Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ - Đề tài: Dạy trẻ sáng tạo với hình tròn bằng cách gấp - Đinh Thị Hà

1. Kiến thức:

 - Trẻ biết được từ các hình tròn to nhỏ khác nhau có thể tạo thành bức tranh các con vật nhiều màu sắc, nhiều kiểu dáng khác nhau như con cua, đàn cá, những con bướm.

 - Trẻ biết chọn các hình tròn hợp lý và biết cách gấp các hình tròn theo các kiểu khác nhau để tạo ra hình dáng các con vật.

 - Trẻ biết được một số đặc điểm và nơi sống của các con vật thông qua sản phẩm của mình.

- Trẻ biết nói lên ý tưởng tạo hình của mình và đặt tên cho sản phẩm của mình.

2. Kỹ năng:

 - Trẻ thực hiện các kỹ năng: gấp dán, chắp ghép, sắp xếp, gắn đính, phết hồ . để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc khác nhau.

 - Mở rộng kĩ năng mới gấp giấy từ hình tròn: Từ nửa hình tròn đã gấp, tiếp tục gấp đôi để được ¼ hình tròn

 - Trẻ biết lựa chọn các nguyên vật liệu phụ: mắt, rong, rêu, mây, cỏ, bọt biển.để trang trí cho bức tranh của mình thêm đẹp.

 - Củng cố kỹ năng tưởng tượng, phán đoán, tư duy trừu tượng.

- Trẻ có kĩ năng sắp xếp bố cục bức tranh hài hòa, cân đối.

3. Thái độ

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động và thực hiện đến cùng ý tưởng của mình.

- Trẻ phối hợp cùng bạn để tạo thành sản phẩm.

- Trẻ cảm nhận và nói lên cảm xúc của mình trước vẻ đẹp của bức tranh.Yêu thích sản phẩm của mình và của bạn.

- Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chung và tự thu dọn đồ dùng gọn gàng.

 

