Giáo án Mầm non Lớp 4 tuổi - Chủ đề nhánh: Bác Hồ với các cháu thiếu nhi, Tết 1/6
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết đi bằng gót chân, ném trúng đích bằng1 tay.
- Trẻ nắm được cách chơi và luật chơi, biết chơi trò chơi: Cáo ơi ngủ à.
2. Kỹ năng;
- Giúp trẻ phát triển thể lực, phát triển cơ chân, tay cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ chăm chỉ luyện tập thể dục để có sức khỏe tốt.
II. Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ, an toàn.Trang phục cô trẻ gọn gàng.
- Túi cát.
Tuần 35: CHỦ ĐỀ NHÁNH: Bác Hồ với các cháu thiếu nhi,Tết 1/6 Thời gian thực hiện từ ngày 7/5 đến ngày 11/5/2012 . Thứ 2, ngày 7/5/2012. HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC Đề tài: - Đi bằng gót chân ném trúng đích bằng1 tay - TCVĐ: Cáo ơi ngủ à. I. Mục đích - yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết đi bằng gót chân, ném trúng đích bằng1 tay. - Trẻ nắm được cách chơi và luật chơi, biết chơi trò chơi: Cáo ơi ngủ à. 2. Kỹ năng; - Giúp trẻ phát triển thể lực, phát triển cơ chân, tay cho trẻ. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ chăm chỉ luyện tập thể dục để có sức khỏe tốt. II. Chuẩn bị: Sân tập sạch sẽ, an toàn.Trang phục cô trẻ gọn gàng. Túi cát. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Hoạt động 1: Khởi động. - Cô cho trẻ đi thành vòng tròn, đi các kiểu chân ( Đi bằng gót chân, mũi chân, đi nhanh, đi chậm, đi thường) , Chạy nhanh, chạy chậm.Sau đó đứng thành hai hàng ngang tập bài tập phát triển chung. 2. Hoạt động 2: Trọng động. a. Bài tập phát triển chung: Cô cho trẻ tập cùng cô theo các động tác sau: * Động tác tay: - Co và duỗi tay, vỗ hai tay vào nhau( phía trước, phía sau, trên đầu) * Động tác chân: - Đứng lần lượt từng chân co cao đầu gối. * Động tác bụng: - Nghiêng người sang trái sang phải. * Động tác bật: Bật luôn phiên chân trước, chân sau. b. Vận động cơ bản: Đi bằng gót chân ném trúng đích bằng1 tay - Cô giới thiệu tên vận động. - Cô tập mẫu cho trẻ xem 2 lần. * Lần 1: Cô tập mẫu hoàn chỉnh. * Lần 2: Cô tập mẫu kết hợp phân tích động tác - Cô gọi một số trẻ nhanh nhẹn lên tập trước cho cả lớp quan sát. - Sau đó cho 2 hàng trẻ lên tập một lần. - Cho 2 tổ thi đua nhau tập. - Trong khi trẻ tập cô bao quát, hướng dẫn trẻ tập, sửa sai cho trẻ, động viên, khen trẻ kịp thời. - Cho một trẻ lên tập lại, sau đó hỏi lại trẻ tên vận động và kết hợp giáo dục trẻ. c, Trò chơi vận động : Cáo ơi ngủ à. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Phổ biến lại cách chơi và luật chơi cho trẻ nắm được. - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 2,3 lần. - Sau mỗi lần trẻ chơi cô nhận xét trò kết quả trò chơi, động viên và khen trẻ kịp thời. - Hơi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ. 3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh. - Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân 1, 2 phút. - Khởi động. - Trẻ tập. - Trẻ tập - Quan sát. - Trẻ tập. - Trẻ tập. - Trả lời. - Chơi trò chơi - Đi lại nhẹ nhàng. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QSCMĐ: Củ cà rốt. Trò chơi: + Bóng tròn to. + Mèo đuổi chuột. I. Mục đích - yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nhận biết, gọi đúng tên củ cà rốt, biết được các đặc điểm của củ cà rốt, ích lợi - Nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi " Bóng tròn to", " Mèo đuổi chuột" 2. Kỹ năng; - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ. 3. Thái độ: - Giáo dục: Ăn củ cà rốt chứa nhiều VTM A giúp cơ thể mau lớn khỏe mạnh, mắt sáng GD trẻ chơi đoàn kết với bạn. II. Chuẩn bị: - Sân chơi sạch sẽ, an toàn. - Trang phục cô trẻ gọn gàng. - Củ cà rốt, mũ mèo, mũ chuột. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú. - Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ, cho trẻ ra sân. - Cho trẻ tham quan mô hình cửa hàng bán rau, củ, quả nhà búp bê. Hỏi trẻ: - Ở cửa hàng có bán những rau, củ gì? - Cô cháu mình sẽ cùng mua một củ cà rốt về để quan sát nhé. 2. Hoạt động 2: QSCMĐ: Củ cà rốt. - Cô đưa củ cà rốt ra cho trẻ quan sát. Cô cho trẻ quan sát củ cà rốt 1,2 phút , cô hướng cho 3,4 trẻ tự nhận xét về: Tên gọi, màu sắc, đặc điểm, ích lợi của củ cà rốt. ðCô tổng hợp lại các ý kiến của trẻ và bổ sung những gì còn thiếu mà trẻ chưa trả lời được: Đây là củ cà rốt, củ cà rốt dài, màu cam, có lá màu xanh, ăn củ cà rốt có chứa nhiều VTM A giúp cơ thể mau lớn khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, giúp mắt sáng - Trước khi ăn thì phải làm gì? ðGiáo dục trẻ trước khi ăn phải rửa sạch, gọt vỏ và nấu chín. 3. Hoạt động 3: Trò chơi: Bóng tròn to, mèo đuổi chuột. * Trò chơi: Bóng tròn to. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3 - 4 lần. - Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên, khen trẻ. * Trò chơi: Mèo đuổi chuột. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi, bao quát hướng dẫn trẻ chơi, đổi vai chơi cho trẻ. - Nhận xét trò chơi, động viên, khen trẻ. - Hỏi lại trẻ tên trò chơi, kết hợp giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn. - Trả lời. - Quan sát và nhận xét. - Lắng nghe - Trả lời. - Trả lời. - Chơi trò chơi. - Trả lời. - Chơi trò chơi. - Trả lời TRÒ CHƠI MỚI: Chọn rau. I. Mục đích - yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “ Chọn rau” 2. Kỹ năng; - Giúp trẻ phát triển kỹ năng phân loại, so sánh. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với bạn, chơi xong thu dọn đồ dùng, đồ chơi cất vào nơi quy định.giáo dục trẻ ăn rau chứa nhiều VTM giúp cơ thể mau lớn, khỏe mạnh. II. Chuẩn bị: - Địa điểm: Trong lớp học. - Một số loại rau ăn lá, ăn củ, ăn quả (bằng nhựa):Rau bắp cải, rau cải, củ cà rốt, củ su hào, quả đỗ, quả mướp III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Giới thiệu trò chơi. - Cô cho trẻ đọc bài đồng dao "Láu ngô là cô đậu nành". Hỏi trẻ: + Các con vừa đọc bài đồng dao gì? + Trong bài hát có nhắc tới những loại rau gì? ðGiờ học hôm nay cô đã chuẩn bị được rất nhiều loại rau, có rau ăn củ, có rau ăn lá, rau ăn quả. Để cho các con chơi trò chơi "Chọn rau''. * Cách chơi: - Cô gọi 2, 3 bạn lên chơi, yêu cầu mỗi bạn chọn cho cô một loại rau (bạn chọn rau ăn củ, bạn chọn rau ăn lá, bạn chọn rau ăn quả). Chọn xong thì bạn đó gọi tên các loại rau đó lên cô và các bạn khác kiểm tra xem bạn chọn rau có đúng yêu cầu của cô không. * Luật chơi: - Ai chọn sai loại rau nhảy lò cò một vòng. 2. Hoạt động 2: Cô làm mẫu. - Cô mời 2 trẻ chơi mẫu 1, 2 lần cho cả lớp quan sát. 3. Hoạt động 3: Tổ chức cho trẻ chơi. - Cho lần lượt từng trẻ lên chơi mỗi lần hai hoặc 3 trẻ lên chơi, mỗi trẻ sẽ chọn một loại rau khác nhau. - Trong khi trẻ chơi cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi, động viên khen trẻ. 4. Hoạt động 4: Nhận xét - Kết thúc. - Cô hỏi lại trẻ tên trò chơi. - Nhận xét trò chơi, động viên khen trẻ. ðGiáo dục trẻ ăn rau chứa nhiều VTM giúp cơ thể mau lớn, khỏe mạnh - Đọc đồng dao. - Trả lời - Trả lời - Trẻ lắng nghe - Quan sát - Chơi trò chơi - Trả lời NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ Thứ 3, ngày 8/5/2012. HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH Đề tài: - Xé dán lăng Bác Hồ.( Mẫu) I. Mục đích – Yêu cầu: 1. Kiến thức - Trẻ biết dùng các kỹ năng xé dán để xé lăng Bác Hồ. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng xé bằng hai đầu ngón tay, kỹ năng phết hồ, dán cho trẻ. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình, bạn. II. Chuẩn bị: - tranh xé mẫu lăng bác, giấy A4, hồ, giấy màu - bàn ghế cho trẻ ngồi, bảng. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú. - Cô cho trẻ quan sát hình ảnh lăng bác và hỏi: các con có biết đây là hình ảnh gi?( lăng bác ạ) - lăng bác được đặt ở đâu? - GD trẻ kính yêu bác hồ. - Để nhớ ơn Bác hồ hôm nay cô và các con hãy cùng xé dán lăng Bác hồ, các con có đồng ý không? 2. Hoạt động 2: quan sát tranh mẫu - Cô dùng thủ thuật xuất hiện tranh mẫu xé dán lăng Bác và hỏi: đây là bức tranh xé dán gì? - Cho trẻ nhận xét bức tranh mẫu: + Lăng bác được xé bằng hình gì, xé bằng các màu gì? + được dán như thế nào? * Cô làm mẫu: - Cô xé bằng 2 đầu ngón tay, cô xé thân lăng là hình chữ nhật to, màu xanh, mái lăng là hình chữ nhật nhỏ hơn cũng màu xanh,sau đó cô xé các dải nhỏ, bằng màu đỏ, màu vàng, xé xong cô phết hồ vào mặt sau hình chữ nhật to dán vào giữa bức tranh, tiếp theo cô cũng phết hồ vào mặt sau của hình chữ nhật nhỏ hơn rồi dán trồng lên hình chữ nhật to, khi đã dán được hình lăng bác cô phết hồ vào mặt sau các dải giấy đã xé và dán vào các hình, đặt cách đều nhau. Vậy cô đã vừa xé, dán xong lăng bác rồi. - Các con có muốn xé, dán lăng bác không? 3. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện - Cô cho trẻ lấy rổ của mình ra và cho trẻ xé dán lăng bác. - Trước khi cho trẻ xé cô có thể hỏi trẻ cách xé, xé phần gì trước. - Khi trẻ xé cô bao quát động viên khuyến khích trẻ xé, giúp đỡ trẻ xé chưa được. 4. Hoạt động 4: Trưng bầy nhận xét sản phẩm: - Cô cho trẻ dừng tay bằng khẩu hiệu. - Cô cho trẻ nhẹ nhàng mang bài lên trưng bày. - Cho trẻ nhận xét chung, cá nhân chọn bài yêu thích, vì sao lại thích. - Cô nhận xét tuyên dương, DDV,KK trẻ. .*KT: Cho trẻ ra chơi - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Lắng nghe. - Trả lời - Trả lời - Trả lời. - Đi ra ngoài. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Trò chơi : Kéo cưa lừa xẻ. - Trò chơi VĐ: Chuyển rau. - Chơi tự do: Hột hạt, lá khô, khối gỗ. I. Mục đích - yêu cầu: 1. Kiến thức - Trẻ nhớ tên trò chơi, nắm được cách chơi và luật chơi và hứng thú chơi trò chơi “ Kéo cưa lừa xẻ”, “Chuyển rau”. 2. Kỹ năng - Giúp trẻ phát triển thể lực, trí tưởng tượng , các giác quan. 3. Thái độ - Hứng thú chơi với các đồ chơi: Hột hạt, lá khô, khối gỗ. - Giáo dục trẻ chơi đoàn kết với các bạn, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, chơi xong cất vào nơi quy định. II. Chuẩn bị: - Sân chơi sạch sẽ, an toàn. - Trang phục cô, trẻ gọn gàng. - Các loại rau, củ, quả nhựa, hột hạt, lá khô, khối gỗ. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Hoạt động 1: Trò chơi. * Trò chơi : Kéo cưa lừa xẻ: - Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi. - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3, 4 lần. - Trong khi trẻ chơi trò chơi, cô bao quát sửa sai cho trẻ, động viên và khen trẻ. * Trò chơi vận động:Chuyển rau. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi, nếu trẻ không nhớ thì cô nhắc lại cho trẻ nhớ. * Cách chơi: Chia cả lớp làm 2 đội, xếp thành 2 hàng dọc, đứng trước vạch, các thành viên của các đội sẽ lần lượt cầm một loại rau theo yêu cầu của cô (Rau ăn lá, ăn củ, hoặc ăn quả) bật qua suối nhỏ và chuyển về rổ của đội mình, sau đó bạn tiếp theo lại lên chuyển. Đội nào chuyển được nhiều quả hơn sẽ thắng cuộc. Thời gian của trò chơi được tính bằng một bản nhạc * Luật chơi: Mỗi thành viên lên chỉ được chuyển một cây rau (hoặc một củ, quả) một lượt. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 -3 lần. - Trong khi trẻ chơi cô bao quát hướng dẫn trẻ chơi. - Nhận xét kết quả trò chơi, động viên, khen trẻ. 2. Hoạt động 2: Chơi tự do: Hột hạt, lá khô, khối gỗ. - Cô cho trẻ chơi theo nhóm với các đồ chơi: Khối gỗ, hột hạt, lá khô. - Cô bao quát trẻ chơi. 3. Hoạt động 3: Kết thúc. - Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, đồ chơi, rửa tay, chuyển hoạt động khác. - Trả lời. - Chơi trò chơi. - Lắng nghe. - Lắng nghe. - Chơi trò chơi. - Chơi với đồ chơi. - Thu dọn đồ chơi. NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. . Duyệt giáo án: Ngày / /2012. Thứ 4, ngày 9/5/2012. HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN ĐỀ TÀI: Nhận biết ý nghĩa của các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày I. Mục đích – yêu cầu: 1. Kiến thức - Trẻ được làm quen với một vài số điện thoại khẩn cấp, như: 113,114, 115, hay số nhà của mình. - Giúp trẻ bước đầu biết được các con số này cho chúng biết điều gì và chúng sẽ phải hành động ra sao khi có sự cố xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng nhận biết các con số đã học, kỹ năng ghép đôi. 3. Thái độ - Giáo dục trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, có ý thức trong giờ học. II.Chuẩn bị: - thẻ số từ 1-5 cho cô, mỗi trẻ, đồ dùng của cô kích thước lớn hơn. - Một số hình ảnh: Cảnh sát cơ động, bệnh viện, xe chữa cháy III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1, Hoạt động 1: Ôn nhận biết các con số đã học. Cô đặt một số đồ dùng đồ chơi xung quanh lớp, có số lượng từ 1-5 cho một số trẻ lên tìm, đặt thẻ số tương ứng, lớp kiểm tra. Bằng các chữ số chúng mình đã được học,có thể ghép chúng lại thành một số mới có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày. 2, Hoạt động 2: Nhận biết ý nghĩa của các con số được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày Cô dùng thủ thuật xuất hiện Tranh Cảnh sát cơ động và hỏi đây là tranh gì? Các chú cảnh sát cơ động có nhiệm vụ gì? Khi cần sự giúp đỡ của các chú cảnh SCĐ chúng ta có thể gọi điện thoại tới sô: 113 , cố giới thiệu số 113 lên bảng, cho trẻ phát âm lại 2-3 lần. Cô cho trẻ lấy thẻ số ra và ghép thành số 113. Cho trẻ nhác lại ý nghĩa của số 113 là gọi CSCĐ Bằng thẻ số cô sẽ ghép số 114, đấy là số điện thoại gọi chữa cháy Cô cho trẻ phát âm, ghép thẻ số thành 114. Cho trẻ phát âm ý nghĩa của 114 là gọi chữa cháy. Cô dùng thủ thuật xuất hiện Tranh bệnh viện hỏi trẻ khi bị ốm năng bố mẹ các con gọi đến benh viện bằng sô nào? Cô giới thiệu số 115, là gọi cấp cứu bệnh viện. Cho trẻ phát âm, ghép thẻ số thành 115. Ngoài các số điện thoại đã ra các con có biết sô điện thoại của nhà các con không, số nhà như thế nào? 3, Hoạt động 3: Luyện tập Trò chơi tìm bạn Cô giới thiệu tên trò chơi Phổ biến cách chơi, luật chơi Tổ chức cho trẻ chơi 2 lần Sau mỗi lần chơi cô nhận xét, động viên khuyến khích. 4, Hoạt động 4: Kết thúc Cho trẻ nhẹ nhàng ra sân Trẻ lên tìm Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Trẻ trả lời Lắng nghe Chơi trò chơi - Ra chơi. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát cây phượng - Trò chơi: Ô tô và chim sẻ+ Lộn cầu vồng - Chơi tự do: Đồ chơi ngoài trời, lá, cát, sỏi.. I. Mục đích – yêu cầu: 1. Kiến thức - Trẻ gọi đúng tên và cácđặc điểm của cây ( thân, cành , lá , hoa ... Biết được ích lợi của cây . - Biết chơi trò chơi, chơi đoàn kết 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ 3. Thái độ - Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên II. Chuẩn bị: - Địa điểm tại sân trường, Đồ chơi ngoài trời, lá, cát, sỏi.. - Mũ chó sói III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Quan sát cây phượng - Cho trẻ dạo chơi tắm nắng trên sân trường sau đó cho trẻ đứng xung quanh cây phượng. Cô nói rõ mục đích quan sát - Cô hướng cho trẻ quan sát 1- 2 phútvà gợi hỏi để trẻ nói nên những nhận xét trẻ thấy. VD: Đây là cây gì ? thân cây, lá, hoa như thế nào + Hoa phượng màu gì? + Nó thường nở vào mùa nào? + Trồng cây để làm gì ? + Muốn cây xanh tốt chúng mình phải làm gì? + Cô giáo dục trẻ biết bảo vệ cuộc sống của cây.. 2.Hoạt động 2: Trò chơi : Ô tô và chim sẻ+ Lộn cầu vồng - Trò chơi : Ô tô và chim sẻ - cô nhắc lại cách chơi, luật chơi sau đó tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần , động viên nhận xét sau mỗi lần chơi . - Trò chơi: “Lộn cầu vồng” - Cô tổ chức cho trẻ chơi Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ. 3. Hoạt động 3: Chơi tự do - Cô giới thiệu các nhóm chơi. - Cô cho trẻ chọn nhóm chơi theo ý thích - Cô bao quát chung đảm bảo an toàn cho trẻ. - Nhận xét và cho trẻ vào lớp. - Quan sát. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Trả lời. - Chơi trò chơi - Trẻ chơi trò chơi. NHẬN XÉT – ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY ................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ 5, ngày 10/5/2012. LÀM QUEN VĂN HỌC Đề tài: KTTT: Thỏ bông dạy muộn I, Mục đích yêu cầu: 1, Kiến thức - Trẻ biết kể chuyện một cách sáng tạo theo tranh. - Biết đặt tên cho câu chuyện. 