Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề: Thiên nhiên kỳ thú

1.Trẻ khoẻ mạnh phát triển bình thường

Cân nặng và chiều cao

 - Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất.

- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì) * Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh

- Giới thiệu cho trẻ biết về tên gọi và ích lợi của các món ăn, động viên trẻ ăn hết suất không làm rơi vãi cơm, biết mời cô, mời các bạn trước khi ăn.

- Ăn uống hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh cơ thể không uống nước lã và ăn quà vặt và thường xuyên tập thể dục.

* Hoạt động học

- Giáo dục trẻ biết được lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh cơ thể, giữ gìn sức khỏe

- Cho trẻ nhận biết một số loại thực phẩm thông thường theo 4 nhóm.

* Hoạt động chơi

- Giáo dục trẻ thường xuyên vệ sinh tay, chân, giữ gìn vệ sinh cơ thể, ăn uống đầy đủ chất

 

doc51 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 2326 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp chồi - Chủ đề: Thiên nhiên kỳ thú, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ : THIÊN NHIÊN KỲ THÚ
Thời gian thực hiện 3 tuần: Từ ngày 11/02 đến ngày 01 /03 / 2019
1. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Hoạt động giáo dục
 * Dinh dưỡng sức khỏe
1.Trẻ khoẻ mạnh phát triển bình thường
Cân nặng và chiều cao
- Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng và đủ chất. 
- Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì)
* Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh
- Giới thiệu cho trẻ biết về tên gọi và ích lợi của các món ăn, động viên trẻ ăn hết suất không làm rơi vãi cơm, biết mời cô, mời các bạn trước khi ăn.
- Ăn uống hợp vệ sinh, giữ gìn vệ sinh cơ thể không uống nước lã và ăn quà vặt và thường xuyên tập thể dục.
* Hoạt động học
- Giáo dục trẻ biết được lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh cơ thể, giữ gìn sức khỏe
- Cho trẻ nhận biết một số loại thực phẩm thông thường theo 4 nhóm.
* Hoạt động chơi
- Giáo dục trẻ thường xuyên vệ sinh tay, chân, giữ gìn vệ sinh cơ thể, ăn uống đầy đủ chất
4. Trẻ có một số hành vi và thói quen tốt trong ăn uống: Mời cô, mời bạn khi ăn và ăn từ tốn, Không đùa nghịch, không làm đổ vãi thức ăn, Ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, Không uống nước lã, ăn quà vặt ngoài đường
5. Trẻ biết lựa chọn được một số thực phẩm khi được gọi tên nhóm: Thực phẩm giàu chất đạm: thịt, cá.Thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng: rau, quả
- Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm
6. Kể được tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày
9. Trẻ có khả năng tự rửa mặt, chải răng 
10. Trẻ biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp
 ( CS17)
14. Trẻ nhận ra và không chơi ở những nơi mất vệ sinh, nguy hiểm( CS23)
15. Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép(CS24)
16. Biết kêu cứu và chạy khỏi nơi nguy hiểm (CS25)
* Phát triển vận động
Trẻ có khả năng tham gia hoạt động học liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút ( cs14)
- Nhảy lò cò 5m
- Đi và đập bắt bóng
- Chạy chậm khoảng 100 - 120m
* Hoạt động học
+ Nhảy lò cò 5m
+ Đi và đập bắt bóng
+Chạy chậm khoảng 100 - 120m
* Hoạt động chơi
+ Rồng rắn lên mây
+ Mèo đuổi chuột
+ Lộn cầu vồng
+ Nhảy qua suối nhỏ
+ Tung bóng cho đội bạn bắt
19. Trẻ thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc/ bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp
29. Trẻ có thể nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu ( CS9)
30. Trẻ có khả năng đập và bắt bóng bằng 2 tay (CS10)
Trẻ có khả năng chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian (CS13)
2. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Hoạt động giáo dục
* Khám phá khoa học - Xã hội
44. Trẻ có khả năng nói được những đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống ( CS94)
- Một số hiện tượng thời tiết thay đổi theo mùa
- Sự thay đổi trong sinh hoạt của con người, con vật và cây theo mùa
+ Các mùa trong năm
-Sự khác nhau giữa ngày và đêm, mặt trời, mặt trăng
+ Mặt trời mặt trăng và các vì sao
+ Các nguồn nước trong môi trường sống
- Ích lợi của nước với đời sống con người
- Một số đặc điểm tính chất của nước
+ Tìm hiểu về nước
- Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách bảo vệ nguồn nước
- Không khí, các nguồn ánh sáng và sự cần thiết của nó với cuộc sống con người, con vật và cây
- Một vài đặc điểm,tính chất của đất, đá, cát, sỏi
- Khám phá các hiện tượng tự nhiên
- Ích lợi của nước đối với cuộc sống con người, con vật, và cây
* Hoạt động chơi
- Chơi vơi cát và nước
- Thi xem đội nào nhanh
- Thi xem ai nhanh
- Đo dung tích vật bằng các đơn vị đo
* Hoạt động chơi
- Hoạt động góc
+ Góc xây dựng: Trẻ cần những loại đồ dùng gì để xây dựng xây bể cá, xây bể bơi, xây hồ nước, xây thủy điện
+ Góc phân vai: Trẻ biết công việc, đồ dùng bán hàng; gia đình, bác sĩ
45. Trẻ có khả năng dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra (CS95)
46. Trẻ yêu thích khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh
47. Trẻ có khả năng giải thích được mối quan hệ nguyên nhân kết quả đơn giản trong cuộc sống hàng ngày (CS114)
48.Trẻ tò mò tìm tòi khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh như đặt câu hỏi về sự vật , hiện tượng : Tại sao có mưa
49. Trẻ có thể làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận. Ví dụ: Thử nghiệm gieo hạt trồng cây được tưới nước và không tưới nước theo dõi và so sánh sự phát triể
53. Trẻ nhận xét được mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng . Ví dụ “Nắp cốc có những giọt nước do nước nóng bốc hơi”
*Làm quen với toán
84. Trẻ biết cách đo độ dài và nói kết quả đo (CS106)
3. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Hoạt động giáo dục
95.Trẻ có khả năng nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca giao dành cho lứa tuổi của trẻ (CS64)
- Nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc phù hợp với độ tuổi
- Nghe các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, câu đố, hò, vè phù hợp với độ tuổi.
- Trẻ nhận biết đặc điểm của chữ cái : h, k
* Hoạt động học
 * Văn học
- Thơ: Trăng sáng
- Truyện: Giọt nước tí xíu.
* LQCC
- Làm quen, chữ cái: h,k
* Hoạt động chơi
- Hoạt động góc: Trẻ biết sử dụng lời nói để giao tiếp, trao đổi, bày tỏ nhu cầu ý muốn, hiểu biết của mình bằng các câu đơn, câu ghép khác nhau, không nói tục chử” bậy. Đồng thời trẻ thể hiện được thái độ, cử chỉ nét mặt thông qua các hoạt động ở các trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi xây dựng
+ Góc học tập: Cho trẻ xem tranh truyện, sách về chủ đề
* Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh 
- Giờ ăn: đọc bài thơ “Giờ ăn”giờ ngủ: đọc bài thơ “Giờ ngủ”
96. Trẻ có khả năng nói rõ ràng
- Đọc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè
110. Trẻ có khả năng đọc biểu cảm bài thơ, đồng dao, cao dao
116. Trẻ thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh (CS79)
118.Trẻ có hành vi giữ gìn và bảo vệ sách ( CS 81)
118. Trẻ có hành vi giữ gìn và bảo vệ sách (CS81)
4.GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM KỸ NĂNG XÃ HỘI
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Hoạt động giáo dục
149. Trẻ thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng, đồ chơi với những người gần gũi(cs44)
- Sở thích, khả năng của bản thân, và người khác 
- Sở thích, khả năng yêu thích về các nghề
- Chủ động và độc lập trong một số hoạt động. 
- Mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến.
- Sử dụng lời nói, cử chỉ, lễ phép, lịch sự. (chào hỏi, cảm ơn)
- Điểm giống và khác nhau của mình với người khác
+Tiết kiệm điện, nước, giữ gìn vệ sinh môi trường
* Hoạt động học
- Trao đổi ý kiến của mình với mọi người xung quanh.
- Trẻ biết được lợi ích và tác hại của các hiện tượng tự nhiên
- Trẻ biết ăn mặc phù hợp với thời tiết
- Giữ gìn vệ sinh môi trường
* Hoạt động chơi
Hoạt động góc
Trong các hoạt động ở các trò chơi: Đóng vai theo chủ đề, trò chơi xây dựng, trò chơi học tập, trò chơi vận động trẻ biết biết chơi đoàn kết, cùng bạn
+ Giữ mối quan hệ giữa hành vi của trẻ và cảm xúc của người khác. Quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ mọi ngươi
+ Lắng nghe ý kiến của người khác.
+ Góc thiên nhiên: Trẻ biết chủ động và độc lập trong một số hoạt động như chăm sóc bồn hoa, cây cảnh
157. Trẻ thể hiện sự thân
 thiện, đoàn kết với bạn bè (CS50)
160. Trẻ biết lắng nghe ý kiến của người khác (CS48)
163. Trẻ sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác(CS 52)
169. Trẻ có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày
* Hoạt động lao động Trong tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ ở lớp: ăn, ngủ, vệ sinh, học, chơi trẻ biết chủ động giúp đỡ cô giáo các công việc đơn giản: kê, lau dọn, cất bàn, ghế; chia cơm; lấy khăn, lau chùi, cất dọn đồ dùng đồ chơi, lau lá tưới nước, biết chăm sóc vườn hoa cây cảnh ở góc thiên nhiên của lớp mình
5. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Mục tiêu giáo dục
Nội dung giáo dục
Hoạt động giáo dục
* Giáo dục âm nhạc
174. Trẻ có thể nhận ra giai điệu (Vui, êm dịu,) của bài hát hoặc bản nhạc (CS 99).
- Nghe và nhận biết các thể loại âm nhạc khác nhau (nhạc thiếu nhi, dân ca, nhạc cổ điển)
+ Sử dụng các dụng cụ gõ đệm theo phách, nhịp, tiết tấu
+ Trẻ tự nghĩ ra các hình thức để tạo âm thanh như xắc xô, trống để vận động theo bài hát
* Hoạt động học
- Dạy hát
+ Trời nắng trời mưa
+ Nắng sớm
+Mùa hè đến đến
- Nghe hát 
+ Mưa rơi
+ Mùa xuân ơi
+ Cho tôi đi làm mưa với
- TC: Đoán tên bài hát 
 - Tiếng hát to tiếng hát nhỏ
* Hoạt động chơi
- Góc nghệ thuật: Hát, múa những bài hát về chú đề
- Góc học tập: Xem sách tranh truyện về chủ đề
176.Trẻ biết thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp với nhịp điệu của bài hát hoặc bản nhạc (101).
181. Trẻ tự nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động, hát theo các bản nhạc, bài hát yêu thích
182.Trẻ có khả năng gõ đệm bằng dụng cụ theo tiết tấu tự chọn
* Giáo dục tạo hình
184. Trẻ có khả năng nói
 được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm của mình (CS103)
- Tìm kiếm, lựa chọn các dụng cụ, nguyên vật liệu phù hợp để tạo ra sản phẩm theo ý thích
- Nói lên ý tưởng tạo hình của mình..
- Đặt tên cho sản phẩm của mình.
* Hoạt động học
+ Xé dán trời mưa
+ Xé dán ông mặt trời và mây
+ Vẽ tô màu ông mặt trời
* HĐ chơi
- Cho trẻ chơi nặn một số đồ dùng, đồ chơi trong hoạt động góc, hoạt động chiều
187. Trẻ có khả năng phối hợp các kĩ năng vẽ để tạo thành bức tranh màu sắc hài hoà, bố cục cân đối
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG
TUẦN 21: CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
Từ ngày 11/02 đến ngày 15/02/2019
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Trò chuyện về chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên
- Cho trẻ chơi một số trò chơi dân gian
- Cho trẻ xem băng hình về chủ đề 
Thể dục sáng
* Xếp hàng ổn định
* Khởi động
- Đi nhẹ nhàng kết hợp các kiểu đi
* Trọng động: Tập các động tác theo nhạc
- Tay
+ Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, nắm, mở bàn tay)
- Lưng, bụng, lườn
+ Cúi về phía trước, ngửa người ra sau
+ Quay sang trái, sang phải
+ Nghiêng người sang trái, sang phải
- Chân	
- Bật tại chỗ
* Hồi tĩnh: Hai tay giang ngang đồng thời cúi người xuống vòng chéo 2 tay và về vị trí ban đầu
Hoạt động học
PTTC
- Nhảy lò cò 5 m
 PTNT
- Khám phá các hiện tượng tự nhiên
PTTM
- Xé dán trời mưa 
PTNN
- Thơ: Trăng sáng
PTTM
DH: Nắng sớm
- NH: Mưa rơi
- TC: Tai ai tinh
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát thời tiết 
- TC: Mưa to, mưa nhỏ
- Chơi tự do
- Quan sát bầu trời
- TC: Trời nắng trời mưa
- Chơi tự do 
-Vẽ mưa trên sân
- TC: Mưa to, mưa nhỏ
- Chi chi chành chành
- Quan sát bầu trời
- TC: Trời nắng trời mưa
- Lộn cầu vồng
- Vẽ ông mặt trời
- TC: Mưa to mưa nhỏ
- Lộn cầu vồng
Hoạt động góc
* Góc phân vai: Bán hàng; Gia đình; Bác sĩ
* Xây dựng: Xây bể cá; xây bể bơi, xây hồ nước, xây thủy điện
* Góc học tập:Xem tranh ảnh về chủ đề, xé dán mây, mưa, ông mặt trời
* Góc âm nhạc: Hát các bài hát về chủ đề
Ăn, ngủ, vệ sinh
- Rèn nề nếp sinh hoạt trong ngày, ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh chung, ăn uống hợp vệ sinh
Chơi, hoạt động theo ý thích
HĐ góc
- Thơ: Giotj sương
TC: Kéo cưa lừa sẻ
Nặn theo ý thích
Sinh hoạt cuối tuần
Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ
- Cho trẻ chơi tự do, xem đĩa hình, ca nhạc về chủ đề
- Vệ sinh cá nhân, nêu gương, trả trẻ
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ ở lớp
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG GÓC
* Góc phân vai: Bán hàng; Gia đình; Bác sĩ ( Thứ 2,4, 6)
* Xây dựng: Xây bể cá; xây bể bơi; xây hồ nước; xây thủy điện( Thứ 2,3,5)
* Góc học tập: Xem tranh ảnh về chủ đề; xé dán mây, mưa, ông mặt trời ( Thứ 2,4,6)
* Góc âm nhạc: Hát các bài hát về chủ đề ( Thứ 3,5,6)
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Biết đóng vai chơi, biết công việc ở các góc chơi
- Trẻ biết dùng các viên gạch để xây thành bể cá, bể bơi, hồ nước, thủy điện
- Trẻ biết xem tranh ảnh về chủ đề, nói lên những gì quan sát được
- Biết hát các bài hát về chủ đề
2. Kỹ năng
- Hình thành kỹ năng giao tiếp kỹ năng mạnh dạn tự tin khi giao tiếp 
- Rèn cho trẻ cách sắp xếp bố cục của các góc chơi
- Rèn trẻ kỹ năng lật, giở tranh
- Rèn kỹ năng hát cho trẻ
3. Thái độ
-Trẻ có thái độ đoàn kết yêu thương lẫn nhau, không tranh giành đồ dùng đồ chơi
II. Chuẩn bị
- Góc phân vai: Bán hàng giải khát, người bán hàng, các loại nước giải khát...
- Góc xây dựng: Gạch xây dựng, lắp ghép, cây hoa, ô tô, xe rùa, đồ dùng thợ xây ( Bay, dao xây, xẻng, xô vữa)
- Góc sách truyện: Có sách vở, tranh ảnh về chủ đề
- Góc âm nhạc: Các bài hát về chủ đề
III. Tổ chức hoạt động
1. Thỏa thuận trước khi chơi
- Cô và trẻ cùng hát bài: “Trời nắng trời mưa” trò chuyện về chủ đề
- Hôm nay các con thích chơi ở những góc nào? (Trẻ chọn góc chơi)
- Gợi ý trẻ nhận vai và phân công công việc trong nhóm
* Góc xây dựng
- Hôm nay góc xây dựng sẽ chơi gì?
- Để xây được bể cá cần có những gì? Cần những nguyên vật liệu gì? 
- Các bác thợ xây phải xây như thế nào? 
- Có những đồ chơi gì? 
- Hướng dẫn trẻ một số kỹ năng của từng vai chơi
2. Quá trình trẻ chơi 
- Cô bao quát trẻ về góc chơi 
- Giúp đỡ và hướng dẫn khi trẻ cần thiết, cô hướng dẫn và cùng chơi với trẻ
3. Nhận xét 
- Cô nhận xét sau khi chơi
- Cô đến từng góc chơi nhận xét, khen ngợi trẻ
- Cho cả lớp về góc xây dựng ( góc chính)
+ Cô mời chủ thầu công trình lên tập giới thiệu về công trình của mình.
+ Mời một số trẻ nhận xét 
+ Cô nhận xét giờ dạy chung
+ Khuyến khích động viên trẻ sau giờ sau chơi tốt hơn 
- Cô chuyển sang hoạt động khác.
- Trẻ thu dọn đồ dùng cất dúng nơi quy định
4. Kết thúc
- Chuyển hoạt động khác
 .................................................................................
Thứ hai ngày 11 tháng 02 năm 2019
A. HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC : PTTC
NHẢY LÒ CÒ 5M
Mục đích yêu cầu
1.Kiến thức
- Cháu biết nhảy lò cò trên một chân, một chân co gối
- Tập thể dục sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh
2.Kĩ năng
- Khéo léo khi  nhảy trên một chân, chân không chạm đất
3.Thái độ
- Giáo dục cháu thích tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh.
- Biết cách đi đúng phần đường.
II. Chuẩn bị
- Sân sạch sẽ  thóang mát.
- Vạch chuẩn cách nhau 5m
- Trẻ: Quần áo trẻ gọn gàng
III. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú
- Các con cùng hát với cô bài hát cho tôi đi làm mưa với?
- Trong bài hát nói đến điều gì?
- À mưa có tác dụng gì? Mưa tạo ra gì?
- Ngoài mưa ra các con còn biết có hiên tượng thời tiết gì nữa không?
2. Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm
a. Khởi động
- Cho trẻ xếp hàng theo tổ làm đoàn tàu và đi các kiểu bước chân sau đó chuyển đội hình thành 3 hàng ngang dãn cách đều.
b.Trọng động
* BTPTC: Tập các bài tập 2 lần 8 nhịp.
+ ĐT tay : 2 tay giang ngang gập vào vai 
+ ĐT chân: Đưa chân sang 2 bên 4l x 8n
+ ĐT bụng: Cúi người về phía trước
+ ĐT bật : Bật tại chỗ 
*VĐCB: Nhảy lò cò 5m
- Đội hình thành 2 hàng ngang đối diện
- Cô giới thiệu bài tập
- Cô tập mẫu lần 1: Không giải thích
- Cô tập mẫu lần 2 : Kết hợp giải thích: Các con sẽ đứng trước vạch khi nghe cô nói “chuẩn bị” con co một chân lên tay thả tự nhiên hoặc cầm lấy cổ chân và nhảy một chân về phía trước nhớ khi nhảy chân không rơi chạm đất
- Cô mời 2 bạn nào giỏi nhất lên làm mẫu cho cô và các bạn cùng xem 
*Trẻ thực hiện
- Lần lượt cho từng trẻ thực hiện 	
- Cô chú ý động viên và sửa sai cho trẻ
- Tổ nhóm thực hiện
* Trò chơi: Nhảy qua suối nhỏ
- Cách chơi: Cô vẽ 2 vạch làm con suối cho trẻ chơi nhảy qua suối
- Luật chơi: Bạn nào nhảy không qua phải nhảy lò cò
- Tổ chức cho trẻ chơi , khuyến khích trẻ chơi
+ Hồi tĩnh: Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân 1-2 vòng
3. Hoạt động 3:Kết thúc
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
B-HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Quan sát thời tiết
 Trò chơi: Mưa to mưa nhỏ, Dung dăng dung dẻ
 Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết đặc điểm của thời tiết
- Biết ăn mặc phù hợp với thời tiết, biết đội mũ, che ô mặc áo dài đeo khẩu trang khi đi dưới trời nắng hoặc trời mưa
- Biết chơi các trò chơi
II. Chuẩn bị
- Sân chơi sạch sẽ
- Trẻ ăn mặc gọn gàng..
III. Tiến hành hoạt động
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” 
- Trò chuyện về nội dung bài hát
- Trò chuyện về chủ đề chơi
2. Hoạt động 2: Trọng tâm
a. Quan sát thời tiết
- Cô và trẻ cùng dạo quang sân trường hít thở không khí trong lành
+ Cô hướng trẻ vào quan sát bầu trời: về màu sắc, mây, gió... như thế nào?
+ Hỏi trẻ hôm nay thời tiết như thế nào?
+ Giáo dục trẻ biết ăn mặc phù hợp với thời tiết, biết đội mũ, che ô mặc áo dài đeo khẩu trang khi đi dưới trời nắng hoặc trời mưa
b. TC: Mưa to mưa nhỏ, dung dăng dung dẻ
- Phổ biến nội dung luật chơi, cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
* Chơi tự do
- Chơi với đồ chơi ngoài trời, cho trẻ vẽ tự do trên sân
- Cô khuyến khích trẻ chơi đoàn kết
c. HĐ 3: Kết thúc
- Thu dọn đồ chơi
- Chuyển hoạt động khác
 .................................................................
Thứ ba ngày 13 tháng 02 năm 2019
A. HOẠT ĐỘNG HỌC
LĨNH VỰC: PTNT
 KHÁM PHÁ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
I.Mục đích yêu cầu
1.Kiến thức
- Trẻ biết các hiện tượng thời tiết và hiện tượng tự nhiên xảy ra trong năm
 - Trẻ nhận biết được một số hiện tượng tự nhiên như: Gió, mây, mưa nhỏ, mưa to, sấm, chớp, sét
 2. Kỹ năng
 -  Trẻ biết được quá trình tạo thành mưa thông qua quan sát thí nghiệm sự
 bốc hơi của nước.
 -  Sự thay đổi của cảnh vật và con người khi trời mưa
 -  Thấy được ích lợi và tác hại của mưa
 3. Thái độ
 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe: Không chơi ngoài trời mưa, nếu cần ra 
 ngoài thì phải mặc áo mưa
 II. Chuẩn bị
 - Trẻ vẽ, làm tranh quá trình tạo thành mưa.
 - Quay phim, tìm hình ảnh về trời mưa.
 - Đồ dùng thí nghiệm: Nồi thủy tinh, bếp ga nhỏ, nước, khăn
 - Tập hát, đọc đồng dao về trời mưa
III. Tiến hành hoạt động
Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú
+ Cô cho trẻ trẻ một đoạn âm thanh ghi âm các hiện tượng tự nhiên
Các con hãy nghe xem âm thanh gì ?  Sau đó đoán và làm động tác minh họa theo
nhé!
Hoạt động 2: Trọng tâm
*Trò chuyện về cảnh vật và con người khi trời mưa
- Các con vừa đoán về hiện tượng tự nhiên gì?
- Các con thấy mưa bao giờ chưa? Thế các con biết gì về mưa kể cho cô và các
bạn cùng nghe nào?
- Để xem các bạn nói đúng không, chúng ta cùng xem một đoạn băng hình nhé
+ Cảnh mưa
+ Cảnh gió thổi ào ào mây đen kéo tới
+ Cảnh mây đen kéo tới
- Khi trời mưa thì có hiện tượng gì xảy ra?
- Sét có nguy hiểm không?
- Làm thế nào để tránh bị sét đánh?
- Vậy các con có nên chơi ngoài trời mưa không? Tại sao?
- Nếu có việc cần thiết phải ra ngoài trời mưa, ta phải làm gì?
*Ích lợi và tác hại của mưa
Cô đố - cô đố
Mưa có ích lợi gì?
+ Đúng rồi mưa là một hiện tượng tự nhiên rất quan trọng đối với đời sống con người. Mưa làm cây tươi tốt, thời tiết mát mẻ, con người sảng khoái. Mưa tạo thành dòng chảy như sông ngòi, ao hồ, giúp cho con người và mọi vật có nước ăn uống và sinh hoạt
-Mưa nhiều quá thì sẽ như thế nào nhỉ?
-Các con thấy hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đâu?
-Nếu trời không mưa thì sẽ xảy ra hiện tượng gì?
* Thí nghiệm sự bốc hơi nước của nước và quá trình tạo thành mưa
-Tại sao trời lại có mưa?
Để biết vì sao có mưa, cô và các con cùng xem thí nghiệm này nhé!
+ Cô giới thiệu đồ dùng
+ Các con thử đoán xem điều gì sẽ xảy ra khi ta cho nước nóng dần lên
Cô cho trẻ quan sát, kết hợp hỏi trẻ, giúp trẻ phát hiện sự thay đổi của nước
khi được đun nóng. Đặc biệt giai đoạn nước bốc hơi và ngưng tụ thành các giọt nước
- Các con đã giải thích được tại sao ,trời có mưa
chưa?
- Quá trình tạo thành mưa như thế nào?
1. Nước ở ao hồ được mặt trời chiếu sáng
2. Nước nóng bốc hơi gặp không khí lạnh tạo thành mây
3. Các đám mây ngày càng nhiều
4. Mây nặng sà xuống thấp gặp không khí nóng tan dần ra tạo thành mưa
Hoạt động 3: Trò chơi
*Thi xem ai nhanh: Trẻ chia thành 2 nhóm thi đua gắn tranh và chữ số tương ứng với qúa trình tạo thành mưa
*Trò chơi kết bạn
-Kết nhóm 4 bạn  cầm tranh đứng theo thứ tự  quá trình tạo thành mưa.Hát các bài hát hay đồng dao về mưa
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: Trời nắng trời mưa
- Hỏi trẻ khi trời nắng, trời mưa đi r

File đính kèm:

  • doclop 5_12544264.doc
Giáo Án Liên Quan