Thiết kế bài soạn lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Trần Thị Ngọc Châu

I. MỤC ĐÍCH -YÊU CẦU

1.Kiến thức

- Trẻ nắm được cách chơi

- Biết thoả thuận vai chơi

2.Kỹ năng

- Rèn kỹ năng cho trẻ khi chơi, trẻ diễn tả lại các công việc của từng vai chơi

- Rèn cho trẻ về khả năng giao tiếp và mối quan hệ giữa các nhóm chơi với nhau ,từ đó giúp cho những trẻ còn nhút nhát sẽ mạnh dạn hơn.

3.Thái độ

- Thông qua chủ đề chơi, vai chơi , góc chơi, giáo dục trẻ biết đoàn kết,chia sẻ, giúp đỡ nhau khi chơi và chơi xong biết thu dọn đồ chơi đúng nơi quy định.

II/ CHUẨN BỊ

1/ Góc xây dựng: xây nhà của bé

- Cây xanh, hình người, thùng rác, hoa, cỏ, vật liệu xây nhà .bằng nguyên vật liệu

2/ Góc phân vai: triễn lãm tranh về chủ đề gia đình

- Một số hình ảnh về chủ đề gia đình

3/ Góc nghệ thuật: tô màu, vẽ tranh về gia đình

- Bút màu , giấy màu, giấy lót, tranh ảnh cho trẻ tô.

4 /Góc học tập ,sách ,truyện : xem tranh ảnh về chủ đề, làm sách về chủ đề

- Tranh ảnh về chủ đề gia đình

 

