SKKN Một số biện pháp giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3 - 4 tuổi trong Trường Mầm non

Trường mẫu giáo Thạnh hòa có khuôn viên tương đối rộng rãi thoáng mát, có tường bao, rào chắn, cổng ra vào, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Lớp học sạch sẽ, khang trang, đồ dùng đồ chơi đầy đủ, an toàn đối với trẻ. Các trang thiết bị đều an toàn khi sử dụng, phù hợp với các trẻ trong trường.

 Ban giám hiệu nhiệt tình, luôn tìm tòi, nghiên cứu phấn đấu xây dựng trường. Làm tốt công tác tuyên truyền xã hội hóa giáo dục để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Tạo môi trường lớp học an toàn, thân thiện thuận lợi cho trẻ học tập và vui chơi.

 - Giáo viên có trình độ trên chuẩn, tận tụy,yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi, tâm huyết với nghề. Nắm chắc phương pháp dạy học, luôn luôn trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Có kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ và biết cách sơ cứu một số tai nạn thường gặp.

 - Đa số phụ huynh trẻ, nhiệt tình trong các hoạt động, các phong trào của trường, lớp. Có tinh thần phối kết hợp với giáo viên để việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt nhất.

 

doc9 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 815 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu SKKN Một số biện pháp giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3 - 4 tuổi trong Trường Mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích 
cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non
I. THÔNG TIN CHUNG 
1. Tên biện pháp: “Một số biện pháp giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực 
3. Tác giả:
Họ và tên: Trần Ngọc Kim Thoa Giới tính: Nữ.
Ngày, tháng, năm sinh: 25/5/1993
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm 
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường mẫu giáo Thạnh hòa 
II. NỘI DUNG BÁO CÁO
1. Tình trạng thực tiễn 
1.2 Những thuận lợi và khó khăn.
a. Thuận lợi:
+ Về cơ sở vật chất - Trang thiết bị:
Trường mẫu giáo Thạnh hòa có khuôn viên tương đối rộng rãi thoáng mát, có tường bao, rào chắn, cổng ra vào, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Lớp học sạch sẽ, khang trang, đồ dùng đồ chơi đầy đủ, an toàn đối với trẻ. Các trang thiết bị đều an toàn khi sử dụng, phù hợp với các trẻ trong trường.
 Ban giám hiệu nhiệt tình, luôn tìm tòi, nghiên cứu phấn đấu xây dựng trường. Làm tốt công tác tuyên truyền xã hội hóa giáo dục để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Tạo môi trường lớp học an toàn, thân thiện thuận lợi cho trẻ học tập và vui chơi.
 - Giáo viên có trình độ trên chuẩn, tận tụy,yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi, tâm huyết với nghề. Nắm chắc phương pháp dạy học, luôn luôn trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Có kiến thức về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ và biết cách sơ cứu một số tai nạn thường gặp.
 - Đa số phụ huynh trẻ, nhiệt tình trong các hoạt động, các phong trào của trường, lớp. Có tinh thần phối kết hợp với giáo viên để việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt kết quả tốt nhất.
b. Khó khăn:
 Đa số trẻ còn nhỏ chưa biết nhận ra đặc điểm , vật dụng có thể gây nguy hiểm, trẻ chưa biết bình tĩnh, để tìm sự giúp đỡ của người lớn.
Trẻ chưa biết tránh xa các mối nguy hiểm, còn làm một số việc gây nguy hiểm cho bản thân và người khác
Một số phụ huynh chưa nhận rõ các mối nguy hiểm quanh trẻ. Chưa thực sự quan tâm đến việc cung cấp kiến thức tự bảo vệ bản thân cho trẻ 
Xác định được những thuận lợi và khó khăn trên, tôi đã nghiên cứu tìm ra các biện pháp giúp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ giúp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
2. Các biện pháp tổ chức thực hiện.
* Biện pháp1. Thực hiện tốt kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ của nhà trường
 Trẻ em được ví như “ búp măng non”, rất cần được chăm sóc và bảo vệ. Phần lớn thời gian của trẻ là ở trường. Vì vậy để trẻ có thể phát triển tốt đòi hỏi môi trường giáo dục phải thật sự an toàn. Bởi vậy ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch “ Xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích” và triển khai tới 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên. Do đó, tôi đã bám vào kế hoạch của nhà trường để xây dựng kế hoạch cụ thể cho lớp mình, tôi đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng môi trường trong và ngoài lớp đảm bảo an toàn cho trẻ.
