Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Trường Mầm non - Tuần 2: Cô giáo và các bạn - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh

I.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:

 LVPT: Thẩm mỹ

 HĐ: Tạo hình

 ĐT: Tô màu trường mầm non (mẫu)

I. Mục đích:

1.Kiến thức:

- 3 tuổi: Trẻ biết tô màu tranh trường mầm non

- 4 tuổi: Trẻ cầm bút đúng và tô màu kín hình, không lem ra ngoài

2.Kỹ năng:

- 3 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định.

- 4 tuổi: rèn kỹ năng khéo léo của đôi tay.

3.Thái độ:

- Giáo dục trẻ yêu quý giữ gìn và bảo vệ trường lớp.

- Giáo dục trẻ chơi ngoan, đoàn kết với các bạn khi chơi.

II. Chuẩn bị:

- Địa điểm trong lớp học.

- Tranh mẫu, tranh in hình trường mầm non đủ số lượng trẻ, bút màu.

- Chuẩn bị tiếng việt: từ “trường mầm non”

- Trẻ tâm sinh lý thoải mái.

- Nội dung tích hợp:

 

docx21 trang | Chia sẻ: thuylinhpt28 | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Trường Mầm non - Tuần 2: Cô giáo và các bạn - Năm học 2020-2021 - Trường Mầm non Trường Chinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: TRƯỜNG MẦM NON (4 TUẦN)
TUẦN 2: Cô giáo và các bạn
	(Thời gian thực hiện: 14/9- 18/9/2020)
	Ngày soạn: ngày 7 tháng 9 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 2 ngày 14 tháng 9 năm 2020
A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
	LVPT: Thẩm mỹ
	HĐ: Tạo hình
	ĐT: Tô màu trường mầm non (mẫu)
I. Mục đích:
1.Kiến thức:
- 3 tuổi: Trẻ biết tô màu tranh trường mầm non 
- 4 tuổi: Trẻ cầm bút đúng và tô màu kín hình, không lem ra ngoài
2.Kỹ năng:
- 3 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định.
- 4 tuổi: rèn kỹ năng khéo léo của đôi tay.
3.Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu quý giữ gìn và bảo vệ trường lớp.
- Giáo dục trẻ chơi ngoan, đoàn kết với các bạn khi chơi.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm trong lớp học.
- Tranh mẫu, tranh in hình trường mầm non đủ số lượng trẻ, bút màu.
- Chuẩn bị tiếng việt: từ “trường mầm non”
- Trẻ tâm sinh lý thoải mái.
- Nội dung tích hợp:
III.Tiến hành:
Phương pháp của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Bé ca hát
- Hát “Trường chúng cháu là trường mầm non”
- Trò chuyện về bài hát
- GD trẻ: yêu quý và giữ vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
2.Hoạt động 2: Bé trổ tài
* Quan sát, đàm thoại
- Cho trẻ quan sát các tranh mẫu cô chuẩn bị.
 + Gợi ý cho trẻ nói về bức tranh:
- Cô có tranh vẽ gì?
- Tăng cường tiếng việt: cho trẻ đọc từ “trường mầm non” 3-4 lần.
- Trong tranh con thấy có gì?
- Màu sắc của tranh ntn?
- Bạn tô ra sao?
- Các cháu thích tô đẹp giống bạn không? 
- Muốn tô đẹp con phải ntn?
- Cô nói cách ngồi và cách cầm bút cho trẻ nghe 
- Cho trẻ nhắc lại cách ngồi, cầm bút?
- Các con thích có một bức tranh về trường MN của mình đẹp không? Hôm nay cô cho lớp mình tô màu về tranh trường mầm non nhé.
- Cô tô mẫu: cô chọn màu vàng để tô tường, màu đỏ để tô mái nhà, màu nâu để tô các cửa. Chúng mình tô khéo léo để màu không bị chờm màu ra ngoài.
3.Hoạt động 3: Bé nào tô khéo
- Trẻ về nhóm tô. Cô quan sát, sửa sai tư thế ngồi, cách cầm bút.
