Thiết kế giáo án lớp Lá - Đề tài: Lăn bóng theo đường dích dắc vượt qua chướng ngại vật – Bật chụm chân liên tục vào vòng

I. Kết quả mong đợi

1.Kiến thức :

- Trẻ biết lăn bóng bằng hai tay,tay không rời bóng và không chạm vào chướng ngại vật.

- Trẻ biết cách bật chụm chân liên tục vào vòng, tiếp đất bằng mũi bàn chân, giữ thăng bằng khi tiếp đất.

2.Kĩ năng :

- Rèn kỹ năng lăn bóng và rỹ năng bật cho trẻ.

- Rèn tố chất : khéo léo khi vận động và có tính kiên trì, kỷ luật khi tập luyện.

3.Thái độ :

- Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học, chăm tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh, phát triển hài hòa cân đối.

- Có ý thức thi đua trong luyện tập.

 

doc14 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 5021 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án lớp Lá - Đề tài: Lăn bóng theo đường dích dắc vượt qua chướng ngại vật – Bật chụm chân liên tục vào vòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án thi giáo viên giỏi trường
Người soạn: Nguyễn Thị Hoài
Người dạy: Nguyễn Thị Hoài
 Ngày dạy :09/11/2016
Môn: Thể dục 
Đề tài : Lăn bóng theo đường dích dắc vượt qua chướng ngại vật –
Bật chụm chân liên tục vào vòng
I. Kết quả mong đợi
1.Kiến thức : 
- Trẻ biết lăn bóng bằng hai tay,tay không rời bóng và không chạm vào chướng ngại vật.
- Trẻ biết cách bật chụm chân liên tục vào vòng, tiếp đất bằng mũi bàn chân, giữ thăng bằng khi tiếp đất.
2.Kĩ năng :
- Rèn kỹ năng lăn bóng và rỹ năng bật cho trẻ.
- Rèn tố chất : khéo léo khi vận động và có tính kiên trì, kỷ luật khi tập luyện.
3.Thái độ : 
- Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học, chăm tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh, phát triển hài hòa cân đối.
- Có ý thức thi đua trong luyện tập.
II.Chuẩn bị :
- Vẽ sơ đồ sân tập
- Vòng thể dục 4 – 6 cái
- Bóng, rổ
- Hộp quà, hoa
- Máy tính, loa
III. Tiến hành :
Hoạt động của cô:
Hoạt động của trẻ:
1.Tạo cảm xúc: 
- Đến trường cô dạy các con điều gì?
- Muốn có cơ thể khỏe mạnh các con phải làm gì?
* GD: Trẻ biết ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và thường xuyên tập luyện thể dục 
Giới thiệu hội thi “Bé khỏe bé ngoan”
2 đội chơi: đội hoa xanh và đội hoa đỏ
- Cuộc thi ngày hôm nay gồm có 3 phần
- Phần thi thứ nhất: Diễu hành
- Phần thi thứ hai: Đồng diễn
- Phần thi thứ ba: Tài năng
2. Hoạt động trọng tâm:
a.Khởi động :Bước vào phần thi thứ nhất đó là phần thi : Diễu hành
- Tập kết hợp bài hát “Mời lên tàu lửa”
- Cho trẻ đi chạy nhẹ nhàng thành vòng tròn kết hợp các kiểu của chân . Sau đó chuyển về đội hình 2 hàng ngang theo 2 tổ. 
b.Trọng động : Phần thi thứ hai: Đồng diễn
* Bài tập PTC
- ĐT tay: Lời BH “ Ba thương  là cười”
- Đưa vòng ra phía trước, đưa sang trái, đưa sang phải
- ĐT bụng : Nhạc dạo 
Giơ vòng lên cao nghiêng người sang 2 bên
- ĐTchân: Lời BH “ Ba thương  là cười”
Đưa vòng lên cao, đưa ra phía trước, đầu gối khuỵu, lưng thẳng
- ĐT bật: Lời BH “ Ba thương  là cười”
 Bật chụm, tách chân theo nhịp
* VĐCB : Lăn bóng theo đường dích dắc vượt qua chướng ngại vật – Bật chụm chân liên tục vào vòng
