Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Những nghề bé biết - Tuần 4: Nghề xây dựng - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh

I.Mục đích yêu cầu.

1.Kiến thức:

- 3 tuổi: Trẻ nhớ được tên bài hát –tên tác giả

- 4 tuổi: Trẻ thuộc bài hát,hiểu được nội dung bài hát.

- Vận động nhịp nhàng theo bài hát;

-Trẻ hát đúng, đủ câu,qua đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

-Trẻ chơi thành thạo trò chơi.

2.Kỹ năng:

- 3 tuổi: rèn kỹ năng ghi nhớ và quan sát có chủ định cho trẻ.

- 4 tuổi: Rèn luyện cho trẻ kỹ năng nghe đúng giọng và vận động theo nhạc.

3.Thái độ:

- Trẻ hứng thú với giờ học và có nề nếp học tập.

- Giáo dục trẻ biết yêu thương kính trọng cô chú công nhân,biết giữ gìn sản phẩm do cô chú làm ra.

II .Chuẩn bị.

- Địa điểm: Lớp học

- Cô :Thuộc bài hát-động tác minh họa; nhạc không lời BH: Cháu yêu cô chú công nhân;

- Xắc xô –phách – mô hình trang trại bác nông dân;

- Trẻ:Tâm lý thoải mái.

- Chuẩn bị tiếng việt: từ “công nhân”

- NDTH: MTXQ; Toán;

 

docx21 trang | Chia sẻ: thuylinhpt28 | Lượt xem: 2095 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Những nghề bé biết - Tuần 4: Nghề xây dựng - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: NHỮNG NGHỀ BÉ BIẾT (5 TUẦN)
Tuần 4: Nghề xây dựng 
	(Thời gian thực hiện: 7/12- 11/12/2020)
	Ngày soạn: ngày 30 tháng 11 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 2 ngày 7 tháng 12 năm 2020
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
LVPT: THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG: ÂM NHẠC
ĐT: Cháu yêu cô chú công nhân
	NDTT: VĐ: VTTN
	NDKH: Dạy hát
	TC: Đoán tên bạn hát
I.Mục đích yêu cầu.
1.Kiến thức:
- 3 tuổi: Trẻ nhớ được tên bài hát –tên tác giả
- 4 tuổi: Trẻ thuộc bài hát,hiểu được nội dung bài hát.
- Vận động nhịp nhàng theo bài hát;
-Trẻ hát đúng, đủ câu,qua đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
-Trẻ chơi thành thạo trò chơi.
2.Kỹ năng:
- 3 tuổi: rèn kỹ năng ghi nhớ và quan sát có chủ định cho trẻ.
- 4 tuổi: Rèn luyện cho trẻ kỹ năng nghe đúng giọng và vận động theo nhạc.
3.Thái độ:
- Trẻ hứng thú với giờ học và có nề nếp học tập.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương kính trọng cô chú công nhân,biết giữ gìn sản phẩm do cô chú làm ra. 
II .Chuẩn bị.
- Địa điểm: Lớp học
- Cô :Thuộc bài hát-động tác minh họa; nhạc không lời BH: Cháu yêu cô chú công nhân;
- Xắc xô –phách – mô hình trang trại bác nông dân;
- Trẻ:Tâm lý thoải mái.
- Chuẩn bị tiếng việt: từ “công nhân”
- NDTH: MTXQ; Toán;
III.Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1:Bé đi thăm quan
- Cô và trẻ đi thăm quan trang trại của bác nông dân
- Đàm thoại cùng trẻ
+ Chúng mình được đi tham quan gì đây?
+ Trong trang trại có những gì?
+ Có những loại cây nào?
+ Chúng mình có biết cây lúa là cây gì không?
+ Quá trình để tạo nên cây lúa như thế nào?
+ Sản phẩm của cây lúa là gì?
+Trang trại nuôi những con gì?
- GD trẻ: phải tôn trọng và yêu quý các nghề khác nhau.Chúng mình nhớ là việc ăn uống đầy đủ và hợp lý sẽ giúp cho con người có một sức khỏe tốt, khỏe mạnh, chống được nhiều bệnh tật. Và chúng mình nhớ phải biết mời khi ăn, không được nói chuyện nhiều
2.Hoạt đông 2: Bé học hát
* Dạy hát:
- Giới thiệu bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân- sáng tác: Hoàng Văn Yến
- Tăng cường TV: cho trẻ đọc từ “công nhân” 3-4 lần với các hình thức khác nhau.
- Cô hát mẫu:
+ Lần 1:Cô vận động hoàn chỉnh
 Hỏi tên bài-Tên tác giả.
+ Lần 2:Kèm động tác minh họa. 
- Giảng ND: Bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”có âm điệu rất là vui tươi rộn ràng nói về các cô chú công nhân làm việc vất vả các bạn nhỏ rất yêu thương và nhớ ơn cô chú công nhân.
+ Lần 3:Như lần 1
- Trẻ thực hiện: Trẻ hát cô động viên khuyến khích trẻ
+ Cô dạy trẻ hát 2 lần
+ Cô cho tổ-nhóm –cá nhân trẻ hát.
* Vận động:
- Cô hát và vỗ tay theo nhịp mẫu 1 lần.
- Cho cả lớp thực hiện 2 - 3 lần.
- Cho từng tổ hát và vỗ tay theo nhịp.
- Gọi nhóm hát và vỗ tay theo nhịp ( cho trẻ đếm số lượng bạn hát).
- Cá nhân hát và vỗ tay theo nhịp
- Trong khi trẻ thực hiện cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Hỏi lại tên bài ?
- GD trẻ; Dặn trẻ về nhà hát và vỗ tay theo nhịp bài hát cho ông bà bố mẹ cùng nghe nhé .Các cháu phải yêu quý,kính trọng cô chú công nhân và biết bảo vệ sản phẩm do cô chú làm ra
3.Hoạt động 3:Bé vui chơi
- Giới thiệu trò chơi: Đoán tên bạn hát
- Cách chơi: Trẻ ngồi tập trung quanh cô  giáo.Cho một bạn( A) đứng tách ra phía ngoài, đội mũ chụp kín mặt hoặc đứng quay mặt vào tường không nhìn thấy người hát.Cô chỉ định 1 trẻ ( B)bên dưới hát bài hát ngắn.Sau khi hát xong bạn hát chuyển dịch qua chổ khác.Cháu (A) bỏ mũ quay lại nói tên bạn hát. Nếu nói đúng thì hai bạn đứng ra trước lớp hát lại cho cả lớp nghe bài đó. Nếu nói không đúng thì cháu  (A)phải hát một mình. Sau đó bạn khác lên chơi.
- Trẻ chơi:Cô động viên khuyến khích trẻ.
- Kết thúc:Ra chơi
-Trẻ đi thăm quan
- Trẻ trả lời
- Có cây ăn quả và các con vật nuôi.
- Trẻ trả lời
- Là cây lương thực
- Trẻ trả lời
- Hạt thóc và hạt gạo
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc
- Trẻ lắng nghe
 - Trẻ hát
- Trẻ quan sát;
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi vui vẻ
- Ra chơi
II.CHƠI NGOÀI TRỜI:
	HĐCMĐ: Dạo chơi, quan sát một số loại hoa
	TCVĐ: Trời tối, trời sáng
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết tên, đặc điểm màu sắc của một số loại hoa quen thuộc như: hoa hồng, hoa cúc, hoa chuông...
- Trẻ biết chơi trò chơi, hứng thú tham gia chơi
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết được ích lợi của hoa, biết chăm sóc bảo vệ các loài hoa. 
 II. Chuấn bị:
- Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ, vườn trường có hoa cúc.
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động;
III. Tiến hành:
1. Trước khi chơi
 Trò chuyện, giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở quan sát, chơi đúng khu vực, khi có hiệu lệnh phải tập trung.
2. Trong khi chơi
a. HĐCMĐ: Quan sát một số loại hoa
- Cô dẫn trẻ ra vườn trường để quan sát;
- Đàm thoại về từng loại hoa:
+ Đây là hoa gì?
+ Hoa cúc có màu gì?
+ Cánh hoa như thế nào?
+ Hoa cúc có nhiều cánh hay ít cánh?
+ Hoa thường nở vào mùa nào?
+ Lá hoa màu gì?
+ Muốn có hoa đẹp chúng mình phải làm gì?
- Đàm thoại tương tư với hoa hồng, hoa chuông.
* Giáo dục: Về ích lợi của các loài hoa, muốn có nhiều hoa chúng ta phải làm gì?
b.TCVĐ: Trời tối, trời sáng
- Cách chơi: + Cho trẻ giả làm đàn gà con đi quanh sân chơi để kiếm mồi. Hai bàn tay giơ sang ngang làm động tác nghiêng bên này hoặc ngả sang bên kia vừa vẫy tay vừa kêu “chíp, chíp”.
+ Khi nghe giáo viên ra lệnh “trời tối”, trẻ phải ngồi thụp xuống đất nghiêng đầu áp hai bàn tay vào má và nhắm mắt ngủ. Để trẻ nhắm mắt ngủ trong khoảng 30 giây, sau đó giáo viên ra lệnh trời sáng , trẻ khum hai bàn tay trước miệng và giả làm tiếng chú gà trống gáy: ò....ó...o.
+ Trò chơi tiếp tục: Cho trẻ giả làm mèo con đi quanh sân chơi. Hai tay chống nạnh, chân nhún xuống, vừa đi vừa nghiêng đầu bên này hoặc ngả đầu sang bên kia miệng kêu “meo meo”.
+ Khi nghe giáo viên ra lệnh “trời tối”, trẻ phải ngồi thụp xuống đất nghiêng đầu áp hai bàn tay vào má và nhắm mắt ngủ. Để trẻ nhắm mắt ngủ trong khoảng 30 giây, sau đó giáo viên ra lệnh trời sáng , trẻ khum hai bàn tay trước miệng và giả làm tiếng mèo con kêu: meo...meo.
- Tiến hành cho trẻ chơi, bao quát quá trình chơi
- NX trẻ chơi..
3. Sau khi chơi:
- Cô tập trung trẻ, hỏi trẻ nội dung buổi hoạt động, nhận xét chung buổi hoạt động, kiểm tra sĩ số, vệ sinh cho trẻ về lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG GÓC:( Soạn dạy cả tuần)
Góc phân vai: Nhà máy
Góc xây dựng: Xếp nhà máy
Góc tạo hình: tô màu dụng cụ, sản phẩm biểu thị về nghề xây dựng
Góc Khám phá khoa học: phân loại các đồ dùng, đồ chơi theo nghề. 
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết thể hiện hành động vai chơi của mình ở các góc.Biết liên kết với các bạn cùng chơi.