* Biện pháp2. Thường xuyên kiểm tra rà soát loại bỏ các yếu tố, nguy cơ gây mất an toàn.
 Trước thềm năm học mới khi nhận lớp tôi đã nhận và kiểm kê tài sản của nhóm lớp, kiểm tra cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị của nhóm lớp như nền gạch của lớp, quạt, ổ điện, lan can của lớp, bàn, ghế,.. nếu có vấn đề cần sửa chữa tôi báo cáo ngay lại với Ban giám hiệu để nhà trường kịp thời sửa chữa, thay thế hoặc bổ sung trước ngày tuyển sinh.
 Bên cạnh đó, với tâm huyết của 1 giáo viên mầm non, với lòng yêu nghề, mến trẻ thật sự, tôi còn bố trí, sắp xếp không gian lớp học sao cho khoa học, gọn gàng, sạch sẽ thu hút với trẻ và đặc biệt là đảm bảo an toàn. Các tủ góc được kê sát tường, có chân chống trượt, đảm bảo không lăn hoặc đổ. Các đồ dùng học tập của trẻ như sách, vở, đồ chơi an toàn được xếp tại những ngăn phía dưới, còn những đồ dùng như bút chì, kéo, Trò chơi dân gian nằm trong hoạt động vui chơi của trẻ, mang nhiều chức năng và mục đích giáo dục. Trò chơi dân gian có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành nhân cách cho trẻ mẫu giáo. Trò chơi dân gian mang đậm bản sắc dân tộc, vì trò chơi dân gian là những trò chơi được nhân dân sáng tạo, lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong dân gian, là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian. Trò chơi dân gian trẻ em là một hoạt động văn háo dân gian dành cho trẻ em được lưu truyền từ vùng này sang vùng khác, từ đời này sang đời khác nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí và giáo dục trẻ em một cách tinh tế và nhẹ nhàng. Theo thời gian tôi cũng có rất nhiều nghiên cứu về trò chơi dân gian, mỗi đề tài đều có những cách khai thác, tìm hiểu khác nhau. Những trò chơi dân gian chứa đựng nhiệm vụ học tập. Trong khi chơi, nhiệm vụ nhận thức được thực hiện dưới hình thức chơi vui vẻ, thoải mái. Điều đó giúp trẻ nổ lực tìm cách giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong trò chơi, qua đó phát triển trí tuệ của trẻ một cách tự nhiên.
 thì được xếp ở những ngăn cao, xa tầm với của trẻ. 
Các tủ cá nhân của trẻ được kê gọn gàng ngoài hành lang, phía sau có gắn chốt cố định với tường nhằm tránh trường hợp tủ lăn, lật. Bảng biểu, ti vi, đầu đĩa đều có gắn thêm chốt cố định. Tủ chăn chiếu, giát giường được kê gọn gàng trong góc kho của lớp. Nhà kho luôn có khóa chắc chắn, tránh trường hợp trẻ tò mò vào nghịch đồ.
 Tôi đã làm những họa tiết trang trí lên ổ điện để đề phòng trẻ chọc vào ổ điện, giáo dục trẻ tránh xa các ổ điện, không được nghịch, chọc vào ổ điện, không được cắm các đồ dùng vào bảng điện.
 Ngoài ra, tôi còn thường xuyên dọn và chọn lọc đồ chơi, cất giữ những vật dụng sắc nhọn xa tầm với của trẻ, loại bỏ những vật sắc nhọn như mảnh vỡ của đồ dùng, đồ chơi, khỏi nơi vui chơi của trẻ. Tôi còn luôn quan sát kỹ để loại bỏ những đồ chơi có kích thước nhỏ như: hạt vòng, hạt na, nhằm tránh trường hợp trẻ có thể lấy những vật dụng đó làm đồ chơi để chơi các trò mà các con không lường trước được những nguy hiểm đến tính mạng như: nuốt hoặc nhét vào lỗ mũi, lỗ tai,.
Với cửa ra vào và cửa sổ, tôi luôn lưu ý chốt và cài cửa an toàn, đồng thời giáo dục trẻ tránh xa và không thò tay vào khe cửa, bệ cửa nhằm tránh các tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra như kẹp hay dập tay. 
 Tôi còn lập kế hoạch giáo dục lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ vào các chủ đề, các môn học, các hoạt động hàng ngảy của trẻ một cách nhẹ nhàng, linh hoạt nhằm cung cấp cho trẻ những hiểu biết cơ bản và cách phòng tránh những tai nạn thương tích.
