
Ngày.tháng 12 năm 2017 
TTCM. DUYỆT
Phạm Thị Liêm
 Ngày.tháng 1 năm 2017
	 	Người XD kế hoạch
	 	Trần Thị Hằng
Kế hoạch tuần 1: Chủ đề nhánh: Cây xanh và môi trường sống
( Thời gian thực hiện 1 tuần: Từ ngày 02/01/2017- 06/01/ 2017)
Thứ
Hoạt 
động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ, chơi, thể dục buổi sáng
- Cô đón trẻ niềm nở, nhắc trẻ chào ông bà, bố mẹ, anh chị, cô giáo vào lớp cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định, chơi với đồ chơi theo ý thích.
- Cô trò chuyện với trẻ về cây xanh và môi trường sống ( Cây cảnh, cây lấy bóng mát, cây lấy gỗ, cây ăn quả). Ích lợi của cây xanh với môi trường, điều kiện sống..
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ cây cối, bảo vệ môi trường
- Tập thể dục buổi sáng kết hợp với nhạc bài : “ Em yêu cây xanh”
- Điểm danh
- Báo ăn
Hoạt động học 
Nghỉ tết dương lịch
Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát 
Làm quen chữ cái b, d, đ 
 Nhận biết mối quan hệ hơn kém trong phạm vi 8
Trò chuyện với trẻ về cây xanh và môi trường sống.
 Chơi ngoài trời
- Hoạt động có mục đích: Quan sát cây lộc vừng
- Hoạt động có mục đích: Quan sát vườn cây thuốc nam
- Hoạt động có mục đích: Quan sát cây sấu tàu
- Chơi vận động: Gieo hạt, tìm lá cho cây, cây cao cỏ thấp. Trò chơi thể thao: Chuyền bóng cho bạn
- Chơi tự do: Chơi với lá cây trên sân trường, vẽ cây xanh bằng phấn trên sân, chơi với bóng, chơi đồ chơi ngoài trời
Chơi, hoạt động ở các góc
- Góc phân vai: Cửa hàng bán hạt giống, giống cây trồng, nước ép trái cây, gia đình .
- Góc xây dựng: Xây công viên cây xanh, xây khu du lịch sinh thái
- Góc học tập: Xem tranh ảnh, nhận dạng các chữ cái trong tên về các loại cây. Kể chuyện sáng tạo. Vẽ cắt dán đủ 8 quả trên cây.
- Góc tạo hình: Vẽ, tô màu, nặn các loại cây bé thích.
- Góc âm nhạc: Hát múa các bài hát trong chủ đề.
- Góc thư viện: Xem tranh ảnh, kể chuyện sáng tạo theo tranh.
- Góc vận động: Chơi trò chơi vận động: Bật qua vật cản, ném trúng đích, đích thẳng đứng. Trò chơi dân gian: Đánh chắt, gieo hạt
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây xanh, gieo hạt, quan sát theo dõi sự nảy mầm, phát triển của cây
Ăn ngủ
- Rèn kỹ năng rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, lau miệng sau khi ăn
- Chuẩn bị bàn ăn, khăn ăn của trẻ, giáo dục trẻ ăn uống vệ sinh văn minh, ăn hết xuất, giữ trật tự khi ăn, không làm rơi vãi cơm ra sàn nhà.
- Chuẩn bị chỗ ngủ của trẻ ( dải đệm, xếp gối, đảm bảo ấm áp và thoáng khí an toàn sạch sẽ
- Cô chú ý, quan tâm đến các cháu khó ngủ và những cháu có biểu hiện không bình thường để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong giấc ngủ
Hoạt động chiều
- Vệ sinh - Vận động nhẹ - Ăn bữa phụ.
- Thơ: Cây bàng
- Truyện: Cây tre trăm đốt.
- Vui học kismart: Ngôi nhà văn học và chữ viết
Làm quen và tập tô màu chữ cái u,ư, i, t, c, b, d, đ
- Xếp chữ số bằng hột hạt .
