Thiết kế giáo án khối mầm - Chủ đề: Gia đình

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:

1. Phát triển thể chất:

* Phát triển vận động:

- Luyện tập các cử động bàn tay, ngón tay: nhón nhặt đồ vật

- Luyện tập phối hợp các giác quan vận động theo hiệu lệnh: đưa tay ra, giấu tay, giở sách, đóng sách

- Tập đi vững vàng và rèn luyện 1 số kỹ năng vận động: Chạy theo hướng thẳng, ném bòng vào đích.

* Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ:

- Tập rửa tay, lau mặt; Tập đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị ướt, bị bẩn.

- Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh

doc65 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 807 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế giáo án khối mầm - Chủ đề: Gia đình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
Thời gian thực hiện 4 tuần: từ ngày 24/10 đến ngày 18/11/2016
I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN:
1. Phát triển thể chất: 
* Phát triển vận động:
- Luyện tập các cử động bàn tay, ngón tay: nhón nhặt đồ vật
- Luyện tập phối hợp các giác quan vận động theo hiệu lệnh: đưa tay ra, giấu tay, giở sách, đóng sách
- Tập đi vững vàng và rèn luyện 1 số kỹ năng vận động: Chạy theo hướng thẳng, ném bòng vào đích.
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ:
- Tập rửa tay, lau mặt; Tập đi dép, đi vệ sinh, cởi quần áo khi bị ướt, bị bẩn.
- Tập nói với người lớn khi có nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh
- Nhận biết nguy cơ không an toàn và phòng tránh : khi sử dụng dao, kéo, ăn các quả có hạt.
2. Phát triển nhận thức:
- Biết tên và công việc của những người lân gần gũi trong gia đình
- Thích khám phá vật dụng trong gia đình: Tháo, lắp, vặn, mở
- Biết tên gọi 1 số ĐD của gia đình và ĐDĐC của bé
- Nhận biết âm thanh to/nhỏ của các đồ vật đồ chơi.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Gọi tên màu của đồ dùng trong gia đình và đồ chơi: Đỏ, vàng, xanh
- Chú ý nghe và hiểu được lời nói đơn giản của những người gần gũi
- Thể hiện bằng lời nói nhu cầu, mong muốn của bản thân đối với người khác bằng các câu đơn giản.
- Có thể trả lời và đặt câu hỏi: Cái gì ? Làm gì ? Ở đâu ? Thế nào ? Để làm gì ? tại sao ?
4. Phát triển TC, KNXH và TM:
- Trẻ có khả năng nhận biết và biểu lộ cảm xúc của mình với những người thân xung quanh: Chào, dạ, vâng
- Trẻ có khả năng cảm nhận và biểu lộ cảm xúc của mình với các đồ chơi bé thích như ôm búp bê, cho búp bê ăn, cho búp bê ngủ 
- Trẻ biết vâng lời và làm theo yêu cầu của người lớn: Biết dạ, chào cô khi đến lớp; chào người thân ở nhà khi đi học, khi đi học về.
- Trẻ tích cực chơi cùng cô giáo và các bạn trong các trò chơi tập thể
- Thích xem tranh, di màu, xếp và dán hình nhà; thích chơi đồ chơi, vật dụng gia đình.
II. MẠNG NỘI DUNG:
GIA ĐÌNH CỦA BÉ
- Trẻ được tìm hiểu về mối quan hệ, cách xưng hô của người thân trong gia đình: Ông, bà, cha mẹ, anh chị...
- Biết một số công việc trong cuộc sống hàng ngày của thành viên trong gia đình, nghề nghiệp của cha mẹ
- Biết yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ cùng mọi người trong gia đình. 
- Biết được tình cảm của người thân trong gia đình dành cho bé. 
- Kể về cuộc sống của GĐ trong sinh hoạt hàng ngày.
GIA ĐÌNH
NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH BÉ