docx28 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 812 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế bài soạn lớp Lá - Chủ đề: Gia đình - Trần Thị Ngọc Châu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC LỄ GIÁO
-Trẻ ngoan ngoãn, vâng lời người lớn
-Trẻ biết chào hỏi khi khách đến lớp
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
I. MỤC ĐÍCH -YÊU CẦU 
1.Kiến thức 
- Trẻ nắm được cách chơi 
- Biết thoả thuận vai chơi
2.Kỹ năng
- Rèn kỹ năng cho trẻ khi chơi, trẻ diễn tả lại các công việc của từng vai chơi
- Rèn cho trẻ về khả năng giao tiếp và mối quan hệ giữa các nhóm chơi với nhau ,từ đó giúp cho những trẻ còn nhút nhát sẽ mạnh dạn hơn.
3.Thái độ
- Thông qua chủ đề chơi, vai chơi , góc chơi, giáo dục trẻ biết đoàn kết,chia sẻ, giúp đỡ nhau khi chơi và chơi xong biết thu dọn đồ chơi đúng nơi quy định.
II/ CHUẨN BỊ
1/ Góc xây dựng: xây nhà của bé
- Cây xanh, hình người, thùng rác, hoa, cỏ, vật liệu xây nhà ..bằng nguyên vật liệu 
2/ Góc phân vai: triễn lãm tranh về chủ đề gia đình 
- Một số hình ảnh về chủ đề gia đình
3/ Góc nghệ thuật: tô màu, vẽ tranh về gia đình
- Bút màu , giấy màu, giấy lót, tranh ảnh cho trẻ tô..
4 /Góc học tập ,sách ,truyện : xem tranh ảnh về chủ đề, làm sách về chủ đề
- Tranh ảnh về chủ đề gia đình
5/ Góc âm nhạc: hát về các bài hát theo chủ đề
- Các dụng cụ âm nhạc: trống lắc, xắc xô, gáo dừa, đàn
6/ Góc thiên nhiên: chăm sóc cây xanh
III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động 1: thoả thuận chơi
- Cô tập trung trẻ lại ,giới thiệu các góc chơi và nêu 3 tiêu chuẩn khi chơi
- Cô gợi ý trẻ để trẻ nhớ lại chủ đề chơi
- Gợi hỏi trẻ để trẻ để trẻ nói lên ý định thích chơi ở góc nào
- Cô giúp trẻ phân vai chơi và hướng dẫn trẻ các góc chơi theo chủ đề
- Nhắc nhở trẻ giúp bạn khi chơi, biết liên kết nhóm chơi và khi chơi xong biết thu dọn đồ chơi đúng nơi quy định
- Sau đó ttrẻ ổn định về các góc chơi 
* Góc xây dựng : xây vườn hoa
- Cô trò chuyện cùng trẻ 
 Ở góc xây dựng , chú công nhân sẽ xây gì ?( xây nhà của bé)
 Muốn xây được xây nhà thì mình cần những vật liệu gì ?( các nguyên vật liệu, vật liệu thiên nhiên : sỏi, đá.)
 Cô gợi ý cho trẻ xây hàng rào, phân chia các khu vực của ngôi nhà
 Cô nhắc nhở trẻ liên kết nhóm chơi 
*Góc phân vai : triễn lãm tranh về chủ đề gia đình 
 - Cô đến góc chơi gợi ý trẻ 
 Gíup trẻ gọi đúng tên của ngôi nhà
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ “ nhà cao tầng”, “nhà sàn”
*Góc nghệ thuật : tô màu, vẽ, nặn ,cắt ,xé, dán về chủ đề
- Cô gợi ý tưởng cho trẻ
 Hôm nay góc nghệ thuật mình chơi gì nào ?
 Gíup trẻ gọi tên sản phẩm mà trẻ vừa thực hiện
* Góc học tập , sách truyện : làm sách về chủ đề gia đình
- Cô gợi ý tưởng cho trẻ
 Cô nhắc nhở trẻ phải lật sách nhẹ nhàng, không làm sách bẩn 
*Góc âm nhạc : hát các bài hát về chủ đề
- Cô hướng dẫn trẻ biểu diễn chương trình văn nghệ
 Dạy trẻ hát đúng nhịp và diễn cảm theo giai điệu bài hát
* Góc thiên nhiên : cho trẻ chăm sóc cây xanh
Hoạt động 2: Tổ chức cho trẻ chơi 
- Cô bao quát các góc chơi , giúp đỡ , nhắc nhỏ trẻ khi chơi 
- Gíup trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp,liên kết nhóm chơi, hoạt động theo nhóm
- Gíup trẻ biết sử dụng màu sắc, phối màu,cách cầm bút, tư thế ngồi, thực hiện các phương pháp nặn :lăn dài, ấn dẹp, lăn tròn đất dể tạo ra sản phẩm đẹp
- Gíup trẻ gọi tên được các sản phẩm do mình làm ra
- Trẻ yêu thích cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở mọi lúc mọi nơi
Hoạt động 3: Nhận xét