- Hoạt động học: GDAN: Dạy vận động: Lá xanh
- Vệ sinh - Bình cờ - Cuối tuần thưởng bé ngoan.
Trả trẻ
- Dọn dẹp đồ chơi
- Chuẩn bị đồ dùng cá nhân của trẻ, hướng dẫn trẻ tự nhận trả đồ dùng cho mình và cho bạn
- Dặn dò, trả trẻ.
- Xếp đặt bàn ghế gọn gàng.
 I. Đón trẻ, thể dục buổi sáng
Đón trẻ
+ Mục tiêu: - Rèn trẻ nề nếp cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định.
	 - Rèn thói quen chào hỏi lễ phép với ông bà, cha, mẹ.....
 	+ Hoạt động: 
- Giáo viên đón trẻ niềm nở, nhắc trẻ chào ông bà, bố mẹ, anh chị, cô giáo, trẻ cất dép, giày lên giá ngăn nắp, vào lớp chào bạn và cất đồ dùng cá nhân vào đúng ngăn tủ của mình, chơi với đồ chơi theo ý thích, cô bao quát, khuyến khích trẻ chơi ngoan đoàn kết thân thiện cùng bạn.
2. Thể dục buổi sáng
Tập kết hợp theo nhạc bài hát:
“Em yêu cây xanh”
a. Mục tiêu:
 - Trẻ thuộc bài hát và biết lắng nghe theo nhạc.	
- Trẻ học thuộc các động tác thể dục, biết tập nhịp nhàng theo lời bài hát.
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối.
b. Chuẩn bị: 
- Các động tác thể dục, đĩa nhạc. 
- Sân bãi rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát.
c. Tổ chức hoạt động:
* Khởi động: Cho trẻ xếp hàng cùng cô nhẹ nhàng xuống sân sau đó đứng đúng vị trí ở lớp mình. nhún chân, lắc mông theo nhạc, thực hiện các động tác xoay khớp cổ tay, cổ , chân và thực hiện động tác hô hấp: Hít vào, thở ra
 * Trọng động: * Bài tập phát triển chung: Cô bật nhạc bài hát: “ Em yêu cây xanh”
 - ĐT tay: Em rất thích. cùng xinh ( 2 tay đưa lên cao 2 lần 8 nhịp)
 - ĐT chân: Cô giáo dạy.của em (2 tay đưa ra trước khuỵu gối 2 lần 8 nhịp)
 - ĐT bụng: Em rất thích. cùng xinh ( 2 tay đưa lên cao cúi người tay chạm ngón chân 2 lần 8 nhịp)
 - ĐT bật: Cô giáo dạy.của em ( Bật tại chỗ vỗ tay theo nhịp 2 lần 8 nhịp).
* Trò chơi: Cho trẻ chơi trò chơi: Gieo hạt, đấm lưng cho bạn
* Cho trẻ hát múa bài: “Khám tay” rồi kiểm tra vệ sinh tay cho trẻ.
* Kiểm tra vệ sinh cá nhân và nhắc nhở trẻ khi đi học phải ăn mặc gọn gàng, vệ sinh sạch sẽ.
* Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng rồi vào lớp.
II. Dạo chơi ngoài trời trong khuôn viên trường (thứ tư)
	1. Mục tiêu:
	- Giúp trẻ gần gũi với thiên nhiên, phát triển thể chất, phát triển tố chất vận động
	- Củng cố kỹ năng vận động, kỹ năng chơi một số trò chơi, kỹ năng quan sát
	- Rèn trẻ có ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật, tính tập thể, tự tin, mạnh dạn trong tập luyện.
	- Giáo dục trẻ hứng thú tham gia các trò chơi vận động
	- Chơi vận động tự do thoải mái, đảm bảo an toàn đến tính mạng.
