Sáng kiến kinh nghiệm Một số hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN:
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” đó không chỉ là một câu nói đơn thuần mà nó còn ẩn chứa một thông điệp mà toàn nhân loại đã kỳ vọng, trông đợi và tin tưởng vào thế hệ tương lai sẽ mang lại những phồn vinh và tiến bộ cho xã hội sau này. Để đạt được điều đó thì việc quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ trẻ em là trách nhiệm hàng đầu không chỉ của mỗi gia đình mà còn là của toàn xã hội.
Với lứa tuổi mầm non, ngoài nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thì công tác giáo dục cũng là một nhiệm vụ hết sức cần thiết. Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động cho trẻ làm quen với các biểu tượng ban đầu về toán là một trong 3 nội dung chính của lĩnh vực phát triển nhận thức. Những biểu tượng và kĩ năng toán học được hình thành ở trẻ mầm non như những khái niệm đơn giản về số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian là cơ sở để trẻ nắm những kiến thức, kỹ năng toán học phức tạp hơn nữa và là nền tảng giúp trẻ dễ dàng học toán ở trường tiểu học. Việc tổ chức hợp lý quá trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn đảm bảo sự phát triển trí tuệ, góp phần phát triển ngôn ngữ thông qua việc trẻ nắm các thuật ngữ toán học và có vai trò đặc biệt trong sự phát triển hứng thú, hình thành các mối quan hệ như: Mối quan hệ giữa giáo viên với nhóm trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Vì vậy việc dạy học những kiến thức sơ đẳng toán học không chỉ góp phần phát triển các năng lực nhận biết, năng lực học tập cho trẻ, mà còn góp phần giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG MẦM NON XÃ NGHĨA MINH HỒ SƠ SÁNG KIẾN “Một số hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi” Tác giả: Phạm Thị Lan Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường mầm non xã Nghĩa Minh Nghĩa Minh, ngày 20 tháng 4 năm 2021 THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường mầm non”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội. 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 26 tháng 8 năm 2019 đến ngày 4 tháng 7 năm 2020 4. Tác giả: Họ và tên: Phạm Thị Lan Năm sinh: 1982 Nơi thường trú: Nghĩa Minh – Nghĩa Hưng – Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ công tác: Giáo viên 4 tuổi Nơi làm việc: Trường Mầm non Nghĩa Minh Điện thoại:0392557251 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 85% 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Mầm non Nghĩa Minh Địa chỉ: Nghĩa Minh – Nghĩa Hưng – Nam Định Điện thoại: 094416938 BÁO CÁO SÁNG KIẾN THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: “Một số hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi” 2. Lĩnh vực: Phát triển nhận thức 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 01 tháng 9 năm 2020 đến ngày 20 tháng 4 năm 2021 4. Tác giả: Họ và tên: Phạm Thị Lan Năm sinh: 1982 Nơi thường trú: Nghĩa Minh – Nghĩa Hưng – Nam Định Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Mầm non Chức vụ công tác: Giáo viên 4 tuổi Nơi làm việc: Trường Mầm non xã Nghĩa Minh Điện thoại:0392557251 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 80% 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường Mầm non xã Nghĩa Minh Địa chỉ: Nghĩa Minh – Nghĩa Hưng – Nam Định Điện thoại: 0944169382 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” đó không chỉ là một câu nói đơn thuần mà nó còn ẩn chứa một thông điệp mà toàn nhân loại đã kỳ vọng, trông đợi và tin tưởng vào thế hệ tương lai sẽ mang lại những phồn vinh và tiến bộ cho xã hội sau