Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu:
- Khảo sát để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp
niêm yết tại Việt Nam.
- Phân tích chiều hướng ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới việc
sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.
- Tìm ra những vấn đề còn tồn tại của các doanh nghiệp Việt Nam khi sử dụng đòn
bẩy tài chính.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng đòn bẩy tài chính
cho các doanh nghiệp.
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp phi tài chính với tổng số vốn
trên 4,500 tỷ đồng tính đến 31/12/2015niêm yết trên hai sàn chứng khoán HNX và HOSE.
Tổng cộng có tất cả 39 công ty với 190 quan sát từ năm 2010 đến 2015.
Hạn chế của đề tài là chỉ tập trung số liệu mẫu của các công ty niêm yết trên sàn
chứng khoán. Ngoài ra, điều kiện của mẫu là các doanh nghiệp phi tài chính với số vốn
trên 4,500 tỷ đồng nên đã loại ra các công ty có quy mô nhỏ. Do hạn chế về thời gian và
nguồn lực trong quá trình nghiên cứu nên đề tài chỉ dừng lại phân tích ở các doanh nghiệp
có quy mô lớn, nơi mà sự biến động có sức ảnh hưởng đáng kể đến toàn bộ thị trường. Kết
quả nghiên cứu hy vọng sẽ là một tài liệu tham khảo cho các nhà quản trị tài chính, các nhà
đầu tư, quỹ đầu tư.
MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ ...................................................................... 4 DANH MỤC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. 5 LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương I: Lý thuyết về cấu trúc vốn của doanh nghiệp ............................................... 5 1.1. Các khái niệm về cấu trúc vốn của doanh nghiệp .............................................. 5 1.1.1. Cấu trúc vốn tối ưu ................................................................................ 5 1.1.2. Rủi ro và đòn bẩy .................................................................................. 8 1.1.3. Khốn khó tài chính .............................................................................. 11 1.1.4. Lá chắn thuế ....................................................................................... 13 1.1.5. Thông tin bất đối xứng ........................................................................ 13 1.2. Các lý thuyết về cấu trúc vốn của doanh nghiệp .............................................. 15 1.2.1. Lý thuyết của Modigliani và Miller (M&M) ......................................... 15 1.2.2. Lý thuyết cân bằng (Trade – off theory) ............................................... 16 1.2.3. Lý thuyết trật tự phân hạng .................................................................. 17 1.2.4. Lý thuyết chi phí trung gian. ................................................................ 18 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. ........................... 19 1.3.1. Tỷ suất sinh lời ................................................................................... 19 1.3.2. Quy mô doanh nghiệp ......................................................................... 20 1.3.3. Tài sản hữu hình ................................................................................. 21 1.3.4. Tốc độ tăng trưởng .............................................................................. 21 1.3.5. Thuế suất doanh nghiệp ....................................................................... 22 1.3.6. Lá chắn thuế phi nợ ............................................................................. 23 1.3.7. Số năm hoạt động ................................................................................ 23 1.3.8. Đặc điểm riêng của ngành ................................................................... 24 1.3.9. Triển vọng của thị trường vốn .............................................................. 24 1.3.10. Các biến động của mùa vụ, chu kỳ kinh doanh ..................................... 24 1.3.11. Quy định từ các cấp quản lý ................................................................. 24 1.4. Các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn của doanh nghiệp ..................... 