Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề VI: Tết và mùa xuân

A. MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất.

* Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ.

1.1. Nhận biết được giá trị dinh dưỡng và cách chế biến một số món ăn trong ngày Tết: Bánh chưng, mứt, dưa, chả lụa

1.2. Biết giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi.

1.3. Biết ăn các loại thức ăn khác nhau. Biết giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống trong ngày tết.

1.4. Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn: đốt pháo, tự đi chơi.

* Phát triển vận động.

1.4. Biết phối hợp nhịp nhàng tay chân và các giác quan để thực hiện các vận động: Chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc; Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang.

1.5. Biết phối hợp cử động của bàn tay, ngón tay (gấp giấy, ghép hình, cắt, vẽ .)

2. Phát triển nhận thức.

2.1. Có một số hiểu biết về ngày Tết nguyên đán của người Việt Nam (Phong tục, các loại trái cây, hoa quả, các món ăn trong ngày Tết )

2.2. Biết được các đặc điểm đặc trưng của mùa Xuân (thời tiết, cây cối, con vật .)

2.3. Biết được một số đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống, biết được một số lễ hội trong ngày Tết tại các địa phương (rước kiệu, chọi gà )

2.4. Ôn tập nhận biết số lượng trong phạm vi 4.

2.5. Nhận ra số lượng trong phạm vi 5 qua đếm, xếp tương ứng 1 – 1.

3. Phát triển ngôn ngữ.

3.1. Biết trò chuyện cùng cô và các bạn về một số phong tục tập quán, các hoạt động diễn ra trong ngày tết.

3.2 Thể hiện được tình cảm của mình với gia đình, người thân và bạn bè bằng cách chúc Tết, chào hỏi mọi người khi có khách đến nhà, nói cảm nhận của mình khi mùa xuân đến.

 

