Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Sự chiếm chỗ của nước

 Lứa tuổi: 5-6 tuổi

1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

a.Kiến thức:

- Trẻ biết được khi bỏ đá vào nước thì đá sẽ chiếm chỗ của nước, vì thế nước sẽ dâng lên. Đá càng nhiều thì mực nước sẽ càng dâng cao hơn.

 b.Kỹ năng:

 - Quan sát, so sánh.

 - Lập sơ đồ và đọc sơ đồ.

 c. Giaó dục:

 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn nguồn nước sạch, thích thú khám phá khoa học.

 

docx3 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 1006 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Sự chiếm chỗ của nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: SỰ CHIẾM CHỖ CỦA NƯỚC
 Lứa tuổi: 5-6 tuổi
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
a.Kiến thức:
- Trẻ biết được khi bỏ đá vào nước thì đá sẽ chiếm chỗ của nước, vì thế nước sẽ dâng lên. Đá càng nhiều thì mực nước sẽ càng dâng cao hơn.
 b.Kỹ năng:
 - Quan sát, so sánh.
 - Lập sơ đồ và đọc sơ đồ.
 c. Giaó dục:
 - Giáo dục trẻ biết giữ gìn nguồn nước sạch, thích thú khám phá khoa học.
2. CHUẨN BỊ
- 45 viên đá , 09 ly nước.
- Video câu chuyện: “Con quạ thông minh”.
- Bảng dự đoán kết quả, bảng kết quả thí nghiệm.
- Bút màu, nam châm.
- Ly nhựa nhỏ, ly nhựa lớn, muỗng ( đủ số lượng bé và có dư 1 ít) .
3. CÁCH TIẾN HÀNH
Hoạt động 1: Dự đoán kết quả thí nghiệm:
- Cô cho trẻ xem video câu chuyện :” Con quạ thông minh”
- Cô đàm thoại cùng trẻ:
+ Các con vừa xem câu chuyện gì vậy?.
+ Con quạ sẽ làm gì để uống được nước?.
+ Xung quanh quạ có gì?.
+ Làm thế nào để quạ có thể uống được nước bằng những viên sỏi?.
+ Bây giờ chúng ta cùng kiểm chứng xem này có làm nước dâng lên không nhé!
 - Có 3 ly nước mực nước bằng nhau.
+ Ly thứ nhất không có đá thì mực nước như thế nào?.
+ Ly thứ hai có 5 viên đá thì mực nước như thế nào?.
+ Ly thứ ba có 10 viên đá thì mực nước như thế nào?. 
 - Cô phát cho trẻ bảng dự đoán kết quả:
- Cô giới thiệu về bảng dự đoán cho trẻ hiểu rõ hơn
+ Trên tay cô đang cầm bảng dự đoán kết quả thí nghiệm. Cô chỉ tay vào ký hiệu trên bảng dự đoán và hỏi trẻ đây là gì vậy các bạn? ( Trẻ trả lời)
+ À đây là ký hiệu vẽ 3 cái có mức nước bằng nhau. Ly thứ nhất thì nước ở vạch mức vẽ sẵn và ly thứ 2 này thì nước dâng lên một chút xíu, còn ly thứ 3 thì nước dâng lên cao. 
+ Còn đây là ký hiệu vẽ gì vậy các bạn ? Cô vẽ 5 viên đá thì các bạn bỏ mấy viên vào ?( Trẻ trả lời)
+À đây là cột ký hiệu số viên đá bỏ vào ly, cô không vẽ gì tức là không bỏ viên đá nào, vẽ 5viên đá tức là các bạn bỏ 5 viên đá vào ly, vẽ 10 viên đá tức là các bạn bỏ 10viên đá vào ly.
+ Các con hãy dự đoán và đánh dấu chéo vào ô dự đoán của mình nhé
 0
 5
 10
- Cô mời một vài nhóm lên nói về bảng dự đoán kết quả của mình.
- Cô cho trẻ cất đi bảng dự đoán.
Hoạt động 2: Trẻ thực hiện thí nghiệm thí nghiệm
- Cô cho trẻ về 2 nhóm.
- Cô giới thiệu nguyên vật liệu gồm: đá, ly nước.
- Cô mời các nhóm lên lấy nguyên vật liệu.
- Cho trẻ rót nước vào 3 ly cho đầy đến vạch cô đánh sẵn và trẻ thực hiện thí nghiệm:
+ Ly 1: Không bỏ đá vào ly
+ Ly 2: Bỏ 5 viên đá vào ly nước, quan sát hiện tượng
+ Ly 3: Bỏ 10 viên đá vào ly, quan sát hiện tượng
- Trẻ quan sát 3 ly nước và làm bảng kết quả thí nghiệm
 0
 5
 10
 Sau khi ghi nhận kết quả xong, cô cho trẻ dán lên cạnh bảng dự đoán kết quả
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm thí nghiệm và trẻ nhìn vào để đọc kết quả thí nghiệm và so sánh
+ Cô mời 1 bạn đứng lên đọc kết quả thí nghiện của nhóm mình
- Trẻ kết luận: Khi bỏ đá vào nước thì đá sẽ chiếm chỗ của nước, vì thế nước sẽ dâng lên. Đá càng nhiều thì mực nước sẽ càng dâng cao hơn.
Giáo dục trẻ: Nước rất cần trong cuộc sống con người trong sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, chúng ta phải biết sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm bằng cách chúng ta không xả rác và vứt rác bừa bãi mà phải bỏ rác vào thùng đúng nơi quy định.
Hoạt động 3: Trò chơi: “Chú Quạ thông minh”
- Cô chia trẻ thành 2 nhóm.
- Cô phát cho mỗi nhóm 01 ly nước to có vạch sẵn bằng nhau, một số viên sỏi và muỗng đủ số lượng trẻ.
- Cách chơi cho trẻ: Từng trẻ trong đội sẽ cầm muỗng để múc lần lượt từng viên sỏi rồi chạy về đích bỏ vào ly nước có kẻ vạch sẵn.
- Luật chơi: Nước ở ly của đội nào dâng lên cao hơn thì đội đó thắng.
- Cô nhận xét và tuyên dương.

File đính kèm:

  • docxthi nghiem su chiem cho cua nuoc 56_12950962.docx
Giáo Án Liên Quan