25 Chương 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam........................................................................28 2.1. Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam ................. 28 2.2. Những đặc điểm chung nền kinh tế ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam ............................................................. 30 2.2.1. Sự phát triển nóng của thị trường chứng khoán giai đoạn 2006 – 2007 .. 31 2.2.2. Thị trường trái phiếu hoạt động chưa hiệu quả trong vai trò là kênh huy động vốn của doanh nghiệp ................................................................................ 33 2.2.3. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp Nhà nước và Ngân hàng ................ 35 2.3. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam ............................................ 36 2.3.1. Vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu............................................. 36 2.3.2. Mô hình nghiên cứu ............................................................................ 37 2.3.3. Thu thập số liệu .................................................................................. 40 2.4. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm ...................................................................... 41 2.4.1. Thống kê mô tả ................................................................................... 41 2.4.2. Phân tích hồi quy ................................................................................ 45 2.4.3. Đánh giá kết quả ................................................................................. 52 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính cho các doanh nghiệp tại Việt Nam................................................................................57 3.1. Những bất cập trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay......................................................................................................... 57 3.1.1. Những vấn đề trong tương quan với các nhân tố ảnh hưởng .................. 57 3.1.2. Vốn cổ phần vẫn chiếm ưu thế trong cấu trúc vốn, nợ ngắn hạn được sử dụng nhiều hơn nợ dài hạn ................................................................................. 59 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính cho các doanh nghiệp tại Việt Nam .............................................................................. 60 3.2.1. Nhóm các giải pháp về thị trường vốn .................................................. 60 3.2.2. Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp .................................................. 61 KẾT LUẬN CHUNG ...................................................................................................... 64 PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 69 DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1 Đòn bẩy tài chính trong 06 ngành kinh tế Hoa Kỳ năm 2005 6 Bảng 1.2 Bảng cân đối trong mệnh đề Modigliani và Miller 1 15 Bảng 1.3 Sự tác động của các nhân tố đến cấu trúc vốn theo quan điểm của các lý thuyết tài chính 25 Bảng 2.1 Tỷ số P/E tại các thị trường mới nổi từ 2006 đến 02/2007 32 Bảng 2.2 Các biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy 38 Bảng 2.3 Các biến giải thích trong mô hình hồi quy 39 Bảng 2.4 Thống kê mô tả các biến số của toàn bộ mẫu nghiên cứu 41 Bảng 2.5 Thống kê mô tả các biến số trong nhóm các doanh nghiệp công nghiệp và khai khoáng 43 Bảng 2.6 Thống kê mô tả các biến số trong nhóm các doanh nghiệp hàng tiêu dùng và dịch vụ 44 Bảng 2.7 Ma trận tương quan giữa các biến số mô hình hồi quy 45 Bảng 2.8 Các giả thuyết về đòn bẩy tài chính và các biến giải thích 46 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Điểm kết hợp tối ưu theo lý thuyết cân bằng (Trade-off theory) 17 Hình 2.1 Tăng trưởng nợ và vốn chủ sở hữu các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE từ 05/2004 đến 08/2007 33 Hình 2.2 Tổng dư nợ trái phiếu so với GDP 12/2011 35 Hình 3.1 Cấu trúc vốn vay của các doanh nghiệp