- Cô tập trung trẻ lại từng góc và lần lượt nhận xét ở góc xây dựng, tạo hình , phân vai, học tập, âm nhạc, thiên nhiên.
- Cô nhận xét chung : nêu sự tiến bộ của từng cá nhân, nhóm chơi, khen ngợi trẻ..
- Động viên trẻ yếu, còn nhút nhát, thụ động
Thứ hai, ngàythángnăm
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
TRÒ CHUYỆN VỀ GIA ĐÌNH BÉ
I. Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức
- Trẻ biết được của các thành viên trong gia đình (ông bà nội ngoại, bố mẹ, anh chị).biết mối quan hệ giữu các thành viên trong gia đình.
- Trẻ biết được trong gia đình có 1-2 con là gia đình ít con, từ 3 con trở lên là gia đình đông con, gia đình nhiều thế hệ , biết số lượng các thành viên trong gia đình.
2.Kỹ năng
- Qua tiết học nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, trẻ nói hết câu đúng từ, không nói ngọng.
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định. 
3.Thái độ
- Giáo dục trẻ nề nếp học tập, biết yêu thương kính trọng mọi người trong gia đình.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh vẽ về gia đình, một số đồ dùng trong gia đình.
 - Bà hát: Cả nhà thương nhau
III.Cách tiến hành
Ổn định: Hát bài cả nhà thương nhau
- Cô và trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau” sau đó hỏi trẻ.
-Các con vừa hát bài hát gì? - Bài hát nói về gì.?
=> Mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình. Gia đình là nơi có những người thân yêu cùng chung sống, mọi người trong gia đình luân yêu thương , quan tâm và chăm sóc lẫn nhau vậy giờ học hôm nay cô và các con cùng trò truyện về gia đình mình nhé. 
HĐ1: Trò chuyện về gia đình bé. 
- Các con có muốn nghe cô kể về gia đình cô không?
- Cô kể về gia đình: Gia đình cô có 3 người đó là cô, chồng cô và con trai cô. Cô làm nghề giáo viên, chồng cô làm nghề bộ đội, con trai còn nhỏ đang học lớp nhà trẻ, sở thích của gia đình cô là đi chơi công viên vào những ngày nghỉ cuối tuần.
- Cho 1 số trẻ kể về gia đình mình ( gia đình có những ai? công việc của từng người)
-Trong gia đình con có những ai?
- Bố ,me con làm nghề gì?
- Gia đình con có mấy người?
- Ở nhà con giúp mẹ những công việc gì?
- Vào những ngày nghỉ gia đình con thường đi chơi ở đâu?
=>Gia đình là nơi các thành viên trong gia đình cùng chung sống với nhau, yêu thương quan tâm và chăm sóc lẫn nhau . Có những gia đình không sống chung với ông bà nhưng có gia đình sống chung cùng ông bà như gia đình bạn Linh, bạn Thành..
- Cô đố các con biết Ông bà nội là người sinh ra ai?
- Ông bà ngoai là người sinh ra ai?
=> Mỗi chúng ta ai cũng có 2 ông bà đó là ông bà ngoại và ông bà nội. ông bà nội là người sinh ra bố còn ông bà ngoại là người sinh ra mẹ.
- Cô còn có rất nhiều những hình ảnh về gia đình nữa cô và các con cùng quan sát nhé .
HĐ2: Quan sát và thảo luận tranh:
*Tranh 1: Gia đình 1 con
-Các con có nhận xét gì về gia đình này?
- Gia đình này có mấy người?
=> Cô củng cố lại câu trả lời của trẻ.
* Tranh 2 : Gia đình có 3 con
- Cô cho trẻ xem hình ảnh gia đình?
-Các con có nhận xét gì về gia đình?
- Gia đình này có mấy người?
- Các con suy nghĩ xem gia đình này thuộc gia đình đông con hay gia đình ít con?
* Tranh 3: Gia đình có 2 con
-Các con có nhận xét gì về gia đình này?
- Gia đình này có mấy con?
- Gia đình này thuộc gia đình đông con hay gia đình ít con?
* Tranh 4: Gia đình nhiều thế hệ.
-Các con có nhận xét gì về gia đình này?
- Gia đình này có bao nhiêu người? ( Cô cho trẻ đếm)