- Các nhu cầu trong GĐ: Nhu cầu về tình cảm, ăn uống đầy đủ các chất, đúng giờ, vệ sinh hợp lý.
- Tìm hiểu một số thực phẩm thông thường cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người trong cuộc sống hàng ngày, những món ăn bé thích.
- Tên gọi và công dụng, đặc điểm nổi bật một số đồ dùng trong gia đình.( Đồ gỗ, đồ điện) biết được đồ dùng đó cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình. GD trẻ biết giữ gìn, sử dụng cẩn thận và bảo vệ xắp xếp gọn gàng sạch sẽ biết cất và lấy đồ dùng trong gia đình mình đúng nơi quy định.
- Sống tình cảm, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.
NGÔI NHÀ CỦA GIA ĐÌNH BÉ
- Địa chỉ của gia đình bé.
 - Mọi người trong gia đinh cùng chung sống dưới một mái nhà.
- Thực hiện một số việc đơn giản giúp người thân dọn dẹp, sắp xếp đồ dùng ngăn nắp và giữ gìn nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng.
- Biết yêu thương, lễ phép và kính trọng người thân
- Bé tham gia ngững công việc cùng người thân
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
* HĐ với đồ vật:
- Phát triển các giác quan (sờ, nắn, nhìn quan sát đồ vật trong gia đình để biết chất liệu.)
- Cho trẻ tìm và nói tên đồ vật vừa cất giấu.
* Nhận biết tập nói: Phát triển ngôn ngữ nói qua các hoạt động.
- Tên và công việc của những người thân gần gũi trong gia đình.
- Tìm hiểu mối quan hệ trong gia đình
- Trẻ có một số thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
- Nhận biết một số đồ dùng trong gia đình về tên gọi, đăc điểm và công dụng của các đồ dùng đó.
- Biết về các nhu cầu trong gia đình về tình cảm, ăn uống đầy đủ các chất.
- Xâu vòng màu đỏ
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
*Dinh dưỡng và sưc khoẻ:
- Rèn nề nếp thói quen giúp đỡ người thân trong gia đình (lấy nước uống, đi vệ sinh).
- Dạy trẻ biết tránh xa những nơi nguy hiểm: ổ điện, phích cắm, bếp đang đun, xô nước, giếng... khi được nhắc nhở.
* Phát triển vận động:
- Dạy trẻ biết sử dụng 1 số nguyên vật liệu.
- Hướng dẫn trẻ 1 số động tác phát triển các cơ vận động qua bài thể dục sáng, BTPTC: Cả nhà thương nhau, Tập với cờ - bóng - vòng.
- Hướng dẫn trẻ thực hiện các bài tập:
+ VĐCB: Chạy theo hướng thẳng, Ném bóng vào đích, Ném bóng về phía trước.
+ Khuyến khích trẻ than gia các TCVĐ: Dung dăng dung dẻ, nu na nu nống, chi chi chành chành.
GIA ĐÌNH
PTTC- KNXH VÀ THẨM MĨ
* Hoạt động góc:
- Chơi thao tác vai: mẹ con
- Xếp nhà, xếp hàng rào
* Giáo dục âm nhạc:
- Thực hiện yêu cầu đơn giản của người thân, quy định trong sinh hoạt hàng ngày.
- Nhận biết cảm xúc của người khác, biết biểu lộ cảm xúc của bản thân qua các bài hát.
+ Nghe hát: Cả nhà thương nhau, Cho con
+ Dạy hát: Cháu yêu bà, Nhà của tôi, đi học về
+ VĐ: Bà còng
- Vẽ di màu các đường nét khác nhau
- Di màu người thân, tô màu trang phục tặng người thân.
- Xâu vòng màu đỏ tặng mẹ
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
* Hoạt động trò chuyện:
- Trẻ nghe và thực hiện các yêu cầu bằng lời nói.
- Trò chuyện với trẻ về gia đình và nơi ở của trẻ, tên và công việc của bố mẹ và đồ dùng đồ chơi trong gia đình. Tìm hiểu mối quan hệ trong gia đình, trẻ có một số thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
- Biết trả lời và đặt 1,2 câu hỏi thảo luận về chủ đề. Xem tranh ảnh và gọi tên người thân trong gia đình.
* Làm quen văn học:
- Đọc cho trẻ nghe các bài thơ về gia đình: Yêu mẹ, giúp mẹ
- Kể cho trẻ nghe về các nhân vật trong chuyện: “Cháu chào ông ạ”
KẾ HOẠCH TÔ CHƯC HOAT ĐỘNG TUẦN 8
CHỦ ĐỀ 4: GIA ĐÌNH
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: Gia đình của bé
Thời gian thực hiện: từ ngày 24/10 đến ngày 28/10/2016
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ được tìm hiểu về mối quan hệ, cách xưng hô của người thân trong gia đình: Ông, bà, cha mẹ, anh chị...
- Biết một số công việc trong cuộc sống hàng ngày của thành viên trong gia đình, nghề nghiệp của cha mẹ
- Biết yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ cùng mọi người trong gia đình. 
- Biết được tình cảm của người thân trong gia đình dành cho bé. 
- Kể về cuộc sống của GĐ trong sinh hoạt hàng ngày.
II. KẾ HOẠCH TUẦN:
Thứ
HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Cô đến sớm trước 15 phút, mở cửa thông thoáng quét dọn phòng nhóm.
- Thể hiện sự ân cần, yêu thương khi đón trẻ vào lớp. HD trẻ thực hiện nề nếp khi đến lớp, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ của trẻ. Trò chuyện về gia đình tên gọi của bố, mẹ, ông, bà, công việc của mọi người trong gia đình.
- Trao đổi tình hình sức khoẻ của trẻ với phụ huynh
- Chơi với đồ chơi theo ý thích.
- Điểm danh, kiểm tra số trẻ đến lớp, báo ăn cho trẻ
TD sáng
* Khởi động: Cho trẻ làm đoàn tàu kết hợp các kiểu đi, chạy
* Trọng động: BTKHLC "Cả nhà thương nhau".
* Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập
Hoạt động trò chuyện
- Các thành viên trong gia đình trẻ.
- Cách xưng hô với người thân trong gđ 
- Công việc hàng ngày của mẹ
- Việc làm của bố khi ở nhà
Những việc trẻ thích làm khi ở nhà.
Hoạt động học
* PTTC:
Chạy theo hướng thẳng
* PTNT:
Bé và những người gần gũi thân yêu
* PTNN:
Thơ: Yêu mẹ
* PTNT:
Xâu vòng màu đỏ tặng mẹ
*PTTM:
Nghe hát: Cả nhà thương nhau
DH: Đi học về
Hoạt động góc
* Góc xây dựng: Xếp nhà cho gia đình bé. Rèn kỹ năng cầm, nắm, sắp xếp đồ chơi
* Góc phân vai: Chơi mẹ con. Rèn kỹ năng về hành vi trong giao tiếp
* Góc nghệ thuật: Chơi với những chiếc bút sáp màu. Phát triển kỹ năng cầm bút
* Góc học tập: Xem sách và nhận biết, gọi tên hình ảnh trong tranh. Rèn KN làm quen với sách
* Góc thiên nhiên: Xem cô chăm sóc cây cảnh. Phát triển kỹ năng khéo léo.
Hoạt động ngoài trời 
* QS: Thời tiết
* TC: Trời nắng, trời mưa
* Chơi TD: Đồ chơi ngoài trời
* QS: Sân trường
* Tc: Nu na nống
* Chơi TD : Vẽ phấn
* QS: Bầu trời
* Tc: Dung dăng dung dẻ
* Chơi TD: Đồ chơi ngoài trời
*QS: Thời tiết
* Tc: Bóng tròn * Chơi Chơi TD: Nhặt lá
*QS: Vườn trường
*Tc: Tạo nhóm gia đình
* Chơi TD: Vẽ phấn
VSND
- Vệ sinh rửa tay rửa mặt cho trẻ. Tiếp tục hướng dẫn trẻ thói quen đi VS đúng nơi quy định. 
- Tổ chức cho trẻ ăn ngủ đúng giờ
HĐ chiều
- HD trẻ chơi góc
- Rèn kỹ năng hoạt động vui chơi
- Cô và trẻ cùng trò 
 chuyện về chủ đề
- Cho trẻ ôn lại HĐ buổi sáng
- Cho trẻ múa hát một số bài hát về chủ đề
Trả trẻ
- VS cá nhân sặch sẽ cho. Cho trẻ ra với người thân.
- trò chuyện với phụ huynh về sức khoẻ của trẻ
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 2 ngày 24 tháng 10 năm 2016
Chạy theo hướng thẳng
Trò chơi: Dung dăng dung dẻ
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Kiến thức: Trẻ giữ được thăng bằng trong khi chạy, chạy thẳng hướng tới đích đã được quy định.