- Các con nhìn thấy trên tay cô có gì nào?
- Đố các con biết có thể thực hiện được những bài tập gì với quả bóng này?
- Cho trẻ nhìn vào sơ đồ sân tập
- Con sẽ thực hiện những bài tập gì với quả bóng và các chướng ngại vật này?
- Khi lăn con phải thế thế nào?
- Để vượt qua được chiếc vòng nhỏ ở đằng kia con sẽ làm thế nào?
- Có rất nhiều bài tập với bóng và vòng nhưng hôm nay cô cùng các con sẽ thực hiện bài tập: Lăn bóng theo đường dích dắc qua các chướng ngại vật – Bật chụm chân liên tục vào vòng
- Mời 1 – 2 trẻ lên vượt qua thử thách
- Cho trẻ nhận xét
- Cô làm mẫu lần 1:
- Cô làm mẫu lần 2 và phân tích kỹ thuật
“ Tay cầm bóng đặt xuống đất đứng trước vạch chuẩn, người cúi khom, đầu gối hơi khuỵu, khi có hiệu lệnh dùng tay lăn bóng về phía trước, lăn bóng theo đường díc dắc và không chạm vào các chướng ngại vật. Sau đó, bỏ bóng vào rổ, đứng trước vòng 2 tay chống hông bật liên tục vào các vòng và tiếp đất bằng mũi bàn chân”
- Mời trẻ ở 2 đội cùng vượt qua thử thách 
- Cho hai đội thi đua. 
- Tăng độ khó: Cô thêm chướng ngại vật, thêm vòng
- Cho hai đội thi đua vượt qua thử thách 
( Cho trẻ nghe nhạc không lời khi thực hiện bài tập)
- Cho trẻ đếm số hoa của 2 đội
- Nhận xét, tuyên dương. Tặng quà cho trẻ.
c. Hồi tĩnh : Cho trẻ thực hiện động tác hồi tĩnh theo nhạc cùng cô. 
3. Kết thúc hoạt động:
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng học tập
- Trẻ kể
- Ăn uống, tập thể dục
- Trẻ đi vòng tròn và khởi động cùng cô
- Tập 2 lần x 8 nhịp
- Tập 2 lần x 8 nhịp
- Tập 2 lần x 8 nhịp
- Tập 2 lần x 8 nhịp
- Quả bóng
- Trẻ trả lời
- Lăn bóng
- Trẻ trả lời
- Bật
- Trẻ thực hiện
- Quan sát
- Trẻ thực hiện
- Hai đội thi đua
- Hai đội thi đua
- Trẻ đếm
- Lên nhận quà
- Hồi tĩnh
- Trẻ thu dọn đồ dùng
Giáo án thi giáo viên giỏi trường
Người soạn: Nguyễn Thị Hoài
Người dạy: Nguyễn Thị Hoài
 Ngày dạy :08/11/2016
Hoạt động: Chơi ở các góc buổi sáng
 Góc chính : Xây ngôi nhà của bé
 Góc kết hợp: - Bán hàng
 - Vẽ đồ dung trong gia đình
 - Xếp hình bằng hột hạt
 - Chăm sóc cây
I. Kết quả mong đợi:
1. Kiến thức: Trẻ biết cách xây dựng ngôi nhà theo ý thích của mình
- Trẻ biết tái hiện các hành động của người bán hàng, người mua hàng vào trong hoạt động vui chơi
- Trẻ biết vẽ, trang trí tô màu tô màu tạo thành bức tranh đẹp
- Trẻ dùng hột hạt để xếp các hình đã học 
- Biết cách chăm sóc cây
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng giao tiếp mạnh dạn giữa các vai chơi
- Rèn sự khéo léo của đôi tay
- Rèn cho trẻ kỹ năng chơi theo nhóm, thể hiện vai chơi
3. Thái độ:
- Trẻ chơi vui vẻ đoàn kết, cố gắng thực hiện công việc đến cùng
- Biết giữ gìn bảo vệ đồ dùng trong gia đình
- Trẻ yêu quý ngôi nhà nơi mình ở
II. Chuẩn bị:
- Máy tính, máy chiếu
- Đồ chơi xây dựng: Gạch xây dựng, bộ đồ chơi lắp ghép, thảm hoa
- Các loại cây xanh: Cây rau, các loại hoa, cây làm cảnh, cây ăn quả, thảm cỏ
- Bút, giấy, màu
- Hột hạt, giấy
- Dụng cụ chăm sóc cây, cây xanh
III. Tiến hành :
Hoạt động của cô:
Hoạt động của trẻ:
*Thỏa thuận vai chơi: Cho trẻ hát bài “ Nhà của
 tôi”