 Đối với sân chơi ngoài trời, tôi luôn chú ý đảm bảo sạch sẽ, không có cát, nước, nhằm đảm bảo tránh trơn trượt cho trẻ hoạt động. Trước khi cho trẻ ra chơi, tôi thường kiểm tra các đồ chơi ngoài trời nhằm giúp trẻ có những hoạt động ngoài trời đảm bảo an toàn.
 * Biện pháp3: Tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong các môn học ở các chủ đề.
Đầu năm học, khi xây dựng chương trình tôi vạch ra những nội dung giáo dục trẻ phòng tránh tai nạn thương tích đưa ra một số hoạt động, địa điểm, vật dụng không an toàn và sắp xếp lồng ghép vào các môn học theo từng chủ đề. 
 Ví dụ: Chủ đề “ Trường mầm non” tôi trò chuyện với trẻ về đồ dùng học tập trong lớp, tôi giáo dục trẻ an toàn khi sử dụng một số vật nhọn: bút chì, que tính, kéo, như không đùa nghịch khi đang sử dụng các đồ dùng này, chỉ sử dụng khi có yêu cầu của cô giáo, cất vào đúng nơi quy định, không sử dụng để chơi hoặc trêu chọc, đánh nhau,
Chủ đề “ Thực vật” Khám phá một số loại quả, tôi giáo dục trẻ vệ sinh khi ăn: rửa tay trước khi ăn, rửa quả, gọt vỏ, bỏ hạt, không ăn những loại quả không rõ nguồn gốc.
Chủ đề “Phương tiện giao thông”. Dạy hát “ Em đi qua ngã tư đường phố” Tôi lồng giáo dục an toàn giao thông cho trẻ: Khi tham gia giao thông nhớ đi bên phải đường, đi trên đường phố nhớ đi trên vỉa hè, lòng đường giành cho các phương tiện giao thông qua lại, khi đến ngã tư có đèn báo hiệu các con nhớ đèn đỏ các con dừng lại chờ khi có đèn xanh các con mới được đi, khi sang đường phải nhìn trước, nhìn sau không có phương tiện qua lại mới được sang đường và khi sang đường phải có người lớn dắt để tránh những điều đáng tiếc sảy ra. 
Giờ học thơ “Tiếng còi tàu”. Khi đàm thoại nội dung bài thơ tôi hỏi:
Khi tiếng còi vang lên là báo hiệu điều gì? (tàu hỏa đang đi đến gần).
Các con sẽ làm gì? ( nhắc nhở nhau không ra cổng chắn, không liều lĩnh chạy qua đường tàu,.)
Chủ đề “Động vật” tìm hiểu về một số con côn trùng (ong, bướm, chuồn chuồn). Trong khi khám phá, tôi giáo dục trẻ tránh xa những con vật có hại, và biết gọi người giúp đỡ khi gặp nguy hiểm:
Khi ra ngoài sân trường, vườn cổ tích không may gặp tổ ong, con sẽ làm gì? (Tránh xa, không trêu ong,)
Nếu không may mà bị ong đốt, con sẽ làm gì? (Gọi bố mẹ, cô giáo, người lớn) 
Phương pháp giáo dục lồng ghép phù hợp với từng chủ đề không chỉ giúp tôi dễ dàng hơn khi tích hợp vào giảng dạy mà còn giúp trẻ dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ lâu hơn.
* Biện pháp4: Giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích bằng nhiều hình thức, phương pháp thông qua các hoạt động khác và ở mọi lúc mọi nơi.
Trẻ mầm non thường dễ nhớ nhưng hay quên vì vậy tôi luôn giáo dục trẻ một cách thường xuyên, liên tục ở mọi lúc mọi nơi. Giáo dục cho trẻ trong giờ đón và trả trẻ, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời
Giờ đón trẻ: Đón trẻ là thời gian để cô và trẻ giao lưu, trò chuyện nắm bắt sức khỏe, tâm trạng của trẻ và đây cũng là khoảng thời gian để cô cung cấp cho trẻ kiến thức về an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích.
Ví dụ: Hôm nay ai đưa con đến trường? 
Con đến trường bằng phương tiện gì?
Khi ngồi sau xe đạp con phải làm gì?
Bạn nào ngồi sau xe máy? Các con phải làm gì?
Bà dắt con đi học ở bên nào của đường?
Hay: Hàng ngày mẹ mua cho con ăn những loại quả gì?