doc62 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 3830 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề VI: Tết và mùa xuân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ VI: TẾT VÀ MÙA XUÂN
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 3 TUẦN
Tuần 1 từ ngày 13/1/2014 đến ngày 17/1/2014.
Tuần 2 từ ngày 20/1/2014 đến ngày 24/1/2014.
Tuần 3 từ ngày 10/2/2014 đến ngày 14/2/2014.
A. MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất.
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ.
1.1. Nhận biết được giá trị dinh dưỡng và cách chế biến một số món ăn trong ngày Tết: Bánh chưng, mứt, dưa, chả lụa
1.2. Biết giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi.
1.3. Biết ăn các loại thức ăn khác nhau. Biết giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống trong ngày tết.
1.4. Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn: đốt pháo, tự đi chơi. 
* Phát triển vận động.
1.4. Biết phối hợp nhịp nhàng tay chân và các giác quan để thực hiện các vận động: Chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc; Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang.
1.5. Biết phối hợp cử động của bàn tay, ngón tay (gấp giấy, ghép hình, cắt, vẽ.)
2. Phát triển nhận thức.
2.1. Có một số hiểu biết về ngày Tết nguyên đán của người Việt Nam (Phong tục, các loại trái cây, hoa quả, các món ăn trong ngày Tết)
2.2. Biết được các đặc điểm đặc trưng của mùa Xuân (thời tiết, cây cối, con vật.)
2.3. Biết được một số đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống, biết được một số lễ hội trong ngày Tết tại các địa phương (rước kiệu, chọi gà)
2.4. Ôn tập nhận biết số lượng trong phạm vi 4.
2.5. Nhận ra số lượng trong phạm vi 5 qua đếm, xếp tương ứng 1 – 1.
3. Phát triển ngôn ngữ.
3.1. Biết trò chuyện cùng cô và các bạn về một số phong tục tập quán, các hoạt động diễn ra trong ngày tết.
3.2 Thể hiện được tình cảm của mình với gia đình, người thân và bạn bè bằng cách chúc Tết, chào hỏi mọi người khi có khách đến nhà, nói cảm nhận của mình khi mùa xuân đến.
3.3. Thích nghe đọc thơ, kể chuyện, xem tranh ảnh về tết và mùa xuân; Nghe và đoán được một số câu đố trong chủ đề dưới sự gợi ý của cô giáo.
3.4. Thuộc một số bài thơ: Tết đang vào nhà, Cây đào. Nghe và hiểu truyện: Chuyện thần kỳ của mùa xuân. Thuộc bài ca dao: Mười hai tháng gió.
3.5. Nói bằng câu đầy đủ, kể về những điều quan sát được qua thực tế, qua xem tranh ảnh về tết và mùa xuân.
4. Phát triển thẩm mĩ.
4.1. Thuộc và biết vận động một số bài hát về chủ đề tết và mùa xuân như: Sắp đến tết rồi; Mùa xuân đến rồi.
4.2. Hứng thú tạo ra các sản phẩm tạo hình đơn giản về chủ đề: Vẽ hoa mùa xuân; Nặn trái cây; Vẽ theo ý thích.
5. Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội.
5.1. Biết ứng xử phù hợp với mọi người và biết một số hành vi không được làm trong ngày tết.
5.2. Tham gia tích cực vào các hoạt động đón chào ngày Tết của gia đình, trường lớp.
5.3. Tôn trọng các truyền thống di tích văn hóa, lịch sử của địa phương.
5.4. Có ý thức về việc thực hiện một số quy tắc trong giữ gìn môi trường: vứt rác đúng nơi quy định, chăm sóc cây cối
B. CHUẨN BỊ
- Tuyên truyền và phối hợp với các bậc phụ huynh sưu tầm tranh, ảnh về tết và mùa xuân.
- Các nguyên vật liệu: Sách báo cũ, lá cây rơm, hột hạt...
- Tranh truyện về tết và mùa xuân, các bài thơ, ca dao, đồng dao về tết và mùa xuân.
- Một số đoạn băng tư liệu về ngày tết và mùa xuân.
- Bút chì, sáp màu, đất nặn, giấy vẽ, bột màu, hồ dán... 
- Tranh về chủ đề.
- Vở tạo hình, tranh mẫu, bút chì, sáp màu; đàn, đồ dùng âm nhạc.
C. NGÀY HỘI, NGÀY LỄ
* Tết Nguyên Đán.
1. Mục đích.
- Trẻ biết Tết Nguyên Đán là ngày tết truyền thống của dân tộc Việt Nam, biết phong tục, tập quán của địa phương trong ngày tết nguyên đán, các loại bánh, hoa quả có trong ngày tết, các hoạt động chuẩn bị đón tết.
- Trẻ biết trân trọng các truyền thống văn hoá của dân tộc, tích cực tham gia vào các hoạt động chuẩn bị đón Tết. 
2. Chuẩn bị.
- Tranh ảnh về ngày tết, mâm ngũ quả, 1 số loại hoa thường có trong dịp tết.
3. Tổ chức hoạt động.
* Phần lễ.
- Cô trò chuyện cùng trẻ về ngày Tết Nguyên Đán: 
+ Sắp đến Tết rồi bố mẹ đã mua gì cho các con?
+ Các con thích mua gì?
+ Tại sao?
+ Trong ngày Tết nhà con thường có những gì?
+ Ngày Tết các con thường được đi đến những đâu?
+ Mọi người thường chúc nhau những gì trong ngày Tết?
- Cô kể cho trẻ nghe những thứ thường có trong ngày Tết: hoa quả, bánh kẹo, mứt, bánh trưng, cây đào...
- Cô nêu ý nghĩa của ngày Têt cổ truyền của dân tộc - Ngày Tết Nguyên Đán.
- Cô giáo dục trẻ: Trân trọng truyền thống tốt đẹp của dân tộc; ngoan ngoãn, lễ
phép, biết giúp đỡ ông bà, bố mẹ những việc nhỏ vừa sức trong ngày Tết; có hành 
vi văn minh, giữ gìn vệ sinh trong ngày Tết.
* Phần hội.
- Cô và trẻ biểu diễn các tiết mục văn nghệ về ngày Tết và mùa xuân:
+ Mở đầu chương trình văn nghệ là bài: ''Sắp đến Tết rồi'' do tập thể lớp 3 tuổi A trình bày.
+ Tốp ca nam nữ biểu diễn bài ''Mùa xuân đến rồi''.
+ Tốp ca nữ biểu diễn bài: “Cùng múa hát mừng xuân”
+ Tổ Thỏ nâu đọc bài thơ ''Tết đang vào nhà''.
+ Tập thể nam biểu diễn bài: “Mùa xuân”
+ Nhóm nữ đến với bài thơ ''Cây đào''.
+ Nhóm nam đến với bài thơ: “Mưa xuân"
+ Cô giáo thể hiện bài ''Mùa xuân ơi''.
D. MẠNG NỘI DUNG
Bé vui đón tết
1. Ý nghĩa của ngày tết nguyên đán - ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
2. Các hoạt động chuẩn bị cho ngày tết: dọn dẹp, trang trí nhà cửa
3. Các món ăn ngày tết: bánh trưng, bánh dày, giò, mứt tết... Các loại hoa quả thường có trong ngày Tết: Hoa đào, hoa mai, hoa cúc, dưa hấu, đu đủ, xoài, dừa...
5. Các hoạt động trong ngày tết: đi chúc tết, đi chơi tết
6. Cảm xúc của bé về ngày tết nguyên đán.
7. Tình cảm của mọi người dành cho bé và tình cảm của bé đối với mọi người trong ngày tết.
CHỦ ĐỀ:
TẾT VÀ MÙA XUÂN
Lễ hội mùa xuân
1. Các mùa trong năm. Đặc điểm thời tiết của mùa xuân.
2. Mùa xuân là mùa của các lễ hội. 
3. Các lễ hội thường diễn ra trong mùa xuân: Hội chùa, hội đua thuyền, rối nước, ném còn, 
4. Lễ hội của địa phương: rước kiệu, chọi gà, trồng cây
5. Các hoạt động tham gia trong lễ hội.
6. Tình cảm của bé với các lễ hội truyền thống của địa phương: tự hào và yêu quý các phong tục, tập quán của quê hương.
D. MẠNG HOẠT ĐỘNG
- Ôn tập nhận biết số lượng trong phạm vi 4.
- Xếp các đồ vật, đồ dùng theo tương ứng 1 - 1, đếm, nhận biết số lượng trong phạm vi 5. 
- Trò chơi: “Về đúng nhà”; “Ai chọn đúng”. “Ai tài ai khéo”.
- Tìm hiểu về ngày tết nguyên đán.
- Trò chuyện về mùa xuân: Thời tiết, cảnh vật, lễ hội...
- TC: “Kể đủ 3 thứ”, “Thi ai nhanh”.
- Trò chuyện về các món ăn có trong ngày tết như: bánh chưng, mứt kẹo, hoa quả.
- Quan sát tranh ảnh về giữ gìn vệ sinh, an toàn trong ngày tết.
- Luyện tập phối hợp cử động của bàn tay, ngón tay qua các hoạt động: gấp giấy, ghép hình, cắt, vẽ
- Thực hiện các vận động: Chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc; Chuyền bắt bóng 2 bên theo hàng ngang.
- Chơi trò chơi vận động: “Mèo đuổi chuột”; “Bịt mắt bắt dê”; “Nu na nu nống”
- Kể lại những điều trẻ biết về tết và mùa xuân.
- Xem sách, tranh, trò chuyện mô tả về ngày tết và mùa xuân.
- Nghe kể chuyện, đọc thơ: 
+ Truyện: Chuyện thần kỳ của mùa xuân.
+ Thơ: Tết đang vào nhà; “Cây đào”
- Thuộc một số bài đồng dao, ca dao: Mười hai tháng gió.
- Giải câu đố về tết và mùa xuân.
- Trò chơi: Thăm nhà bạn; Bé thích ăn gì?
Phát triển nhận thức
Phát triển thể chất
Phát triển ngôn ngữ
TẾT VÀ
MÙA XUÂN
Phát triển thẩm mĩ
Phát triển TC- KNXH
- Trò chuyện về cách ứng xử phù hợp với mọi người và các hành vi không được làm trong ngày tết.
- Quan sát và làm quen với các hoạt động chuẩn bị đón tết.
- Chơi đóng vai: “Cửa hàng bách hoá”, “Gia đình”, “Khám bệnh”.
- Trò chơi lắp ghép, xây dựng: Xây công viên ngày tết, xây vườn hoa mùa xuân.
- Vẽ hoa ngày tết; Nặn trái cây; Vẽ theo ý thích.
- Hát và vận động theo nhạc: Sắp đến tết rồi; Mùa xuân đến rồi.
- Nghe hát: Ngày tết quê em; Mùa xuân ơi; Mùa xuân cô nuôi dạy trẻ.
- Trò chơi: Nghe tiếng hát tìm đồ vật; Ai nhanh nhất.
KẾ HOẠCH TUẦN I
	Chủ đề nhánh:Bé vui đón tết	
THỜI GIAN THỰC HIỆN: 1 TUẦN
( Từ ngày 13 tháng 1 đến ngày 17 tháng 1 năm 2014)
I) Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
- Qua trò chuyện trẻ biết ý nghĩa của ngày tết nguyên đán - ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, các hoạt động chuẩn bị cho ngày tết: dọn dẹp, trang trí nhà cửa, các món ăn ngày tết: bánh trưng, bánh dày, giò, mứt tết, các loại hoa quả thường có trong ngày Tết: Hoa đào, hoa mai, hoa cúc, dưa hấu, đu đủ, xoài, dừa..., các phong tục tập quán trong ngày tết: chúc tết ông, bà, họ hàng, các hoạt động trong ngày tết.
- Biết tập thể dục thường xuyên có lợi cho sức khoẻ. Biết tên các động tác của bài tập thể dục sáng, biết tập các động tác theo hướng dẫn của cô.
- Biết các góc chơi, về đúng góc chơi và làm quen với các vai chơi trong các góc chơi, có nề nếp trong khi chơi. Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. Biết chơi cùng nhau theo nhóm, thể hiện hành động của vai chơi mà mình đã nhận. 
- Trẻ nhận xét được các việc tốt, chưa tốt mà bạn và mình đã và chưa làm được trong ngày, trong tuần.
- Trẻ hào hứng phấn khởi trong giờ nêu gương. 
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng giao tiếp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
- Rèn cho trẻ kỹ năng thực hành các động tác, kỹ năng vận động và thực hiện theo hiệu lệnh.
- Rèn kỹ năng chơi ở các góc, phát triển óc sáng tạo của trẻ.
- Rèn thói quen cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết trân trọng các truyền thống văn hoá của dân tộc, tích cực tham gia vào các hoạt động chuẩn bị đón Tết.
- Giáo dục trẻ có ý thức học tập tốt, có nề nếp trong các giờ thể dục.
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi, cất dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
- Giáo dục trẻ có ý thức tự giác, tinh thần phấn đấu thi đua cùng các bạn, đoàn kết, phối hợp cùng bạn trong khi chơi.
II) Chuẩn bị
- Đồ dùng của cô:
+ Tranh ảnh có liên quan đến chủ đề tết và mùa xuân.
+ Xắc xô.
+ Địa điểm tập thể dục sạch sẽ, bằng phẳng.
- Đồ dùng của trẻ: Trang phục gọn gàng.
- Đồ chơi các góc:
+ Góc xây dựng: bộ đồ chơi lắp ghép, hàng rào, gạch xây dựng, thảm hoa, thảm cỏ, các chậu cảnh, chậu hoa.
+ Góc phân vai: Đồ chơi nấu ăn, đồ chơi bác sĩ, đồ chơi bán hàng.
+ Góc học tập: Sách, tranh, truyện về ngày tết.
