Thiết kết giáo án dạy học lớp mầm - Dạy vận động múa hát: Cái mũi - Nghe hát: Năm ngón tay ngoan - Trò chơi: Nhìn hình ảnh đoán tên bài hát

I ) M ỤC ĐÍCH - YÊU CẦU :

1.Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài hát là “Cái mũi”, là 1 bài hát nhạc nước ngoài.

- Trẻ nhớ tên bài nghe hát là “Năm ngón tay ngoan” do nhạc sĩ Trần Văn Thụ sáng tác.

2. Kỹ năng:

- Trẻ biết hát đúng giai điệu và biết vận động minh hoạ theo lời bài hát “Cái mũi”.

- Trẻ cảm nhận và biết hưởng ứng theo giai điệu bài nghe hát khi nghe cô thể hiện.

- Trẻ biết cách chơi trò chơi âm nhạc theo sự hướng dẫn của cô.

3. Thái độ :

- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học, biết thể hiện cảm xúc của mình khi hát và nghe cô hát.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn các giác quan trên cơ thể.

II ) CHUẨN BỊ:

- Ti vi, máy tính có trò chơi “Nhìn hình ảnh đoán tên bài hát”.

- Nhạc bài: “Cái mũi”; “Năm ngón tay ngoan”;

- Rối ngón tay.

- Xắc xô, hoa.

 

doc3 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 3167 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kết giáo án dạy học lớp mầm - Dạy vận động múa hát: Cái mũi - Nghe hát: Năm ngón tay ngoan - Trò chơi: Nhìn hình ảnh đoán tên bài hát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án giáo dục âm nhạc
 Đề tài: 	- Dạy VĐMH: Cái mũi.
- Nghe hát: Năm ngón tay ngoan.
- Trò chơi: Nhìn hình ảnh đoán tên bài hát.
Lứa tuổi: Trẻ 3 – 4 tuổi.
Lớp: MGB C1
Thời gian: 15 - 20 phút.
Người dạy: Nguyễn Thị Thu Huyền.
Ngày dạy: 25/10/2016.
I ) M ỤC ĐÍCH - YÊU CẦU :
1.Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát là “Cái mũi”, là 1 bài hát nhạc nước ngoài.
- Trẻ nhớ tên bài nghe hát là “Năm ngón tay ngoan” do nhạc sĩ Trần Văn Thụ sáng tác.
2. Kỹ năng: 
- Trẻ biết hát đúng giai điệu và biết vận động minh hoạ theo lời bài hát “Cái mũi”.
- Trẻ cảm nhận và biết hưởng ứng theo giai điệu bài nghe hát khi nghe cô thể hiện.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi âm nhạc theo sự hướng dẫn của cô.
3. Thái độ : 
- Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học, biết thể hiện cảm xúc của mình khi hát và nghe cô hát.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn các giác quan trên cơ thể.
II ) CHUẨN BỊ:
- Ti vi, máy tính có trò chơi “Nhìn hình ảnh đoán tên bài hát”.
- Nhạc bài: “Cái mũi”; “Năm ngón tay ngoan”; 
- Rối ngón tay.
- Xắc xô, hoa.
III) cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. ổn định tổ chức:
- Cho trẻ chơi trò chơi với các giác quan, trò chuyện về tên gọi và ích lợi của các giác quan.
- Cho trẻ nghe 1 đoạn giai điệu bài hát “Cái mũi” để trẻ nhớ ra giai điệu và đoán đúng tên bài hát “Cái mũi”.
2. Dạy VĐMH “Cái mũi”- Nhạc nước ngoài, lời Việt Lê Đức – Thu Hiền.
- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần cùng đàn.
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
- Cô mời cả lớp hát cùng cô bài hát “Cái mũi” 1 lần.
- Cô giới thiệu bài hát “Cái mũi” sẽ hay hơn khi kết hợp vận động minh hoạ đấy. Các con ngồi ngoan quan sát cô vận động mẫu nhé!
- Cô VĐMH mẫu cho trẻ quan sát lần 1.
- Lần 2: Cô đọc lời + phân tích động tác.
- Cô 1hát + cô 2 làm VĐMH mẫu cho cả lớp quan sát.
- Cô mời cả lớp đứng lên hát + VĐMH.
- Cô mời tổ, nhóm trẻ lên hát+ VĐMH .
- Cô mời cá nhân trẻ lên hát+ VĐMH.
- Cô nhận xét, khen động viên trẻ.
3. Nghe hát: “Năm ngón tay ngoan”- Nhạc và lời: Trần Văn Thụ
- Các con vừa rồi đã hát và VĐMH bài hát “Cái mũi” rất hay rồi, bây giờ cô sẽ hát tặng các con 1 bài hát rất hay nói về anh em các ngón tay, đó chính là bài hát “Năm ngón tay ngoan” – do nhạc sĩ Trần Văn Thụ sáng tác.
- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần cùng đàn + giao lưu với trẻ.
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?
+ Bài hát này do ai sáng tác?
+ Bài hát nói về ai?( nói về anh em các ngón tay)
- Cô cho trẻ xem đoạn video bài hát “Năm ngón tay ngoan” do các anh chị thiếu nhi biểu diễn.
- Giáo dục: Hôm nay các con đã được hát, được vận động và nghe cô hát những bài hát rất hay về các giác quan trên cơ thể của chúng mình rồi. Các con ạ, mỗi giác quan đều giữ 1 nhiệm vụ rất quan trọng, vì vậy các con nhớ giữ vệ sinh và bảo vệ các giác quan của chúng mình thật sạch sẽ nhé!
4. Trò chơi: Nhìn hình ảnh đoán tên bài hát.
- Cách chơi: Cô cho trẻ thành 2 tổ. Cho trẻ quan sát hình ảnh có nội dung liên quan đến 1 bài hát ,bạn đội trưởng sẽ lắc xắc xô giành quyền trả lời và đoán tên bài hát liên quan đến hình ảnh đó. Mỗi câu trả lời đúng sẽ giành được 1 bông hoa. Hết trò chơi, đội nào giành được nhiều hoa hơn thì thắng. 
- Cô tổ choc cho trẻ chơi.
5. Kết thúc:
- Cô cho trẻ đọc bài thơ: “Tâm sự của cái mũi”.
-Trẻ chơi cùng cô.
- Trẻ đoán được tên bài hát “Cái mũi” 
-Trẻ nghe cô hát.
-Bài hát “Cái mũi” ạ.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ quan sát.
-Trẻ hát + VĐMH.
-Trẻ nghe cô nhận xét.
-Trẻ nghe cô giới thiệu 
-Trẻ nghe cô hát.
- Bài hát “Năm ngón tay ngoan” ạ. 
-Bài hát do nhạc sĩ Trần Văn Thụ sáng tác ạ. 
- Bài hát nói về các ngón tay ạ. 
- Trẻ quan sát và lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
-Trẻ nghe cô phổ biến cách chơi và chơi theo sự hướng dẫn của cô.
- Trẻ đọc thơ.

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_day_van_dong_cai_mui.doc
Giáo Án Liên Quan