- Gợi ý cho trẻ tô hoàn chỉnh bức tranh.
4.Hoạt động 4: Cùnglàm giám khảo
- Cho trẻ treo tranh lên giá
- Trẻ nhận xét bài của bạn.
- Cô nhận xét chung cả lớp. Động viên các cháu chưa hoàn thành bức tranh
- Trẻ ra chơi.
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Lắng nghe
- Trẻ quan sát tranh mẫu
- Trẻ nói 
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc
- Có trường mầm non
- Màu sắc tươi sáng.
- Trẻ trả lời
- Có ạ.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nhắc lại
- Có ạh
- Trẻ quan sát
- Trẻ tô màu
- Trẻ lên treo tranh
- Trẻ nhận xét
- Lắng nghe
- Trẻ ra chơi
II.CHƠI NGOÀI TRỜI:
	HĐCMĐ: Quan sát vườn hoa
	Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ được dạo chơi, tắm nắng và rèn luyện sức khỏe;
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số loại hoa gần gũi như hoa cúc, hoa hồng...
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ;
- Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết và hợp tác với bạn;
 II. Chuấn bị:
- Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ, vườn trường;
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động;
- Chuẩn bị tiếng việt: từ “tết trung thu”
III. Tiến hành:
1. Trước khi chơi
 Trò chuyện, giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở quan sát, chơi đúng khu vực, khi có hiệu lệnh phải tập trung.
2. Trong khi chơi
a. HĐCMĐ: Quan sát vườn hoa
- Cô cho trẻ ra sân dạo chơi khoảng 5p
- Trò chuyện về một số loại hoa trong vườn trường:
+ Trong vườn trường có những loại hoa gì?
+ Hoa giấy có màu gì?
+ Cánh hoa có hình dạng thế nào?
+ Bông hoa gồm những đặc điểm gì?
+ Muốn có hoa đẹp thì chúng mình phải làm gì?
+ Trò chuyện tương tự về 1-2 loại hoa khác.
- GD trẻ: Trẻ chăm sóc hoa.
b.CTD
- Cho trẻ chơi tự do theo ý thích, bao quát trẻ chơi.
3. Sau khi chơi:
- Cô tập trung trẻ, hỏi trẻ nội dung buổi hoạt động, nhận xét chung buổi hoạt động, kiểm tra sĩ số, vệ sinh cho trẻ về lớp.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC:
Góc phân vai : Cô giáo
	Góc xây dựng : xếp đường đến trường
	Góc học tập : xem tranh ảnh ngày hội đến trường 
	Góc tạo hình: tô màu trường mầm non
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết thể hiện hành động vai chơi của mình ở các góc.Biết liên kết với các bạn cùng chơi.
- Sáng tạo trong các hành động chơi
- Trẻ nói rõ ràng mạch lạc.
- Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ và bắt trước.
-Trẻ có ý thức giữ gìn và bảo vệ đồ dùng, đồ chơi. Đoàn kết với các bạn.
II.Chuẩn bị:
+ Địa điểm:Trong lớp tại các góc chơi.
+ Đồ dùng : đ/d, đ/c đủ cho trẻ chơi ở các góc.
III. Hướng dẫn
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Thỏa thuận trước khi chơi :
- Cô giới thiệu nội dung các góc chơi: 
Góc phân vai : Cô giáo
Góc xây dựng : xếp đường đến trường
Góc học tập : xem tranh ảnh ngày hội đến trường 
Góc tạo hình: tô màu trường mầm non
- Cho trẻ nhận góc chơi mà trẻ thích
- Cho trẻ lấy kí hiệu và về góc chơi trẻ nhận
2. Thực hiện quá trình chơi:
- Nhắc trẻ bầu nhóm trưởng để bao quát nhóm chơi của mình.
- Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi
- Khi trẻ chơi cô bao quát trẻ cô đi từng góc hỏi trẻ đang chơi gì chơi ntn? Cô gợi ý cho những nhóm trẻ còn lúng túng. Tạo tình huống để trẻ phối hợp với góc chơi khác.
- Cô giáo hướng dẫn lần lượt 4 góc chơi. Khuyến khích trẻ sáng tạo khi chơi có mối liên kết với các bạn cùng chơi.
3. Sau khi chơi
- Cô nhận xét từng nhóm nhỏ về ưu và nhược điểm. Sau đó tập trung trẻ ở góc chơi xây dựng để tham quan .Bạn trưởng nhóm xây dựng sẽ giới thiệu về công trình của mình. Cô nhận xét chung cả lớp tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi để đúng vào nơi quy định
=> Kết thúc: Trẻ chơi tự do
- Nghe cô giới thiệu đồ chơi và chủ đề chơi ở các góc.
- Trẻ thỏa thuận góc chơi của mình
- Trẻ lấy ký hiệu góc chơi
- Trẻ bầu nhóm trưởng
- Trẻ chơi trò chơi đoàn kết với các bạn.
- Trẻ tham quan góc xây dựng và nghe cô nhận xét.
- Trẻ cất đ/c đúng nơi quy định.
--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
Rửa tay
I. Mục đích yêu cầu:
- Tập các động tác rửa tay ( giữ gìn vệ sinh cá nhân)
- Trẻ biết chơi trò chơi, biết tên trò chơi
- Tập luyện các vận động của đôi bàn tay
- Phát triển ngôn ngữ.
- Trẻ hợp tác và đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp
- Nội dung các động tác rửa tay
- Tâm thế trẻ thoải mái
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức
1. Trước khi chơi:
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề
- Cô giới thiệu tên trò chơi : Rửa tay
+) Cách chơi: Trẻ ngồi vòng tròn, xòe đôi bàn tay ra phía trước, vừa nói vừa làm động tác rửa tay:
+ Rửa mu bàn tay (bàn tay phải xát lên mu bàn tay trái sau đó ngược lại).
+ Rửa kẽ ngón tay (các ngón tay phải luồn vào kẽ ngón tay trái và xát, sau đó các ngón tay trái luồn vào kẽ ngón tay phải và xát).
+ Rửa lòng bàn tay(lật ngửa bàn tay và làm động tác kỳ cọ lòng bàn tay).
+ Tráng nước(để xuôi bàn tay như nước đang chảy lên tay).
+ Vẩy nước (trẻ làm động tác hất tay như vẩy nước).
+ Lau tay cho khô (trẻ làm động tác lau tay vào khăn)
+ Tay sạch quá (giơ cao hai tay lên trước mặt).
2. Trong khi chơi:
- Tiến hành cho trẻ chơi 
- Cô động viên, khuyến khích trẻ chơi nhiệt tình, vui vẻ.
3. Sau khi chơi:
- Cô hỏi trẻ tên trò chơi?
- Cô nhận xét, giáo dục.
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ nghe 
- Trẻ nghe cô hướng dẫn cách chơi
- Trẻ chơi vui vẻ
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe.
II. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ
1. Nêu gương cắm cờ
- Cho trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan
- Cho trẻ tự nêu ưu khuyết điểm của mình, cho từng tổ nhận xét
- Cô nhận xét
- Trẻ ngoan đủ tiêu chuẩn được lên cắm cờ. 
2. Vệ sinh trả trẻ
- Cho trẻ đi vệ sinh cá nhân, lấy đồ dùng cá nhân
- Cho trẻ chơi đồ chơi
- Cô trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khoẻ của trẻ trong ngày. 
- - - - - - - - - - - - - - - - - * * * * - - - - - - - - - - - - - - - 
Ngày soạn: ngày 7 tháng 9 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 3 ngày 15 tháng 9 năm 2020
	A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
	LVPT: Nhận thức
	HĐ: Khám phá xã hội
	ĐT: Trò chuyện về cô giáo và các bạn
I. Mục đích, yêu cầu:
1.Kiến thức:
- 3 tuổi: Trẻ biết và nhớ tên cô giáo, tên một số bạn trong lớp. 
- 4 tuổi: Biết công việc hằng ngày của cô giáo và hoạt động của bé khi ở lớp.
  2.Kỹ năng:
- 3-4 tuổi: Rèn kỹ năng quan sát, mở rộng vốn từ cho trẻ.
3.Thái độ:
- Trẻ hứng thú với giờ học;
- Giáo dục trẻ yêu trường lớp, yêu quý kính trọng cô giáo, thân ái với bạn bè.
  II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: tại lớp học;
- Tranh ảnh về một số hoạt động của cô giáo và các bé ở trường mầm non. Tranh cho trẻ tô, bút màu cho trẻ.
- Trẻ: tâm sinh lý thoải mái.
- Chuẩn bị tiếng việt: từ “cô giáo”
- NDTH: âm nhạc, 
III.Tiến hành:
Phương pháp của cô
Hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: Bé ca hát
- Cho trẻ hát bài : "Vui đến trường"
- Trò chuyện về bài hát:
- GD trẻ: biết yêu quý mái trường và thích đi học.
2. Hoạt động 2: Bé khám phá
 * Trò chuyện về trẻ, bạn bè và lớp học:
 - Cô gọi một vài trẻ đứng dậy giới thiệu tên mình và tên các bạn
 - Cô hỏi trẻ, cháu chơi thân với bạn nào nhất?
 - Ở lớp các cháu được chơi những trò chơi gì?
- Được cô giáo dạy học những gì?
 - Cháu thích chơi trò chơi nào nhất? Cháu thích chơi với bạn nào nhất? Tại sao?
 - Trong lớp có những góc chơi nào? Có những đồ chơi gì?
- Cháu thích chơi góc nào nhất? Tại sao?
* Trò chuyện về công việc của cô giáo:
 - Đến lớp các cháu được gặp rất nhiều bạn, được chơi những trò chơi rất thú vị, các cháu còn được cô giáo chăm sóc và dạy các cháu học nữa.Vậy bạn nào cho cô biết, lớp của mình là lớp gì? Lớp của mình có mấy cô giáo? Tên cô giáo là gì?
- Tăng cường TV: cho trẻ đọc từ “cô giáo” 3-4 lần với các hình thức khác nhau.
 - Ở lớp cô giáo thường làm những công việc gì?
 - Cô cho trẻ xem tranh cô giáo đang dạy học và hỏi trẻ :
 - Cô giáo đang làm gì đây?
 - Các bạn đang làm gì?
 - Các bạn ngồi học như thế nào? Có chú ý nghe cô giáo dạy không? Cô dạy các cháu những gì?
+) Mở rộng:
- Ngoài lớp mình thì còn có những lớp nào nữa?
- Trường mình tên là gì?
- Cô hiệu trưởng tên gì?
- Củng cô, giáo dục
3. Hoạt động 3: Bé vui chơi
*Trò chơi: “ Đôi bàn tay”
 - Cách chơi: Trẻ ngồi thoải mái trên sàn nhà, nghe và quan sát các động tác làm cùng cô. Cô đọc:” Đôi bàn tay có thể nói................. Hãy cùng vui lên nào”
 - Cô cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
 - Cô nhận xét, tuyên dương.
 - Cho trẻ ra chơi           
- Trẻ hát
- Trò chuyện cùng cô
- Lắng nghe.
- 3-4 trẻ đứng dậy giới thiệu tên.
- Trẻ trả lời
- Trò chơi Gieo hạt, Mèo đuổi chuột
- Múa, hát, đọc thơ, chữ cái
- Trẻ trả lời
- Có góc phân vai, học tập, xây dựng, nghệ thuậtvà có rất nhiều đồ chơi khác nhau.
- Trẻ trả lời
- Lớp MG 3-4 tuổi.Lớp có 2 thầy cô, cô Cúc và thầy Thành.
- Trẻ đọc
- Dạy hát, múa, đọc thơ
- Cô giáo đang dạy học
- Trẻ trả lời
- Các bạn gồi học ngoan, chú ý nghe cô giáo giảng bài.
- Lớp Nhà trẻ, lớp 5 tuổi
- Trường MN Phiêng Luông
- Cô Nguyễn Thị Nga
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Trẻ chơi
- Lắng nghe
- Trẻ ra chơi
II.CHƠI NGOÀI TRỜI
Dạo chơi, múa hát về trường mầm non
TCVĐ: Chuyền bóng cho nhau
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ được dạo chơi, tắm nắng và rèn luyện sức khỏe;
- Trẻ nhớ tên trò chơi, nhớ cách chơi và hứng thú tham gia chơi.