+ Góc nghệ thuật: xắc xô, mũ múa, giấy vẽ, sáp màu, bút chì, đất nặn, giấy màu.
- Cờ, phiếu bé ngoan.
- Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện về chủ đề.
III) Tổ chức hoạt động
Tên hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Vệ sinh, thông thoáng phòng lớp.
- Đón trẻ, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định và chọn góc chơi thích hợp.
- Cô bao quát trẻ và trao đổi cùng phụ huynh về tình hình sức khỏe và học tập của trẻ.
- Cô bao quát trẻ chơi.
Trò chuyện
* Dự kiến trò chuyện:
- Thứ 2 + thứ 3:
+ Ý nghĩa của ngày tết nguyên đán - ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
+ Các hoạt động chuẩn bị cho ngày tết: dọn dẹp, trang trí nhà cửa.
- Thứ 5 + thứ 6:
+ Các món ăn ngày tết: bánh trưng, bánh dày, giò, mứt tết... Các loại hoa quả thường có trong ngày Tết: Hoa đào, hoa mai, hoa cúc, dưa hấu, đu đủ, xoài, dừa...
+ Các hoạt động trong ngày tết: đi chúc tết, đi chơi tết
+ Cảm xúc của bé về ngày tết nguyên đán.
+ Tình cảm của mọi người dành cho bé và tình cảm của bé đối với mọi người trong ngày tết.
+ Những điểm nổi bật trong ngày.
- Cô giáo dục trẻ: Biết trân trọng các truyền thống văn hoá của dân tộc, tích cực tham gia vào các hoạt động chuẩn bị đón Tết.
Thể dục sáng
* Khởi động: 
- Cho trẻ làm đoàn tàu kết hợp đi chạy các kiểu, cho trẻ về 3 hàng dọc sau đó dàn hàng ngang theo tổ.
* Trọng động:
- Hô hấp: Hít vào, thở ra.
- Tay: Hai tay đưa sang ngang, lên cao.
- Bụng: Đứng cúi người về trước
- Chân: Đứng khuỵu gối.	
- Bật: Tiến.
* Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng.
Hoạt động học
Thể dục:
 Chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc.
- Trò chơi: Mèo đuổi chuột.
KPXH:
Tìm hiểu về tết nguyên đán.
Tạo hình:
Vẽ hoa ngày tết
Văn học:
Thơ: Tết đang vào nhà.
Âm nhạc:
- NDTT: DH: Sắp đến tết rồi.
- NDKH: 
+ Nghe hát: Ngày tết quê em.
+ Trò chơi: Ai nhanh nhất.
Hoạt động ngoài trời
- Quan sát: Thời tiết.
- TC: Lộn cầu vồng.
- Mâm ngũ quả ngày tết có gì?
- Trò chơi: Bày mâm ngũ quả.
- Lắng nghe các âm thanh khác nhau trên sân trường.
- TC: Dung dăng dung dẻ.
- Dạy trẻ xếp cái bánh chưng bằng hột hạt.
- TC: Dệt vải.
- Hãy nhặt rác bỏ vào thùng.
- TC: Mèo đuổi chuột.
Chơi tự do
Hoạt động góc
* Thoả thuận chơi: 
Gây hứng thú vào giờ chơi.
- Cô bật nhạc bài hát: “Sắp đến tết rồi”.
- Các con vừa nghe bài hát gì?
- Bài hát nói về ngày gì? 
-> Cô cho trẻ biết: Tết đến xuân về, muôn hoa đua nhau khoe sắc.
- Hôm nay các con có muốn tự mình xây dựng một công viên ngày Tết thật đẹp không?
- Con sẽ làm những gì trong công việc của mình?
- Khi xây công viên ngày Tết các con sẽ xây như thế nào? Ai sẽ là kỹ sư xây dựng? Ai sẽ làm các bác thợ xây? Làm thợ xây các con cần vật liệu gì? Ai sẽ làm các chú lái xe chở vật liệu xây dựng? Khi chở vật liệu các con lưu ý điều gì? Ai sẽ là chỉ huy trưởng công trình? (kết hợp hỏi trẻ các thể hiện hành động chơi)...
- Trong trò chơi: “Gia đình”: Ai sẽ là mẹ, ai là bố, ai là các con? Công việc của từng người trong gia đình là gì?
- Nếu là bác sỹ khám bệnh, con sẽ có thái độ như thế nào? Nếu là người bán hàng con sẽ giao tiếp trao đổi với người mua hàng như thế nào?...
- Góc học tập có rất nhiều sách, truyện về tết và các hoạt động trong ngày tết, ai thích xem sách, tô màu tranh hãy vào góc đó.
- Ai sẽ chơi ở góc nghệ thuật? Ở góc chơi này các con định làm gì? 
- Với vai chơi của mình, các con sẽ vào góc chơi nào? Các con cần đồ chơi gì? 
- Khi muốn đổi góc chơi phải làm gì?