- Kỹ năng: Rèn luyện cho trẻ phát triển tốt về kỹ năng vân động cơ bản của chân chạy thẳng hướng và khả năng giữ thăng bằng cơ thể.
	- Thái độ: Trẻ biết đoàn kết thi đua trong quá trình vận động, hứng thú tham ga hoạt động.
II. CHUẨN BỊ:
 - Đĩa nhạc: Bài hát ''Cả nhà thương nhau"
 - Sân tập bằng phẳng sặch sẽ.
 - Rổ để làm đích, vạc xuất phát, vòng đủ cho trẻ
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Mở đầu hoạt động Gây hứng thú
 - Cô và trẻ đàm thoại về chủ đề đang học
- Hàng ngày để cho cơ thể của các con khoẻ mạnh thì phải làm gì?
2. Hoạt động trọng tâm: Dạy trẻ
a, Khởi động:
- Cô mở nhạc bài hát cho trẻ làm đoàn tàu kết hợp các kiểu đi theo hiệu lệnh của cô: Chạy vừa, chạy chậm và dừng lại) theo hiệu lệnh của cô. Sau đó đứng thành đội hình vòng tròn.
b, Trọng động:
* Bài tập phát triển chung: Tập với vòng (cô cho trẻ tập 2-3 lần).
 - Động tác hô hấp: Hít vào, thở ra (tập 2-3 lần)
 + Tư thế chuẩn bị: Hai tay thả xuôi vòng để dưới Chân thành
- Động tác tay: Tay giơ cao hạ xuống
 + Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng tự nhiên hai tay cầm vòng thả xuôi.
 - Động tác bụng- lườn: Quay người sang hai bên (tập 3-4 lần)
 + Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng tự nhiên hai tay cầm vòng thả xuôi
- Động tác chân: Ngồi xuống đứng lên
 - Cô cho trẻ cất vòng đi và đứng thành hàng ngang.
*Vận động cơ bản: Chạy thẳng hướng
 - Cô giới thiệu tên bài tập	
 - Cô tập mẫu 2 lần :
 + Lần 1: Không phân tích
 + Lần 2: Cô phân tích chậm rãi, rõ ràng cho trẻ hiểu. Tư thế chuẩn bị cô đứng tự nhiên hai tay thả xuôi trước vạch chuẩn. Khi có hiệu lệnh chạy theo hướng thẳng, khi chạy mắt nìn thẳng, đầu không cúi chạy về phía trước có rổ đồ chơi nhặt lấy đồ chơi cho vào rổ của đội mình và về cuối hàng đứng.
 - Trẻ thực hiện: 
 - Cô mời 1-2 trẻ lên tập mẫu ( Cô nhận xét và phân tích, sửa sai kỹ năng động tác cho trẻ)
+ Cô lần lượt cho trẻ lên thực hiện bài tâp. 
- Cô cho trẻ thực hiện theo cá nhân, tổ, nhóm.
- Cô theo dõi trẻ thực hiện vận động chú ý sửa sai cho trẻ
+ Cô động viên khuyến khích trẻ đi thật khéo
* TCVĐ : Dung dăng dung dẻ
 - Cô giới thiệu trò chơi, nêu luât, cách chơi.
 - Hướng dẫn trẻ chơi.
c, Hồi tĩnh :
 - Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 2- 3 vòng theo nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau”.
3. Kết thúc hoạt động : Kết thúc chuyển hoạt động khác
Nhật ký.........................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 3 ngày 25 tháng 10 năm 2016
Bé và những người gần gũi thân yêu
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Kiến thức: Trẻ nhận biêt tên gọi của bố mẹ, và công việc hàng ngày của bố mẹ trong gia đình trẻ.
- Kỹ năng: Rèn ngôn ngữ, quan sát qua việc dạy trẻ trả lời các câu hỏi của cô 
- Thái độ: Giáo dục trẻ biết được tình yêu thương chăm sóc của bố, mẹ với trẻ. Hứng thú tham gia giờ học.
II. CHUẨN BỊ :
- Tranh gia đình có bố, mẹ anh, nhạc bài hát “ cả nhà thương nhau”
- Mô hình ngôi nhà có gắn hình ảnh bô, mẹ, mỗi trẻ một tranh lô tô bố và mẹ
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Mở đầu hoạt động: Gây hứng thú; Cô và trẻ hát bài "Cả nhà thương nhau"
- Cô và trẻ đàm thoại về nội dung bài hát. Cô và các con vừa hát bài hát gì? Bài hát nói về ai? 
2. Hoạt động trọng tâm : Dạy trẻ
a, Quan sát, nhận biết bố, mẹ công việc của bố mẹ
- Cô cho trẻ biết bố mẹ là người sinh ra chúng mình đấy! Cô có bức tranh rất đẹp về gia đình chúng mình cùng xem nhé“ Đây là bức tranh của gia đình bạn Văn ”.
- Cô đặt câu hỏi để khuyến khích trẻ trả lời.
+ Bức tranh vẽ về gia đình bạn nào ? Đây là ai, Bố đang làm gì ?
+ Còn ai đây, Mẹ đang làm gì ?Ai đây nữa, bạn đang làm gì ?
- Cô cho cá nhân trẻ chỉ và gọi tên theo yêu cầu của cô qua nội dung bức tranh.
- Cô lần lượt đặt các câu hỏi cá nhân trẻ:
+ Nhà con có những ai ? Cháu con mẹ nào, bố nào ? Cháu có anh, chị không ? Anh chị đi đâu ? Các con có thương bố, mẹ không ? Yêu thương bố mẹ các con phải làm gì ? GD trẻ mọi người trong gia đình đều yêu thương chăm sóc lẫn nhau, các con phải chăm ngoan học.
b. So sánh:Bố và mẹ
- Cô yêu cầu trẻ nêu điểm giống nhau giữa bố và mẹ: Đều là người lớn những người sinh thành ra chúng mình và cùng sống chung một gia đình.
- Điểm khác nhau giữa bố và mẹ: Mỗi người đều có công việc khác nhau, khuân mặt, mái tóc, giọng nói khác nhau...
c. Củng cố: Cho trẻ chơi trò chơi “Ai thông minh hơn”
- Cô giới thiệu cách chơi: Cô dán ngôi nhà có hình ảnh bố mẹ ở hai vị trí khác nhau giới thiệu cho trẻ biết. Mỗi trẻ cầm một lô tô có hình bố hoặc mẹ vừa đi vừa vận động theo nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau” khi cô nói “Đi chơi với bố, mẹ” trẻ nào có lô tô hình của bố thì chạy về ngôi nhà có hình của bố, trẻ nào có lô tô của mẹ chạy về phía ngôi nhà có hình ảnh của mẹ
+ Sau mỗi lần chơi cô hỏi trẻ đi chơi cùng ai để củng cố và nhận biết về bố và mẹ cho trẻ.
3. Kết thúc hoạt động:
- Kết thúc cô cho trẻ ra ngoài hoạt động nhẹ nhàng.
NHẬT KÝ:..............................................................................................:..............................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 4 ngày 26 tháng 10 năm 2016
Thơ: Yêu mẹ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kiến thức: Trẻ chú ý nghe cô đọc, thục thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả. Trẻ biết đọc thơ cùng cô
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ
- Thái độ: - Giáo dục cho trẻ có lòng yêu thương, biết nghe lời, kính trọng ông bà, bố mẹ, cô giáo và người lớn. Trẻ hứng thú tham gia đọc thơ
II. CHUẨN BỊ:
-Tranh minh họa nội dung bài thơ, máy tính, bài hát “Cả nhà thương nhau”
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Mở đầu hoạt động : Gây hứng thú
+ Cô cho trẻ chơi trò chơi: "Kéo cưa lừa xẻ" Cho 2 con nắm tay ngồi đối diện nhau.
+ Cô đưa ra câu hỏi : Bạn nào thắng? bạn nào thua? Bạn thắng thì được ăn cơm vua, còn bạn thua thì được gì?
 + Các con ạ, Các con sinh ra và lớn lên ai cũng được bú tí mẹ. Chúng mình lớn được như ngày hôm nay đều bằng dòng sữa ngọt ngào, bằng tình yêu thương của người mẹ các con đấy. Không chỉ có vậy, còn có rất nhiều người trong gia đình cũng yêu quý các con như: Ông, bà, bốNhưng, có một bạn nhỏ như các con, bạn ấy rất yêu mẹ được nhà thơ Nguyễn Bao đã sáng tác bài thơ “Yêu mẹ”. để tặng cho bạn ấy đấy.
2. Hoạt động trọng tâm: Dạy trẻ
a,Cô đọc thơ diễn cảm :
- Cô đọc lần 1 : Cô đọc diễn cảm bằng lời. Giới thiệu tên bài tên tác giả.
- Cô đọc lần 2 : Kết hợp tranh minh hoạ, hỏi trẻ tên bài thơ, tác giả.
b, Trích dẫn, giảng giải nội dung bài thơ