- Quan sát ghi nhớ và bắt trước.
- Trẻ nói rõ ràng mạch lạc.
-Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ đồ dùng, đồ chơi. Đoàn kết với các bạn.
II.Chuẩn bị:
+ Địa điểm:Trong lớp tại các góc chơi.
+ Đồ dùng : đ/d, đ/c đủ cho trẻ chơi ở các góc.
III. Hướng dẫn
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Thỏa thuận trước khi chơi :
- Cô giới thiệu nội dung các góc chơi: 
Góc phân vai: Nhà máy
Góc xây dựng: Xếp nhà máy
Góc tạo hình: tô màu dụng cụ, sản phẩm biểu thị về nghề xây dựng
Góc Khám phá khoa học: phân loại các đồ dùng, đồ chơi theo nghề. 
- Cho trẻ nhận góc chơi mà trẻ thích
- Cho trẻ lấy kí hiệu và về góc chơi trẻ nhận
2. Thực hiện quá trình chơi:
- Nhắc trẻ bầu nhóm trưởng để bao quát nhóm chơi của mình.
- Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi
- Khi trẻ chơi cô bao quát trẻ cô đi từng góc hỏi trẻ đang chơi gì chơi ntn? Cô gợi ý cho những nhóm trẻ còn lúng túng. Tạo tình huống để trẻ phối hợp với góc chơi khác.
-Ví dụ: Ở góc chơi phân vai là cửa hàng bách hóa, nhóm trưởng sẽ phân vai chơi cho các bạn: ai là người bán hàng , ai là người mua hàng, người mua hàng sẽ trả giá như thế nào và người bán hàng sẽ có thái độ ra sao...
- Cứ như thế cô giáo hướng dẫn tương tự cho góc xây dựng, học tập, nghệ thuật. Khuyến khích trẻ sáng tạo khi chơi có mối liên kết với các bạn cùng chơi.
3. Sau khi chơi
- Cô nhận xét từng nhóm nhỏ về ưu và nhược điểm. Sau đó tập trung trẻ ở góc chơi xây dựng để tham quan . Cô nhận xét chung cả lớp tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi để đúng vào nơi quy định
=> Kết thúc: Trẻ chơi tự do
- Nghe cô giới thiệu đồ chơi và chủ đề chơi ở các góc.
- Trẻ thỏa thuận góc chơi của mình
- Trẻ lấy ký hiệu góc chơi
- Trẻ bầu nhóm trưởng
- Trẻ chơi trò chơi đoàn kết với các bạn.
- Trẻ tham quan gócxây dựng và nghe cô nhận xét.
- Trẻ cất đ/c đúng nơi quy định.
--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG:
	 XÂY NHÀ
I. Mục đích yêu cầu
- Trẻ nhận biết được trò chơi, biết cách chơi trò chơi.
- Rèn luyện cho trẻ chơi trò chơi thành thạo.
- Giáo dục trẻ có ý thức trong học tập.
II. Chuẩn bị.
- Địa điểm: Ngoài sân. 
- Đồ dùng: 
III.Hướng dẫn.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Trước khi chơi.
- Cô giới thiệu trò chơi: Xây nhà
- Cô hướng dẫn trẻ cách chơi, luật chơi.
- Cách chơi: Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà nghe, quan sát, đọc theo và làm động tác cùng cô.
+ Tôi xây nhà nhỏ (làm động tác vẽ ngôi nhà trong không khí)
+ Cánh cửa sổ to sáng làm sao:( dang rộng tay sang hai bên).
+ Ống khói cao, cao đến vậy: (giơ tay thẳng lên cao, đi kiễng trên đầu ngón chân).
+ Ôi sao ngôi nhà đẹp đến thế! (dang hai tay sang ngang như kéo cánh cửa ra)
2. Trong khi chơi.
- Cô cho trẻ chơi.
- Khi trẻ chơi cô luôn quan sát hướng dẫn đồng thời nhắc trẻ chơi với nhau đoàn kết.
3. Sau khi chơi.
- Cô nhận xét chung và riêng.
* Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên trò chơi?
- Cô động viên khen trẻ
- Trẻ nghe.
- Trẻ nghe cô hướng dẫn cách chơi.
- Trẻ chơi vui vẻ.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ nghe.
II. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ
1. Nêu gương cắm cờ
- Cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan
- Cho trẻ tự nêu ưu khuyết điểm của mình, cho từng tổ nhận xét
- Cô nhận xét
- Trẻ ngoan đủ tiêu chuẩn được lên cắm cờ. 
2. Vệ sinh trả trẻ
- Cho trẻ đi vệ sinh cá nhân, lấy đồ dùng cá nhân
- Cho trẻ chơi đồ chơi
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khoẻ của trẻ trong ngày. 
- - - - - - - - - - - - - - - - - * * * * - - - - - - - - - - - - - - - 
Ngày soạn: ngày 30 tháng 11 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 3 ngày 8 tháng 12 năm 2020
	A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
	LVPT: Nhận thức
	HĐ: Toán
ĐT: Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về độ lớn của hai đối tượng (to hơn- nhỏ hơn)
I. Mục đích yêu cầu 
1. Kiến thức :
- 3 tuổi: Trẻ biết sự khác biệt về độ lớn giữa 2 đồ vật.
- 4 tuổi: Trẻ biết sự khác biệt về độ lớn giữa 2 đồ vật, biết sử dụng đúng từ to hơn -nhỏ hơn .
2. Kỹ năng .
- 3 tuổi: rèn luyện kĩ năng quan sát cho trẻ 
- 4 tuổi: rèn kĩ năng so sánh và ghi nhớ có chủ định cho trẻ.
3. Thái độ .
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động cùng cô.
- GD trẻ yêu quý người lao động làm các ngành nghề khác nhau. 
II. Chuẩn bị
- Địa điểm: tại lớp học
- Mỗi trẻ và cô có 1 viên gạch to và nhỏ.
- Các nhóm đồ chơi có số lượng 5 quanh lớp.
- Trẻ và cô mỗi người 1 tấm bìa ; triển lãm tranh nghề nghiệp
- Trẻ: tâm sinh lý thoải mái.
- Chuẩn bị TV: từ “to hơn”
- NDTH: Âm nhạc; khám phá xã hội
III. Tiến hành .
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1 .Hoạt động 1 : Bé thăm quan 
- Trẻ đi thăm quan triển lãm tranh “Nghề nghiệp”
- Trò chuyện về triển lãm tranh
- GD trẻ yêu quý người lao động làm các ngành nghề khác nhau.
2.Hoạt động 2 : 
* Ôn: tách gộp nhóm có số lượng thành 2 phần:
- Cho trẻ tìm nhóm đồ chơi có số lượng 5
- Trẻ tách nhóm có đồ chơi thành 2 phần và gắn thẻ số.
- Cho trẻ gộp lại và đếm.
* Nhận biết sự khác biệt về độ lớn giữa 2 đồ vật sử dụng đúng từ to hơn –nhỏ hơn 
- Vậy các cháu hãy nhanh tay lấy viên gạch màu đỏ ra nào ?
- Trong rổ các cháu còn có gì nữa nhỉ ?
-Vậy chúng mình cùng nhanh tay lấy viên gạch màu vàng nào.
- Bây giờ các cháu lấy viên gạch màu vàng đặt trước viên gạch màu đỏ nào ?
-Ai có nhận xét về 2 viên gạch như thế nào với nhau?
+ Cháu thấy viên gạch nào to hơn ?vì sao cháu thấy to hơn nhỉ ?
+Cháu thấy viên gạch nào nhỏ hơn ?vì sao cháu thấy nhỏ hơn nhỉ ?
->Cô nhận xét và chốt lại :viên gạch màu đỏ to hơn củ cà rốt không có lá vì viên gạch màu đỏ che khuất viên gạch màu vàng và chúng mình không nhìn thấy viên gạch màu vàng vì thế viên gạch màu vàng nhỏ hơn viên gạch màu đỏ đúng không các con ?
- Cô gọi 3 trẻ phân biệt lại và cho trẻ phát âm 2 từ to hơn nhỏ hơn .
- Tăng cường TV: cho trẻ đọc từ “to hơn” 3-4 lần với các hình thức khác nhau.
->Cô nhận xét động viên trẻ .
*Liên hệ:
- Cho trẻ tìm nhóm đồ chơi có kích thước to hơn- nhỏ hơn ở quanh lớp.
3.Hoạt động 3: Bé vui chơi 
* Trò chơi “Thi xem ai nhanh”
- Giới thiệu tên trò chơi : Thi xem ai nhanh 
- Cách chơi ;
+Khi cô nói viên gạch màu đỏ -thì các cháu phải nói thật nhanh là to hơn .
+Khi cô nói viên gạch màu vàng thì các cháu nói là củ nhỏ hơn.
- Cô cho trẻ chơi 2 -3 lần 
* Trò chơi Tìm nhà:
- Cách chơi: Cô phát cho trẻ những viên gạch đỏ- vàng có kích thước khác nhau, vừa đi vừa hát bài hát, khi cô hô tìm nhà thì trẻ phải về đúng nhà có viên gạch giống viên gạch mình cầm trên tay.
- Tiến hành chơi: 
- Nhận xét giờ chơi
- Ra chơi 
- Trẻ đi thăm quan
- Trò chuyện cùng cô 
- Lắng nghe.
- Trẻ lên tìm
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.
- Trẻ thực hiện.
-Trẻ trả lời(1_2 trẻ)
- Trẻ thực hiện
-Trẻ lấy gạch màu vàng
- Không bằng nhau
-Trẻ trả lời
- Lắng nghe