* Quá trình chơi: 
- Cô giúp trẻ về góc chơi của mình, giúp trẻ phân vai và chọn đồ chơi, quan sát khuyến khích trẻ chơi tốt, nhắc trẻ nói vừa đủ nghe, bảo vệ giữ gìn đồ chơi...
- Cô lưu ý quan sát và hướng dẫn trẻ chơi trọng tâm ở góc xây dựng, kết hợp quan sát nhắc nhở trẻ ở các góc chơi khác. Động viên, khuyến khích trẻ chơi sáng tạo, kết hợp giáo dục trẻ ý thức đoàn kết, giữ gìn đồ chơi trong khi chơi...
- Góc xây dựng: Xây công viên ngày Tết.
- Góc phân vai: Chơi gia đình, khám bệnh, cửa hàng bách hoá.
- Góc học tập: Xem sách tranh, làm sách về ngày tết.
- Góc nghệ thuật: múa hát, vẽ, nặn, xé dán tranh, làm đồ chơi các con vật từ các nguyên vật liệu thiên nhiên.
* Nhận xét chơi:
- Cô nhận xét ngay trong quá trình chơi.
- Cho trẻ đi thăm công viên ngày tết.
- Cô cùng trẻ nhẹ nhàng cất đồ chơi vào nơi quy định. Vệ sinh sau khi chơi.
Hoạt động chiều 
- TC: Nu na nu nống.
- Nghe băng các bài hát trong chủ đề.
TC: Bịt mắt bắt dê.
- Làm quen bài thơ: “Tết đang vào nhà”
- TC: Chi chi chành chành.
- - Làm quen bài hát: “Sắp đến tết rồi”
- TC: Kéo cưa lừa xẻ.
- Dạy trẻ bài ca dao: “Mười hai tháng gió”.
- TC: Cặp kè.
- Lao động vệ sinh
- Nêu gương cuối tuần.
Hoạt động nêu gương
* Nêu gương cuối ngày:
- Cô cho trẻ hát bài: Hoa bé ngoan.
- Cô cho trẻ tự nhận xét về các việc tốt chưa tốt của bản thân và của bạn trong ngày.
- Cô nhận xét chung: Nêu gương những việc tốt mà trẻ thực hiện được trong ngày để cho trẻ khác học tập và những việc trẻ thực hiện chưa tốt những hành vi chưa ngoan để có kế hoạch bổ sung cho ngày hôm sau.
- Cô tặng cờ cho bé ngoan.
- Cô cho trẻ vui văn nghệ tạo không khí vui vẻ.
* Nêu gương cuối tuần:
- Cô hát cho trẻ nghe bài: Cả tuần đều ngoan.
- Cô cho trẻ tự nhận xét các việc tốt chưa tốt của bản thân và của bạn trong tuần.
- Cô nhận xét chung: Nêu gương những việc tốt tiêu biểu mà trẻ thực được trong tuần cho trẻ khác học tập và những việc trẻ thực hiện chưa tốt, những hành vi chưa ngoan để có kế hoạch bổ sung cho tuần sau.
- Cô tặng phiếu ngoan cho trẻ.	
- Cô cho trẻ vui văn nghệ tạo không khí vui vẻ.
Trả trẻ
- Cô chuẩn bị quần áo cho trẻ gọn gàng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Trong khi trẻ chờ bố mẹ đón cô cho trẻ tự tham gia vào những hoạt động mà trẻ yêu thích, chơi với những đồ chơi dễ lấy, dễ cất; hát múa, đọc thơ, ca dao, đồng dao, kể chuyện về chủ đề.
==========***==========
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Thứ 2 ngày 13 tháng 1 năm 2014
I. Mục đích:
*- Trẻ biết chạy trong đường dích dắc, không giẫm lên vạch, không chạy ra ngoài, tư thế người ngay ngắn, tới đích đã được quy định.
 - Trẻ biết đặc điểm của thời tiết ngày hôm đó. Tạo điều kiện cho trẻ tận hưởng những điều kiện tự nhiên như tắm nắng, hít thở không khí trong lành, được vận động tự do thoải mái đáp ứng nhu cầu vận động, tìm hiểu thế giới xung quanh của trẻ.
 - Trẻ hứng thú nghe băng các bài hát trong chủ đề và biết hát theo băng.
*- Phát triển các tố chất nhanh nhẹn, dẻo dai và sức mạnh cơ bắp của chân, khả năng thăng bằng và kiểm soát vận động.
 - Phát triển ngôn ngữ, khả năng diễn đạt mạch lạc cho trẻ.
 - Phát triển tai nghe, khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
*- Giáo dục trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật, tích cực tự giác trong tập luyện.
 - Giáo dục trẻ biết giữ môi trường xung quanh sạch sẽ, biết ăn mặc phù hợp với thời tiết để giữ gìn sức khoẻ.