2 Kỹ năng: - Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, trí nhớ. - Rèn kỹ năng kể chuyện sáng tạo cho trẻ. 3 Giáo dục: - Giáo dục trẻ yêu cái đẹp. II: Chuẩn bị II. Chuẩn bị: - Tranh : Tranh 1: Bạn thỏ bông dạy muộn. Tranh 2: Thỏ đến trường. Tranh 3: Thỏ bông soi gương Nội dung câu chuyện: Ở nhà, Thỏ Bông được mẹ yêu thương nhất nhà. Chính vì thế Thỏ Bông rấtlười biếng và cẩu thả. Đi học về, bao giờ Thỏ Bông cũng vứt đồ chơi lung tung khắp nhà. Chính vì sống cẩu thả như vậy, một chuyện cười đã xãy ra ở lớp mầm non. Hôm đó, Thỏ mẹ đi làm sớm. Thỏ Bông dậy muộn. Nhìn đồng hồ thấy đã trễ giờ, Thỏ Bông bới tung tủ quần áo để tìm quần áo cho mình. Tìm được quần áo rồi, Thỏ Bông lại chạy ngược, chạy xuôi khắp nhà để tìm bít tất và giày. Sau vài phút, Thỏ Bông cũng tìm được và tất tả chạy đến trường. Trên đường đi, Thỏ Bông cứ ngượng nghịu làm sao. Hình như chân của nó cái dài, cái ngắn, hay tại vì đường hôm nay bị khập khểnh? Thỏ Bông khó chịu lắm nhưng nó cũng cố gắng chạy thật nhanh đến trường trong ánh nắng chói chang của mặt trời. Đến lớp học rồi, Thỏ Bông vội vã đẩy mạnh cửa chạy vào. Mấy chục cặp mắt của các bạn cứ nhìn chằm chằm vào Thỏ Bông. Sau vài phút im lặng, tiếng cười rộn vang lên cả lớp học. Các bạn cũng cười, cô giáo Nai cũng cười đến chảy cả nước mắt. Thỏ Bông đỏ cả mặt. Nó ngạc nhiên lắm. Nó cứ nhìn qua, nhìn lại, nhìn lui mà Chẳng hiểu gì cả. cuối cùng cô giáo nai lên tiếng: Thỏ bông em hãy đến gương soi và nhìn lại mình đi nào? Thỏ Bông đến gương soi. Trời ơi! Ai thế kia nhỉ? Trong gương soi, Thỏ Bông như một chú hề đang diễn xiếc. Đầu nó thì đội mũ len của ông, nhưng lại mặc áo của mẹ, còn cái quần thì bé tẹo, vừa ngắn của Thỏ Đen. Tệ hại hơn nữa, Thỏ Bông lại mang chiếc giày, chiếc cao, chiếc thấp khác màu nhau. Thỏ Bông xấu hổ quá. Hai tai nó cụp xuống, mặt và tai đỏ bừng. Lúc đó, cô giáo Nai liền bảo: - Thỏ Bông, em hãy vào phòng lấy quần áo để thay. Từ nay về sau, em phải biết cẩn thận, ngăn nắp và dậy sớm để đi học đúng giờ, em có nhớ không? Thỏ bông khoanh tay lễ phép: Dạ, em biết lỗi rồi. Em xin vâng lời cô ạ! Cả lớp vỗ tay hoan hô thỏ bông. III: Tiến hành III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gợi mở gây hứng thú. - Hôm nay cô đi làm cô có đi qua cửa hàng tranh, thấy có nhiều tranh đẹp cô đã mua tặng lớp mình và lớp mình cùng đoán xem đó là tranh vẽ gì nhé gì nhé? ð Cô xuất hiện tranh, cô cũng có một câu chuyện rất hay muốn kể cho cả lớp mình nghe nói về những bứa tranh này đấy. 2. Hoạt động 2: Kể chuyện theo tranh. - Cô kể cho trẻ nghe 2 lần. - Lần 2 cô kể kết hợp chỉ tranh minh họa cho trẻ xem, kể đến đâu chỉ tranh đến đó. - Cô tóm tắt nội dung truyện: Thỏ bông được mẹ rất chiều, nên bạn ấy rất lười và sống cẩu thả, một hôm mẹ đi làm sớm, thỏ bông lại dạy muộn, tự phải tìm quần áo mặc và đến trường, một truyện cười đã xảy ra với thỏ là thỏ đã mặc nhầm quần áo, giầy, tất, mũ của ông, mẹ, của em.. khi đến lớp bị các bạn cười. - Các con thấy bạn thỏ có ngoan không? - Mẹ đi làm sớm thỏ đã làm gì? ð GD trẻ biết làm những việc tự phục vụ bản thân: mặc quần áo, đi giầy, dép. - Khi đến lớp – soi gương bạn thỏ có thái độ gì? - Cô giáo khuyên bạn thỏ phải sống ngăn nắp, gọn gàng, chịu khó, đi học sớm, vậy bạn thỏ có nghe lời không? ðGD trẻ ngoan ngoãn, nghe lời người lớn, chịu khó học tập, - Qua câu chuyện này các con muốn đặt tên truyện là gì? Cho một vài trẻ đặt tên truyện. - Theo cô s
File đính kèm:
- Tuần 35.doc