tại các nước phát triển năm 2014 60 DANH MỤC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ WTO World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới WACC Weight Average Cost of Capital – Chi phí vốn bình quân gia quyền D Debt – Nợ E Equity – Vốn chủ sở hữu IPO Initial Public Offering – Phát hành công chúng lần đầu SCIC Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước TLEV Total Leverage – Đòn bẩy tài chính LTLEV Long term Leverage – Đòn bẩy tài chính dài hạn STLEV Short term Leverage – Đòn bẩy tài chính ngắn hạn Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cấu trúc vốn là một khái niệm tài chính phản ánh tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng. Việc xác định một cấu trúc vốn tối ưu có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Bởi lẽ, cấu trúc vốn tối ưu sẽ giúp doanh nghiệp tối thiểu hóa chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC), và thông qua đó sẽ tối đa hóa giá trị tài sản của cổ đông doanh nghiệp. Ngoài ra, cấu trúc vốn còn ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và rủi ro kinh doanh mà chính doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải (Frank và Goyal, 2009).Chính vì thế, lựa chọn một cơ cấu vốn giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu là cả một nghệ thuật trong quản trị tài chính[14]. Trên thực tế, cấu trúc vốn sẽ thay đổi tùy thuộc vào đặc điểm tình hình của từng doanh nghiệp, lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động cũng như các ảnh hưởng từ sự biến động vĩ mô của nền kinh tế, các yếu tố văn hóa, tôn giáo. Thay vì việc tìm xem tỷ lệ vốn vay trên tỷ lệ vốn chủ sở hữu là bao nhiêu thì tối ưu, các nhà nghiên cứu về tài chính học thường quan tâm đến việc tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng vốn vay – hay nói cách khác là sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Chính từ sự tương quan giữa những nhân tố ảnh hưởng này với cấu trúc vốn, chúng ta có thể đánh giá được quyết định sử dụng vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là hợp lý hay không hợp lý, có những bất cập và rủi ro phát sinh gì để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính, tối đa hóa giá trị tài sản cho các doanh nghiệp. Tại Việt Nam, hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu quan tâm đến vấn đề cấu trúc vốn tối ưu của các doanh nghiệp cổ phần. Một trong những nguyên nhân căn bản đó chính là vấn đề quản trị tài chính trong nhiều doanh nghiệp vẫn chưa được coi trọng. Mặt khác, một số lượng lớn các doanh nghiệp cổ phần hiện tại có xuất phát điểm từ những doanh nghiệp Nhà nước nên những doanh nghiệp này ít nhiều cũng kế thừa nghĩa vụ và quyền lợi của công ty cũ, không quan tâm tới hiệu quả sử dụng chi phí vốn. Tuy nhiên, đứng trước những cơ hội và thách thức của quá trình đổi mới nền kinh tế, cổ phần hóa các doanh Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2 nghiệp Nhà nước và hội nhập với kinh tế thế giới, vấn đề tận dụng hiệu quả nhất các nguồn lực để phát triển trong đó có nguồn lực về vốn cần được các doanh nghiệp quan tâm hơn bao giờ hết. Chính vì những lý do đó, đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” được thực hiện với mục đích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp tại Việt Nam, đánh giá mức độ ảnh hưởng, chỉ ra những bất cập và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Về mặt lý thuyết, đã có nhiều tác giả nghiên cứu về cấu trúc vốn của doanh nghiệp, trong đó nổi bật hơn cả là các Lý thuyết của Modigliani và Miller, Lý thuyết cân bằng – Trade off theory, Lý thuyết trật tự phân hạng, và Lý thuyết chi phí trung gian. Mặc dù tồn tại những quan điểm khác nhau về thứ tự ưu tiên tài trợ vốn của doanh nghiệp, các lý thuyết trên đều được xây dựng mang tính kế thừa: lý thuyết sau được xây dựng trên nền tảng những giả định từ lý thuyết trước đó. Về mặt nghiên cứu thực tế, trên thế giới đã có rất nhiều các học giả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn tại các quốc gia phát triển như Huang và Song (2006), Chen (2003), Booth (2009), Margaritis và Psillaki (2007), Tien (2014). Tại Việt Nam, hiện các tác giả Trần Hùng Sơn (2008) và Lê Ngọc Trâm (2010) đã có những nghiên cứu về đề tài này. Tuy nhiên, những nghiên cứu này khá cô đọng và chỉ tập trung ở phân tích định lượng. 3. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu: - Khảo sát để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. - Phân tích chiều hướng ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. - Tìm ra những vấn đề còn tồn tại của các doanh nghiệp Việt Nam khi sử dụng đòn bẩy tài chính. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 3 - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng đòn bẩy tài chính cho các doanh nghiệp. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp phi tài chính với tổng số vốn trên 4,500 tỷ đồng tính đến 31/12/2015niêm yết trên hai sàn chứng khoán HNX và HOSE. Tổng cộng có tất cả 39 công ty với 190 quan sát từ năm 2010 đến 2015. Hạn chế của đề tài là chỉ tập trung số liệu mẫu của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán. Ngoài ra, điều kiện của mẫu là các doanh nghiệp phi tài chính với số vốn trên 4,500 tỷ đồng nên đã loại ra các công ty có quy mô nhỏ. Do hạn chế về thời gian và nguồn lực trong quá trình nghiên cứu nên đề tài chỉ dừng lại phân tích ở các doanh nghiệp có quy mô lớn, nơi mà sự biến động có sức ảnh hưởng đáng kể đến toàn bộ thị trường. Kết quả nghiên cứu hy vọng sẽ là một tài liệu tham khảo cho các nhà quản trị tài chính, các nhà đầu tư, quỹ đầu tư. 4. Phương pháp nghiên cứu và kết cấu đề tài Đề tài kết hợp sử dụng phân tích định tính và định lượng để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Phân tích định tính dựa trên các lý thuyết tài chính của các học giả ở các quốc gia trên thế giới. Phân tích định lượng sử dụng các phương pháp thống kê và mô hình kinh tế lượng. Kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Lý thuyết về cấu trúc vốn của doanh nghiệp Chương 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đòn bẩy tài chính cho các doanh nghiệp tại Việt Nam 5. Kết quả đạt được của đề tài Dựa trên các số liệu quan sát và các mô hình kinh tế lượng, đề tài đã tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng đòn bẩy tài chính trong ngắn hạn và dài hạn của các doanh Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 4 nghiệp Việt Nam bao gồm tỷ suất lợi nhuận, quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng tài sản hữu hình trên tổng tài sản, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phân tích trong nghiên cứu cũng chỉ ra, sự ảnh hưởng của các nhân tố này là tương đối rõ nét đối với đòn bẩy tài chính trong ngắn hạn, còn trong dài hạn thì chỉ có quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ sở hữu Nhà nước là có tác động đáng kể. Ngoài ra, những bất cập trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng được chỉ ra như có sự khác biệt trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính dài hạn giữa các doanh nghiệp có vốn sở hữu Nhà nước trên 50% và các doanh nghiệp có sở hữu Nhà nước dưới 50%; vốn cổ phần vẫn chiếm ưu thế trong cấu trúc vốn, nợ ngắn hạn được sử dụng nhiều hơn nợ dài hạn .Cuối cùng, đề tài đã tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp tại Việt Nam như xây dựng một thị trường vốn hoàn thiện, xác định một cấu trúc vốn hợp lý và nâng cao hiệu quả quản trị tài chính trong doanh nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 5 Chương I: Lý thuyết về cấu trúc vốn của doanh nghiệp 1.1. Các khái niệm về cấu trúc vốn của doanh nghiệp 1.1.1. Cấu trúc vốn tối ưu Trong quá trình hoạt động của mình, đặc biệt với những phương án kinh doanh có quy mô đòi hỏilượng vốn đầu tư lớn, các doanh nghiệp phải cân nhắc việc sử dụng hợp lý các nguồn vốn có thể tiếp cận để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Doanh nghiệp sẽ phải tính toán xem nên sử dụng vốn vay từ các ngân hàng, vốn từ phát hành trái phiếu, cổ phiếu hay sử dụng chính phần lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp.Cấu trúc vốn tối ưu đề cập đến tỷ lệ giữavốn chủ sở hữu và vốn vay nợ sao cho tối thiểu chi phí sử dụng vốn, tối thiểu hóa rủi ro kinh doanh đồng