- Các con có yêu ngôi nhà của mình không nào ?
- Gia đình nhà bạn Bon xây dựng ngôi nhà rất đẹp.
- Các con có muốn tới thăm nhà bạn không ?
- Cho trẻ quan sát ngôi nhà qua máy chiếu
- Các con đang quan sát gì đây?
- Con có nhận xét gì về ngôi nhà này?	
- Các con vừa được quan sát ngôi nhà của gia đình bạn Bon. Bây giờ cô cùng các con sẽ cùng xem xung quanh ngôi nhà có những gì nào?
- Đây là hình ảnh gì ?
- Xung quanh là gì đây?
- Ngôi nhà trở nên đẹp hơn nhờ có gì đây các con?
- Các con thấy xung quanh nhà bạn Bon có đẹp không ?
* Cô giới thiệu góc chơi: Hôm nay, lớp chúng ta có nhiều góc chơi thú vị đấy! Các con sẽ được xây dựng ngôi nhà của riêng mình nếu các con về góc “ Kiến trúc sư tương lai”
- Ai thích chơi ở góc xây dựng?
- Các bác kĩ sư xây dựng sẽ xây gì?
- Ai là kĩ sư thiết kế?
- Ai là bác thợ xây?
- Khi xây dựng cần nguyên vật liệu gì?
- Cô chúc các bác xây dựng sẽ xây được ngôi nhà thật đẹp
- Đến với góc “ Vào vai chơi cùng bé” các con sẽ được vào vai người bán hàng, những bạn nào muốn xếp các hình đã học bằng hột hạt thì mời các con về góc “ Bé chăm học”, ai muốn sử dụng đôi bàn tay khéo léo của mình để vẽ nên những đồ dùng có ích thì các con hãy đến với góc “ Nghệ thuật với tuổi hồng”, còn ai muốn được chăm sóc cây xanh thì các con hãy vào “ Góc khám phá khoa học”. Có rất nhiều góc chơi thú vị phải không các con ? 
- Các con hãy nhanh chân về góc chơi yêu thích của mình nào !
- Cho trẻ đọc thơ “ Mẹ của em” và về góc chơi yêu thích
* Qúa trình chơi: Cô bao quát các góc, hướng dẫn, động viên và giải quyết tình huống
Cho trẻ nghe nhạc : “Ba ngọn nến lung linh”, “Bố là tất cả”
- Cô đến góc xây dựng:
+ Các bác công nhân đang xây gì ?
+ Xung quanh các bác xây gì đây ? ...	
- Cô đến góc phân vai:
Cô vào vai người mua hàng và vào hỏi mua một đồ dùng nào đó
+ Chào cô bán hàng !
+ Tôi muốn mua một cây hoa thật đẹp !
+ Cây hoa này giá bao nhiêu ? ...
Tương tự, cô đến các góc và đặt các câu hỏi tương tự
* Nhận xét sau khi chơi:
Cô và trẻ nhận xét các góc kết hợp và cho trẻ thu dọn đồ chơi sau đó nhận xét góc chính
Cho trẻ ở góc chính giới thiệu về công trình của mình với cô và các bạn
* Cho trẻ hát bài “ Bạn ơi! Hết giờ rồi” và cất đồ chơi
- Trẻ hát
- Có !
- Có !
- Ngôi nhà
- Trẻ nhận xét
- Trẻ quan sát
- Cổng 
- Tường rào
- Cây hoa,cây xanh
- Có
- Trẻ nhận vai chơi
- Xây ngôi nhà
- Trẻ nhận vai
- Gạch, đồ chơi lắp gép,..
- Ô nhiễm môi trường 
- Trẻ lắng nghe và nhận vai chơi
- Đọc thơ và về góc
- Chơi ở các góc
- Xây dựng ngôi nhà
- Xây hàng rào, cây làm cảnh, cây ăn quả 
- Vui vẻ chào hỏi và giới thiệu hàng
- Nói giá cả
- Nhận xét và cất đồ chơi
GƯƠNG SÁNG GIÁO VIÊN MẦM NON
Công tác trong ngành giáo dục 36 năm quả là số năm công tác không ít, buồn vui cũng nhiều và thành tích cũng đáng kể; Cô giáo Nguyễn Thị Đào là gương điển hình, nhà giáo mẫu mực gắn bó nhiều năm yêu nghề mến trẻ luôn tâm huyết với nghề nghiệp của trường mầm non Hoa Lan
