Giáo án mầm non lớp mầm - Hoạt động chủ đề: Bé có thể đi khắp nơi bằng phương tiện gì

- Trẻ có một số thói quen trong ăn uống, vệ sinh cá nhân.

- Trẻ biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, không kén chọn thức ăn.

- Trẻ làm được một số việc tự phục vụ đơn giản.

- Tiếp tục tập cho trẻ:

 + Ăn biết nhai thức ăn.

 + Uống nước không đổ ra ngoài.

 + Không nói chuyện trong giờ ăn.

 + Đi vệ sinh đúng nơi quy định.

- Tiếp tục cho trẻ làm quen với các loại thức ăn mới

- Tập luyện nề nếp thói quen tốt trong ăn uống sinh hoạt

.

- Tiếp tục tập cho trẻ một số công việc tự phục vụ:

 + Tự xúc cơm ăn.

 + Bê ly uống nước.

 + Tự mặc quần.

- Đi dép sạch trong phòng nhóm, xếp dép gọn gàng lên kệ

- Chấp nhận: Đội mũ bảo hiểm khi đi ra đường.

- Tập cho trẻ trong giờ ăn uống.

- Tập cho trẻ ở mọi giờ ăn.

- Tổ chức cho trẻ trong giờ trước khi ăn:

 + Rửa tay trước khi ăn.

 + Lau mặt, lau miệng, xúc miệng bằng nước muối, uống nước sau khi ăn.

 + Bỏ rác đúng nơi quy định.

- Tập cho trẻ: Xúc cơm, uống nước.

- Tập trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, tự mặc quần.

- Thường xuyên đi dép sạch trong phòng nhóm, xếp dép sau khi không mang.

- Phối hợp với phụ huynh giáo dục trẻ thường xuyên đội mũ bảo hiểm khi đi ra đường.

 