- Các con biết không có gia đình có 1 con , gia đình có 2 con, gia đình có nhiều con và có gia đình thi sống chung cùng ông bà , có gia đình sống chung với ông bà. Vì vậy mà người ta chia ra các loại gia đình : Gia đình đông con , gia đình ít con và gia đình nhiều thế hệ .
+ Những gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con gọi là gia đình ít con, gia đình này có cuộc sống khá hơn đỡ vất vả hơn.
+ Gia đình có từ 3 con trở lên gọi là gia đình đông con, cuộ sống sẽ vất vả hơn và khó khăn hơn.
+ Gia đình sống chung với ông bà gọi là gia dình nhiều thế hệ hay còn gọi là gia đình lớn, còn gia đình không sống chung cùng ông bà gọi là gia đình nhỏ.
- Cô cho trẻ xem các hình ảnh về gia đình đông con và gia đình ít con, gia đình nhiều thế hệ
=>Giáo dục: Cho dù mỗi gia đình có số lượng thành viên khác nhau, nhưng mọi người trong gia đình đều thương yêu chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau biết kính trọng yêu thương ông bà cha mẹ , các con chăm ngoan học giỏi.
* So sánh gia đình đông con và gia đình ít con
- Giống nhau: Cố bố mẹ và con
- Khác nhau: Gia đình có ít con và gia đình có đông con
HĐ3 Trò chơi ''Về đúng nhà''
-Cô giới thiệu trò chơi: 
- Cách chơi:Cô phát cho các con mỗi bạn một hình vuông hoặc hình tam giác, và cô có ngôi nhà gia đình đông con , gia đình ít con., gia đình nhiều thê hệ (tương ứng với các hình). Các con vừa di vừa hát khi có hiệu lệnh tìm nhà thì những bạn có hình vuông sẽ về nhà có đông con (hình vuông) , những bạn có hình tam giác tìm về nhà ít con (hình tam giác), những bạn có hình chữ nhật về nhà nhiều thế hệ (hình chữ nhật).
- Luật chơi: bạn nào vè nhầm nhà phải nhảy lò cò tìm về đúng nhà của mình.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2- 3 lần. -Cô kiểm tra kết quả của trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHƠI
- Góc xây dựng: Xây vườn hoa
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây.
VỆ SINH- TRẢ TRẺ
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ ba, ngàythángnăm
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
DẠY HÁT “CHÁU YÊU BÀ”
VẬN ĐỘNG : VỖ TAY THEO NHỊP
NGHE HÁT “CHO CON”
I. Mục đích yêu cầu
1.Kiến thức
-Trẻ thuộc bài hát, hát đúng giai điệu bài hát, nhớ tên bài hát.
-Trẻ hứng thú nghe cô hát, biết hưởng ứng cùng cô
2.Kỹ năng
Rèn kỹ năng hát đúng nhạc và rõ lời, vỗ tay theo nhịp
Trẻ tập trung nghe cô hát nghe trọn vẹn bài hát, cảm nhận được giai điệu bài hát
3.Thái độ
 Trẻ hứng thú học.
 Giáo dục trẻ yêu quý nghe lời người lớn
II. Chuẩn bị: Nhạc, xắc xô
III.Cách tiến hành
HĐ1:ổn định tổ chức – gây hứng thú: Trò chuyện dẫn dắt vào bài hát, giới thiệu tên bài hát, tên tác giả cho trẻ nghe.
HĐ2:Bài mới
1.Cô hát mẫu:
Cô hát mẫu lần 1 cho trẻ nghe (cô hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả)
(Cô phân tích câu hát khó cho trẻ nghe)
Cô hát mẫu lần 2 cho trẻ nghe (cô giới thiệu nội dung- giai điệu bài hát)
2. Dạy trẻ hát:
Cô cho cả lớp hát cùng cô 2-3 lần
Cô cho tổ, nhóm hát cùng cô
Cô cho cá nhân hát (cô chú ý sửa sai)
Cô cho cả lớp hát cùng lại bài hát. 
Cô hỏi trẻ tên bài- tên tác giả- 
Để bài hát hay hơn cô cháu mình cùng vỗ tay theo nhịp bài hát, cô phân tích 
Cô cho trẻ lấy nhạc cụ âm nhạc và tổ chức cho trẻ vỗ tay theo nhịp bài hát 
3. Nghe hát “Cho con”
Cô hát cho trẻ nghe lần 1(giới thiệu tên bài hát- tên tác giả)
Cô hát cho trẻ nghe lần 2( Kết hợp minh họa)
Cô giới hiệu nội dung- giai điệu bài hát cho trẻ nghe
Cô cho trẻ hát lại bài hát “Cháu yêu bà” cô nhận xét động viên trẻ 
HOẠT ĐỘNG CHƠI
- Góc xây dựng: Xây vườn hoa
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây.
VỆ SINH- TRẢ TRẺ