Sinh ra và lớn lên tại xã Ơ Quy Hồ - Huyện Sa Pa Tỉnh Lào Cai cả tuổi thơ và quãng đời dài cô Đào luôn gắn liền với gia đình và nghề nghiệp. Năm 1979 sau chiến tranh biên giới phía Bắc cô nữ sinh 18 tuổi bước chân vào trường sơ cấp nuôi dạy trẻ Yên Bái với cả tâm huyết và nghị lực của mình. Ước mơ được làm cô giáo nuôi dạy trẻ nhiều năm của cô đã trở thành hiện thực.Tốt nghiệp sơ cấp nuôi dạy trẻ năm 1979, cô Đào được tuyển chọn về công tác tại Nhà trẻ mỏ APaTít với tấm bằng loại giỏi và kết quả học tập xuất sắc. Tuy nhiên, những kiến thức trong nhà trường chỉ là hành trang ban đầu giúp cô từng bước tiếp cận và giáo dục trẻ nhà trẻ; cô luôn học hỏi những bài dạy của các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm đi trước, bởi để trẻ biết nghe lời, yêu mến, gần gũi thì cô giáo phải hiểu tâm lý của trẻ để đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng độ tuổi. Những năm đầu công tác phương tiện công nghệ thông tin đại chúng còn lạc hậu với giọng nói dịu dàng ấm áp của cô qua những câu chuyện kể cho trẻ nhà trẻ nghe đều được đài truyền thanh thị xã Cam Đường thường xuyên ghi âm lại  đưa lên loa phát thanh vào giờ đón trả trẻ. Cô chăm chút các cháu mới đến lớp còn nhút nhát quấy khóc như là một sở trường và năng khiếu của cô..... Nụ cười tươi, ánh mắt trìu mến lúc nào cũng thường trực ở cô giáo Đào, nhất là từ sáng sớm đón trẻ tới lớp, đến khi chiều muộn đưa các cháu ra về với bố mẹ, gia đình, khiến phụ huynh đều rất yên tâm công tác. Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, được trải nghiệm với các bé ở các độ tuổi từ 3 - 6 tháng tuổi. những năm sau này trường mầm non Hoa Lan chỉ nhận trẻ từ 3- 5 tuổi, và ở mỗi độ tuổi của trẻ, cô Đào đều biết khai thác cá tính của các bé. Ví dụ: Trẻ  3 tuổi, các bé thường rất tinh nghịch, thích làm theo ý thích của mình, việc uốn nắn đưa các cháu vào nề nếp rất khó, nhưng cô Đào đã chịu khó học hỏi, tìm tòi, biết ưu điểm của từng bé để động viên, khích lệ, khen ngợi kịp thời, phần lớn dùng phương pháp lời nói ngọt ngào, trìu mến để dỗ dành các bé. Còn đối với các bé 4 tuổi thường bắt đầu ham mê khám phá cái mới, thích hoạt động sôi nổi, thích được chơi trò chơi tinh nghịch, nên cô Đào lại tìm những bài giảng mới, học tập kinh nghiệm của trường bạn, trong sách báo, tập san... để áp dụng cho bài giảng của mình. Cô tâm sự: "Làm giáo viên mầm non trước tiên phải yêu nghề, yêu trẻ, phải có cái tâm và trách nhiệm thật lòng, phải tận tụy với công việc không ngại khó không ngại khổ". Cô Đào được Ban giám hiệu Trường mầm non Hoa Lan chọn là nòng cốt để nhân diện trong toàn trường về thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục, phát huy vai trò “Lấy trẻ làm trung tâm” cho mọi hoạt động. Tăng cường đổi mới phương pháp giáo dục, nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, hình thành ở trẻ các phẩm chất mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động, thân thiện với mọi người xung quanh, lễ phép trong giao tiếp, và hình thành những kỹ năng sống cho trẻ.  
          Giáo viên mầm non là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho sự phát triển nhân cách của trẻ, vì thế chúng tôi luôn xác định quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Trong đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trường mầm non Hoa Lan có rất nhiều giáo viên tận tâm với nghề, giỏi nghề, yêu quý các cháu. Trong đó, cô Nguyễn Thị Đào là một trong những giáo viên có bề dạy kinh nghiệm đầy lòng nhiệt huyết, luôn đi đầu trong mọi hoạt động. Tính cách người giáo viên mầm non nhiệt tình, có năng lực và đặc biệt được phụ huynh rất tín nhiệm, các trẻ yêu quý, các nhóm lớp quý trọng. Nhiều năm liền cô Đào đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp thành phố và cấp tỉnh. Cô là điển hình không chỉ của nhà trường, mà còn là đại diện cho giáo viên mầm non của tỉnh tham dự “Cô nuôi dạy dạy trẻ giỏi toàn quốc từ năm 1985”.
 Thật đáng tự hào nói rằng cô giáo Nguyễn Thị Đào của trường mầm non Hoa Lan thành phố Lào Cai là tấm gương sáng nhà giáo, một hình ảnh tiêu biểu mẫu mực để giáo viên mầm non các thế hệ sau phải học tập. Mong rằng trong xã hội hiện nay có nhiều cô giáo mầm non luôn chăm lo cho các cháu  như tấm gương cô Nguyễn Thị Đào thì sự nghiệp giáo dục mầm non của nước nhà ngày càng yên tâm tin tưởng và phát triển. 
Pom Hán, ngày 10  tháng 7 năm 
Người giáo viên mầm non yêu nghề, quý trẻ
8:53
19/11/2012
0
“Đối với tôi, phẩm chất quan trọng nhất của một nhà giáo là lòng yêu nghề. Yêu nghề là cơ sở, nền tảng cho những phẩm chất giáo đức khác. Người có năng lực, chuyên môn cao nhưng không yêu nghề cũng không dạy tốt. Yêu nghề mới có khát vọng tìm kiếm biện pháp cải tiến giảng dạy, là tấm gương để học trò noi theo”. Đó là tâm sự của cô Phạm Thị Ngọc Hằng, giáo viên trường Mầm non Họa My, phường Tân Phú (TX. Đồng Xoài).
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Hằng đã ước mơ trở thành một giáo viên mầm non. Vì vậy, Hằng không thi đại học mà thi vào trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước, khoa Mầm non để thực hiện ước mơ của mình.
Năm 2003, rời mái trường sư phạm, Hằng về dạy tại trường Mầm non Hoa Hồng (TX. Đồng Xoài) từ năm 2003 đến 2011. Hơn ai hết cô hiểu công việc nuôi dạy trẻ rất khó khăn, vất vả nhưng vì đam mê nghề, cô đã nỗ lực trong công việc.
“Nuôi dạy trẻ là một nghề đặc biệt, vì không chỉ dạy mà còn phải dỗ dành, chăm sóc các bé bằng chính tình yêu thương của cô giáo”, cô Hằng nói.
Hằng không chỉ là một cô giáo mà còn là người mẹ hiền thứ hai của các bé. Cô luôn nhẫn nại, khéo léo khi chăm sóc và được trẻ rất yêu quý. Cô còn thực hiện tốt mọi sự phân công, tích cực tham gia các phong trào thi đua, có ý thức tự học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn.
Không chỉ tìm tòi, sáng tạo ra nhiều đồ chơi, đồ trang trí thiết thực, bổ ích trong lớp học, cô còn không ngừng học hỏi, sưu tầm và làm những đồ dùng học tập phù hợp với nội dung, chủ đề trong từng tiết học. Cô áp dụng phương pháp dạy học linh hoạt theo hướng “Lấy học sinh làm trung tâm” để các bé phát huy tính tự lập, tư duy sáng tạo.
Học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cô tâm niệm: Dù có vất vả, khó khăn đến đâu cũng phải làm những điều có lợi nhất cho học sinh. Hơn ai hết cô hiểu rằng, chất lượng học tập của các bé bắt đầu từ chất lượng giáo viên. Để nhận được lòng tin của phụ huynh, không gì khác ngoài chất lượng học tập và chăm sóc các bé thật tốt.