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô
- Trẻ đọc
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ tìm đồ chơi
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Lắng nghe
-Trẻ chơi 
II.CHƠI NGOÀI TRỜI:
	Dạo chơi, trò chuyện về nghề xây dựng
	CTD
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ được dạo chơi, tắm nắng rèn luyện sức khỏe. 
- Trẻ biết về nghề xây dựng như: công việc, dụng cụ lao động, môi trường làm việc...
- Rèn luyện phản xạ nhanh, khéo léo.
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ, phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý và kính trọng người lao động;
 II. Chuấn bị:
- Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ, 
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động;
III. Tiến hành:
1. Trước khi chơi
 Trò chuyện, giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở quan sát, chơi đúng khu vực, khi có hiệu lệnh phải tập trung.
2. Trong khi chơi
a. Dạo chơi, trò chuyện về nghề xây dựng
- Cô cho trẻ dạo chơi quanh sân trường khoảng 5p
- Trò chuyện về nghề xây dựng:
+ Nghề xây dựng là làm những công việc gì?
+ Dụng cụ để làm việc trong nghê xây dựng là những gì?
+ Các chú thợ xây thường làm việc ở đâu?
+ Các chú làm việc có vất vả không?
+ Sản phẩm của các chú thợ xây là gì?
+ Chúng mình có yêu quý các chú thợ xây không?
+ Yêu quý thì chúng mình nên làm gì?
* Giáo dục: Trẻ biết kính trọng và yêu quý người lao động;
b.Chơi tự do
- Cho trẻ chơi theo ý thích, cô bao quát trẻ chơi;
3. Sau khi chơi:
- Cô tập trung trẻ, hỏi trẻ nội dung buổi hoạt động, nhận xét chung buổi hoạt động, kiểm tra sĩ số, vệ sinh cho trẻ về lớp.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC:( Đã soạn thứ 2)
--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ (Đã soạn thứ 2)
- - - - - - - - - - - - - - - - - * * * * - - - - - - - - - - - - - - - 
Ngày soạn: ngày 30 tháng 11 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 4 ngày 9 tháng 12 năm 2020
	A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
LVTP: Ngôn ngữ
HĐ: Văn học (Truyện)
Đề tài: Sâu Đo Và Bọ ngựa học nghề
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức
- Trẻ 3 tuổi: Biết nghe cô kể truyện, biết được một số nhân vật trong truyện
- Trẻ 4 tuổi: Biết nghe cô kể truyện, biết tên truyện, tên nhân vật trong truyện và trẻ biết kể truyện theo tranh
2. Kĩ năng
- Trẻ 3 tuổi: Rèn cho trẻ kĩ năng ngồi nghe kể truyện
- Trẻ 4 tuổi: Rèn cho trẻ kĩ năng nghe và nhớ được nội dung và nhân vật trong truyện, phát triển ngôn ngữ cho trẻ
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ hàng ngày ngồi trong lớp chú ý lắng nghe cô dạy, không được nói chuyện, nô đùa
- Trẻ yêu thích môn học
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp
- Xác định giọng kể, rõ ràng, diễn cảm theo nội dung câu truyện
- Hệ thống câu hỏi mở, dễ hiểu
- Máy tính, máy chiếu
- Chuẩn bị TV: từ “học nghề”
* NDTH: Âm nhạc (Cháu yêu cô chú công nhân)
+ Toán
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức
1. Hoạt động 1: Bé ca hát.
- Cô cho trẻ hát bài (Cháu yêu cô chú công nhân)
- Đàm thoại về bài hát. Trò chuyện về chủ đề
- Cô vừa cho cháu vừa hát bài hát gì?
- Chú công nhân làm công việc gì?
- Chú công nhân đang làm việc gì đây?
- Chú công nhân đang chở gạch ra công trường để xây dựng
- Bức tranh vẽ chú công nhân đang làm gì?
- Chú đang xây nhà 
- Ngoài xây nhà cháu có biết chú công nhân còn xây gì nữa?
- Bức tranh vẽ các chú công nhân đang làm đường, xây dánh nước đấy
