Giáo án mầm non lớp mầm - Lĩnh vực phát triển thể chất - Thể dục: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh - Trò chơi: Mèo và chim sẻ

 I - Mục đích – yêu cầu:

*Kiến thức: Phát triển khả năng định hướng, giữ thăng bằng của cơ thể,biết thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.nhanh,chậm.

*Kĩ năng: Rèn kỹ năng giữ thăng bằng của cơ thể, khả năng khéo léo, mạnh dạn .Khả năng phát triển vận động cơ bản của bàn chân

*Thái độ : Giáo dục Trẻ hứng thú với hoạt động, trẻ ý thức tổ chức trong giờ học

 II- Chuẩn bị: Sân tập rộng rãi thoáng mát

- Trang phục của cô, trẻ gọn gàng, dễ vận động .

 

doc20 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 6715 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Lĩnh vực phát triển thể chất - Thể dục: Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh - Trò chơi: Mèo và chim sẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 9 tháng 11 năm 2015
 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT 
 THỂ DỤC : Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
 Trò chơi : Mèo và chim sẻ
 I - Mục đích – yêu cầu:
*Kiến thức: Phát triển khả năng định hướng, giữ thăng bằng của cơ thể,biết thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh.nhanh,chậm.
*Kĩ năng: Rèn kỹ năng giữ thăng bằng của cơ thể, khả năng khéo léo, mạnh dạn .Khả năng phát triển vận động cơ bản của bàn chân
*Thái độ : Giáo dục Trẻ hứng thú với hoạt động, trẻ ý thức tổ chức trong giờ học
 II- Chuẩn bị: Sân tập rộng rãi thoáng mát
- Trang phục của cô, trẻ gọn gàng, dễ vận động .
 III- Cách tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Khởi động: Cô cho trẻ làm đoàn tàu .Đi thành vòng tròn và đi kết hợp các kiểu đi (Đi mũi chân- gót chân)- chạy – về đội hình hàng dọc, điểm số, chuyển sang hàng ngang nền bài hát:“I Went to School One Morning - Twins’’
2. Trọng động.
Bài tập phát triển chung. Trên nền nhạc “Gà gáy vang dạy bạn ơi ”
Cả lớp dàn hàng thành 3 hàng ngang, mỗi bạn cách nhau một sải tay.
- Động tác tay: Hai tay giơ thẳng lên cao ,đưa hai tay ra phía trước,đưa hai tay sang ngang,cao bằng vai.hai tay hạ xuống xuôi theo người.( 4 x 4 nhịp)
- Động tác chân:Nhún chân,khuỵu gối,nang cao gót,hạ gót trở về vị trí ban đầu. ( 5 x 4 nhịp)
 Động tác lườn(lưng ,bụng) : Hai tay giơ cao đầu không cúi,cúi xuống hai chân thẳng gối,đầu ngón tay chạm ngón chân,đúng lên hai tay giơ cao,hạ tay xuống xuôi theo người. (4 x 4 nhịp )
- Động tác bật: Bật tại chỗ hai chân trước chân sau. (4 x 4 nhịp )
+ Vận động cơ bản. “” 
- Trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện cách nhau khoảng 3m nền bài hát: “Gà trống mèo con và cún con” 
- Cô giới thiệu tên vận động cơ bản : Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh
- Cô tập mẫu lần 1: làm mẫu trọn vẹn không phân tích.
- Cô tập mẫu lần 2: kết hợp phân tích động tác: 
 Tư thế chuẩn bị : Đứng tự nhiên, Khi có hiệu lệnh “ Chuẩn bị” