SKKN Một số giải pháp chỉ đạo tạo môi trường hoạt động trong ngoài lớp cho trẻ trong Trường Mầm non Minh Tân
Năm học 2023-2024 ban giám hiệu nhà trường đã phân lớp sắp xếp cho 2 giáo viên cốt cán của trường chủ nhiệm 1 lớp mẫu giáo và 1 nhóm trẻ làm lớp điểm trong việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Sau đó chỉ đạo lớp điểm thực hiện trước trong thời gian cuối tháng 9, Ban giám hiệu kiểm tra góp ý kiến bổ sung và bố trí sắp xếp thời gian cho toàn thể giáo viên trong trường đến dự. Sau mỗi đợt kiến tập, chúng tôi luôn tổ chức các buổi trao đổi và rút ra những kinh nghiệm quý báu, giúp giáo viên hiểu rõ hơn về các thay đổi trong việc trang trí lớp, bố trí các góc học tập, cũng như cách tạo ra các góc mở mới và tận dụng các sản phẩm do trẻ tự tạo vào việc trang trí góc. Những nỗ lực này giúp tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ thể hiện tính tích cực và khả năng độc lập trong khi tham gia các hoạt động học tập.
Sau khi đã được kiến tập và được trang bị và bổ sung đồ dùng trang thiết bị cho các nhóm lớp, tôi chỉ đạo cho giáo viên thực hiện tạo môi trường trong lớp mình với các yêu cầu đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và phù hợp với từng lứa tuổi. Mặt khác các cô giáo phải tạo môi trường đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ, có tính mở, tạo hứng thú kích thích trẻ hoạt động.
BÁO CÁO SÁNG KIẾN “Một số giải pháp chỉ đạo tạo môi trường hoạt động trong ngoài lớp cho trẻ trong trường Mầm non Minh Tân” I. THÔNG TIN VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến:“Một số giải pháp chỉ đạo tạo môi trường hoạt động trong ngoài lớp cho trẻ trong trường Mầm non Minh Tân”. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục 3. Tác giả Họ và tên: Lê Thị Nguyệt ; Nữ Sinh ngày: 02 tháng 5 năm 1981 Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Mầm non Minh Tân Điện thoại : 0365142498 ; Email: nguyettracdoan@gmail.com Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến 100% 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường Mầm Non Minh Tân Địa chỉ: Minh Tân - Kiến xương - Thái Bình Điện thoại: 0363532369 5. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: 15/9/2023 II. BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp chỉ đạo tạo môi trường hoạt động trong ngoài lớp cho trẻ trong trường Mầm non Minh Tân - Kiến Xương” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý giáo dục 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1.Tình trạng giải pháp đã biết Trường Mầm non Minh Tân tôi đang công tác có tổng số 26 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó có 03 cán bộ quản lý, 20 giáo viên, 01 nhân viên hành chính, 02 nhân viên phục vụ bán trú. Cán bộ giáo viên, nhân viên là viên chức có 23 đồng chí, 03 giáo viên, nhân viên thỏa thuận việc làm. Cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt trình độ chuẩn là 24/24 đạt 100%; Trình độ trên chuẩn có 21/24 đạt 87,5%; 02 nhân viên phục vụ bán trú có chứng nhận và chứng chỉ nghiệp vụ nấu ăn. Trường có 02 điểm trường, điểm chính cách điểm lẻ khoảng 2,5 km và có 2 11 nhóm lớp mẫu giáo có 08 lớp , nhà trẻ có 3 nhóm. Với tổng số trẻ huy động đến trường là: 307 ; Trong đó: Nhà trẻ: có 75 cháu và mẫu giáo có 232 cháu Để tiếp tục thực hiện chỉ đạo chất lượng tạo môi trường trong ngoài lớp cho trẻ năm học 2023 - 2024 theo sự chỉ đạo của ngành tôi thấy còn có những ưu điểm và hạn chế như sau: *Ưu điểm: - Giáo viên các nhóm lớp luôn chú trọng việc tạo ra môi trường và sắp xếp các góc chơi phù hợp với từng chủ đề, giúp trẻ em tham gia hoạt động một cách hiệu quả. - Các nhóm lớp đã tạo được môi trường trong và ngoài lớp - Các giáo viên ở từng nhóm lớp luôn tích cực thu thập nguyên vật liệu để làm đồ dùng và đồ chơi, phục vụ cho các hoạt động của trẻ - Trẻ hứng thú với các hoạt động vui chơi ngoài trời - Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ để phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau. Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục của nhà trường năm sau cao hơn năm trước. *Hạn chế: - Môi trường hoạt động cho trẻ chưa đa dạng và cách bố trí các góc hoạt động còn cứng nhắc. - Giáo viên chưa thực sự khai thác được các góc chơi, đồ dùng hoặc đồ chơi của trẻ và các phương tiện khác để tối ưu hóa việc dạy học cho trẻ. - Trường còn có 2 điểm trường, các phòng chức năng chưa có đầy đủ - Việc tự làm đồ dùng đồ chơi của giáo viên trên lớp là không có thời gian, giáo viên còn phải mang về nhà để làm. - Tính thẩm mỹ của đồ dùng đồ chơi tự làm còn hạn chế, các góc mở cho trẻ hoạt động còn ít. -Từ những hạn chế trên tôi đã đi vào nghiên cứu để đưa ra “Một số giải pháp chỉ đạo tạo môi trường trong ngoài lớp cho trẻ hoạt động trong trường Mầm non Minh Tân”. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến. a. Mục đích của giải pháp - Tạo ra được một môi trường phong phú đa dạng mang tính “mở” để cho trẻ được tham gia vào các hoạt động đạt được kết quả cao. 3 - Trẻ được học bằng chơi, chơi bằng trải nghiệm, phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo của trẻ. - Tạo nhiều cơ hội cho trẻ để trẻ có thể giao tiếp cùng các bạn trong lớp cũng như được thực hành, trải nghiệm dưới các hình thức đa dạng khác nhau như cho cá nhân, hoặc cho tập thể lớp. - Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và nhân viên nhà trường trong việc quản lý và chăm sóc giáo dục trẻ. - Thực hiện chương trình giáo dục mầm non một cách kỹ lưỡng, tập trung vào việc đặt trẻ làm trung tâm và điều chỉnh phù hợp với điều kiện đặc thù của từng trường, nhóm lớp và cộng đồng địa phương. - Muốn thực hiện tốt được mục tiêu đề ra tôi đã nghiên cứu tìm ra những giải pháp mới để áp dụng trong việc quản lý chất lượng giáo dục trong nhà trường. b. Nội dung của giải pháp Giải pháp 1: Khảo sát thực tế Ngay từ đầu năm học 2023 - 2024 tôi tiến hành khảo sát tình hình tạo môi trường trong ngoài lớp trong toàn trường để nắm được thực trạng và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác tạo môi trường trong ngoài lớp của giáo viên. Tổng số giáo viên được đánh giá: 20 giáo viên TT Nội dung đánh giá Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Giáo viên tích cực sưu tầm những nguyên vật liệu “mở” nhằm mục đích tạo không gian cho 8/20 40 trẻ hoạt động 2 Sáng tạo trong làm đồ dùng đồ chơi 7/20 35 3 Sử dụng các sản phẩm của trẻ trong các hoạt 9/20 45 động một cách linh hoạt Khảo sát quá trình hoạt động của trẻ. MG 5-6T MG 4-5T MG 3-4T Nhà trẻ TT Nội dung đánh giá Số % Số % Số % Số % lượng lượng lượng lượng Trẻ chủ động tích cực và sáng tạo 30/65 46 37/97 38 24/69 35 12/51 20 4 1 trong các hoạt động của mình. Trẻ có khả năng cùng với cô làm đồ 34/65 52 34/97 35 20/69 29 7/51 14 2 dùng đồ chơi tạo không gian học tập. Trẻ có kỹ năng sử 3 dụng đồ dùng đồ 43/65 66 35/97 36 21/69 30 9/51 17 chơi. Sau khi xem bảng khảo sát, tôi nhận thấy rằng hầu hết giáo viên chưa có kỹ năng xây dựng môi trường học tập phù hợp cho trẻ. Đồng thời, phần lớn trẻ cũng chưa thể hiện sự sáng tạo và tích cực trong các hoạt động. Vì vậy, tôi quyết định tiếp tục nghiên cứu và thực hiện một số biện pháp tiếp theo để hướng dẫn giáo viên trong việc xây dựng môi trường học tập phù hợp cho trẻ. Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên thực hiện. Dựa trên kế hoạch chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Kiến Xương, cũng như kết quả khảo sát thực tế, tôi đã xây dựng một kế hoạch cụ thể và linh hoạt để triển khai công việc. Thời Nội dung Người thực Biện pháp gian công việc hiện - Tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng Ban giám Bổ sung mua sắm trang thiết bị cần thiết cho các hiệu cơ sở vật nhóm lớp. Giáo viên chất. - Phát động giáo viên quét, tô, vẽ lại tranh các mảng tường. Tháng - Giáo viên sẽ tiến hành tuyên truyền và 9 hợp tác với phụ huynh để khuyến khích ủng hộ việc sử dụng nguyên vật liệu tái Ban giám Bồi dưỡng chế, sách báo cũ để cùng hợp tác với trẻ hiệu chuyên trong việc tạo ra đồ dùng và đồ chơi, cũng môn như trang trí nhóm lớp. - Tổ chức các buổi tập huấn và bồi dưỡng cho giáo viên nhằm cung cấp kỹ năng cần 5 thiết trong việc xây dựng môi trường học tập và tạo ra các góc mở phù hợp cho trẻ. Xây dựng - Chọn giáo viên có khả năng tạo hình, Thành phần môi có năng khiếu thẩm mỹ và kinh nghiệm bao gồm trường lớp trong tổ chức hoạt động cho trẻ để giao Ban giám điểm trách nhiệm chủ nhiệm lớp điểm. hiệu, Tổ Phát động - Phát động hội thi: “Trang trí không gian trưởng hội thi lớp học và tạo dựng môi trường học tập chuyên môn Tháng "Trang trí phù hợp cho trẻ” tới tất cả các nhóm lớp và giáo viên 10 không trong trường vào dịp thi đua chào mừng chủ nhiệm gian lớp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 lớp điểm học và tạo dựng môi trường học tập phù hợp cho trẻ." Chấm thi - BGH kết hợp công đoàn nhà trường tổ "Trang trí chức chấm thi tại các nhóm lớp và trao không giải cho lớp đạt giải cao trong hội thi Ban giám gian lớp - Tổ chức chuyến tham quan cho giáo hiệu Công Tháng học và tạo viên đến các lớp đã đạt giải cao trong các đoàn và giáo 11 dựng môi cuộc thi, nhằm cung cấp họ kiến thức và viên trường kỹ năng về cách tạo ra môi trường học tập học tập và tổ chức hoạt động cho trẻ tại các góc phù hợp sao cho mang lại hiệu quả cao nhất. cho trẻ." Tiếp tục - Đề xuất với đồng chí Hiệu trưởng về Ban giám Từ bổ sung việc mua thêm đồ dùng và đồ chơi phù hiệu và giáo tháng đồ dùng hợp với các chủ đề, đặc biệt là những đồ viên 12 đến đồ chơi dùng hỗ trợ trong việc phát triển kỹ năng tháng theo chủ tự phục vụ cho trẻ. 2 đề Phát động - Phát động hội thi làm đồ dùng đồ chơi Ban giám 6 hội thi sáng tạo từ những nguyên vật liệu mở đến hiệu và công “Làm đồ tất cả giáo viên trong trường. đoàn dùng đồ chơi sáng -Tham gia triển lãm đồ dùng đồ chơi sáng Ban giám tạo” tạo. hiệu, Tổ -Triển lãm chuyên môn, đồ dùng GV đồ chơi sáng tạo Đánh giá Đánh giá, xem xét cũng như đúc rút ra Ban giám hiệu quả những kinh nghiệm đã được áp dụng và hiệu Tổ Tháng của quá thực hiện trong quá trình xây dựng môi chuyên môn 3 đến trình xây trường học tập cho trẻ. và giáo viên. tháng dựng môi 5 trường học tập cho trẻ trong năm học. Giải pháp 3: Bồi dưỡng cho giáo viên về kỹ năng xây dựng môi trường học tập cho trẻ. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ của nhà trường thì nhân tố mang lại thành công chính là giáo viên. Cũng bởi vậy nên tôi luôn đặt việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên lên hàng đầu thông qua các hình thức cụ thể như: - Bồi dưỡng cho giáo viên về lý thuyết: Việc giáo viên cần nắm vững kiến thức về lý thuyết trong việc xây dựng môi trường học tập là vô cùng thiết yếu, vậy nên để làm được điều tôi đã tích cực nghiên cứu và sưu tầm những tài liệu có liên quan đến việc xây dựng môi trường giáo dục trẻ chuyển tới cho giáo viên học tập, nghiên cứu. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng thông qua những đợt tập huấn của Phòng giáo dục, và thông qua các buổi sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn và không thể thiếu là các chuyên đề hàng tháng, chủ yếu tập trung vào những nội dung và bám sát vào tình hình thực tế của nhà trường để thực hiện Chuyên đề "Tạo hình và Xây dựng Môi trường Học tập thân thiện cho trẻ": Việc xây dựng môi trường học tập phù hợp 7 với khả năng tạo hình của giáo viên là vô cùng quan trọng. Giáo viên cần hiểu rõ các khía cạnh quan trọng của hoạt động tạo hình mới, từ đó tận dụng kiến thức về tạo hình trong việc xây dựng môi trường học tập cho trẻ. Điều này bao gồm khả năng sử dụng các sản phẩm mà trẻ tự tạo ra trong việc trang trí, cũng như tạo ra các góc mở phù hợp với từng chủ đề, nhằm tạo ra một môi trường học tập mang lại hiệu quả cao nhất cho trẻ. - Tổ chức thực hành: + Xây dựng lớp điểm: Năm học 2023-2024 ban giám hiệu nhà trường đã phân lớp sắp xếp cho 2 giáo viên cốt cán của trường chủ nhiệm 1 lớp mẫu giáo và 1 nhóm trẻ làm lớp điểm trong việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Sau đó chỉ đạo lớp điểm thực hiện trước trong thời gian cuối tháng 9, Ban giám hiệu kiểm tra góp ý kiến bổ sung và bố trí sắp xếp thời gian cho toàn thể giáo viên trong trường đến dự. Sau mỗi đợt kiến tập, chúng tôi luôn tổ chức các buổi trao đổi và rút ra những kinh nghiệm quý báu, giúp giáo viên hiểu rõ hơn về các thay đổi trong việc trang trí lớp, bố trí các góc học tập, cũng như cách tạo ra các góc mở mới và tận dụng các sản phẩm do trẻ tự tạo vào việc trang trí góc. Những nỗ lực này giúp tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ thể hiện tính tích cực và khả năng độc lập trong khi tham gia các hoạt động học tập. + Chỉ đạo xây dựng các góc hoạt động trong nhóm lớp. Sau khi đã được kiến tập và được trang bị và bổ sung đồ dùng trang thiết bị cho các nhóm lớp, tôi chỉ đạo cho giáo viên thực hiện tạo môi trường trong lớp mình với các yêu cầu đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn và phù hợp với từng lứa tuổi. Mặt khác các cô giáo phải tạo môi trường đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ, có tính mở, tạo hứng thú kích thích trẻ hoạt động. Vì vậy phải sắp xếp các góc trong lớp phù hợp như: Góc tĩnh xa góc động Góc phân vai xa góc học tập, góc sách. Sự sắp xếp góc xây dựng và góc phân vai kề nhau giúp tạo ra một sự liên kết giữa các nhóm chơi ở hai góc. Đồng thời, việc đặt góc xây dựng ở vị trí tránh nơi đi lại nhiều cũng giúp tạo ra một không gian an toàn và tách biệt cho trẻ khi tham gia hoạt động. Tận dụng triệt để khoảng hiên ngoài lớp làm góc thiên nhiên cho trẻ hoạt động thoải mái, giúp giảm tiếng ồn cho các góc khác. Tạo ranh giới giữa các góc hoạt động bằng cách tận dụng các giá góc và tạo khoảng rộng phù hợp, đảm bảo 8 an toàn và thuận tiện cho trẻ vận động. Đồng thời, giữ cho các góc không che tầm nhìn của trẻ và thuận tiện cho giáo viên quan sát. Một số góc có thể cố định, trong khi một số khác có thể thay đổi để phù hợp với các chủ đề và kích thích sự tò mò của trẻ. Quan trọng là phải tôn trọng và khuyến khích tính sáng tạo của trẻ, trong đó hoạt động trong các góc là tự do và cô giáo chỉ đóng vai trò hướng dẫn và gợi mở cho trẻ. - Đồ dùng đồ chơi các góc ở các nhóm lớp: Các đồ dùng và đồ chơi trong các góc cần phải đa dạng, có tính mở, và luôn được bổ sung, thay đổi và đổi mới để tạo ra sự hấp dẫn cho trẻ. Điều này giúp kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động tích cực. Ví dụ: Sau khi trẻ đã tham gia vào trò chơi “Cửa hàng hàng thực phẩm” và trải nghiệm với các loại rau, củ, quả và thực phẩm, cô giáo có thể chuyển sang trò chơi “gia đình” trong đó trẻ có thể thực hiện các vai trò trong một gia đình, như làm cha mẹ, anh chị em, hoặc thú cưng. Để tạo sự tò mò và ham khám phá cho trẻ, cô giáo cần lên kế hoạch bổ sung thêm đồ chơi trong các góc theo từng chủ đề. Việc này sẽ kích thích trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động, giao tiếp với nhau và thực hiện các vai trò của mình một cách tốt nhất. Đồng thời, giáo viên cần tận dụng ưu thế của mỗi góc chơi để hỗ trợ trẻ tham gia một cách hiệu quả nhất. Ngoài việc bổ sung làm đồ dùng đồ chơi thì việc vệ sinh cọ rửa đồ dùng đồ chơi sạch sẽ cũng rất quan trọng. Hàng tháng tôi chỉ đạo giáo viên thực hiện vệ sinh giá góc, đồ dùng đồ chơi không có bụi bám bẩn đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ trong khi chơi được giáo viên thực hiện rất tốt. - Bồi dưỡng giáo viên cách trang trí lớp theo chủ đề: Trang trí lớp theo các chủ đề mới lạ để qua đó gây tính tò mò và tính hứng thú trong khám phá của trẻ. Việc làm này đã được nhà trường chỉ đạo các nhóm lớp thực hiện thường xuyên, nhưng có một số giáo viên chỉ làm tích cực vào đầu năm học, những tháng sau đó chỉ bổ sung thêm một số hình ảnh cho có gọi là trang trí theo chủ đề. Để tránh tình trạng này thì ngay từ đầu năm học tôi đã tham mưu với đồng chí Hiệu trưởng mua sắm đầy đủ các đồ dùng, nguyên liệu cho giáo viên các nhóm lớp như: Kéo, sung bắn keo, giấy màu, xốp màu, Ngoài ra giáo viên tuyên truyền vận động tới các bậc phụ huynh trẻ sưu tầm ủng hộ thêm nguyên liệu để làm đồ dùng cho trẻ hoạt động. Ví dụ, với chủ đề "Động vật", cô giáo có thể phân thành các nhánh con 9 như sau: Nhánh 1: Các con vật sống trong gia đình. Nhánh 2: Các con vật sống dưới nước. Nhánh 3: Một số loại côn trùng. Nhánh 4: Các con vật sống trong rừng. Trong quá trình thực hiện mỗi chủ đề, cô giáo và trẻ có thể lần lượt trang trí hình ảnh của từng nhánh con theo thời gian (ví dụ, mỗi tuần một nhánh). Đồng thời, cô giáo cũng khuyến khích trẻ tham gia vào việc làm đồ dùng trang trí cho các góc hoạt động.: Trong Góc Học tập: Góc Toán: Cô giáo khuyến khích trẻ vẽ, cắt và dán các loại con vật theo số lượng yêu cầu trên các tranh, đồng thời ghi số tương ứng. Góc Khám phá: Cô giáo hướng dẫn trẻ về việc vẽ, cắt và sưu tầm các con vật có đặc điểm tương tự, sau đó dán chúng vào bộ sưu tập hoặc các mảng tường trống với các yêu cầu cụ thể. Đối với trẻ mẫu giáo, cô giáo có thể gợi ý để trang trí các hình con vật với số lượng sao cho có thể sử dụng làm trò chơi học tập trong môn Toán. Ví dụ: Hãy tìm xung quanh lớp nhóm con vật có số lượng ít hơn 5, nhóm gia súc, gia cầm..." "Tìm cho cô con vật gáy ò ó o; Tìm cho cô con vật có 2 chân..." - Hướng dẫn giáo viên