Khi ăn các con phải làm gì?
Các con sẽ làm gì khi bị vấp ngã? 
Các con làm gì để mình không bị ngã?
Chơi, hoạt động ở các góc: Hoạt động góc là hoạt động giúp trẻ hình thành nhân cách sau này. Trẻ được trực tiếp chơi, nhập vai chơi từ đó trẻ áp dụng những hiểu biết của trẻ vào trò chơi và phản ánh lại được phần nào về cuộc sống xung quanh. Khi chơi, trẻ vận dụng những gì trẻ biết vào vai chơi một cách rất chân thực. Nhờ đó mà kĩ năng sống, thói quen của trẻ cũng được hình thành và củng cố.
Ví dụ: không chơi với lửa, dao, kéo 
Góc phân vai: Tôi gợi ý cho trẻ chơi các trò chơi: Gia đình, trẻ đóng làm bố mẹ khi đi chợ chú ý mua thực phẩm tươi ngon, khi chế biến phải sạch sẽ, vệ sinh, không được dùng tay không để nhấc nồi trên bếp xuống, không được ăn thức ăn còn quá nóng.
Góc xây dựng: Khi cho trẻ vận chuyển gạch để xây nhà tôi giáo dục trẻ chuyển thật cẩn thận không làm gạch rơi vào chân sẽ gây thương tích. Khi công trường xây dựng đang thi công thì những người không có nhiệm vụ không được đến gần.
Chơi ngoài trời: Hoạt động chơi ngoài trời là hoạt động trẻ tiếp xúc trực tiếp với thế giới xung quanh, đây là thời điểm rất tốt để giáo dục an toàn cho trẻ.
Khi cho trẻ ra hoạt động ngoài trời hoặc hoạt động trải nghiệm cô giáo phải kiểm tra sĩ số trước khi đi và sau khi oạt động xong vào lớp 
 Khi xếp hàng ra ngoài, tôi nhắc nhở trẻ xếp hàng không xô đẩy nhau, không bám, kéo áo bạn, chú ý khoảng cách khi đi.
Khi cho trẻ chơi với sỏi, cát tôi thường hỏi trẻ 1 số câu hỏi:
Khi chơi với cát, sỏi con phải làm gì?
Nếu cát bay vào mắt các con phải làm gì? (không đưa tay dụi mắt, gọi cô giáo).
Khi cho trẻ chơi với các đồ chơi trên sân trường. Tôi luôn nhắc trẻ: 
Khi chơi các con phải làm gì? ( đoàn kết, không xô đẩy bạn).
Nếu nhiều bạn cùng muốn chơi đồ chơi đó như con thì con phải làm gì? ( xếp hàng đợi nhau).
Và nhắc trẻ những khu vực chơi chưa làm xong có khả năng gây nguy hiểm cho trẻ.
Giờ ăn: Khi ăn tôi thường xuyên nhắc nhở trẻ: không nói chuyện, nô đùa khi ăn sẽ dễ bị sặc thức ăn, không được ăn thức ăn khi còn nóng, thức ăn ôi thiu,
Giờ ngủ: Tôi nhắc trẻ không ngậm đồ ăn khi đi ngủ, không trùm chăn kín mặt, không nằm úp, không đem theo đồ chơi vào khu vực ngủ, khi ngủ không nghịch bông, dây chiếu hoặc nhét đồ vật lạ vào tai, mũi mình và của bạn, 
Giờ vệ sinh, vận động nhẹ nhàng.
Khi đi vệ sinh tôi giáo dục trẻ không xô đẩy nhau trong nhà vệ sinh, xếp hàng chờ đến lượt, không chạy nhảy trong nhà vệ sinh, không được đóng của nhà vệ sinh khi có bạn bên trong tránh bị ngạt khí, giáo dục trẻ ngồi vệ sinh đúng tư thế,.
Khi nền nhà cô vừa vệ sinh còn ướt không được đi lại, chạy nhảy tránh bị trơn trượt.
Tôi giáo dục trẻ không nên chơi trò chơi ở những nơi có không gian chật hẹp và nhất là nơi có độ cao.
Chơi, hoạt động theo ý thích: Tôi vào youtube tìm và cho trẻ xem 1 số video.
Video có mấy bạn nhỏ đang chơi đá bóng trong công viên, không may quả bóng bay xuống đường, một bạn không nhìn trước nhìn sau vội lao ra lấy quả bóng. 
Video các bạn đang thả diều ở đường không may diều mắc vào dây điện.