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ tư, ngàythángnăm
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
BÀI THƠ: THĂM NHÀ BÀ
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ  “Thăm nhà bà” và tên tác giả “Như Mạo” 
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ: Bạn nhỏ đến thăm bà nhưng bà đi vắng, bạn nhỏ thấy đàn gà đáng yêu đang chơi ngoài nắng, bạn đứng ngắm, cho gà ăn thóc rồi lùa đàn gà vào chỗ mát.
2. Kĩ năng: 
- Trẻ đọc diễn cảm bài thơ và thể hiện được tình cảm khi đọc thơ.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ, rèn trẻ kỹ năng trẻ nói đủ câu, đủ ý.
- Trẻ trả lời đúng các câu hỏi của cô theo nội dung của bài thơ
- Phát triển khả năng quan sát, ghi nhớ chủ định của trẻ, phát triển khả năng cảm thụ thơ cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ 
- Giáo dục : Qua bài thơ trẻ biết yêu quí vâng lời ông bà cha mẹ , biết yêu thích và có ý thức chăm sóc vật nuôi trong gia đình 
II. CHUẨN BỊ:
Đĩa nhạc bài ‘Đàn gà trong sân’
cây xanh , đàn gà con, gà mẹ , em búp bê, nhà, que chỉ 
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
HĐ1: Ổn định tổ chức
* Cô cho trẻ hát bài: cháu yêu bà
- Các con vừa hát bài gì?
- Chúng mình có yêu bà không?
À đúng rồi cô thấy bạn nào cũng yêu bà của mình, yêu bà các con ngoan ngoãn nghe lời bà nhé.
HĐ2: Nội dung chính
1.Đọc thơ
* Các con nhớ bài thơ nào cũng nói về bà không? 
- §óng råi bài thơ “thăm nhà bà” của nhà thơ: Như Mạo
Hôm nay cô sẽ dạy chúng mình đọc diễn cảm bài thơ này nhé.
- Bây giờ chúng mình lắng nghe cô đọc bài thơ “Thăm nhà bà” 
- Cô đọc diễn cảm kết hợp với tranh (Đọc trên nền nhạc)
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
Bài thơ “Thăm nhà bà” của nhà thơ nào?
Cô khái quát: Bài thơ “Thăm nhà bà” ” của nhà thơ: Như Mạo kể về một bạn nhỏ được về thăm nhà bà ở nông thôn
Cô đọc diễn cảm lần 2 với mô hình
2.Đàm thoại trẻ hiểu nội dung bài thơ
+ Bạn nhỏ đến thăm bà, bạn có gặp bà không? Bạn đã thấy điều gì?
+ Câu thơ nào đã thể hiện điều đó?
- Cô trích dẫn: Đến thăm chơi ngoài nắng
+ Khi thấy đàn gà chơi ngoài nắng bạn nhỏ goi như thế nào?
 + Chúng mình cùng gọi gà nào?
- Khi bạn nhỏ gọi chúng mình thấy gà con chạy như thế nào?
+ Trích dẫn : chúng lật đật chạy nhanh nhanh. Xúm vòng ......chiếp chiếp 
- Đàn gà con kêu thế nào không ?
- Các con giả tiếng gà con kêu nào ! nghe thật đáng yêu thật giống chú gà con 
- Chú gà con đang mải miết nhăt gì ?
- Bạn nhỏ giúp bà lùa đàn gà vào đâu! 
+ Trích dẫn : Gà mải miết nhặt thóc vàng 
 Cháu nhẹ nhàng .....vào mát 
* Giáo dục trẻ:
Các con thấy bạn nhỏ trong bài thơ có ngoan không ? 
Đúng rồi trong bài thơ nói về bạn nhỏ rất là ngoan biết giúp đỡ bà của mình đấy
- Ở nhà các con làm việc gì giúp ông bà, bố mẹ?
- Lần 3 : Cô đọc thơ cho trẻ nghe trên nền nhạc
3.Dạy trẻ đọc diễn cảm bài thơ
Cô dạy cả lớp đọc diễn cảm thơ 
( Trong quá trinh trẻ đọc cô nhắc trẻ nhấn mạnh lên giọng các từ : vắng, ngoài nắng, đứng ngắm, Đàn, bập, bập, lật đật.chiếp chiếp, thóc vang, vào mát)
- Cho trẻ đọc thi đua theo tổ.
Cô mời tổ 1(2,3) lên đọc thơ
- Bạn nào có nhận xét gì về tổ 1 đọc thơ
- Cho Trẻ đọc nối tiếp theo hiệu lệnh của cô
- Nhóm bạn nam đọc. Nhóm bạn nữ đọc
- Cá nhân trẻ đọc.
- Động viên khuyến khích trẻ kịp thời.
- Cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần
Củng cố: Hỏi lại trẻ tên bài thơ
- Hôm nay cô dạy các con bài thơ gì?
- cho cả lớp đọc lại 1 lần
*Kết thúc
- cho trẻ chơi trò chơi “Thi cắm hoa”: Cô chia trẻ làm 2 nhóm sau đó cho trẻ thi đua nhau cắm trong vòng 1 bản nhạc
- Nhận xét sau chơi.
HOẠT ĐỘNG CHƠI
- Góc sách: Bé biết lật sách, xem tranh.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây.
VỆ SINH- TRẢ TRẺ
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ năm, ngàytháng.năm
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
LĂN BÓNG BẰNG HAI TAY
I.Mục đích và yêu cầu.
1.Kiến thức
- Trẻ biết lăn bóng bằng hai tay và đi theo bóng
2.Kỹ năng
- Dạy trẻ kỷ năng lăn bóng bằng hai tay và đi theo bóng. Khi lăng bóng trẻ biết khom người gối hơi khuỵu, hai bàn tay xoè rộng để lăn bóng về phía trước. Đồng thời di chuyển theo bóng và lăn bóng đi tiếp
- Phát triển  khả năng định hướng trong không gian và sự khéo léo nhịp nhàng của trẻ
3.Thái độ
- Trẻ biết thực hiện lần lượt và đứng về hàng sau khi chuyền bóng cho bạn
II. Chuẩn bị.
- 5 quả bóng
- 4-5 cờ nhỏ làm đích
- Băng nhạc trống lắc
III.Cách tiến hành
HĐ1. Khởi động 
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp đi các kiểu: đi kiểng chân-> đi thường-> đi gót chân-> đi thường-> đi khom lưng-> đi dậm chân-> chạy chậm-> chạy nhanh-> nhanh hơn-> chạy chậm-> về đội hình dọc-> hàng ngang tập hợp BTPTC. 
HĐ2. Trọng động.
1. Bài tập phát triển chung
* Động tác tay : đưa tay ra phía trước gập trước ngực
* Động tác chân: ngồi khuỵu gối hai tay đưa cao lên trước
* Động tác bụng : đứng quay người sang hai bên
* Động tác bật : bật về phía trước , bật hai chân về phía trước sau đó quay ra sau bật về chỗ cũ
2. Vận động cơ bản
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con vận động mới đó là "lăn bóng bằng hai tay và đi theo bóng"( trẻ nhắc lại tên vận động)
- Để thực hiện đúng vận động các con chú ý xem cô làm trước 
- Cô làm mẫu:
 + Lần 1: không giải thích.
 + Lần 2: vừa làm vừa giải thích.
TTCB: Cô cầm bóng đặt dưới đất, hai tay xoè rộng, các ngón tay bao quanh quả bóng, thân người cúi khom, đầu gối hơi khuỵu 
- Khi có hiệu lệnh cô dùng ngón tay lăn bóng đẩy bóng về phía trước di chuyển bóng theo đường thẳng. Khi lăn tới đích cô chạy về đưa bóng cho bạn ở đầu hàng rồi cô về cuối hàng 
- Mời 2-3 trẻ khá lên thực hiện
- Cô bao quát sửa sai cho trẻ
* Trẻ thực hành:
- Mỗi trẻ thực hiện 2-3 lần 
- Cô chú ý nhắc trẻ lăn sát tay không ngồi xồm lăn bóng 
- Cô bao quát sửa sai động viên trẻ
3. Trò chơi vận động.
- Cô sẽ cho các con chơi trò chơi ném bóng vào rổ xem ai nhanh nhất
- Cô giải thích cách chơi: Cầm bóng đứng trước vạch mức khi nghe hiệu lệnh cầm bóng chạy lên bỏ vào rổ xong chạy về đập vào tay bạn, bạn đó sẽ chạy lên lấy bóng cầm về đưa cho bạn tiếp theo, cứ như vậy cho đến người cuối cùng, đội nào nhanh nhất sẽ thắng. Các con nhớ trong lúc cầm bóng không để bóng rơi
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
HĐ3. Hồi tỉnh
- Cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng thả lỏng tay chân.
* Kết thúc: nhận xét và tuyên dương  
HOẠT ĐỘNG CHƠI
- Góc phân vai : Gia đình nấu ăn, siêu thị nhí
- Góc xây dựng: Xây nhà của bé
VỆ SINH- TRẢ TRẺ
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ sáu, ngàythángnăm
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
TÔ MÀU CHÂN DUNG MẸ
I. Mục đích:
1.Kiến thức:
-Trẻ biết cách cầm bút và chọn màu tô phù hợp với nội dung tranh
2.Kỹ năng:
-Rèn kỹ năng cầm bút, di màu
3.Thái độ: 
-Trẻ hứng thú học.
- Giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ chất
II. Chuẩn bị: 
Tranh mẫu vẽ chân dung mẹ đã tô màu
Tranh vẽ về chân dung mẹ chưa tô màu cho cô và trẻ 
Bút sáp màu đủ cho cô và trẻ 
III.Cách tiến hành
*Ổn định tổ chức- giao nhiệm vụ: Cô cùng trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau” trò chuyện dẫn dắt giới thiệu bài mới cho trẻ.
*Bài mới:
1: Quan sát nhận xét mẫu:
- Cô đưa ra bức tranh vẽ về chân dung mẹ đã tô màu cho trẻ quan sát nhận xét: Các con có nhận xét gì về nội dung trong tranh (Cô gọi hỏi tranh vẽ về ai? Tóc của mẹ được tô bằng màu gì? áo tô mảu gì?cô tô màu như thế nào?)
=) Cô nhấn mạnh: Đây là tranh vẽ về chân dung mẹ ,tóc của mẹ được tô bằng màu đen. Áo tô mảu xanh. Cô di màu thật mịn, không để chệch màu ra ngoài hình vẽ.Các con thấy bức tranh cô tô có đẹp không? Các con có muốn tô được bức tranh chân dung mẹ thật đẹp như vậy. Các con hãy chú ý quan sát cô tô mẫu nhé!
2. Cô tô mẫu -kết hợp phân tích
(Cô hỏi trẻ lại cách tô)
3.Trẻ tô tranh:
Cô nhắc nhở trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút
Cô bao quát giúp đỡ trẻ khi cần thiết
4. Nhận xét sản phẩm:
Trẻ giơ sản phẩm tại chỗ
Cô cho 3-4 trẻ nhận xét: con thích bài của ai? Vì sao con thích?
Cô nhận xét động viên khuyến khích trẻ.
Cô hỏi lại trẻ tên bài – cô trốt kiến thức
* Kết thúc tiết học: cô cho trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau” chuyển hoạt động
HOẠT ĐỘNG CHƠI
- Góc phân vai : Gia đình nấu ăn, siêu thị nhí
- Góc xây dựng: Xây nhà của bé
- Góc nghệ thuật : tô màu tranh gia đình, nặn bánh, nặn vòng
- Góc sách: Bé biết lật sách, xem tranh.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây.
VỆ SINH- TRẢ TRẺ
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CUỐI TUẦN
GIÁO DỤC LỄ GIÁO
-Trẻ biết chào cô, chào ba mẹ khi đến lớp
-Trẻ biết dạ thưa với người lớn
-Trẻ biết xưng hô với bạn bè, không nói mày – tao với bạn 
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
I. MỤC ĐÍCH -YÊU CẦU 
1.Kiến thức 
- Trẻ nắm được cách chơi 
- Biết thoả thuận vai chơi
2.Kỹ năng
- Rèn kỹ năng cho trẻ khi chơi, trẻ diễn tả lại các công việc của từng vai chơi
- Rèn cho trẻ về khả năng giao tiếp và mối quan hệ giữa các nhóm chơi với nhau ,từ đó giúp cho những trẻ còn nhút nhát sẽ mạnh dạn hơn.
3.Thái độ
- Thông qua chủ đề chơi, vai chơi , góc chơi, giáo dục trẻ biết đoàn kết,chia sẻ, giúp đỡ nhau khi chơi và chơi xong biết thu dọn đồ chơi đúng nơi quy định.
II/ CHUẨN BỊ
1/ Góc xây dựng: xây nhà của bé
- Cây xanh, hình người, thùng rác, hoa, cỏ, vật liệu xây nhà ..bằng nguyên vật liệu 
2/ Góc phân vai: triễn lãm tranh về chủ đề gia đình 
- Một số hình ảnh về chủ đề gia đình
3/ Góc nghệ thuật: tô màu, vẽ tranh về gia đình
- Bút màu , giấy màu, giấy lót, tranh ảnh cho trẻ tô..
4 /Góc học tập ,sách ,truyện : xem tranh ảnh về chủ đề, làm sách về chủ đề
- Tranh ảnh về chủ đề gia đình
5/ Góc âm nhạc: hát về các bài hát theo chủ đề
- Các dụng cụ âm nhạc: trống lắc, xắc xô, gáo dừa, đàn
6/ Góc thiên nhiên: chăm sóc cây xanh
III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động 1: thoả thuận chơi
- Cô tập trung trẻ lại ,giới thiệu các góc chơi và nêu 3 tiêu chuẩn khi chơi
- Cô gợi ý trẻ để trẻ nhớ lại chủ đề chơi
- Gợi hỏi trẻ để trẻ để trẻ nói lên ý định thích chơi ở góc nào
- Cô giúp trẻ phân vai chơi và hướng dẫn trẻ các góc chơi theo chủ đề
- Nhắc nhở trẻ giúp bạn khi chơi, biết liên kết nhóm chơi và khi chơi xong biết thu dọn đồ chơi đúng nơi quy định
- Sau đó ttrẻ ổn định về các góc chơi 
* Góc xây dựng : xây vườn hoa
- Cô trò chuyện cùng trẻ 
 Ở góc xây dựng , chú công nhân sẽ xây gì ?( xây nhà của bé)
 Muốn xây được xây nhà thì mình cần những vật liệu gì ?( các nguyên vật liệu, vật liệu thiên nhiên : sỏi, đá.)

File đính kèm:

  • docxchu_de_gia_dinh.docx
Giáo Án Liên Quan