trong việc xây dựng môi trường thiên nhiên ngoài lớp học: Bên cạnh việc tạo môi trường học tập trong lớp, việc tạo cảnh quan thiên nhiên bên ngoài lớp học cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ. Từ đầu năm học, tôi đã hướng dẫn giáo viên xây dựng môi trường thiên nhiên ngoài trời để tạo điều kiện cho trẻ khám phá và trải nghiệm một cách tự nhiên. Với khu vườn rau của trẻ, tôi yêu cầu giáo viên trồng các loại rau phù hợp với từng mùa như sau: mùa đông trồng bắp cải, xu hào, xà lách; mùa hè gieo rau đay, rau rền, mùng tơi; mùa thu gieo rau cải,... Mỗi luống rau được đặt biển chữ đầy đủ để khi trẻ được quan sát và khám phá, họ có thể nhận biết và làm quen với các chữ cái trong biển tên của các loại rau. Đối với khu vườn hoa của trẻ, ngoài các loại hoa mà nhà trường đã trồng, tôi yêu cầu giáo viên tận dụng những vỏ chai nhựa để sắp xếp hợp lý và trồng thêm một số loại hoa. Đồng thời, tôi cũng đề xuất vận động phụ huynh ủng hộ 10 việc trồng cây giống để tạo ra một môi trường với sự rực rỡ và sắc màu. Nhờ vào những nỗ lực này, môi trường xung quanh lớp học của trường tôi đã trở nên thêm phần xanh mát và sinh động, tạo ra không gian học tập trong lành và mát mẻ để cho trẻ hoạt động. Giải pháp 4: Ban giám hiệu tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đột xuất giúp giáo viên tích cực xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ. Để xây dựng kế hoạch và triển khai cho đội ngũ giáo viên có kiến thức để tạo một môi trường hoạt động cho trẻ đòi hỏi kết quả cao, việc đôn đốc và kiểm tra thường xuyên là cực kỳ quan trọng. Hàng ngày tôi thường đến các lớp để kiểm tra thực tế và trao đổi với giáo viên, từ đó nắm bắt được những điểm mà họ chưa thực hiện được. Tôi tìm ra nguyên nhân và tuyên truyền những kỹ năng mà giáo viên đã thực hiện tốt để động viên và nhân rộng. Điều này giúp tôi điều chỉnh và bồi dưỡng phù hợp với mức độ kiến thức và kỹ năng của từng giáo viên. Năm học 2023 - 2024 tôi lên kế hoạch kiểm tra cụ thể, kiểm tra đột xuất, kiểm tra có báo trước các hoạt động chăm sóc, giáo dục của giáo viên, yêu cầu giáo viên chấp hành nghiêm chỉnh, thay đổi cách thức và lựa chọn những hình ảnh phù hợp với từng góc chơi đối với mỗi chủ đề giáo dục khi trang trí không gian học tập cho trẻ. Ví dụ: Trong góc khám phá ở chủ đề “Giao thông” cô sưu tầm các bài tập cho trẻ hoạt động, cô phân chia từng mảng tường có các hình ảnh: ( ô tô, máy bay, tàu hỏa, khinh khí cầu, tàu thủy, ) yêu cầu trẻ tìm nơi hoạt động của các phương tiện cho phù hợp. Như với hình ảnh ô tô trẻ tìm nơi hoạt động là đường bộ. Hình ảnh tàu thủy trẻ tìm nơi hoạt động là đường thủy ( sông, biển...) Thực hiện việc thay đổi góc chơi theo từng ngày hoạt động và đa dạng các hình thức hoạt động ngay trong một góc chơi là một cách linh hoạt và sáng tạo. Ví dụ, trong góc nghệ thuật, các hoạt động như âm nhạc và tạo hình có thể được thay đổi linh hoạt như sau: Thứ 2: Tổ chức góc hoạt động tạo hình cho trẻ vẽ, nặn, xé dán. Thứ 3: Tổ chức góc hoạt động âm nhạc. Thứ 4: Tổ chức hoạt động làm đồ dùng từ nguyên vật liệu phế thải và trang trí bưu thiếp. Qua quá trình kiểm tra và nhắc nhở về tạo môi trường hoạt động cho trẻ trong và ngoài lớp, giáo viên ở trường tôi đã thể hiện nhiều sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động, giúp tạo ra một môi trường học tập đa dạng và phong
File đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_tao_moi_truong_hoat_dong_trong.doc