này. Để đạt được điều đó thì việc quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và bảo vệ trẻ em là trách nhiệm hàng đầu không chỉ của mỗi gia đình mà còn là của toàn xã hội. Với lứa tuổi mầm non, ngoài nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thì công tác giáo dục cũng là một nhiệm vụ hết sức cần thiết. Trong chương trình giáo dục mầm non, hoạt động cho trẻ làm quen với các biểu tượng ban đầu về toán là một trong 3 nội dung chính của lĩnh vực phát triển nhận thức. Những biểu tượng và kĩ năng toán học được hình thành ở trẻ mầm non như những khái niệm đơn giản về số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian là cơ sở để trẻ nắm những kiến thức, kỹ năng toán học phức tạp hơn nữa và là nền tảng giúp trẻ dễ dàng học toán ở trường tiểu học. Việc tổ chức hợp lý quá trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ dưới sự hướng dẫn của người lớn đảm bảo sự phát triển trí tuệ, góp phần phát triển ngôn ngữ thông qua việc trẻ nắm các thuật ngữ toán học và có vai trò đặc biệt trong sự phát triển hứng thú, hình thành các mối quan hệ như: Mối quan hệ giữa giáo viên với nhóm trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Vì vậy việc dạy học những kiến thức sơ đẳng toán học không chỉ góp phần phát triển các năng lực nhận biết, năng lực học tập cho trẻ, mà còn góp phần giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Là một giáo viên dạy lớp 4 - 5 tuổi, tôi nhận thấy: Trong quá trình dạy trẻ làm quen với toán để giúp trẻ nhận biết sâu sắc, có được những kiến thức mà mình mong muốn thì vấn đề không thể thiếu được đó là phương pháp truyền thụ kiến thức của giáo viên đến với trẻ. Giáo viên cần phải tìm tòi, khám phá, nghiên cứu để truyền tải những kiến thức nội dung cần mang đến cho trẻ, sao cho trẻ cảm thấy đơn giản, gần gũi mà lại dễ hiểu. Quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với các biểu tượng ban đầu về toán, tôi nhận thấy muốn cho trẻ tham gia hoạt động đạt hiệu quả cao ngoài việc duy trì các phương pháp dạy học truyền thống thì việc áp dụng phương pháp mới đặc biệt là phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giúp trẻ lĩnh hội các kiến thức một cách tự nhiên, hấp dẫn, phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.Trẻ tham gia các hoạt động tự nguyện và hào hứng, trẻ có thời gian suy nghĩ, phán đoán và suy luận, trẻ tự lựa chọn, quyết định và thực hiện đến cùng nhiệm vụ của mình. Nhận thức rất rõ về sự cần thiết giúp trẻ hứng thú với các hoạt động làm quen với toán tôi đã tích cực tìm tòi và áp dụng nhiều phương pháp giáo dục khác nhau và đã đạt được một số những thành công nhất định, đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Một số hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi”. Với mong muốn mang những thành công của mình đến với những đồng nghiệp – những người có cùng mục đích mang đến những điều tốt đẹp nhất cho trẻ. II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT: 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến. Trên thực tế việc hướng dẫn trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với các biểu tượng sơ đẳng về toán cho trẻ trong các trường mầm non tuy không còn mới mẻ xong rất nhiều giáo viên còn chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề hoặc thiếu kỹ năng tổ chức để có thể truyền tải đến cho trẻ hiểu và hình thành cho trẻ những kỹ năng làm quen với các biểu tượng sơ đẳng về toán đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tìm ra các phương pháp hướng dẫn trẻ 4 - 5 tuổi làm quen với các biểu tượng sơ đẳng về toán là hoạt động khô khan trẻ khó tiếp cận, vì vậy mỗi giáo viên lại tự lựa chọn cho mình những phương pháp khác nhau, đôi khi kết quả mang lại không cao mà còn khiến việc giáo dục trẻ trở nên nặng nề, máy móc hơn. Chính vì vậy, năm học 2020- 2021, tôi tiếp tục được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi với tổng số cháu là 31 cháu. Ngay từ đầu năm học tôi đã chú trọng tìm hiểu về sự phát triển nhận thức của trẻ trong hoạt động làm quen với toán, từ đó tôi nghiên cứu và chọn lọc các biện pháp giáo dục cho phù hợp. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 1.1. Thuận lợi : - Được sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục đào tạo huyện Nghĩa Hưng cùng với sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường về đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhóm lớp, lớp tôi đã đạt 100% danh mục đồ dùng, trang thiết bị theo thông thư 34. Với đầy đủ các bộ đồ dùng giúp trẻ làm quen với toán như bộ: Bộ làm quen với toán; Đồng hồ lắp ráp; Bàn tính học đếm; Bộ hình phẳng; Tranh số lượng; Đomino học toán; Bộ chữ số và số lượng; Lô tô hình và số lượng.... - Ban Giám hiệu thường xuyên tạo điều kiện cho tôi được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng và nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ dành cho giáo viên cũng như tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm trong thực tiễn giảng dạy. - Trẻ đi học chuyên cần, khỏe mạnh nhanh nhẹn, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp. - Bản thân là một giáo viên nắm vững chuyên môn, luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề, ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tôi thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để áp dụng vào hoạt động của cô và trẻ hàng ngày nhất là việc hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi làm quen với các biểu tượng sơ đẳng về toán cho trẻ. - Hai giáo viên ở lớp luôn phối kết hợp thống nhất phương pháp, biện pháp giáo dục trẻ, thường xuyên dành thời gian trao đổi với phụ huynh để cùng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đặc biệt là lĩnh vực phát triển nhận thức. Cả 2/2 giáo viên đều đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn. - Là giáo viên có nhiều tâm huyết với nghề, và nhiều kinh nghiệm giảng dạy, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi và đặc điểm nhận thức của trẻ. 1.2. Khó khăn: - Hoạt động “cho trẻ làm quen với các biểu tượng ban đâu về toán” là một hoạt động khó đòi hỏi sự chính xác, khoa học nên giáo viên phải nắm vững phương pháp môn học, linh hoạt sáng tạo khi tổ chức các hoạt động cho trẻ. Bên cạnh đó số lượng đồ dùng đồ chơi của các công ty sản xuất phục vụ cho môn học còn ít, đơn sơ và giá thành cao. - Phương pháp dạy truyền thống cô truyền thụ kiến thức trẻ làm theo không làm trẻ hứng thú. - Số trẻ trong lớp đông giáo viên gặp khó khăn khi tổ chức các hoạt động nhóm hay hoạt động cá nhân. - Trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ nên một số trẻ chưa tập trung chú ý, lắng nghe cô hướng dẫn. Mức độ nhận thức của trẻ ở độ tuổi này khá chênh lệch. Qua điều tra thực tế về nhận thức của trẻ trong hoạt động làm quen với toán của trẻ trong lớp tôi, tôi đã tổng hợp được kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài như sau: Tổng số trẻ được điều tra: 31 trẻ. STT Nội dung khảo sát Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 1 Trẻ tập trung trong hoạt động 16 52% 15 48% 2 Trẻ hứng thú và tích cực hoạt động 15 48% 16 52% 3 Khả năng tư duy và sáng tạo của trẻ 14 45% 17 55% 4 Trẻ thực hiện được yêu cầu của các bài tập, trò chơi toán 17 55% 14 45% Từ số liệu điều tra thực tế