Với những cố gắng, nỗ lực không ngừng để hoàn thiện bản thân trong nhiều năm qua, cô Hằng vinh dự được nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở nhiều năm liền và hai năm liền đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Năm 2011, cô được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Tháng 7-2012, cô được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng trường Mầm non Họa My. Ở cương vị mới, cô lại quyết tâm vượt qua khó khăn tiếp nối sự nghiệp “trồng người” mà mình đã chọn.
Cô Nguyễn Thị Khánh Vân, Hiệu trưởng trường Mầm non Họa My cho biết: “Cô Hằng là người năng nổ, nhiệt tình trong công việc, gần gũi và quan tâm, giúp đỡ giáo viên trong trường. Cô còn đi đầu trong phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, là tấm gương để cán bộ, giáo viên trong trường noi theo”.
ô giáo mầm non yêu nghề, mến trẻ
NHÀ GIÁO
“Học tập và làm theo Bác là một quá trình lâu dài, thậm chí phấn đấu suốt cả cuộc đời của mỗi cá nhân. Với tôi, học Bác từ những việc làm cụ thể nhất. Tôi luôn xác định phải tận tâm với nghề, gương mẫu trong mọi hoạt động, yêu thương các cháu và đặc biệt phải tạo được uy tín với phụ huynh!”. Đó là tâm sự giản dị của cô giáo Nguyễn Thị Hường- Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Đồng Hưu, Phó Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Công đoàn nhà trường.
Chúng tôi đến Trường Mầm non Đồng Hưu vào một ngày cuối thu heo may về mang theo chút se lạnh của mùa đông. Đứng từ xa đã nghe thấy tiếng con trẻ ê a học hát múa rất vui tai. Đến nơi đây mới cảm nhận được hết sự đổi thay của mảnh đất và con người. Cuộc sống khấm khá nên việc học tập của con trẻ cũng được quan tâm nhiều hơn. Hiện nay, nhà trường có 13 nhóm lớp với 237 trẻ, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, hàng năm liên tục được công nhận trường tiên tiến cấp huyện. Gặp cô Hường giữa lúc cô đang miệt mài bên trang giáo án, những buổi dự giờ, trao đổi kinh nghiệm. Công việc bận rộn luôn cuốn cô vào guồng quay của nó nhưng trong ánh mắt, nụ cười vẫn chất chứa tình yêu nghề, yêu trẻ.
Năm 1989, tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Ngô Gia Tự, cô Hường về nhận công tác tai Trường Mầm non xã Bố Hạ. Tuy nhiên, những kiến thức trong nhà trường chỉ là hành trang ban đầu giúp cô từng bước tiếp cận và giáo dục trẻ mầm non, cô luôn học hỏi những bài giảng của các cô giàu kinh nghiệm đi trước, bởi để trẻ biết nghe lời, yêu mến, gần gũi thì người giáo viên phải hiểu tâm lý của trẻ để đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng độ tuổi. Cô Hường chia sẻ: “Tôi luôn nhớ Bác Hồ đã từng dạy “làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được như thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt...”