- Mẹ yêu thương và chăm lo cho chúng mình mẹ phải làm rất nhiều công việc nhưng mẹ đã dậy từ rất sớm để thổi cơm cho chúng mình ăn đấy: Từ câu “Mẹ đi làm.....mua thịt cá” Cô giải thích từ “ thổi cơm” có nghĩa là mẹ nấu cơm đấy.
- Khi biết mẹ vất vả với công việc em bé đã thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ đấy: từ câu “Em kề má.......yeu mẹ lắm” Cô giả thích từ “kề má” là em bé đang yêu mẹ, thơm mẹ thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ đấy.
- Giáo dục trẻ: Ngoan ngoãn nghe lời cô giáo và bố mẹ
c, Câu hỏi đàm thoại :
- Cô vừa đọc bài thơ gì ? Của tác giả nào ?Bài thơ nói về ai ?
- Trong bài thơ mẹ đi làm từ lúc nào? Mẹ dậy làm những công việc gì? Bé kề vào má mẹ được mẹ làm gì? Em bé đã nói gì với mẹ?
d, Dạy trẻ đọc thơ :
- Cô dạy cả lớp đọc thơ .
- Tổ, nhóm, cá nhân.( Cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Cô cho cả lớp đọc lại. Hỏi lại trẻ tên bài thơ, tác giả
3. Kết thúc hoạt động:
	Cho trẻ hát bài cả nhà thương nhau
Nhật ký: 
................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 5 ngày 27 tháng 10 năm 2016
Xâu vòng màu đỏ tặng mẹ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Kiến thức: Trẻ biết cầm hạt xâu thành vòng, trẻ xâu được vòng và gọi tên sản phẩm.
- Kỹ năng: Phát triển vận động và rèn sự khéo léo của các ngón tay. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động, rèn kỹ năng lắng nghe, ghi nhớ có chủ đích.
- Thái độ: Trẻ biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi. Biết yêu quý kính trọng bố mẹ.
II. CHUẨN BỊ:
- Mẫu của cô. Rổ đựng hạt màu đỏ, dây xâu
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Mở đầu hoạt động : Ổn định tổ chức - Gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát "Cả nhà thương nhau" Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát. Cô con mình vừa hát bài hát gì?
- Bài hát nói về ai? Bố và mẹ là hai người mẹ như thế nào?
2. Hoạt động Trọng tâm: Dạy trẻ
a, Quan sát và đàm thoại :
- Cô giới thiệu bài: Xâu vòng màu đỏ tặng mẹ
- Cô có một chiếc túi rất là kì lạ các cháu hãy cùng cô khám phá nhé. Cô cho trẻ sờ trong túi và lấy đồ chơi trong túi ra. Cháu lấy được gì từ trong túi ra? 
- Hạt màu gì? Hạt có gì đây? Làm bằng chất liệu gì?
- Đây là cái gì? (Một đầu được thắt nút) Dây có màu gì? Dây để làm gì?
- Các cháu đoán rất giỏi đây là các hạt vòng đồ chơi màu đỏ này, còn đây là dây màu đỏ này, từ các hạt và dây này các cháu có thể xâu được vòng màu đỏ rất đẹp để tặng cho mẹ đấy. Cô sẽ dạy các con xâu vòng nhé.
b, Quan sát cô làm mẫu : Cô xâu mẫu:
+ Lần 1: Xâu hoàn chỉnh. Cô có chiếc vòng màu gì? Cái vòng này như thế nào?
- Chiếc vòng được xâu bằng hạt màu gì?
+ Lần 2: Vừa làm vừa phân tích cách xâu
- Tay phải cầm đầu dây, tay trái cầm hột hạt để hở lỗ, xâu day qua lỗ. Cô xâu lần lượt các hạt màu đỏ vào với nhau thành chuỗi, xâu xong hạt màu đỏ xong cô buộc lại. Vậy là cô đã xâu xong vòng hạt màu đỏ rồi. 
- Cô đã xâu được gì? Xâu vòng để làm gì?
- Để xâu được vòng cô xâu như thế nào?
c,Trẻ thực hiện :
- Trẻ mang đồ dùng về chỗ và xâu. Cô vừa quan sát vừa trò chuyện với trẻ: Cháu xâu cái gì? Vòng màu gì? Xâu vòng để làm gì?
- Cô động viên khuyến khích trẻ xâu. Xong cô buộc lại thành vòng hộ trẻ
d, Trưng bày sản phẩm :
- Cô cho trẻ mang sản phẩm lên 
- Cô nhận xét chung.
3. Kết thúc hoạ

File đính kèm:

  • docchu_de_gia_dinh.doc
Giáo Án Liên Quan