Kế hoạch thực hiện giảng dạy lớp nhà trẻ - Đề tài: Truyện: Cậu bé mũi dài
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ hiểu được nội dung truyện, nhớ tên các nhân vật trong truyện.
- Biết được tác dụng của các giác quan, sự cần thiết của các giác quan
2. Kĩ năng
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Trẻ biết trả lời đủ câu, rõ ràng.
3. Thái độ
- Trẻ biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè.
- Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ
- Lớp học thoáng mát, tạo tâm thế tốt cho trẻ trước khi vào giờ học.
- Đồ dùng: + Powerpoint hình ảnh truyện “Cậu bé Mũi Dài”.
+ Bài hát; Cái mũi.
+ Máy vi tính, máy chiếu.
+ Trò chơi: Chơi với các bộ phận cơ thể
GIÁO ÁN Môn : Văn Học Đề tài : Truyện “Cậu bé mũi dài” Độ tuổi : 4 – 5 tuổi I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ hiểu được nội dung truyện, nhớ tên các nhân vật trong truyện. - Biết được tác dụng của các giác quan, sự cần thiết của các giác quan 2. Kĩ năng - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Trẻ biết trả lời đủ câu, rõ ràng. 3. Thái độ - Trẻ biết yêu thương, giúp đỡ bạn bè. - Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ - Lớp học thoáng mát, tạo tâm thế tốt cho trẻ trước khi vào giờ học. - Đồ dùng: + Powerpoint hình ảnh truyện “Cậu bé Mũi Dài”. + Bài hát; Cái mũi. + Máy vi tính, máy chiếu. + Trò chơi: Chơi với các bộ phận cơ thể III. TIẾN HÀNH 1. HĐ1: Ổn định tổ chức giới thiệu bài Hoạt động của cô: - Cô cho trẻ hát bài “ Cái mũi”. (1-2 lần) - Các con vừa hát nói về cái gì? (Bài cái mũi ạ) - Mũi có tác dụng gì? (Để thở, để ngửi ạ) - Đúng rồi: Cái mũi cũng là bộ phận quan trọng của cơ thể chứng ta, nhờ có mũi mà chúng ta ngửi được, thở được đấy các con ạ! Thế mà có một bạn nhỏ lại định vứt mũi , vứt tai của mình. - Để biết đó là ai trong câu truyện gì cô mời cả lớp lắng nghe cô kể câu truyện “ Cậu bé mũi dài” - (Trẻ lắng nghe cô) 2. HĐ 2: Kể truyện cho trẻ nghe - Cô kể câu truyện lần 1: Cô nói tên truyện “ Cậu bé mũi dài” do tác giả Lê Thị Hương và Lê Thị Đức biên tập. Giảng nội dung: Câu truyện kể về 1 cậu bé có cái mũi rất dài. Vì vướng quá không trèo hái táo được nên cậu muốn vứt đi tất cả mắt, mũi, tai. Khi được các bạn giải thúch cậu đã hiểu ra và luôn gần gũi vệ sinh sạch sẽ. - Cô kể lần 2: Kết hợp cho trẻ xem hình ảnh trên máy tính. (Trẻ lắng nghe cô) 3. HĐ 3: Trích dẫn Trích dẫn làm rõ hàm ý: + Các con ạ: cậu bé có một cái mũi rất dài, vì vậy mọi người gọi chú là “bé Mũi Dài”). “ Trích dẫn từ đầu đến cậu bé mũi dài” + Chỉ vì không trèo lên cây hái táo được mà cậu đã ước chẳng cần mũi, tai, tay, + “ Bỗng chúđể làm gì cả” - Rất may các bạn đã đến kịp thời giải thích với bé mũi dài về tác dụng của các bộ phận. “ Trích dẫn: Gần chỗ mũi.rực rỡ của chúng tôi được”. - Cậu bé mũi dài đã nhận ra tất cả tai, mắt, mũi, miệngđều rất cần thiết và cậu luôn giữ gìn và cơ thể sạch sẽ. “ Trích dẫn: Từ đó.chúng đi nữa”. + Giải thích từ khó: Rực rỡ Tức là có màu sắc tươi sáng nổi bật hẳn lên và làm cho ai cũng phải chú ý. (Trẻ lắng nghe cô) 4. HĐ 4: Đàm thoại + Đàm thoại: - Cô vừa kể cho các con nghe câu truyện gì? (- Truyện Cậu bé mũi dài ạ) - Trong truyện có những nhân vật nào? (-Cậu bé mũi dài) - Chú bé mũi dài đã nói gì khi không trèo được lên cây táo nhỉ? (- 2-3 trẻ trả lời) - Những ai đã khuyên chú bé mũi dài? Khuyên như thế nào nhỉ? (- 2-3 trẻ trả lời) - Được các bạn khuyên bé mũi dài đã nhận ra điều gì? -(- 2-3 trẻ trả lời) - Các bạn phải làm gì để giữ gìn các bộ phận , giác quan trong cơ thể?- (- 2-3 trẻ trả lời) * Giáo dục: Tất cả các bộ phận trên cơ thể của chúng ta đều rất quan trọng. Mắt để nhìn này, tai để nghe, mũi để thở và ngửi này... Vậy các con cần phải biết giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể sạch sẽ hàng ngày. Hiện nay bệnh đường hô hấp đang sảy ra rất nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các con nhất là dịnh bệnh tay chân miệng. Chính vì vậy việc giữ gìn vệ sinh cơ thể lại càng cần thiết để cơ thể các con có thể chống lại các loại bệnh tật. Ngoài ra, các con cần phải ăn uống đủ chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh. Sáng đi học sớm để tập thể dục này. Như vậy cơ thể của chúng ta sẽ luôn khỏe mạnh. Cô thấy các con học giỏi bây giờ cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi. - ( Trẻ lắng nghe cô) Trò chơi có tên: “Chơi với các bộ phân cơ thể” (Cô cho trẻ chơi 1-2 lần) 5. HĐ 5: Củng cố nhận xét Kết thúc: Cô củng cố nhận xét tuyên dương trẻ
File đính kèm:
- Giao_an_Truyen_Cau_be_mui_dai.doc