. Và tôi tin đây không chỉ là phương châm phấn đấu của riêng tôi, mà là của tất cả những giáo viên mầm non, những người đã chọn nghề, gắn bó với con trẻ và luôn say mê, nhiệt huyết với nghề”. Từ năm 2000 đến 2001, cô Hường được tăng cường về Trường Mầm non xã Đông sơn; cuối năm 2001 cô Hường lại quay trở về giảng dạy ở Trường mầm non xã Bố Hạ. Tháng 10/2004 cô được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường mầm non xã Bố Hạ; từ tháng 9/2014 đến nay cô Hường được luân chuyển làm Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Đồng Hưu, đồng thời cô cũng được chi bộ, Công đoàn tín nhiệm bầu làm Phó Bí thư chi bộ, Chủ tịch Công đoàn của Trường. Trên bất cứ cương vị nào cô Hường cũng cố gắng hoàn thành thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cô luôn được đồng nghiệp nể phục, học sinh quý mến, phụ huynh tin tưởng.
Cô giáo Nguyễn Thị Hường luôn gần gũi, yêu thương trẻ. 
Nụ cười tươi, ánh mắt trìu mến lúc nào cũng thường trực ở cô giáo Hường, nhất là từ sáng sớm đón trẻ tới lớp, đến khi chiều muộn đưa các cháu ra về với bố mẹ, gia đình, khiến phụ huynh đều rất yên tâm công tác. Trải qua nhiều năm với nhiều lớp học, cô Hường đều biết khai thác cá tính của các bé. Ví dụ: Trẻ 3 tuổi, các bé thường rất tinh nghịch, thích làm theo ý thích của mình, việc uốn nắn đưa các cháu vào nề nếp rất khó, nhưng cô Hường đã chịu khó học hỏi, tìm tòi, biết ưu điểm của từng bé để động viên, khích lệ, khen ngợi kịp thời, phần lớn dùng phương pháp lời nói ngọt ngào, trìu mến để dỗ dành các bé. Còn đối với các bé 4 tuổi thường bắt đầu ham mê khám phá cái mới, thích hoạt động sôi nổi, thích được chơi trò chơi tinh nghịch, nên cô Hường lại tìm những bài giảng mới, học tập kinh nghiệm của trường bạn, trong sách báo, tập san... để áp dụng cho bài giảng của mình. Cô tâm sự: "Làm giáo viên mầm non trước tiên phải yêu nghề, yêu trẻ, phải có cái tâm và trách nhiệm thật lòng, phải tận tụy với công việc không ngại khó không ngại khổ". Cô Hường được Ban giám hiệu Trường mầm non Đồng Hưu chọn là nòng cốt để nhân rộng trong toàn trường về thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục, phát huy vai trò “Lấy trẻ làm trung tâm” cho mọi hoạt động. Tăng cường đổi mới phương pháp giáo dục, nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, hình thành ở trẻ các phẩm chất mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động, thân thiện với mọi người xung quanh, lễ phép trong giao tiếp, và hình thành những kỹ năng sống cho trẻ. Giáo viên mầm non là người đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho sự phát triển nhân cách của trẻ, vì thế chúng tôi luôn xác định quá trình chăm sóc giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
Bằng kinh nghiệm 26 năm gắn bó với nghề, cô Nguyễn Thị Hường đã có sáng kiến kinh nghiệm: “Chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1" đã được áp dụng tại trường đạt kết quả tốt và được Hội đồng khoa học nhà trường xếp loại tốt. Cụ thể, năm học 2014 - 2015, cô Hường được luân chuyển về công tác tại trường mầm non Đồng Hưu, được phân công phụ trách chuyên m

File đính kèm:

  • docThe_duc_Lan_bong_theo_duong_dich_dac_vuot_qua_chuong_ngai_vat_bat_chum_chan_lien_tuc_vao_vong.doc