	2. Chuẩn bị: Địa điểm: Sân sạch, rộng rãi.
	- Trang phục gọn gàng
 - Một số vận động đã học: Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát, ném trúng đích nằm ngang, bật chụm chân, tách chân liên tục vào các ô.
 - Trò chơi vận động: Cây cao cỏ thấp. Trò chơi dân gian: Trồng nụ trồng hoa
	- Vạch chuẩn, vòng, túi cát, đích nằm ngang, ghế thể dục
- Một số câu hỏi gợi ý để cho trẻ phát huy khả năng sáng tạo, khám phá
	3. Hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Cô giới thiệu buổi dạo chơi trong khuôn viên trường.
- Cô cho trẻ xếp hàng đi nhẹ nhàng ra sân trường. Cô hướng trẻ quan sát quang cảnh trên đường đi, cây cối có gì khác lạ? ( Lá cây, thân cây)
- Đến địa điểm chơi cô dừng lại và hỏi: Con thấy thời tiết hôm nay thế nào?
* Hoạt động 2: Cô giới thiệu: Trong buổi dạo chơi hôm nay còn có nhiều trò chơi để dành tặng cho chúng mình đấy?
- Trò chơi 1 mang tên: : Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát
- Trò chơi 2: Ném trúng đích nằm ngang
- Trò chơi thứ 3: Bật chụm chân, tách chân liên tục vào các ô.
 - Cô gợi hỏi một số cháu.
- Chúng mình thích chơi trò chơi gì? Cách chơi như thế nào?
- Cả 3 đội đã sẵn sàng chưa?
- Cô cho trẻ thực hiện( bao quát, khuyến khích, hướng dẫn, giúp đỡ trẻ gặp khó khăn)
* Hoạt động 3: Cô giới thiệu trò chơi 
Cây cao cỏ thấp, trồng nụ trồng hoa 
- Cho trẻ thực hiện chơi( cô bao quát trẻ)
* Hoạt động 4: Cho trẻ chơi vận động tự do theo ý thích
- Sân trường rộng rãi sạch đẹp, có thể chơi được nhiều trò chơi nữa đấy, chúng mình hãy chơi cùng bạn nhé.
- Cho trẻ chơi theo ý thích.
- Giáo dục trẻ vui chơi thoải mái, đảm bảo an toàn đến tính mạng.
- Kết thúc buổi chơi cô nhận xét về ý thức kỷ luật, mức độ tham gia luyện tập của từng nhóm chơi, tuyên dương và động viên những trẻ chưa mạnh dạn
- Cho trẻ xếp hàng cùng đi bộ về lớp.
- Trẻ hưởng ứng cùng cô
- Trẻ đi cùng cô nhẹ nhàng ra sân và hít thở không khí trong lành.
- Trẻ nói lên suy nghĩ của mình. 
- Trẻ nói lên cảm nghĩ của mình.
Lắng nghe.
- Một số trẻ trả lời và chọn trò chơi
- Sẵn sàng
- Trẻ thực hiện theo nhóm.
- Lắng nghe.
- Cả lớp tham gia chơi 
- Chơi vận động tự do theo ý thích
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ xếp hàng đi bộ về lớp. 
III. Chơi, hoạt động ở các góc 
1. Mục tiêu và chuẩn bị của các góc:
 a. Góc phân vai: Cửa hàng bán hạt giống, giống cây trồng, nước ép trái cây, gia đình .
* Mục tiêu: 
- Trẻ biết phân vai chơi và thể hiện vai chơi.
- Biết thể hiện từng vai chơi.
- Biết lễ phép với mọi người xung quanh
- Biết xưng hô đúng trong giao tiếp.
- GD trẻ biết đoàn kết và tôn trọng bạn cùng chơi.