- Trẻ được rèn luyện khả năng quan sát và bắt chước
- Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết và hợp tác với bạn;
 II. Chuấn bị:
- Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ, vườn trường;
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động;
III. Tiến hành:
1. Trước khi chơi
 Trò chuyện, giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở quan sát, chơi đúng khu vực, khi có hiệu lệnh phải tập trung.
2. Trong khi chơi
a. Dạo chơi, múa hát về trường mầm non
- Cô cho trẻ ra sân dạo chơi khoảng 5p
- Cho trẻ hát và múa minh họa các bài hát trong chủ đề
* TCVĐ: Chuyền bóng cho nhau:
- Cách chơi:
+ Cô giáo chuẩn bị từ 2 đến 3 quả bóng rồi cho trẻ đứng thành 3 hàng (Nếu lớp đông thì cô có thể chia làm nhiều hàng)
+ Cứ 4 trẻ thì có một trẻ cầm bóng. Khi cô giáo hô “bắt đầu” thì trẻ nào cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền bóng cho bạn bên cạnh, cứ thế lần lượt theo chiều kim đồng hồ. Vừa chuyền vừa hát theo nhịp)
	“Không có cánh
	Mà bóng biết bay
	Không có chân
	Mà bóng biết chạy
	Nhanh nhanh bạn ơi
	Nhanh nhanh bạn ơi
	Xem ai tài, ai khéo
	Cùng thi đua nào”
	Khi trẻ chơi thành thạo cô giáo có thể chia làm 2 hoặc 3 nhóm và thi đua cùng nhau, nhóm nào ít bạn làm rơi bóng sẽ thắng cuộc.
+) Luật chơi:
- Trẻ nào làm rơi bóng thì phải ra ngoài một lần chơi
 - Tiến hành chơi
- Nhận xét giờ chơi
3. Sau khi chơi:
- Cô tập trung trẻ, hỏi trẻ nội dung buổi hoạt động, nhận xét chung buổi hoạt động, kiểm tra sĩ số, vệ sinh cho trẻ về lớp.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC( Đã soạn thứ 2)
--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ
- - - - - - - - - - - - - - - - - * * * * - - - - - - - - - - - - - - - 
Ngày soạn: ngày 7 tháng 9 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 4 ngày 16 tháng 9 năm 2020
	A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
	LVPT: Ngôn ngữ
	HĐ: Văn học
	ĐT: Truyện “Đôi bạn tốt”
I.Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- 3 tuổi: Trẻ nhớ tên truyện và các nhân vật trong truyện ( Vịt mẹ, vịt con, gà mẹ, gà con, con cáo)
- 4 tuổi:Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, trả lời được các câu hỏi của cô đưa ra theo nội dung truyện.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
2. Kĩ năng:
- 3 tuổi: rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định.
- 4 tuổi: rèn cách nói cả câu hoàn chỉnh.
3. Thái độ :
- Trẻ biết yêu thương, quý mến, giúp đỡ bạn bè.
- Giáo dục trẻ khi có lỗi phải biết nhận lỗi.
II. Chuẩn bị
- Địa điểm: tại lớp học
* Đồ dùng của cô và trẻ:
- Các Slide ảnh minh hoạ trên máy tính.
-  Rối tay các nhân vật trong truyện : Gà mẹ, gà con, vịt mẹ, vịt con, cáo.
- Trẻ tâm sinh lý thoái mái.
- Chuẩn bị tiếng việt : từ « bạn tốt »
- Nội dung tích hợp :
III.Tiến hành :
Phương pháp của cô
Hoạt động của trẻ
*Ổn định tổ chức:
- Cô cho trẻ xúm xít bên cô, chơi trò chơi “năm ngón tay nhúc nhích”
- Vịt con xuất hiện, vừa đi vừa hát. Vịt con chào các bạn, các bạn trò chuyện với vịt con.
2.Hoạt động 2: Bé lắng nghe
- Cô dẫn dắt vào câu chuyện: Chúng mình muốn biết Vịt con được mẹ cho đi đâu chơi và điều gì đã xảy ra với Vịt con, bây giờ chúng mình ngồi ngoan lắng nghe mẹ kể câu chuyện “ Đôi bạn tốt” nhé!