 - Giáo dục trẻ biết trân trọng các truyền thống văn hoá của dân tộc, tích cực tham gia vào các hoạt động chuẩn bị đón Tết, hào hứng đón mùa xuân về.
II. Chuẩn bị:
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ, đường dích dắc rộng khoảng 50cm, có 3 – 4 điểm dích dắc cách nhau khoảng 2 - 2,5 m.
- Xắc xô của cô.
- Chong chóng, các dải nơ màu, vòng, phấn, bóng cho trẻ.
- Đồ dùng đồ chơi ở các góc.
- Đài catset, đĩa các bài hát trong chủ đề.
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Bổ sung
1) Hoạt động học: Thể dục: Chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc - Trò chơi: Mèo đuổi chuột.
* Kiểm tra sức khoẻ của trẻ xem có ai bị đau ở đâu không?
a) Khởi động: Cô cho trẻ làm đoàn tàu đi các kiểu chân rồi về đội hình 3 hàng ngang theo tổ.
b) Trọng động:
* BTPTC: Cho trẻ tập theo nhịp đếm cùng cô (2 lần x 4 nhịp)
- Tay: Hai tay đưa lên cao, ra phía trước, dang ngang.
- Bụng: Cúi người về phía trước.
- Chân: Đứng khuỵu gối.
- Bật: Tại chỗ.
(Chú ý cho trẻ tập động tác chân nhiều lần hơn)
* VĐCB: Chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc.
- Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang đối diện.
- Cô giới thiệu tên bài tập.
- Cô làm mẫu lần 1 không phân tích.
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác: Khi cô hô “bắt đầu”, trẻ chạy trong đường dích dắc. Khi chạy, tư thế người ngay ngắn, mắt nhìn thẳng, không được giẫm lên vạch, không chạy ra ngoài. Chạy đến cuối đường dích dắc thì dừng lại và đi về cuối hàng.
- Cho 2 trẻ khá lên tập mẫu trước.
- Cho cả lớp lần lượt thực hiện 2 - 3 lần (cô quan sát, động viên khuyến khích, sửa sai cho trẻ kịp thời).
- Củng cố: Cho 2 trẻ tập tốt lên tập lại.
* TCVĐ: Mèo đuổi chuột.
- Cô nhắc lại luật chơi, cách chơi.
- Cho trẻ chơi trò chơi, cô bao quát động viên khuyến khích trẻ khi chơi.
- Nhận xét trẻ chơi.
c) Hồi tĩnh: Cô cùng trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 phút.
2) Hoạt động ngoài trời
a) Hoạt động 1: “Quan sát thời tiết”
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Bốn mùa”
- Cô cùng trẻ trò chuyện:
+ Chúng mình vừa chơi trò chơi nói về những mùa nào?
+ Các con có biết mùa này là mùa gì không?
+ Ai có nhận xét gì về thời tiết ngày hôm nay?
+ Nóng hay lạnh?
+ Tại sao con biết?
+ Bầu trời hôm nay như thế nào? Có nắng hay không? Nắng to hay nắng nhẹ? Vì sao con biết? Có gió hay không? Gió như thế nào? Làm thế nào để biết trời có gió?
- Cô cho trẻ làm thí nghiệm để biết gió như thế nào (thí nghiệm với chong chóng và các dải nơ màu)
+ Con người thì cảm thấy thế nào?
+ Cây cối thì làm sao?...
- Sau khi trẻ nhận xét cô khái quát lại đặc điểm thời tiết ngày hôm đó giúp trẻ ghi nhớ.
- Giáo dục trẻ biết ăn mặc phù hợp với thời tiết.
b) Hoạt động 2: Trò chơi ''Lộn cầu vồng''.
c) Hoạt động 3: Chơi tự do
3) Hoạt động chiều.
a) Hoạt động 1: Trò chơi “Nu na nu nống”
b) Hoạt động 2: Nghe băng các bài hát trong chủ đề.
- Cô mở băng các bài hát trong chủ đề cho trẻ nghe.
- Cô khuyến khích trẻ hát cùng băng đĩa.
- Cô bao quát và động viên trẻ kịp thời.
c) Hoạt động 3: Chơi tự chọn.
* Nêu gương cuối ngày
- Trẻ trả lời.
- Trẻ khởi động.
- Trẻ tập các động tác cùng cô 
- Trẻ đứng thành hai hàng ngang.
- Trẻ lắng nghe.
- Quan sát cô làm mẫu và lắng nghe cô phân tích từng động tác.
- Trẻ thực hiện.
- 1 trẻ lên tập lại.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ chơi trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ đ

File đính kèm:

  • docTet_va_mua_xuan.doc
Giáo Án Liên Quan