- Cháu thây công việc của cô chú công nhân có vất vả không?
+ Hàng ngày các cô chú công nhân phải làm việc ngoài trời nắng, xây lên những ngôi nhà, những chiếc cầu, làm những con đường để cô cháu mình đi. Vì vậy cháu phải yêu quý cô chú công nhân và những nghành nghề trong xã hội nhé.
- Mỗi người chúng ta đều có một gia đình chung sống trong một ngôi nhà, vạn vật cũng vậy những không phải con vật nào cũng có thể tự làm được nhà cho mình ở, hôm nay cô sẽ kể cho các cháu nghe một câu truyện, cháu chú nghe xem những con vật trong câu truyện này có tự làm được nhà để ở không nhé.
2. Hoạt động 2. Bé nghe cô kể truyện.
* Cô giới thiệu tên chuyện (Sâu Đo và Bọ Ngựa học nghề). Tác giả Lan Phương
- Tăng cường tiếng Việt: cho trẻ đọc từ “học nghề” 3-4 lần với các hình thức khác nhau.
- Cô kể lần 1 diễn cảm 
- Nói tên truyện, tên tác giả
- Kể lần 2 tranh minh họa trên máy chiếu
3. Hoạt động 3: Bé tìm hiểu tác phẩm.
- Cô vừa kể cho các cháu nghe câu truyện gì?
- Sâu Đo và Bọ Ngựa có sống gần nhau không?
- Sâu Đo phàn như thế nào với Bọ ngựa?
- Bọ Ngựa buồn giầu trả lời ntn?
- Sâu Đo rủ Bọ Ngựa đi đâu? Hàng xóm có mừng không?
- Tò Vò có tận tình dạy Sâu Đò và Bọ ngựa không?
- Sâu Đo chuyên học một việc gì?
- Bọ Ngựa chuyên học gì?
- Tò Vò có hài lòng về hai học trò không?
- Được tin Sâu Đo và Bọ Ngựa đi học thành tài trở về hàng xóm có kéo sang chúc mừng không?
- Sâu Đo và Bọ Ngựa khỏe tài với hàng xóm ntn?
- Sâu Đo và Bọ Ngựa có làm được nhà để ở không? Vì sao?
- Vì Sâu Đo chỉ học mỗi đo còn Bọ Ngựa chỉ học mỗi cắt nên không làm được thành nhà để ở
- Đến bây giờ cả hai vẫn phải ở đâu?
* Giảng giải nội dung: Câu truyện nói về Sâu Đo và Bọ Ngựa sống gần nhau, Sâu Đo phàn nàn với Bọ Ngựa nhà của mình chắn lắm, lúc trời mưa thì bị ướt hết, lúc trời lạnh bị lạnh, lúc nóng lại nóng quá, nhà của Bọ Ngựa cũng vậy nên hai bạn rủ nhau đến nhờ Tò Vò dạy cách làm nhà. Tò Vò tận tình chỉ dậy, Sâu Đo đo nhanh thoăn thoắt, còn Bọ Ngựa cưa, cắt ràn rạt, Tò Vò tất hài lòng về hai học trò của mình, nhưng Sâu Đo chỉ học đo còn Bọ ngựa chỉ học cắt, ít lâu sau hai bạn cho là mình đã học thành tài rồi không cần học nữa cùng trở về nhà, hàng xóm thấy hai bạn đi học thành tài trở về kéo sang chúc mừng, hai bạn trổ tài khoe khoang, nhưng Sâu Đo chỉ học mỗi đo còn Bọ Ngựa chỉ học cắt nên không làm được thành nhà để ở, đến bây giờ Sâu Đo và Bọ Ngựa vẫn phải sống dưới cành cây khe lá, lúc trời mưa thì vẫn bị ướt, lúc trời lạnh thì vẫn bị lạnh, nóng thì rất là nóng, vì không chăm học nhiều việc vì vậy không thành tài được
- Thông qua câu truyện các cháu phải chăm ngoan học giỏi, nghe lời cô giáo, học tất cả các môn học, sau này lớn lên mới trở thành người có ích cho gia đình và xã hội, không được giống hai bạn Sâu Đo và Bọ Ngựa nhé.
- Cô kể lần 3, diễn cảm
- Cô vừa kể cho các cháu nghe câu truyện gì?
4. Hoạt động 4: Bé kể truyện theo tranh.
- Cô gọi 1 trẻ kể truyện theo tranh
- Cô động viện và sửa sai cho trẻ
* Giáo dục: Thông qua câu truyện các cháu phải chăm ngoan học giỏi, nghe lời cô giáo dạy, học tất cả các môn học trong trương trình để sau này trở thành người tài giỏ có ích gia đình và xã hội.
- Mùa đông sắp đến rồi mà Sâu Đo và Bọ Ngựa vẫn chưa có nhà để ở các cháu có muốn dạy Sâu Đo và bọ Ngựa cách làm nhà không?
- Bây giờ cô cháu mình cùng ra ngoài sân để dạy Sâu Đo và Bọ Ngựa làm

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_nhung_nghe_be_biet_tuan_4_ngh.docx
Giáo Án Liên Quan