docx19 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 770 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Hoạt động chủ đề: Bé có thể đi khắp nơi bằng phương tiện gì, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ
BÉ CÓ THỂ ĐI KHẮP NƠI BẰNG PHƯƠNG TIỆN GÌ?
Thời gian thực hiện: từ ngày 06/3/2017 đến 08/4/ 2017
NHÓM: 24 - 36 THÁNG
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
I. Phát triển thể chất:
Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe:
- Trẻ có một số thói quen trong ăn uống, vệ sinh cá nhân.
- Trẻ biết ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, không kén chọn thức ăn.
- Trẻ làm được một số việc tự phục vụ đơn giản.
- Tiếp tục tập cho trẻ:
 + Ăn biết nhai thức ăn.
 + Uống nước không đổ ra ngoài.
 + Không nói chuyện trong giờ ăn.
 + Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Tiếp tục cho trẻ làm quen với các loại thức ăn mới
- Tập luyện nề nếp thói quen tốt trong ăn uống sinh hoạt
.
- Tiếp tục tập cho trẻ một số công việc tự phục vụ:
 + Tự xúc cơm ăn. 
 + Bê ly uống nước.
 + Tự mặc quần.
- Đi dép sạch trong phòng nhóm, xếp dép gọn gàng lên kệ
- Chấp nhận: Đội mũ bảo hiểm khi đi ra đường.
- Tập cho trẻ trong giờ ăn uống.
- Tập cho trẻ ở mọi giờ ăn.
- Tổ chức cho trẻ trong giờ trước khi ăn:
 + Rửa tay trước khi ăn.
 + Lau mặt, lau miệng, xúc miệng bằng nước muối, uống nước sau khi ăn.
 + Bỏ rác đúng nơi quy định.
- Tập cho trẻ: Xúc cơm, uống nước.
- Tập trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định, tự mặc quần.
- Thường xuyên đi dép sạch trong phòng nhóm, xếp dép sau khi không mang.
- Phối hợp với phụ huynh giáo dục trẻ thường xuyên đội mũ bảo hiểm khi đi ra đường.
Phát triển vận động
- Trẻ thực hiện được các động tác trong bài TTD để phát triển nhóm cơ và hô hấp.
- Thực hiện được các vận động cơ bản và thực hiện được các tố chất vận động ban đầu. Biết giữ thăng bằng phối hợp tay chân, cơ thể qua các vận động cơ bản.
- Thực hiện vận động cử động của bàn tay, ngón tay.
- Hô hấp: Tập hít vào thở ra.
- Tay: Hai tay đưa ngang, đưa ra phía trước.
- Lưng bụng: Lườn, cúi khom người.
- Chân: Đi, dậm chân.
- Tập các vận động cơ bản: Đi, trườn
- Tập các cử động của bàn tay, ngón tay, phối hợp tay - mắt.
- Tổ chức cho trẻ tập thể dục buổi sáng, tập bà tập phát triển chung:
+ Bài: Otô, tàu lửa, máy bay.
- Tổ chức cho trẻ hoạt động vận động.
+ Đi có mang vật trên đầu.
+ Đi đều bước.
+ Trườn dưới vật.
- Tổ chức cho trẻ trong hoạt động với đồ vật, hoạt động góc, giờ đón trẻ.
+ Chơi với đất nặn, bút màu, giấy
+ Xếp ô tô, xếp tàu lửa, xếp tàu thủy...
II. Phát triển nhận thức:
- Trẻ thích tìm hiểu, khám phá các loại phương tiện bằng các giác quan.
- Thể hiện sự hiểu biết về các tín hiệu đèn, phương tiện giao thông gần gũi.
- Trẻ nhận biết phân biệt màu sắc, kích thước, số lượng.
- Luyện tập và phối hợp các giác quan:
- Nhận biết và một số đặc điểm nổi bật về tín hiệu đèn, phương tiện giao thông.
- Bắt chước một số hành động quen thuộc của phương tiện giao thông.
- Nhận biết phân biệt:
 + Chỉ và nói tên phân biệt phương tiện giao thông có màu vàng-đỏ, kích thước to-nhỏ, số lượng 1- nhiều của đồ chơi các loại xe.
- Tổ chức cho trẻ vào giờ hoạt động nhận biết:
- Nhận biết tín hiệu đèn giao thông.
- Nhận biết xe máy, xe đạp, ô tô, tàu lửa, tàu thủy, máy bay,
- Tổ chức cho trẻ vào giờ hoạt động nhận biết, TCVĐ, GDAN:
+ Giả làm chủ lái xe, chú công an, tiếng còi xe,..
- Phân biệt:
 - Chon ô tô có màu vàng-đỏ.
 - Phân biệt kích thước to-nhỏ.
 - Phân biệt hình vuông-hình tròn.
III. Phát triển ngôn ngữ:
- Trẻ nghe và thực hiện các yêu cầu đơn giản bằng lời nói của người khác.
- Trẻ diễn đạt được các nhu cầu đơn giản bằng lời nói.
- Trẻ có khả năng đặt và trả lời một số câu hỏi đơn giản về tín hiệu đèn và các phương tiện giao thông.
- Làm quen với sách.
- Nghe:
 + Nghe lời nói với sắc thái tình cảm khác nhau.
 + Nghe các từ chỉ tín hiệu đèn giao thông, các phương tiện giao thông.
 + Nghe các câu hỏi: Cái gì đây? Như thế nào?...
 + Nghe các bài thơ, đồng giao, bài hát và truyện ngắn về các tín hiêuh đèn, phương tiện giao thông.
- Nói: Phát âm các âm khác nhau.
 - Sử dụng các từ chỉ tín hiệu đèn, phương tiện giao thông.
 - Trả lời và đặt câu hỏi: Cái gì đây? Xe gì?...
 - Thể hiện nhu cầu và hiểu biết bằng 1-2 câu đơn giản. 
 - Đọc thơ, kể chuyện về tín hiệu đèn, phương tiện giao thông.
- Lắng nghe cô đọc sách, xem tranh ảnh về các loại phương tiện giao thông, tập giở tranh sách, gọi tên các loại phương tiện trong tranh.
- Trò chuyện với trẻ về tín hiệu giao thông và các loại phương tiện giao thôngđặc điểm nổi bật.
- Tổ chức trong giờ hoạt động nhận biết, hoạt động góc.
- Nghe và đọc theo cô bài đồng dao, câu đố:
 + Đi chơi phố, tàu lửa, đén xanh-đèn đỏ, xe đạp, xe buýt,..
- Tổ chức hoạt động kể chuyện, hoạt động chiều:
 + Ô tô con học bài, xe lu và xe ca,
- Tổ chức mọi lúc mọi nơi, trong giờ nhận biết.
- Tổ chức trong giờ đọc thơ, kể chuyện.
- Tổ chức hoạt động góc.
IV. Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ:
- Trẻ biết một số ứng xử đơn giản.
- Mối quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi.
- Trẻ thích múa hát, nghe đọc thơ, kể chuyện, xếp hình, xâu hoa cùng cô.
- Trẻ biết mạnh dạng trong giao tiếp.
- Trẻ biết yêu quý chú cảnh sát, chú lái xe.
- Phát triển kỹ năng xã hội:
 + Mối quan hệ tích cực với con người và với thiên nhiên gần gũi.
 + Hành vi văn hóa giao tiếp đơn giản.
- Phát triển cảm xúc thẩm mỹ:
 - Nghe hát, tập hát và vận động đơn giản theo nhạc.
- Xếp hình, xâu vòng, nặn, xem tranh.
- Thường xuyên cho trẻ giao tiếp với những người xunh quanh: Chào hỏi, xin phép, cảm ơn, xin lỗi.
- Tổ chức cho trẻ mọi lúc mọi nơi, chơi ở các góc.
- Giao tiếp với những người xung quanh, chơi thân thiện với bạn: Không tranh giành đồ chơi với bạn.
- Tập cất đồ chơi vào nơi quy định sau khi chơi.
- Tập cho trẻ thực hiện một số hành vi văn hóa và giao tiếp: Chào, tạm biệt, chơi cạnh bạn, không cấu bạn.
- Tổ chức hoạt động chơi tập:
+ Dạy hát: Đèn xanh-đèn đỏ, em tập lái ô tô.
+ Nghe hát: Em đi qua ngã tư đường phố, anh phi công ơi, em đi chơi thuyền.
+ VĐTN: Một đoàn tàu, em tập lái ô tô,..
+ Xếp hình: Xếp ô tô, tàu lửa, tàu thủy, vẽ bánh xe, tô màu phương tiện giao thông
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN I
Chủ đề nhánh: Nhận biết tín hiệu đèn giao thông – Nhóm: 24-36T
Thời gian thực hiện: Từ ngày 03/4 đến ngày 08/04/2016
