Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề: Phương tiện và quy định giao thông - Đề tài: Quan sát xe đạp - Xe máy

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết, gọi tên được một số bộ phận của xe đạp, xe máy

- Trẻ biết lợi ích và công dụng của xe đạp- xe máy

- Trẻ biết xe đạp- xe máy là phương tiện giao thông đường bộ

- Trẻ biết cách chơi trò chơi “ Lộn cầu vồng”.

2. Kĩ năng:

- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ và diễn đạt mạch lạc.

- Chơi trò chơi thành thạo.

- Trẻ trả lời câu hỏi to rõ ràng

3. Thái độ:

- Trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động.

- Trẻ biết một số luật giao thông đường bộ

- Đoàn kết khi chơi

 

doc6 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Chủ đề: Phương tiện và quy định giao thông - Đề tài: Quan sát xe đạp - Xe máy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH OAI
TRƯỜNG MẦM NON TÂN ƯỚC
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 Chủ đề: Phương tiện và quy định giao thông
 Đề tài: Quan sát xe đạp- xe máy
 TCVĐ: Lộn cầu vồng
 Lứa tuổi: 3- 4 tuổi
 Số lượng trẻ: 20- 25 trẻ
 Thời gian: 30- 35 phút 
 Ngày dạy: 15/03/2016
 Người dạy: Ngô Thị Thìn
NĂM HỌC: 2015 - 2016
I. 
I. Mục đích yêu cầu
Kiến thức:  
- Trẻ nhận biết, gọi tên được một số bộ phận của xe đạp, xe máy
- Trẻ biết lợi ích và công dụng của xe đạp- xe máy
- Trẻ biết xe đạp- xe máy là phương tiện giao thông đường bộ
- Trẻ biết cách chơi trò chơi “ Lộn cầu vồng”.
Kĩ năng:
- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ và diễn đạt mạch lạc.
- Chơi trò chơi thành thạo.
- Trẻ trả lời câu hỏi to rõ ràng
3. Thái độ:
- Trẻ hào hứng tham gia vào các hoạt động.
- Trẻ biết một số luật giao thông đường bộ
- Đoàn kết khi chơi
II. Chuẩn bị
1. Địa điểm tổ chức: 
- Ngoài sân trường
2. Đồ dùng của cô:
- Xe đạp, xe máy
- Đồ chơi ngoài trời
Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục gọn gàng đúng thời tiết.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
 1. Ổn định tổ chức
- Xúm xít, xúm xít
- Các con ơi! Ở dưới sân trường có điều rất thú vị để khám phá cô và các con hãy cùng xuống đó xem điều thú vị đó là gì nhé!
 2. Nội dung
I. Hoạt động có chủ đích: Quan sát xe đạp- xe máy.
* HĐ1: Quan sát xe đạp
- Các con nhìn xem đây là cái gì đây?
- Bạn nào có thể kể cho cô và các bạn biết các bộ phận của xe đạp nào? ( Cô gọi 2- 3 trẻ lên kể)
+ Xe đạp dùng để làm gì?
+ Đây là cái gì của xe đạp? ( Cô chỉ vào tay lái)
+ Các con nhìn xem đây gọi là cái gì? ( Cô chỉ vào bàn đạp)
+ Bàn đạp dùng để làm gì?
+ Bây giờ làm thế nào để xe đạp có thể đi được?
+ Cô sẽ mời một bạn lên thử nghiệm nhé!
( Cô cho 1 trẻ lên đạp xe để đi)
+ Xe đạp có mấy bánh xe?
+ Xe đạp là phương tiện giao thông đường gì?
+ Khi ngồi sau xe đạp chân các con phải để như thế nào?
* Cô khái quát: xe đạp là phương tiện giao thông đường bộ, xe đạp có 2 bánh và nó dùng để đi, muốn xe đạp đi được thì các con phải dùng sức để đạp thì xe mới đi được. Khi ngồi sau xe đạp các con phải để chân tránh bánh xe ra không sẽ bị kẹt chân.
* HĐ 2: Quan sát xe máy
- Các con nhìn xem đây là cái gì?
- Bạn nào có nhận xét gì về chiếc xe máy này? ( Cô gọi 2- 3 trẻ lên nhận xét)
+ Xe máy có những phần nào?
+ Phần đầu xe máy có những gì?
+ Ai chỉ cho cô phần thân của xe máy?
+ Phần thân xe máy có cái gì?
+ Dùng để làm gì? 
+ Bạn nào chỉ cho cô và các bạn cùng xem đâu là bánh xe ?
+ Bánh xe có hình gì? Xe máy có mấy bánh?
+ Khi ngồi lên xe máy các con phải làm gì?
( Phải đội mũ bảo hiểm)
+ Khi đi xe máy cùng bố mẹ các con phải tuân theo những quy định nào? ( Đi đúng làn đường, chấp hành các quy định giao thông)
+ Muốn xe máy đi được phải làm thế nào? ( phải có xăng)
+ Xe máy là phương tiện giao thông đường gì?
* Cô khái quát: xe máy gồm có phần đầu và phần thân. Xe máy có 2 bánh xe, và xe máy cũng là phương tiện giao thông đường bộ. Xe máy chạy được là nhờ có xăng, và khi các con ngồi lên xe máy các con phải nhớ đội mũ bảo hiểm nhé. 
* Giáo dục: Khi các con đi xe máy các con phải đội mũ bảo hiểm và chấp hành đúng luật lệ giao thông đường bộ, ngồi trên xe đạp phải để chân tránh bánh xe nhé.
* HĐ 3: So sánh xe đạp – xe máy
 - Các con nhìn xem xe đạp – xe máy có điểm gì giống nhau và khác nhau?
* Giống nhau
+ Đều là phương tiện giao thông đường bộ
+ Dùng để làm phương tiện đi lại
- Xe đạp – xe máy khác nhau ở điểm nào?
+ Xe đạp thì phải dùng sức người đạp xe mới đi được và không cần phải có xăng.
+ Xe máy chạy bằng xăng nên không có xăng xe máy không đi được. 
II. Trò chơi vận động
* HĐ 4: Trò chơi: Lộn cầu vồng
Các con học rất giỏi cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi! 
Các con hãy cùng lắng nghe xem cô đọc bài thơ này, đố bạn nào biết đó là bài thơ trong trò chơi nào?
“ Lộn cầu vồng nước trong nước chảy”
+ Đó là câu thơ trong trò chơi gì?
Bây giờ các con hãy cùng tìm bạn chơi chúng mình sẽ chơi trò chơi “ Lộn cầu vồng”
CC: Hai bạn nắm tay nhau đọc bài đồng giao “Lộn cầu vồng” đọc đến câu “Lộn cầu vồng” thì 2 bạn bắt chéo tay nhau qua đầu và lộn
- Cô và trẻ chơi 2-3 lần
III. Chơi với đồ chơi ngoài sân trường
* HĐ 5: Chơi với đồ chơi ngoài sân trường
- Ở sân trường có rất nhiều đồ chơi, cô mời các con ra chơi với đồ chơi mà các con thích chơi. Trước khi ra chơi các con phải nhớ trong khi chơi các con phải chơi như thế nào?
- Cô mời các con nhẹ nhàng ra chơi nào!
3. Kết thúc
Nhận xét - tuyên dương trẻ
 Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời 
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời 
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ chơi

File đính kèm:

  • docGA HĐNT - thin.doc
Giáo Án Liên Quan