thời tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cấu trúc vốn tối ưu thay đổi qua thời gian và phụ thuộc vào tính chất của doanh nghiệp cũng như các nhân tố bên ngoài môi trường hoạt động. Thực tế, các nhà quản lý thường đặt ra một khoảng tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp, ví dụ như 30% đến 40% thay vì đặt ra một con số cụ thể. Về mặt thống kê, cấu trúc vốn được đặc trưng bằng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp hay chính là tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, và được xác định theo công thức sau: Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản/Đòn bẩy tài chính = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑁ợ 𝑝ℎả𝑖 𝑡𝑟ả 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 (1.1) Trong công thức tính (1.1) trên, nợ bao gồm nợ ngắn hạn thường xuyên và nợ dài hạn. Do đó, xuất phát từ công thức (1.1) sẽ có hai công thức tính đó là đòn bẩy tài chính trong ngắn hạn và đòn bẩy tài chính trong dài hạn: Đòn bẩy tài chính ngắn hạn = 𝑁ợ 𝑛𝑔ắ𝑛 ℎạ𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 (1.2) Đòn bẩy tài chính dài hạn = 𝑁ợ 𝑑à𝑖 ℎạ𝑛 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛 (1.3) Cấu trúc vốn tối ưu sẽ khác biệt giữa các doanh nghiệp và giữa các ngành. Trong những ngành kinh doanh đòi hỏi tập trung lượng vốn lớn như khai khoáng, luyện kim hoặc Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 6 hóa chất, nguồn vốn của các doanh nghiệp thường từ các nguồn vốn vay. Tương tự như thế, các công ty bất động sản, hãng hàng không, các tổ chức tài chính, nguồn vốn hoạt động của họ phụ thuộc rất nhiều từ vốn vay từ bên ngoài. Chính vì lý do đó, các doanh nghiệp này thường duy trì một tỷ lệ nợ cao. Ngược lại, trong những ngành lĩnh vực thiên về ý tưởng chất xám như dược phẩm, quảng cáo, công nghệ, các công ty lại có xu hướng duy trì tỷ lệ nợ thấp. Các công ty này thường ít hoặc giữ đòn bẩy tài chính thấp. Bảng số liệu 1.1 trình bày về sự khác nhau trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính giữa các ngành trong nền kinh tế Hoa Kỳ: Ngành Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản Tỷ lệ nợ/Tổng tài sản Dược phẩm 80.65% 19.35% Công nghệ máy tính 76.34% 23.66% Thép 67.57% 32.43% Hàng không vũ trụ 64.10% 35.9% Dịch vụ tiện ích 40.65% 59.35% Đường sắt 59.17% 40.83% Bảng 1.1. Đòn bẩy tài chính trong 06 ngành kinh tế Hoa Kỳ năm 2005. (Nguồn: Brigham và Houston 2007, 444) Như đã đề cập ở phần trước, đạt được cấu trúc vốn tối ưu có thể giúp cho tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Về mặt lý thuyết, bởi vì các nhà quản lý có xu hướng tối thiểu hóa chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC), họ sẽ cố gắng điều chỉnh cấu trúc vốn (Brealey và các cộng sự 2011). Ở những phần sau sẽ trình bày rõ hơn mối quan hệ giữa chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) và giá trị doanh nghiệp [8]. Bất kể vốn của doanh nghiệp được tài trợ từ nguồn nào, doanh nghiệp sẽ luôn phải có nghĩa vụ chi trả chi phí vốn, đó là lãi suất trả cho trái phiếu, các tổ chức cho vay tài chính hoặc cổ tức cho các cổ đông. Bởi vậy, trong quy trình định giá dài hạn, chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) sẽ được sử dụng để đánh giá chi phí sử dụng vốn chung. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam 7 WACC là một công cụ phân tích đầu tư quan trọng cho cả nhà đầu tư và các nhà quản lý. Dưới góc nhìn của nhà đầu tư, WACC chỉ ra lợi tức tối thiểu mà doanh nghiệp phải đạt được để làm hài lòng nhà đầu tư (Pushner 1995). Cụ thể hơn, nếu tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp nhỏ hơn WACC, điều đó chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chưa tốt và không hấp dẫn được nhà đầu tư. Ngoài ra, nhà quản lý sử dụng WACC như một chỉ số hữu ích để xem liệu các dự án đầu tư tương lai và chiến lược tài trợ vốn của công ty có thực sự xứng đáng thực hiện hay (Pushner 1995). Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, WACC đóng vai trò quan trọng trong việc địn
File đính kèm:
- de_tai_cac_nhan_to_anh_huong_den_cau_truc_von_cac_doanh_nghi.pdf