Tên hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ, trò chuyện
- Trò chuyện với trẻ về tín hiệu đèn giao thông:
 + Sáng nay ai đưa các con đi hoc? Đến ngã tư đường phố con thấy gì nào?
 + Nếu gặp đèn đỏ thì sao? Đèn xanh như thế nào?
- Cho trẻ xem tranh về an toàn giao thông.
Thể dục buổi sáng
Bài: ô tô
Cho trẻ tập theo cô, mỗi động tác tập 3 lần.
Hoạt động chơi tập
Nhận biết
 - Tín hiệu đèn giao thông.
Vận động
- Đi có mang vật trên đầu.
Đọc thơ
- Đi chơi phố.
- Nắng
Âm nhạc
- Dạy hát: Đèn xanh- đèn đỏ.
- Nghe hát: Em đi qua ngã tư đường phố.
Tạo hình
- Dán đèn giao thông.
Hoạt động ngoài trời
- Dạo chơi quan sát thiên nhiên.
- TCVĐ:
Bong bóng xà phòng
- Chơi tự do: Chơi với đồ chơi vận động.
- Dạo chơi quan sát phương tiện giao thông dưới sân trường.
- TCDG:
Dung dăng dung dẻ.
- Chơi tự do: Chơi với phấn vẽ.
- Dạo chơi quan sát phương tiện giao thông dưới sân.
- TCVĐ: Nu na nu nống.
- Chơi tự do: Chơi với phấn vẽ.
- Dạo chơi cho trẻ quan sát thời tiết.
- TCDG:
Lộn cầu vồng
- Chơi tự do: Chơi với phấn vẽ.
- Dạo chơi quan sát phương tiện giao thông dưới sân trường.
- TCVĐ:
- Đi có mang vật trên đầu.
- Chơi tự do: Chơi với phấn vẽ.
Chơi với đồ chơi ở các góc
- Góc phân vai: Chơi bán hàng (bán ô tô).
- Góc nghệ thuật:
 + Chơi với dụng cụ âm nhạc (Phách tre, xúc xắc,). Nghe nhạc qua máy về luật giao thông.
 + Chơi tô màu lên hình vẽ sẵn: Tín hiệu đèn giao thông, chơi với đất nặn, vo giấy.
 + Tập giở trang sách, xem tranh, anbum về tín hiệu đèn giao thông, đọc thơ: Đi chơi phố.
- Góc vận động: Chơi với túi cát.
- Góc vận động với đồ vật:
 + Chơi với khối xốp, khối gỗ xếp đường đi, ô tô.
 + Chơi với đồ chơi có xanh - đỏ - vàng.
Chơi tập buổi chiều
- Ôn: Tín hiệu đèn giao thông.
- Dọc thơ: Đi chơi phố.
- Trò chuyện với trẻ về tín hiệu đèn giao thông.
- Trò chơi: Lái ô tô.
- Ôn: Đọc thơ: Đi chơi phố.
- Chơi: Ở các góc chơi.
- Ôn: Vỗ tay hát cùng cô bài Đèn xanh-đèn đỏ.
- Chơi ở các góc chơi.
Trả trẻ
- Cho trẻ chơi ở các góc chơi, giáo dục trẻ biết cất đồ chơi sau khi ra về.
- Trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ. Nhắc phụ huynh mặc thoáng mát cho trẻ khi đến trường.
Thứ ngày tháng năm 2016
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Hoạt động: Nhận biết
Đề tài: Tín hiệu đèn giao thông.
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ nhận biết tên gọi tín hiệu đèn giao thông: Đèn đỏ, đèn vàng, đèn xanh.
- Trẻ gọi tên và nói được đặc điểm nổi bật, tác dụng của tín hiệu đèn: Đèn vàng đi chậm, đèn đỏ dừng lại, đèn xanh đi qua đường,)trả lời câu hỏi của cô to, rõ. Nói được mẫu câu 4-5 từ.
- Giáo dục trẻ biết đi ra đường cùng với bố mẹ, đến ngã tư có đèn báo hiệu phải dừng lại.
II. Chuẩn bị:
	- Mô hình về tín hiệu đèn, trụ đèn có 3 màu: xanh, đỏ, vàng.
	- Một đoạn phim trên ngã tư đường phố.
	- Máy casset, băng nhạc “Đường em đi, dung dăng dung dẻ”
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
	- Cho trẻ nghe một đoạn phim về ngã tư đường phố.
2. Hoạt động trọng tâm:
a) Hoạt động 1: Bé tìm hiểu về tín hiệu đèn giao thông.
- Cô trò chuyện cùng trẻ:
	+ Vì sao các xe dừng lại? Trẻ nói theo suy nghĩ.
	+ Đèn đỏ báo hiệu như thế nào?
	+ Còn đèn vàng?
	+ Còn đèn xanh?
- Cô gợi ý để cho trẻ mạnh dạn trả lời. Sau đó cô cho trẻ quan sát trụ đèn giao thông, hỏi trẻ:
	+ Cô có cái gì đây?
	+ Trụ đèn giao thông này có màu gì?
- Cho trẻ lên chỉ và gọi đúng màu.
a) Hoạt động 2: Bé tìm màu đèn còn thiếu.
Cô chuẩn bị cho mỗi trẻ một tín hiệu đèn giao thông nhưng còn thiếu đèn màu, cô yêu cầu trẻ chọn đèn màu lên dán cho hoàn chỉnh đèn giao thông:
	+ Các con hãy nhìn vào đèn của mình xem đèn này đã đầy đủ đèn màu xanh, đèn vàng, đèn đỏ, nếu còn thiếu đèn màu gì, các con lên chọn đèn và dán vào cho hoàn chỉnh nhé!
	+ Trẻ chọn và gỡ keo dán vào chỗ còn thiếu.
- Giáo dục trẻ: Biết thực hiện đúng tín hiệu đèn giao thông.
Trò chơi: Lái ô tô.
- Cô mở nhạc bài lái ô tô, trẻ chơpi lái ô tô khi nhìn thấy tín hiệu đèn giao thông trẻ dừng lại.
3. Kết thúc hoạt động:
	- Cô mở nhạc bài “Đường em đi” trẻ lắc lư theo nhạc.
IV. Nhận xét cuối ngày:
..
	Thứ ngày tháng năm 2016
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Hoạt động: Phát triển vận động
Đề tài: Đi có mang vật trên đầu.
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết đi có mang vật trên đầu.
- Tập cho trẻ biết đi giữ thăng bằng, không nghiêng đầu qua hai bên và không làm rơi vật khi di chuyển, trẻ đi khoảng 2-2,5m.
- Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động sôi nổi cùng các bạn, biết thu dọn đồ dùng sau khi hoạt động.
II. Chuẩn bị:
	- Phấn vẽ, đồ chơi túi cát đủ với số trẻ.
	- Máy casset, nhạc đệm.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Khởi động:
	Cho trẻ đi các kiểu chân theo tốc độ châm-nhanh-bình thường tạo thành một vòng tròn.
2. Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung: Tập với túi cát.
	+ Động tác 1: Tay.
- Đứng tự nhiên 2 tay cầm bao cát đưa lên cao nhìn lên túi cát.
	+ Động tác 2: Lườn
- Đứng tự nhiên cúi đặt túi cát xuóng đất, đứng dậy, cúi xuống nhặt túi cát đứng dậy.
	+ Động tác 3: Chân
- Đặt túi cát lên đầu, hai tay chống hông từ từ ngồi xuống rồi từ từ đứng lên.
(Mỗi động tác tập theo cô 3-4 lần)
b. Vân động cơ bản: Đi có mang vật trên đầu.
Hoạt động 1: Bé chơi với túi cát.
	- Trẻ chơi với túi cát, bước qua túi cát, đặt lên đầu theo ý của trẻ, cô quan sát và hỏi trẻ:
	+ Các con đang chơi gì? Trẻ trả lời theo suy nghĩ.
- Cô hướng trẻ tập trung đến một chỗ.
Hoạt động 2: Cô và bé trỗ tài.
- Làm mẫu:
- Cô làm mẫu 1 -2 lần, vừa làm cô vừa hướng dẫn kỹ năng đi có mang vật trên đầu.
- Đứng tự nhiên, đặt túi cát lên đầu đi thẳng không nghiêng đầu về 2 bên, không làm rơi vật trên đầu.
- Luyện tập:
	- Cô cho từng trẻ lên tập đi có mang vậy trên đầu.
	- Cho 4 trẻ cùng đi với cô vài lần.
	- Cô chia 4 trẻ thành 1 nhóm lên tập đi.
- Trong khi trẻ tập cô quan sát nhắc nhở trẻ đi thẳng người, không làm rơi vật trên đầu.
- Chọn 1 trẻ khá lên tappj đi, cô đi lại một lần cho trẻ xem.
- Chú ý động viên những trẻ nhút nhát tham gia hoạt động cùng cô và các bạn.
Thi đua: Cô chia trẻ làm 2 đội chơi thi đua, đội nào mang túi cát về nhiều và nhanh hơn đội dod sẽ thắng.
c.Trò chơi vận động: Nu na nu nống.
- Cô giới thiệu cách chơi, cô cho trẻ ngồi vòng tròn, chân duỗi thẳng cô vừa đọc lời đồng dao vừa chân từng trẻ, đến đoạn chạy mau kẻo ướt, trẻ đứng dậy và chạy đi núp mưa.
	- Chú ý đảm bảo an toàn cho trẻ.
	- Cho trẻ chơi 3-4 lần.
3. Hồi tĩnh:
	- Cho trẻ đi quanh lớp hít thở nhẹ nhàng, sau đó ngồi xoa bóp tay chân.
IV. Nhận xét cuối ngày:
..
	Thứ ngày tháng năm 2016
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Hoạt động: Đọc thơ
Đề tài: Đi chơi phố.
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài thơ, biết được nội dung bài thơ “Đi chơi phố”, tác giả của bài thơ là Triệu Thị Lê.
- Trẻ nói được tên bài thơ, cảm nhận được vầ điệu và đọc theo cô cả bài thơ.
- Giáo dục trẻ phải có thái độ đúng với việc làm theo chỉ dẫn của tín hiệu đèn giao thông.
II. Chuẩn bị:
	- Tranh nội dung bài thơ “Đi chơi phố”, video về đèn giao thông.
	- Máy casset, đĩa nhạc bài hát về phương tiện giao thông.
	- Đồ chơi: Mỗi trẻ một vô lăng.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
	- Cô cho xem đoạn phim về tín hiệu đèn giao thông ở ngã tư đường phố, cô trò chuyện với trẻ:
	+ Các con quan sát xem cái gì đây?
	+ Khi bố mẹ chở các con đi đến ngã tư đường phố gặp đèn đỏ các con thấy bố mẹ phải làm gì?
	+ Đèn màu gì bật lên mới được đi?
Cô có một bài thơ nói về các bạn đi chơi phố rất hay. Cô sẽ đọc cho các con nghe nhé!
2. Hoạt động trong tâm:
a) Hoạt động 1: Cô và bé đọc thơ.
	Cô đọc mẫu:
	- Cô đọc cho trẻ nghe 1 lần, giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
	- Lần 2 cô cho trẻ xem tranh và đọc lại cho trẻ nghe 1 lần, hỏi trẻ tên bài thơ, tác giả của bài thơ.
	Đàm thoại nội dung bài thơ:
	- Vừa rồi cô đọc cho các con nghe bài thơ gì? Cho trẻ xem tranh.
	- Khi gặp đèn đỏ các con phải làm gì?
	- Tiếp đến là đèn gì?
	- Đèn xanh báo hiệu chúng ta làm gì?
- Cô cho trẻ xem tranh về Ông mặt trời và hỏi trẻ:
	+ Cô có tranh gì đây?
	+ Ông mặt trời có màu gì?
	+ Ông mặt trời có hình gì?
	+ Còn những tia nắng màu gì?
	 Luyện trẻ đọc thơ:
	- Cô cho cá nhân, tập thể, nhóm, tốp xen kẽ đọc thơ. Tong quá trình trẻ độc cô chú ý tập trẻ đọc đúng và rèn từ khó cho trẻ. Cuối cùng gọi trẻ khá lên đọc lại cho cả lớp nghe.
	- Giáo dục trẻ biết có thái độ đúng khi thực hiện luật giao thông.
Đi chơi phố.
“Đi chơi phố
Gặp đèn đỏ
Không qua vội
Đèn vàng rồi
Tiếp đèn xanh
Nào nhanh nhanh
Qua đường nhé”
b) Hoạt động 2: Trò chơi: Bé tập lái ô tô.
	- Cô cho mỗi trẻ cầm 1 vô lăng, nghe nhạc chơi lái ô tô, khi có tín hiệu đèn giao thông, đèn đỏ trẻ biết dừng lại, đèn xanh trẻ chơi tiếp.
	- Cho trẻ chơi 2-3 lần.
3. Kết thúc hoạt động:
- Trẻ giúp cô thu dọn đồ chơi, đồ dùng.
IV. Nhận xét cuối ngày:
	Thứ ngày tháng năm 2016
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Hoạt động: Giáo dục âm nhạc
Đề tài: Dạy hát: Đèn xanh-đèn đỏ.
Nghe hát: Em đi qua ngã tư đường phố.
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết được tên bài hát, hiểu nội dung bài hát, tên tác giả bài hát “Đèn xanh-đèn đỏ”, “Bùi Anh Tôn”.
- Trẻ vỗ tay và hát theo cô cả bài hát “Đèn xanh-đèn đỏ”, chú ý lắng nghe cô hát và đoán đúng tên bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng các bạn.
II. Chuẩn bị:
	- Máy casset, đĩa nhạc, dụng cụ âm nhạc.
	- Đồ dùng: Đồ chơi vô lăng.
	- Nhạc bài “Đèn xanh-đèn đỏ, Em đi qua ngã tư đường phố”.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
	- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh tín hiệu đèn giao thông và trò chuyện với trẻ:
	- Có một bài thơ nói về đèn xanh-đèn đỏ rất hay cô và các con cùng tập hát nhé!
2. Hoạt động trong tâm:
a) Hoạt động 1: Dạy hát “Đèn xanh-đèn đỏ”
- Cô mở cho trẻ nghe bài hát, trẻ lắng nghe và đoán tên bài hát.
- Bài hát “Đèn xanh-đèn đỏ”.
- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần, giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
- Cô hát lần 2 kết hợp vỗ tay, hỏi lại trẻ bài hát gì?
- Cô hát cho trẻ hát theo cô vài lần.
 Luyện tập:
- Cô bắt nhịp cho trẻ hát theo cô vài lần.
- Xen kẽ cá nhân, tốp, nhóm, tập thể vỗ tay hát theo cô.
- Nếu trẻ đã thuộc bài hát, cô cho trẻ vừa hát vừa vỗ xúc xắc theo nhạc.
- Giáo dục trẻ biết phát hiện và có thái độ đubgs khi thực hiện đèn giao thông.
b) Hoạt động 2: Nghe hát: Em đi qua ngã tư đường phố.
- Cô hát cho trẻ nghe 1 lần, hỏi trẻ đó là bài hát gì?
- Cô hát lại cho trẻ nghe 1-2 lần, kết hợp làm minh họa theo bài hát.
- Cô cho trẻ nghe vài lần qua đĩa.
3. Kết thúc hoạt động:
- Cô cho trẻ hát và chơi thực hiện tín hiệu đèn giao thông theo yêu cầu của cô.
IV. Nhận xét cuối ngày:
..
	Thứ ngày tháng năm 2016
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Hoạt động: Tạo hình
Đề tài: Dán đèn giao thông.
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết được vị treí của từng đèn giao thông {đèn xanh (đỏ) - vàng - đỏ (xanh)}.
- Trẻ biết dùng tay bôi hồ từ trong ra ngoài và dán được tín hiệu đèn giao thông.
- Trẻ biết vệ sinh tay sau khi hoạt động, không bôi hồ lên quần áo.
II. Chuẩn bị:
	- Đồ chơi trụ đèn giao thông.
- Bảng đen,. Giấy màu, hồ dán, khăn lau tay, nhạc đệm.
- Tranh trụ đèn giao thông đủ với số trẻ.
III. Tiến trình hoạt động:
1. Hoạt động mở đầu:
	- Cô cho trẻ quan sát một đoạn phim có đèn đỏ-vàng-xanh, cô trò chuyện với trẻ về nội dung đoạn phim.
	- Có một bài thơ nói về đèn xanh-đèn đỏ rất hay cô và các con cùng tập hát nhé!
2. Hoạt động trong tâm:
a) Hoạt động 1: Bé quan sát vật mẫu.
- Cô cho trẻ quan sát trụ đèn giao thông, cô hỏi:
+ Cái gì đây?
+ Trụ đèn giao thông có những tín hiệu đèn màu gì?
+ Đèn màu gì trước? Màu đỏ rồi đến màu gì? Màu gì nữa?
+ Đèn màu đỏ đâu?
+ Đèn màu xanh đâu?
b) Hoạt động 2: Cô và bé trỗ tài.
- Cô dán mẫu 2 lần: Vừa làm cô vừa phân tích kỹ năng: Trước tiên cô quan sát đèn giao thông (cô đã dán đèn vàng ở giữa) cô chọn đèn màu đỏ, lật bề trái của đèn có màu trắng, sau đó cô dùng ngón tay trỏ chấm hồ bôi lên từ trong ra ngoài mặt trái của đèn, cô lau tay rồi dán vào trụ đèn giao thông (dán ở trên), tiếp theo cô chọn đèn màu vàng bôi hồ rồi dán ở dưới đèn màu xanh. Vuốt nhẹ lên đèn màu.
Luyện tập:
- Trẻ làm động tác bôi hồ trên không.
- TRẻ vào bàn luyện tập dán đèn giao thông, cô quan sát tập cho trẻ từng kỹ năng bôi hồ, dán, chọn đúng màu.
Hỏi trẻ:
	+ Đèn có hình gì?
- Cô gợi ý cho trẻ: Bé nào dán xong cho trẻ lên trưng bày sản phẩm.
Nhận xét sant phẩm:
- Cô cho trẻ lên trưng bày sản phẩm và nhận xét sản phẩm của bạn.
	+ Các con quan sát xem các bạn dán đúng chưa? Đèn này có màu gì?
- Cô nhận xét và tuyên dương trẻ.
3. Kết thúc hoạt động:
- Trẻ dạo chơi kết hợp vận động theo bài hát “Đường em đi”.
- Khuyến khích trẻ giúp cô thu dọn đồ dùng.
IV. Nhận xét cuối ngày:
..

File đính kèm:

  • docxChu_de_giao_thong.docx
Giáo Án Liên Quan