docx4 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 13/11/2024 | Lượt xem: 44 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ - Đề tài: Dạy trẻ sáng tạo với hình tròn bằng cách gấp - Đinh Thị Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG TẠO HÌNH
Đề tài: Dạy trẻ sáng tạo với hình tròn bằng cách gấp
Thể loại: Tiết đề tài
Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi
Thời gian: 30 - 35 phút
Nhóm giáo viên: Đinh Thị Hà – Vũ Thị Sáng
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức:
 - Trẻ biết được từ các hình tròn to nhỏ khác nhau có thể tạo thành bức tranh các con vật nhiều màu sắc, nhiều kiểu dáng khác nhau như con cua, đàn cá, những con bướm. 
 - Trẻ biết chọn các hình tròn hợp lý và biết cách gấp các hình tròn theo các kiểu khác nhau để tạo ra hình dáng các con vật. 
 - Trẻ biết được một số đặc điểm và nơi sống của các con vật thông qua sản phẩm của mình. 
- Trẻ biết nói lên ý tưởng tạo hình của mình và đặt tên cho sản phẩm của mình.
2. Kỹ năng:
 - Trẻ thực hiện các kỹ năng: gấp dán, chắp ghép, sắp xếp, gắn đính, phết hồ. để tạo thành các sản phẩm có kiểu dáng, màu sắc khác nhau.
 - Mở rộng kĩ năng mới gấp giấy từ hình tròn: Từ nửa hình tròn đã gấp, tiếp tục gấp đôi để được ¼ hình tròn
 - Trẻ biết lựa chọn các nguyên vật liệu phụ: mắt, rong, rêu, mây, cỏ, bọt biển....để trang trí cho bức tranh của mình thêm đẹp.
 - Củng cố kỹ năng tưởng tượng, phán đoán, tư duy trừu tượng.
- Trẻ có kĩ năng sắp xếp bố cục bức tranh hài hòa, cân đối.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào các hoạt động và thực hiện đến cùng ý tưởng của mình. 
- Trẻ phối hợp cùng bạn để tạo thành sản phẩm.
- Trẻ cảm nhận và nói lên cảm xúc của mình trước vẻ đẹp của bức tranh.Yêu thích sản phẩm của mình và của bạn. 
- Trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chung và tự thu dọn đồ dùng gọn gàng.
II. Chuẩn bị:
1.Địa điểm:
 - Trong lớp học
 - Đội hình: Ngồi bàn theo nhóm 
2.Đồ dùng:
*Đồ dùng của cô:
 - 3 tranh gấp dán từ hình tròn
+ Tranh 1: Tranh gấp con cua
+ Tranh 2: Tranh gấp đàn cá 
+ Tranh 3: Tranh gấp những con bướm 
- Nhạc không lời nhẹ nhàng.
- Nhạc bài hát: Hình tròn của bé
 *Đồ dùng của trẻ:
 - Giấy màu có dạng hình tròn: các kích cỡ khác nhau
 - Giấy bìa các màu
 - Đĩa đựng tăm bông, hồ, keo, các nguyên vật liệu: bút sáp, mắt con vật, rong, rêu, cỏ
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức :
- Cô và trẻ cùng hát bài: Hình tròn của bé
- Bài hát nói về hình gì các con?
- Hình tròn trong bài hát thể hiện qua những chiếc bánh, cái gương, chiếc bánh sinh nhật hay những quả bóng mà các con thường chơi đấy. Ngoài những đồ dùng được làm từ hình tròn còn có những bức tranh cũng rất đẹp cũng được làm ra từ giấy màu hình tròn đấy. Các con hãy cùng cô khám phá nhé
- Cô trò chuyện dẫn dắt vào bài
2. Phương pháp và hình thức tổ chức :
* Hướng dẫn gợi mở đề tài 
- Bây giờ cô con mình cùng hướng lên bảng xem đó là những bức tranh gì nhé.
- Cô đồng thời đưa 3 tranh gợi ý cho trẻ quan sát và đàm thoại:
- Các con hãy quan sát thật kĩ và nói cho cô biết khi nhìn lên tranh con nhìn thấy những gì? (tranh gấp con cua, đàn cá, những con bướm)
- Cô đã sử dụng chất liệu gì để làm nên những bức tranh này?
=>Những bức tranh này được làm từ giấy màu hình tròn, có màu sắc tươi sáng và đẹp đẽ.
- Những bức tranh này cô đã làm như thế nào?
- Ngoài những nguyên vật liệu cô sử dụng là giấy màu còn có những nguyên vật liệu gì khác? (giấy nhũ, mắt con vật, dây kẽm kim tuyến)
- Bạn nào tinh mắt phát hiện ra bức tranh những con bướm có điểm gì khác biệt so với hai bức còn lại?(được gấp bằng cách khác ) 
- Hôm nay cô dạy các con kỹ năng mới đó là từ nửa hình tròn đã gấp, tiếp tục gấp đôi để được ¼ hình tròn.
- Bây giờ các con cùng chú ý hướng lên xem cô làm mẫu nhé. (Đầu tiên cô chọn 2 hình tròn to bằng nhau và cùng là màu gì. Hình tròn thứ nhất gấp đôi hình tròn được nửa hình tròn, tiếp tục gấp đôi để được ¼ hình tròn để tạo thành 1 bên cánh bướm, tương tự cô chọn hình tròn thứ 2 gấp đôi hình tròn được nửa hình tròn, tiếp tục gấp đôi để được ¼ hình tròn để tạo thành bên còn lại. Sau đó cô sắp xếp thanhfhai cánh bướm và vẽ thêm râu là hoàn thiện con bướm rồi)
*Hình thành ý tưởng cho trẻ 
- Bây giờ các con hãy cùng suy nghĩ xem với hình tròn đó các con sẽ làm con vật gì?
- Con sẽ gấp như thế nào?
- Sau khi gấp xong con sẽ làm gì?
- Con sẽ sắp xếp vị trí các con vật trong tranh ra sao?
- Ngoài ra con còn làm gì nữa để bức tranh thêm sinh động?
(Hỏi ý tưởng 2-3 trẻ. Cô chú ý gợi mở ý tưởng cho trẻ)
- Bạn nào có ý tưởng làm tranh nhóm?
- Các con sẽ làm gì? Khi về nhóm các con sẽ thảo luận và thống nhất với nhau chúng mình sẽ làm gì nhé.
- Các con đều đã có những ý tưởng cho bức tranh của riêng mình rồi. Trên bàn cô đã chuẩn bị các hình tròn to nhỏ khác nhau và một số đồ dùng, nguyên vật liệu phụ để các con thể hiện ý tưởng của mình. Nào bây giờ cô mời các con cùng về chỗ của mình nào.
*Trẻ thực hiện
- Trẻ về bàn thực hiện. Cô gợi ý, hướng dẫn kỹ năng gấp xếp, dán đối với những trẻ yếu. (Cô mở nhạc nhẹ nhàng trong quá trình trẻ làm)
- Đối với trẻ giỏi cô khuyến khích trẻ sáng tạo để tác phẩm đẹp mắt.
*Nhận xét, chia sẻ sản phẩm
- Cô dành thời gian cho trẻ ngắm nhìn chia sẻ sản phẩm của mình với bạn (trẻ ngồi vòng tròn, giơ tranh trước mặt)
- Cô cho trẻ quan sát và nhận xét:
+ Bạn nào muốn giới thiệu bài của mình?
+ Con thấy bài của bạn nào đẹp? Vì sao?
+ Khuyến khích trẻ đặt tên cho sản phẩm của mình? 
+ Cô nhận xét quan tâm sự sáng tạo của trẻ 
- Cô chia sẻ và đưa ra những cảm nghĩ của mình về sản phẩm của trẻ.
3. Kết thúc:
- Cô khen động viên trẻ và chuyển hoạt động.
- Trẻ chơi và chia sẻ cùng cô những hiểu biết của mình
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Trẻ xem cô làm mẫu
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ thực hiện
-Trẻ chia sẻ và nhận xét sản phẩm
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_linh_vuc_phat_trien_tham_my_de_tai_da.docx