Video các bạn vẽ tranh ngoài công viên, một bạn cầm cây bút trên tay và chạy không may bị ngã bút đâm vào tay.
Sau đó tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Chọn hành động đúng”. Cô giơ tranh về các hành động đúng và hành động sai: trèo cây, chơi dưới lòng đường, với tay vào ổ điện, thò tay với đồ ăn trong nồi trên bếp lửa, không nhận quà từ người lạ, không chơi ngoài sân khi trời sắp có mưa bão. Trẻ đoán nhanh hành động đúng - sai, thông qua những hình ảnh đó trẻ phân biệt được các hành vi đúng và hành vi sai một cách nhanh nhất và ghi nhớ lâu nhất. 
Nêu gương cuối ngày, cuối tuần: Những việc tốt của cô đề ra trong ngày và tuần sẽ có nội dung về an toàn phòng tránh tai nạn thương tích.
Hôm nay các con phải xếp hàng, không xô đẩy nhau khi ra ngoài, ....
 Biết nhắc nhở bạn không xô đẩy, tranh giành khu vực chơi
 Chơi ngoan, đoàn kết, không đánh, cãi nhau,
Khi trẻ kể những việc tốt mình và bạn đã làm được, tôi sẽ đặt thêm nhiều câu hỏi. Từ đó, trẻ kể được những việc tốt mình và bạn làm được. Những việc tốt trẻ làm sẽ được cô khen và lấy đó làm gương tốt việc tốt để các bạn ở trong lớp học tập và phát huy. 
 * Biện pháp5: Xây dựng góc tuyên truyền, kết hợp cùng với phụ huynh cùng tham gia giáo dục trẻ cách phòng tránh tai nạn thương tích.
- Ở khuôn viên của trường, tôi đã kết hợp cùng các giáo viên trong khu xây dựng góc tuyên truyền, biểu bảng tuyên truyền: “Xây dựng trường học an toàn phòng tránh tai nạn thương tích”, ở trên sân trường, đường từ cổng vào, ở sảnh, đó là nơi dễ nhìn đối với cả phụ huynh và trẻ. Biện pháp này gây được rất nhiều sự chú ý của trẻ và các bậc phụ huynh. Những trẻ có ảnh ở góc tuyên truyền nhận ra đó là hành động đúng và tự giác làm tốt hơn nữa để được nêu gương, còn những trẻ chưa có sẽ cố gắng thực hiện tốt để được nêu gương. Phụ huynh sẽ chú ý hơn đến việc đảm bảo an toàn cho trẻ và giáo dục trẻ đảm bảo an toàn phòng tránh tai nạn thương tích. Một số bức tranh tôi dùng để trang trí góc tuyên truyền với nội dung điển hình như sau: Khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm, ngồi đúng tư thế an toàn, không chơi với các vật sắc nhọn, phòng tránh bỏng cho trẻ...
Khi trang trí góc tuyên truyền chọn địa điểm thích hợp để trẻ dễ nhìn. Từ đó trẻ sẽ tiếp thu và khắc sâu kiến thức về cách phòng tránh 1 số tai nạn thường gặp để vận dụng vào trong cuộc sống như: hành lang của lớp tôi cũng làm 1 góc tuyên truyền riêng của lớp mình. 
- Để thực hiện tốt biện pháp này, ngoài việc tuyên truyền tại các góc tuyên truyền hay các bài truyền thông liên quan, thì trong 1 năm học có 2 cuộc họp phụ huynh: đầu năm và cuối năm, tôi đã tích cực tuyên truyền sâu rộng tới các bậc phụ huynh về vấn đề này. Nhất là cuộc họp phụ huynh đầu năm, ngoài việc trao đổi những vấn đề chung của nhà trường, lớp, tôi đã trao đổi và cho phụ huynh thấy những việc làm cụ thể mà giáo viên đã thực hiện nhằm phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, 
- Thông qua giờ đón trả trẻ: Tôi trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ, về cách phòng tránh 1 số tai nạn thương tích thường gặp. Nhằm giúp họ nhận ra tầm quan trọng của việc cung cấp kiến thức phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ngay lúc nhỏ. 
Thay vì cấm đoán trẻ, phụ huynh hãy tìm ra giải pháp giúp trẻ hiểu tại sao không được làm như vậy? Xảy ra việc đó thì phải làm thế nào?
Tôi và phụ huynh thường xuyên trao đổi qua zalo nhóm lớp về những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra với trẻ khi trẻ đến lớp và cùng nhau thống nhất cách giáo dục trẻ phòng tránh tai nạn thương tích.