trên cho thấy khả năng hứng thú và tính tích cực của trẻ chưa được phát huy và kết quả trẻ nắm kiến còn thấp tôi thấy do một số nguyên nhân sau: - Do chưa tạo ra được môi trường toán học cho trẻ - Chưa có nhiều đồ dùng đẹp và mới lạ. - Chưa gây được sự tập trung chú ý tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình hướng dẫn - Chưa có nhiều trò chơi mới. Từ đó tôi nhận thấy cần phải thay đổi cách nghĩ, cách nhìn nhận về biện pháp giúp trẻ làm quen với toán cho trẻ. Làm thế nào để trẻ lớp tôi có những kỹ năng cơ bản và cần thiết để đạt được các mục tiêu cần đạt cuối độ tuổi đề ra. Từ những suy nghĩ đó tôi mạnh dạn nghiên cứu và áp dụng “Một số hoạt động làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi” vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại lớp 4 - 5 tuổi mà tôi đang chủ nhiệm. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến: Rút kinh nghiệm qua những biện pháp mà tôi đã áp dụng chưa hiệu quả trước đó, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và áp dụng những biện pháp mới. Và dưới đây là những biện pháp mà tôi đã áp dụng và đạt được những kết quả khả quan: 2.1. Biện pháp 1: Xác định rõ những mục tiêu, nội dung cơ bản phù hợp với độ tuổi cần dạy cho trẻ qua đó lập kế hoạch giáo dục phù hợp trong các chủ đề. - Việc xác định được nội dung và mục tiêu của trẻ cần đạt là hết sức quan trọng đối với giáo viên qua đó giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn hoạt động phù hợp để ôn luyện giúp trẻ đạt kết quả tốt nhất. - Đối với trẻ 4 - 5 tuổi thì mục tiêu trẻ cần đạt là: Hình thành một số biểu tượng toán học ban đầu về: + Phân loại được các đối tượng theo 1 – 2 dấu hiệu cho trước. + Nhận ra mối liên hệ đơn giản giữa sự vật, hiện tượng quen thuộc. + Nhận biết được phía phải, phía trái của bản thân. + Nhận biết các buổi trong ngày sáng – trưa – chiều – tối. + Đếm được trong phạm vi 10. + Có biểu tượng về số trong phạm vi 5 + So sánh và sử dụng các từ: bằng nhau, to hơn – nhỏ hơn, cao hơn – thấp hơn, rộng hơn – hẹp hơn, nhiều hơn – ít hơn + Nhận biết được sự giống nhau giữa các hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật qua một vài dấu hiệu nổi bật. Hình thành và phát triển ở trẻ một số khả năng: + Hình thành và phát triển một số khả năng quan sát có mục đích, tập một số thao tác tư duy: Phân loại, so sánh, tổng hợp 5 + Phát triển tính ham hiểu biết, tìm tòi, sáng tạo, độc lập + Phát triển ngôn ngữ: Giúp trẻ hiểu và sử dụng đúng ngôn ngữ toán học - Khi đã xác định được mục tiêu, nội dung giúp trẻ Làm quen với toán rồi tôi tiến hành lập kế hoạch giáo dục theo các chủ đề, việc này giúp tôi phân phối hợp lý các đề tài giáo dục phù hợp theo từng giai đoạn của trẻ. Tuần Đề tài Chủ đề 1 Đếm so sánh sự bằng nhau giữa 2 nhóm đồ vật Lớp mẫu giáo 4 tuổi của bé 2 So sánh 1 và nhiều 3 Nhận biết số lượng và chữ số 1,2 4 Nhận biết trên dưới, trước sau 5 Nhận biết phải trái của bản thân Gia đình của bé 6 Nhận biết phân biệt các hình: vuông, tròn, tam giác, chữ nhật 7 Phân biệt hình tam giác hình tròn theo 1,2 dấu hiệu 8 So sánh chiều cao của 2 đối tượng 9 So sánh chiều cao của 3 đối tượng Những nghề bé biết 10 Ôn so sánh chiều cao của 3 đối tượng 11 Nhận biết số lượng, chữ số trong phạm vi 3 12 Thêm bớt trong phạm vi 3 13 So sánh chiều dài của 2 đối tượng Bé với dinh dưỡng 14 So sánh chiều dài của 3 đối tượng 15 Ôn tập so sánh chiều dài của 3 đối tượng 16 So sánh chiều rộng của 2 đối tượng 17 So sánh chiều rộng của 3 đối tượng Những con vật 18 Ôn tập so sánh chiều rộng của 3 đối tượng 19 Chắp ghép các mảnh hình để tạo thành hình mới 20 Đếm đến 4 nhận biết nhóm có 4 