- Tăng cường Tiếng việt: cho trẻ đọc từ “bạn tốt” 3-4 lần với các hình thức khác nhau.
- Cô kể lần  1 :
 Cô kể bằng lời, ngữ điệu giọng của các nhân vật.
- Cô vừa kể cho các cháu nghe câu chuyện gì ?
- Cô giới thiệu tên truyện
- Cho trẻ đọc lại tên câu truyện 2-3 lần
- Cô kể lần 2 : Cô vừa kể vừa kết hợp tranh minh họa.
- Nội dung truyện: Vịt mẹ đi chợ gửi vịt con sang nhà bác gà mái. Gà mái gọi gà con ra chơi với vịt con, gà con rủ vịt con ra vườn chơi. Gà con bới đất tìm giun, vịt con không bới đợc nên gà con đã đuổi mắng vịt con đi.Có con cáo định xông ra bắt gà con, may nhờ có vịt nên gà con thoát chết. Gà con ân hận và xin lỗi vịt con. Từ đó hai bạn gà, vịt chơi với nhau rất thân
- Qua câu truyện vừa rồi các con thấy bạn Vịt và Gà như thế nào .Vậy các con hãy lăng nghe cô kể lại một lần nữa nhé!
- Cô kể lần 3
3. Hoạt động 3: Giúp trẻ hiểu tác phẩm
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Vịt mẹ dẫn con sang gửi nhà ai!
- Gà mái đã goị ai ra chơi?
- Gà con rủ vịt con ra vườn làm gì?
- Vịt con có tìm được giun không?
- Gà con đã làm gì vịt?
- Vịt đi ra đâu tìm thức ăn?
- Ai đã dình bắt gà con?
- Vịt có cứu gà không ?
- Gà thấy vịt cứu thì như thế nào?
- Từ đó vịt và gà sống như thế nào?
 * Giáo dục: Qua câu chuyện này các con thấy bạn Vịt con như thế nào nhỉ?
- Các con ạ, bạn bè khi chơi với nhau phải biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Khi ai có lỗi thì phải biết nhận lỗi và sửa sai, chỉ có như thế chúng mình mới trở thành những người bạn tốt của nhau được, các con có đồng ý không?
- Lần 3 : cô diễn rối tay cho trẻ xem
4 Hoạt động 4: Bé vui chơi
*Trò chơi “Vịt , gà đi kiếm mồi”
- Cho trẻ đứng xung quanh cô.
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
 - Tổ chức cho trẻ chơi
- Bật nhạc cho trẻ vận động theo lời bài hát.
- Khuyến khích động viên trẻ
- Hôm nay các con được nghe cô giáo kể câu chuyện gì?
- GD trẻ trẻ ngoan ngoãn,vâng lời cô giáo yêu quý ông bà , bố mẹ , anh chị trong gia đình, nhất là các bạn trong trường mầm non của mình.
- Trẻ ra chơi
- TrÎ ch¬i cïng víi c«.
- Trẻ trò chuyện với vịt con.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc
- Trẻ lắng nghe
- Truyện: Đôi bạn tốt
- Trẻ lắng nghe
- Lắng nghe
- Vịt mẹ vịt con , Gà mẹ , gà con và cáo.
- Bác Gà mái ạ!
- Gà con
- Tìm giun
- Không ạ!
- Mắng vịt ạ!
- Ao ạ!
- Cáo ạ!
- Trẻ trả lời
- Hối hận và xin lỗi
- Rất thân ạ!
- Trẻ trả lời
- Vâng ạ!
- Trẻ chú ý quan sát
- Lắng nghe
- Trẻ chơi vui vẻ
- Trẻ ra chơi
II.CHƠI NGOÀI TRỜI
Trò chuyện về ngày hội đến trường của bé
Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ được dạo chơi, tắm nắng và rèn luyện sức khỏe;
- Giáo dục trẻ biết chơi đoàn kết và hợp tác với bạn;
 II. Chuấn bị:
- Địa điểm: Sân chơi bằng phẳng, sạch sẽ và an toàn cho trẻ, vườn trường;
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động;
III. Tiến hành:
1. Trước khi chơi
 Trò chuyện, giới thiệu nội dung buổi hoạt động, nhắc nhở quan sát, chơi đúng khu vực, khi có hiệu lệnh phải tập trung.
2. Trong khi chơi
a. Dạo chơi, Trò chuyện về ngày hội đến trường của bé:
- Thế ngày khai giảng là ngày, tháng nào?
- Trong ngày khai giảng con nhìn thầy gì?
- Ngày này có gì khác với những ngày trước con đi học?
- Cảm xúc của con như thế nào khi tham gia lễ khai giảng?
- Con thấy các bạn trong ngày hôm nay như thế nào?
- Ngày đầu của năm học mới các con có thấy vui không? Vì sao con cảm thấy vui ?
- Giáo dục trẻ biết đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ bạn. 
* Chơi tự do
- Trẻ chơi theo ý thích, cô bao quát trẻ chơi.
3. Sau khi chơi:
- Cô tập trung trẻ, hỏi trẻ nội dung buổi hoạt động, nhận xét chung buổi hoạt động, kiểm tra sĩ số, vệ sinh cho trẻ về lớp.
III. HOẠT ĐỘNG GÓC( Đã soạn thứ 2)
--------------------------***---------------------------------
	B- HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
I.TRÒ CHƠI HỌC TẬP
	ĐẦU TIÊN, TIẾP THEO VÀ CUỐI CÙNG
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được số thứ tự.
- Trẻ hợp tác và đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị:
- Địa điểm: Trong lớp
- Các thẻ số 1-3
- Tâm thế trẻ thoải mái
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Ổn định tổ chức
1. Trước khi chơi:
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề
- Cô giới thiệu tên trò chơi : Đầu tiên, tiếp theo và cuối cùng.
+) Cách chơi: Xếp cả lớp ngồi thành hàng và cùng hướng:
+ Phát cho trẻ mỗi trẻ một thẻ số 1, 2,3.
+ Yêu cầu 3 trẻ bất kỳ lần lượt lên bảng: “Trẻ mang số 1 lên bảng, tiếp theo là trẻ mang số 2, cuối cùng là trẻ mang số 3” và xếp trẻ đứng thành hàng ngang quay mặt xuống lớp sao cho những trẻ khác thấy những số được sắp theo thứ tự từ trái qua phải.
+ Hỏi cả lớp: ‘Ai là người lên bảng đầu tiên? Tiếp theo là ai? Cuối cùng là ai”.
+ Lặp lại với nhóm 3 trẻ khác
+ Khi trẻ đã thành thạo, không cần tới các thẻ số nữa mà cho trẻ tập nói ra về sự kiện si h hoạt hàng ngày của trẻ. 
2. Trong khi chơi:
- Tiến hành cho trẻ chơi 
- Cô động viên, khuyến khích trẻ chơi nhiệt tình, vui vẻ.
3. Sau khi chơi:
- Cô hỏi trẻ tên trò chơi?
- Cô nhận xét, giáo dục.
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ nghe 
- Trẻ nghe cô hướng dẫn cách chơi
- Trẻ chơi vui vẻ
- Trẻ trả lời
- Trẻ nghe.
II. NÊU GƯƠNG CẮM CỜ- VỆ SINH TRẢ TRẺ
- - - - - - - - - - - - - - - - - * * * * - - - - - - - - - - - - - - - 
Ngày soạn: ngày 7 tháng 9 năm 2020
	Ngày dạy: Thứ 5 ngày 17 tháng 9 năm 2020
	A. HOẠT ĐỘNG SÁNG:
I.HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH:
	LVPT: Thể chất
	HĐ: Thể dục
	ĐT: Đi bằng gót chân
I.Mục đích, yêu cầu:
1.Kiến thức:
- 3 tuổi: Trẻ biết đi bằng gót chân theo khả năng.
- 4 tuổi: Trẻ biết đi bằng gót chân đúng hướng dẫn của cô giáo.
2.Kỹ năng:
- 3,4 tuổi: Rèn cho trẻ kỹ năng khéo léo của đôi chân.
3.Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vận động. Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tính nhanh nhẹn, hoạt bát. 
- Giáo dục trẻ chơi đoàn kết cùng các bạn.
II. Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ.
- Trẻ gọn gàng, khỏe mạnh.
- Tâm sinh lý thoải mái
- Chuẩn bị tiếng việt: từ “gót chân”
- Nội dung tích hợp: âm nhạc
III.Tiến

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_mam_chu_de_truong_mam_non_tuan_2_co_giao.docx
Giáo Án Liên Quan