Tổ chức hoạt động chơi, hoạt động học trong chế độ sinh hoạt theo chương trình GDMN, phù hợp vơi điều kiện địa phương, trường, lớp, nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ

I. MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

Môi trường giáo dục là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của người học (Nghị định 80/2017/NĐCP).

Cấp vĩ mô

MTGD là 1 hệ thống lớn, bao gồm các hệ thống thành phần, tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau (gồm MTGD xã hội, MTGD cộng đồng, MTGD gia đình và MTGD nhà trường; hay môi trường vật chất – môi trường tinh thần; môi trường xã hội - môi trường tự nhiên.) (Revees et al., 2010).

Cấp vĩ mô

MTGD là 1 hệ thống lớn, bao gồm các hệ thống thành phần, tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau (gồm MTGD xã hội, MTGD cộng đồng, MTGD gia đình và MTGD nhà trường; hay môi trường vật chất – môi trường tinh thần; môi trường xã hội - môi trường tự nhiên.) (Revees et al., 2010).

1. Môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện

Môi trường giáo dục an toàn là môi trường giáo dục mà người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần (Nghị định 80/2017/NĐCP).

Môi trường giáo dục lành mạnh là môi trường giáo dục không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa. (Nghị định 80/2017/NĐCP).

 

doc5 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 10/01/2025 | Lượt xem: 36 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tổ chức hoạt động chơi, hoạt động học trong chế độ sinh hoạt theo chương trình GDMN, phù hợp vơi điều kiện địa phương, trường, lớp, nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CHƠI, HOẠT ĐỘNG HỌC TRONG CHẾ ĐỘ SINH HOẠT THEO CHƯƠNG TRÌNH GDMN, PHÙ HỢP VƠI ĐIỀU KIỆN ĐỊA PHƯƠNG, TRƯỜNG, LỚP, NHU CẦU, HỨNG THÚ
VÀ KHẢ NĂNG CỦA TRẺ
1. Tổ chức hoạt động học, hoạt động chơi trong chế độ sinh hoạt theo CTGDMN, phù hợp với điều kiện của địa phương, của trường, lớp, nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ
- Hoạt động học, hoạt động chơi trong chế độ sinh hoạt theo CTGDMN
- Phù hợp với điều kiện của địa phương, của trường, lớp
- Phù hợp nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ
2. Chế độ sinh hoạt theo CTGDMN
- (Xem Chương trình GDMN).
- Giúp CBQL, GV hiểu từ khóa trong chế độ sinh hoạt theo CTGDMN; Hiểu hoạt động học và hoạt động chơi ở các thời điểm trong chế độ sinh hoạt theo CTGDMN
3. Tiêu chí “Tổ chức hoạt động giáo dục” trong Kế hoạch 56/KH-BGDĐT ”chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”:
- (Xem 5 tiêu chí trong Chuyên đề “Xây dựng trường MNLTLTT”)
4. MỤC ĐÍCH CỦA VUI CHƠI
* Vai trò của trò chơi đối với sự phát triển của trẻ.
Đối với trẻ mầm non, vui chơi ngoài việc giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu giải trí còn có vai trò rất quan trọng đối với việc học tập và phát triển:
– Chơi đáp ứng những nhu cầu tự nhiên của trẻ như: vận động, tình cảm, giao tiếp, nhận thức, ngôn ngữ, khám phá, sáng tạo.
– Chơi giúp trẻ học được nhiều nội dung: vận động, tình cảm, giao tiếp, nhận thức, ngôn ngữ, thế giới tự nhiên và xã hội, khoa học, nghệ thuật.
– Chơi cung cấp những con đường học khác nhau cho trẻ: trải nghiệm,khám phá, bắt chước, thử nghiệm, thực hành, sáng tạo
– Chơi có thể giúp trẻ vượt lên trên mức độ mà mình đang có, thay đổi những gì mà trẻ biết và có thể làm được / học được.
– Chơi giúp trẻ làm được những điều mà trẻ không làm được trong cuộc sống thực.
* Việc học dựa vào chơi có ý nghĩa khi trẻ tự thỏa mãn bản thân và khi trẻ có thể lựa chọn chơi cái gì và chơi như thế nào. Vai trò của giáo viên rất quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ học hiệu quả thông qua chơi.
* Mục đích của việc tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi ở các góc trong chế độ sinh hoạt hằng ngày ở trường, lớp mầm non: 
– Tạo cơ hội để trẻ có nhiều sự lựa chọn, được thỏa mãn nhu cầu được chơi của trẻ, tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái.
– Tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, trải nghiệm cái mới, vận dụng, củng cố, thực hành kiến thức, kỹ năng, tích cực khám phá thế giới xung quanh.
– Phát triển khả năng tư duy, tưởng tượng sáng tạo, ngôn ngữ, phát triển các kỹ năng xã hội như: giao tiếp, lựa chọn, ra quyết định, hợp tác, chia sẻ,...
Các góc / khu vực hoạt động là những nơi tuyệt vời cho trẻ làm việc cùng nhau theo các nhóm nhỏ và tương tác với nhau một cách tự do. Việc trẻ chơi / hoạt động ở các góc sẽ hỗ trợ thực hiện kế hoạch giáo dục. Đồng thời giáo viên cũng có điều kiện để hỗ trợ cho các cá nhân và từng nhóm nhỏ trẻ. 
5. ĐẶC ĐIỂM CHƠI CỦA TRẺ
- Chơi là thiên hướng tự nhiên, là nhu cầu của trẻ để tham gia và khám phá những điều trẻ quan tâm, làm cho trẻ được hứng thú và hài lòng. 
- Chơi là tự nguyện. Trẻ có thể tự quyết định tham gia chơi hay không chơi. Trẻ có thể kiểm soát và thay đổi hướng chơi. 
- Chơi là thoải mái, vui vẻ dù bất đồng có thể xảy ra trong quá trình chơi. 
 - Chơi là tượng trưng. Nó cho phép trẻ sử dụng trí tưởng tượng, giả vờ và sáng tạo của mình. 
- Chơi là có ý nghĩa với người chơi – nhưng không phải luôn luôn có ý nghĩa với người khác. Trẻ có cách giải thích riêng của mình về tình huống, sự kiện, kinh nghiệm và kỳ vọng chơi của mình. 
- Chơi có thể xảy ra một mình, với người khác và với các đồ vật, vật liệu. 
- Chơi là một trong những cách mà qua đó trẻ học được nhiều điều. 
I. Hướng dẫn tổ chức cho trẻ chơi – tập đối với trẻ NT
Hoạt động chơi – tập, mục đích của Hoạt động chơi – tập.
Hoạt động chơi – tập được tổ chức 2 lần / ngày, bao gồm: chơi – tập có chủ định, chơi với đồ chơi, chơi trò chơi dân gian, chơi trò chơi vận động, chơi với các thiết bị đồ chơi và các hoạt động theo ý thích.
Chơi – tập có chủ định
Chơi – tập có chủ định là hoạt động kết hợp yếu tố chơi với luyện tập có kế hoạch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Hoạt động này được tổ chức nhằm thực hiện nội dung thuộc các lĩnh vực giáo dục theo độ tuổi trong Chương trình Giáo dục mầm non: phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và những yếu tố ban đầu về thẩm mĩ. 
Khi tổ chức hoạt động chơi – tập có chủ định, giáo viên nên phối hợp đan xen hợp lý giữa hoạt động có tính chất động với hoạt động có tính chất tĩnh.
Chơi với đồ chơi, chơi trò chơi dân gian, trò chơi vận động và chơi với các thiết bị đồ chơi
Trong hoạt động này trẻ được thao tác với đồ vật, đáp ứng yêu cầu của trẻ về tìm hiểu đồ vật xung quanh, nhận biết công dụng và cách sử dụng một số đồ dùng, đồ chơi, phát triển lời nói, phát triển các giác quan. 
Qua hoạt động này trẻ được chơi, đáp ứng nhu cầu về vận động, khám phá thế giới xung quanh, hình thành các mối quan hệ với những người gần gũi. Trẻ có thể chơi thao tác vai, (chơi phản ánh sinh hoạt), chơi trò chơi có yếu tố vận động, trò chơi dân gian theo ý thích của trẻ.
1. Gợi ý tổ chức hoạt động chơi – tập có chủ định
(xem chi tiết tài liệu)
- Nội dung: trọng tâm, tích hợp
- Trẻ: tuỳ thuộc vào hứng thú và khả năng của từng trẻ
- GV: cử chỉ, nét mặt, lời nói tạo cho trẻ những cảm xúc an toàn, tin cậy
- Hình thức: tùy theo độ tuổi, chia nhóm nhỏ, quan tâm đến cá nhân 
- Phương pháp: chú ý tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động với đồ vật 
2. Một số yêu cầu tổ chức chơi – tập cho trẻ 6 – 36 tháng tuổi
(xem chi tiết tài liệu)
- Quan tâm tạo môi trường giáo dục để trẻ có cơ hội được trực tiếp tham gia chơi – tập tích cực, vui vẻ, thoải mái
- Lựa chọn nội dung và hình thức cho trẻ chơi – tập phù hợp (nội dung chơi – tập có chủ định, chơi – tập theo ý thích). 
- Theo dõi tất cả trẻ trong nhóm, quan tâm tiếp xúc với từng trẻ 
- Chú trọng giao tiếp thường xuyên và hoạt động chủ đạo của mỗi lứa tuổi
II. Hướng dẫn tổ chức hoạt động chơi cho trẻ MG
1. Một số yêu cầu tổ chức chơi cho trẻ MG
– Trước khi cho trẻ chơi: 
Tạo môi trường cho trẻ hoạt động tích cực, tự trải nghiệm, khám phá
– Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi:
Đảm bảo nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm, đáp ứng nhu cầu chơi và phù hợp khả năng của độ tuổi, của từng trẻ:
Tôn trọng trẻ, đảm bảo sự tự nguyện, hứng thú của trẻ trong lựa chọn trò chơi, góc chơi / nhóm chơi; phát huy tính sáng tạo của trẻ, không áp đặt trẻ chơi theo ý thích của người lớn.
Cần có sự phối hợp hài hoà giữa nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều trẻ cần để điều chỉnh nội dung cho phù hợp. 
2. Gợi ý tổ chức hoạt động chơi đối với trẻ MG
Chơi trong giờ đón trẻ
Chơi/ hoạt động ở các góc
Chơi ngoài trời
Chơi, hoạt động theo ý thích (buổi chiều theo CĐSH)
III. Hướng dẫn tổ chức hoạt động học cho trẻ MG
1. Hoạt động học 
Hoạt động học được tổ chức có chủ định theo kế hoạch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Hoạt động học ở mẫu giáo được tổ chức chủ yếu dưới hình thức chơi.
Hoạt động học nhằm củng cố, điều chỉnh, chính xác hoá một cách hệ thống kiến thức, kỹ năng mà trẻ có được thông qua hoạt động chơi hoặc cung cấp, hình thành kiến thức, kỹ năng mới cho trẻ. Đồng thời, hoạt động học rèn luyện cho trẻ có khả năng tập trung chú ý trong một khoảng thời gian nhất định, cho trẻ làm quen với một số nền nếp, thói quen học tập để chuẩn bị tâm thế cho trẻ tiếp tục học tập ở cấp học tiếp theo.
2. Một số lưu ý trong tổ chức hoạt động học cho trẻ mẫu giáo
2.1. Đối với trẻ
– Trẻ được học thông qua chơi với đồ chơi, trò chơi, trẻ được khám phá, sử dụng các giác quan. 
– Đảm bảo mọi trẻ đều được: 
+ Hỗ trợ để tham gia hoạt động; 
+ Khuyến khích tạo ra sự lựa chọn: đồ chơi, cách chơi, bạn chơi; 
+ Khuyến khích giao tiếp, hợp tác vơi bạn và làm việc cùng nhau; 
+ Khuyến khích để trẻ tự giải quyết vấn đề; 
+ Khuyến khích để diễn tả ý kiến của mình.
2.2. Đối với giáo viên
 – Quan sát, xác định mức độ đạt mục tiêu và hứng thú, kiến thức, kỹ năng của trẻ để mở rộng việc học cho từng trẻ. 
– Cho trẻ thời gian để suy nghĩ.
– Các hoạt động trải nghiệm cần: hướng tới mục đích của hoạt động học đã đặt ra; mang tính thiết thực, gắn với cuộc sống thực của trẻ, tận dụng điều kiện và hoàn cảnh, tình huống thật; phù hợp với khả năng và hứng thú của trẻ; được thiết kế thông qua chơi; mang tính phát triển từ dễ đến khó; đan xen các hoạt động có tính chất động và hoạt động có tính chất tĩnh trong một hoạt động học; đan xen các hình thức cá nhân, nhóm nhỏ, nhóm lớn, trong phòng / lớp hoặc ngoài trời phù hợp; khuyến khích tương tác giữa trẻ với trẻ
– Khi chia nhóm nhỏ cho trẻ tham gia trong hoạt động học cần quan tâm đến khả năng, nhu cầu, hứng thú của trẻ vào nhóm, đối với trẻ cần sự hỗ trợ của giáo viên tránh chỉ quan tâm chia nhóm trẻ theo số lượng trẻ.
. Gợi ý tổ chức hoạt động học cho trẻ MG
(Xem chi tiết tại tài liệu)
 Xác định mục tiêu
Lựa chọn nội dung
Xác định hình thức tổ chức trong quá trình tổ chức hoạt động học
Sử dụng phương pháp 
Mục tiêu: đảm bảo mục tiêu chung và mục tiêu đối với từng cá nhân trẻ..
- Nội dung: đảm bảo, linh hoạt, phù hợp với điều kiện của lớp, trẻ thích
- Hình thức: dưới hình thức chơi, cả lớp, nhóm lớn, nhóm nhỏ
- Phương pháp: quan tâm nhóm PP thực hành, trải nghiệm, sử dụng và phối hợp các giác quan, làm theo sự chỉ dẫn, yêu cầu của giáo viên; tình huống nhằm kích thích trẻ tìm tòi, suy nghĩ dựa trên vốn kinh nghiệm để giải quyết vấn đề..
- Môi trường tổ chức HĐ: tận dụng điều kiện có thực, khai thác sử dụng MT trong lớp, gần gũi với trẻ
- Đánh giá trẻ: GV có thông tin về khả năng của trẻ để đánh giá để có kế hoạch giáo dục, hỗ trợ trẻ phát triển phù hợp.
- Vai trò của GV: là người điểu khiển, dần dắt, qs hỗ trợ, tạo cơ hội cho trẻ được “học”, khuyến khích trẻ tìm tòi suy nghĩ.

File đính kèm:

  • docto_chuc_hoat_dong_choi_hoat_dong_hoc_trong_che_do_sinh_hoat.doc