* Chuẩn bị: 
- Đồ chơi: Hạt đỗ, hạt ngô, hạt lúa, hạt bí, bầu, quả cam, chanh
- Bộ lô tô cây xanh. Cây xanh bằng nhựa
- Các loại đồ dùng làm vườn, đồ chơi gia đình, tiền giả. 
b. Góc xây dựng: Xây công viên cây xanh, khu du lịch sinh thái.
* Mục tiêu:
- Trẻ biết tái tạo lại công việc của người xây dựng , người làm vườn.
- Biết thiết kế, nêu ra ý tưởng xây dựng quy mô khu du lịch sinh thái, công viên cây xanh....
- Biết được các nguyên vật liệu cần thiết để xây dựng.
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết, yêu quý công trình của mình.
* Chuẩn bị:
- Gạch đồ chơi, hàng rào, bộ đồ chơi lắp ghép, các loại cây xanh, cây ăn quả, khối hộp các loại.
c. Góc học tập: Xem tranh ảnh, nhận dạng các chữ cái trong tên về các loại cây. Kể chuyện sáng tạo. Vẽ cắt dán đủ 8 quả trên cây.
* Mục tiêu: 
- Nhằm củng cố kiến thức đã học cho trẻ.
- Nhận dạng các chữ cái trong tên cây trồng.
- Vẽ, cắt, dán quả, lá trên cây có số lượng 8.
* Chuẩn bị: 
- Lô tô về chủ đề, sách tranh ảnh, báo có các loại cây xanh. 
- Dụng cụ tạo hình giấy bút, sáp màu, keo dán, kéo.
d. Góc tạo hình: Vẽ, tô màu, nặn các loại cây bé thích.
 * Mục tiêu:
 - Trẻ sử dụng kỹ năng đã học để cắt, xé, dán, vẽ, nặn những cây mà trẻ thích.
 - Có ý tưởng sáng tạo trong sản phẩm của mình
* Chuẩn bị:
- Sáp màu, bút, kéo, keo dán giấy vẽ, tranh ảnh về chủ đề
đ. Góc thư viện: Xem tranh ảnh, kể chuyện sáng tạo theo tranh
*Mục tiêu: 
- Trẻ hứng thú xem tranh ảnh, biết cách giở, đọc đúng hướng, biết kể chuyện sáng tạo theo nội dung tranh.
* Chuẩn bị: Tranh truyện, ảnh về chủ đề
e. Góc vận động: Chơi trò chơi vận động: Bật qua vật cản, ném trúng đích, đích thẳng đứng . TC dân gian: Đánh chắt, gieo hạt
* Mục tiêu:
- Trẻ hứng thú tham gia TC vận động, TC dân gian, biết cách chơi, chơi đoàn kết cùng bạn 
* Chuẩn bị:
- Vạch chuẩn, vật cản, đích thẳng đứng, bóng, que chắt
g. Góc âm nhạc: Hát múa, biểu diễn những bài hát về chủ dề
* Mục tiêu:
- Trẻ biểu diễn vui tươi hồn nhiên, thể hiện được giai điệu bài hát.
* Chuẩn bị:
- Cách tre, xắc xô. Trang phục biểu diễn 
f. Góc thiên nhiên: Gieo hạt theo dõi sự nảy mầm phát triển của cây, chăm sóc cây xanh. 
* Mục tiêu:
- Trẻ trẻ gieo hạt theo dõi sự nảy mầm, phát triển của cây 
- Tiết kiệm, tận dụng đất để trồng cây xanh góp phần bảo vệ tạo cảnh quan môi trường 
* Chuẩn bị: 
- Hạt ngô, đất, xén, bình tưới, nước. Cây cảnh ở góc thiên nhiên
2. Tiến hành hoạt động các góc:
a. Trò chuyện :
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề: Cây xanh và môi trường sống. Cùng trẻ hát bài “ Em yêu cây xanh”. Hỏi trẻ về tác dụng của cây xanh đối với con người và

File đính kèm:

  • docSAP_XEP_THOE_QUY_TAC.doc
Giáo Án Liên Quan