đối tượng 21 Thêm bớt trong phạm vi 4 Ngày tết và mùa xuân 22 Gộp 2 nhóm và đếm trong phạm vi 4 23 Tách 1 nhóm thành 2 nhóm trong phạm vi 4 24 Ôn tập trong phạm vi 4 25 Đếm đến 5 nhận biết nhóm có 5 đối tượng Làng quê của bé 26 Thêm bớt trong phạm vi 5 27 Gộp 2 nhóm và đếm trong phạm vi 5 28 Tách 1 nhóm thành 2 nhóm trong phạm vi 5 29 So sánh độ lớn của 3 đối tượng Bé đi đường an toàn 30 Đo độ dài 1 vật bằng 1 đơn vị đo 31 Xác định thời gian Nước mùa hè 32 Đo dung tích 33 Đếm trên các đối tượng, đếm theo khả năng trong PV 10 Bác hồ - Tết thiếu nhi 34 Sắp xếp theo quy tắc 1-2; 1-2 35 Sắp xếp theo quy tắc 2-2; 2-3 2.2. Biện pháp 2: Xây dựng giờ dạy trên lớp theo phương pháp lấy trẻ làm trung tâm. Ứng dụng phương pháp Montessori tạo cho trẻ tham gia tích cực, thoải mái và tự tin. - Thay đổi phương pháp tổ chức hoạt động: Thay đổi phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với toán là việc làm mấu chốt để giúp trẻ nâng cao hiệu quả việc cho trẻ làm quen các biểu tượng sơ đẳng về toán. Phương pháp dạy học tích cực áp dụng trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen các biểu tượng sơ đẳng về toán không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp giáo dục truyền thống như làm mẫu, quan sát, đàm thoại, thực hành, luyện tập mà nó kế thừa và phát huy hết những ưu điểm và khả năng có sẵn của phương pháp truyền thống, đồng thời phối hợp các phương pháp trong quá trình tổ chức các hoạt động của trẻ một cách khéo léo, hợp lý nhằm phát huy tối đa hoạt động tích cực nhận thức và sự hợp tác, chủ động, tư duy sáng tạo của trẻ. Cụ thể với việc tổ chức các hoạt động học cho trẻ làm quen với toán thay bằng các phương pháp cũ là cô làm mẫu sau đó trẻ làm theo hay trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô trước thì tôi lại cho trẻ làm theo ý thích trước, trẻ nêu ý tưởng, chia tổ (nhóm) thảo luận, cô chỉ là người khái quát, tổng hợp các ý tưởng, cách làm của trẻ. Sau đó giúp trẻ luyện tập củng cố. Ví dụ 1: Đề tài: “Chia nhóm đối tượng có số lượng 4 thành 2 phần bằng nhiều cách khác nhau”. Tôi thực hiện áp dụng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm theo các bước: - Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 4 - chia nhóm đối tượng trong phạm vi 4 + Trẻ chia theo ý thích + Cô cho trẻ nói lên cách chia của mình + Cả lớp thảo luận, xem xét các cách chia + Cô tổng hợp các cách chia + Cho trẻ chia theo yêu cầu của cô. + Trò chơi ôn luyện và củng cố Ví dụ 2: Đề tài: “Chắp ghép các hình hình học để tạo thanh hình mới”. Theo các bước; như sau: - Ôn nhận biết các hình thông qua trò chơi chắp ghép các mảnh hình học để tạo thành hình mới + Trẻ chắp ghép theo ý tưởng của mình + Trẻ thảo luận, đưa ra cách xếp theo nhóm + Cô tổng hợp các cách ghép mà trẻ thực hiện + Trẻ ghép theo yêu cầu + Trò chơi luyện tập theo nhóm, theo tổ và củng cố Qua phương pháp này, tôi đã loại bỏ cách dạy và học một cách thụ động “cô nói, trẻ nghe” vừa khuyến khích sự sáng tạo của trẻ một cách tối đa. ( Hình ảnh trẻ nhận biết các hình thông qua trò chơi chắp ghép) - Thay đổi hình thức tổ chức hoạt động: Việc tổ chức cho trẻ hoạt động tùy thuộc vào điều kiện của lớp, đối tượng trẻ và không gian hoạt động mà tôi thay đổi hình thức một cách mềm dẻo, linh hoạt. Từ đó đưa lại sự mới lạ trong cách thức tổ chức giúp trẻ hứng thú hơn. Ví dụ 1: Giờ định hướng trong không gian có thể tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời (chủ đề: Giao thông để trẻ có thể thấy được các phương tiện giao thông đi lại, thấy được người tham gia giao thông để trẻ dễ xác định và khi cho trẻ chơi trò chơi ngoài trời thì trẻ cảm nhận được thực tế hơn, sáng tạo hơn và trẻ được hoạt động tích cực dễ nhận biết mà nội dung vẫn không thay đổi. ( Hình ảnh trẻ nhận biết định hướng không gian qua hoạt động chơi ngoài trời) Ví dụ 2: Với đề tài “Sắp xếp theo quy tắc” - chủ đề Nghề nghiệp: + Cho trẻ hát múa: Hát về đảo xa. + Tham quan mô hình đảo Trường Sa, trò chuyện về mô hình. + Trẻ di chuyển xếp thành đội hình chữ U để cùng thực hiện cách sắp xếp. + Cho trẻ luyện tập cách sắp xếp bằng cách sử dụng bút trên bảng tương tác điện tử. + Bằng kinh nghiệm của trẻ tổ chức cho trẻ luyện tập với các đồ dùng của chú bộ đội hải quân. Ví dụ 3: Đề tài “Nhận biết các hình tam giác, chữ nhật, hình vuông, hình tròn”: + Trò chuyện về nghề công nhân, hát múa. + Trẻ cầm các hình, xem, sờ, và nêu nhận xét. + Luyện tập gọi tên các hình. + Lần lượt từng nhóm luyện tập. + Sử dụng các hình để chơi lắp ghép mô hình. Nếu như với các hoạt động làm quen với toán theo các phương pháp truyền thống chủ yếu trẻ hoạt động theo lớp đa số thì với phương pháp lấy trẻ làm trung tâm này, các tiết dạy tôi luôn đề cao hoạt động nhóm nhỏ để nhằm giúp trẻ tính chia sẻ, hợp tác, kỹ năng làm việc nhóm. Ví dụ: Phần luyện tập của đề tài “Chia nhóm 4 đối tượng thành 2 phần khác nhau” chủ đề “Động vật”. Tôi tổ chức 2 trò chơi luyện tập. + Trò chơi 1: Thi xem đội nào nhanh. Cách chơi: Chia trẻ thành 4 đội hàng dọc khi có hiệu lệnh bắt đầu, các thành viên của đội luân phiên nhau chạy nhanh lên bảng chọn các con vật gắn vào cho đủ số lượng 4 hoặc tách ra theo yêu cầu của hình vẽ trên bảng (Lần 1: Cho trẻ lên gắn thêm các con vật thành nhóm có số lượng 4, Lần 2: Trẻ lên tách thành các con vật thành 2 nhóm cô đã gắn thẻ số sẵn). + Trò chơi 2: Bé yêu học toán. Cách chơi: Cô chia trẻ thành 5 nhóm, mỗi nhóm có nhiều ao với số lượng con vật là 4. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là trao đổi, thảo luận để dùng sợi len chia đôi các ao thành 2 phần với nhiều cách khác nhau. Sau đó đại diện một bạn trong nhóm lên trình bày ý tưởng của đội mình. 2.3. Biện pháp 3: Chọn các nội dung lồng ghép tích hợp các hoạt động khác nhau để gây hứng thú cho trẻ. Để lồng ghép tích hợp các hoạt động đòi hỏi giáo viên có sự sáng tạo linh hoạt và khéo léo khi vận dụng, quá trình vận dụng tích hợp cần lựa chọn nội dung phù hợp, logic, tránh quá trình hoạt động trở nên rời rạc chắp vá. Giáo viên phối hợp các phương pháp dạy học khác nhau như: Kể chuyện, chơi trò chơi, bài hát để dẫn dắt trẻ vào bài một cách nhẹ nhàng mà không thụ động. Trẻ nhỏ không nhận biết các khái niệm toán học bằng cách học vẹt hay bằng các quy tắc. Trẻ được khuyến khích trong quá trình nhận biết, biết tìm kiếm các chuẩn mực. Giải quyết các vấn đề nếu ta chỉ đơn thuần dạy trẻ xác định vị trí trong không gian, nhận biết hình thông thường, hay một số hoạt động về số lượng nội dung lại lặp đi lặp lại như thế sẽ rất nhàm chán và đơn điệu, cứng nhắc, sự hứng thú của trẻ sẽ giảm đi. Do vậy ta cần có sự linh hoạt thay đổi các hình thức tổ chức hoạt động để trẻ học không nhàm chán. Trong một hoạt động làm quen với toán ta có thể lồng ghép và tích hợp các môn học khác như thế ta tận dụng được tối đa đồ dùng đã chuẩn bị, củng cố kiến thức cho trẻ trong quá trình cung cấp kiến thức cho trẻ ta nên linh hoạt thay đổi hình thức để trẻ khỏi nhàm chán và hứng thú học tập, không nên gò ép trẻ theo một khuôn mẫu nhất định, trẻ cần được học mà chơi, chơi mà học. * Tích hợp với hoạt động Làm quen với văn học Những câu truyện, bài thơ, bài vè, ca dao, đòng dao đôi khi sẽ là
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_hoat_dong_lam_quen_voi_toan_cho.doc