Trẻ nhỏ thường học bằng cách bắt chước người lớn. Vì vậy tôi phối hợp cùng phụ huynh làm gương cho trẻ học tập: ngồi ngay ngắn, không quay ngang, quay ngửa khi tham gia giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe máy, rửa tay rửa hoa quả và gọt vỏ trước khi ăn,.
Khi trẻ được giáo dục đồng kết hợp giữa gia đình và nhà trường như vậy thì kiến thức phòng tránh tai nạn thương tích của trẻ càng được ghi nhớ và khắc sâu hơn.
3. Kết quả 
3.1. Về phía trẻ
Bảng khảo sát kết quả sau khi áp dụng “Một số biện pháp giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi phòng tránh tai nạn thương tích”.
STT
Nội dung tiêu chí khảo sát
Trước khi áp dụng biện pháp 
Sau khi áp dụng biện pháp 
Số trẻ
Tỉ lệ (%)
Số trẻ
Tỉ lệ (%)
1
Trẻ nhận biết được và tránh xa địa điểm, vật dụng có thể gây nguy hiểm.
16/18
98
18/18
100
2
Trẻ biết và không làm một số việc có thể gây nguy hiểm.
17/18
99
16/18
98
3
Trẻ biết kêu gọi giúp đỡ khi gặp nguy hiểm.
17/18
99
18/18
 100
4
Trẻ biết nhắc nhở người khác tránh nơi nguy hiểm.
14/18
92 
15/18
97
 Nhìn vào bảng khảo sát trên nhận thấy: Trẻ lớp tôi phụ trách đã có những chuyển biến rõ nét về kiến thức phòng tránh tai nạn thương tích. Trong năm học qua lớp tôi phụ trách không xảy ra trường hợp tai nạn thương thích tại nhà trường.
3.2. Về phía phụ huynh
Phụ huynh đã quan tâm hơn đến sự an toàn của con em mình: luôn làm gương để trẻ học theo, không còn cấm đoán trẻ mà biết dành thời gian tham gia chơi cùng trẻ và giáo dục kiến thức an toàn cho trẻ, có sự phối kết hợp chặt chẽ với các giáo viên chủ nhiệm trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ
Một số phụ huynh còn thường xuyên tìm đọc những tài liệu về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ và cách xử trí ban đầu tai nạn thường gặp trẻ thường gặp.
4. Bài học kinh nghiệm 
Lớp học phải có diện tích phù hợp, đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi an toàn.
Giáo viên: cần có kế hoạch giáo dục cụ thể đồng thời xây dựng tình huống gần gũi để trẻ được trải nghiệm, tận dụng tối đa các tình huống thông qua các hình thức nghệ thuật để giáo dục trẻ, cần có sự đầu tư thời gian nghiên cứu đề tài để có các phương pháp dạy học, lồng ghép phù hợp, hiệu quả. Chuẩn bị chu đáo đồ dùng, tranh ảnh, tài liệu trước khi dạy trẻ. Cần có lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề, tích cực học tập mở rộng kiến thức và kĩ năng của bản thân để làm tốt hơn công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Nhà trường: Thường xuyên liểm tra, rà soát cơ sở vật chất trường lớp.
 5. Kiến nghị và đề xuất
* Đối với các cấp giáo dục:
Mở thêm các lớp tập huấn, cung cấp tài liệu bồi dưỡng kiến thức về cách giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh tai nạn thương tích. Ưu tiên đầu tư kinh phí tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho bậc học mầm non.
* Đối với cấp trường:
Cần đầu tư kinh phí để xây dựng trường học thân thiện, tạo không gian vui chơi an toàn cho trẻ. Đưa nội dung giáo dục trẻ phòng tránh tai nạn thương tích vào trong tiêu chí thi đua các nhóm lớp và có sự giám sát.
* Trên đây là “ Một số biện pháp giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non” mà tôi đã áp dụng thực hiện trong trường, lớp của mình, rất mong được sự góp ý của ban giám khảo, các cấp lãnh đạo, chị em đồng nghiệp để tôi thực hiện tốt đề tài này.
 Cam kết: Không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
 Tôi xin trân trọng cảm ơn!
	Thạnh hòa, ngày 4 tháng 4 năm 2023.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG 
CƠ SỞ GDMN
NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO
Trần Ngọc Kim Thoa

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_phong_tranh_tai_nan_thuong_ti.doc
Giáo Án Liên Quan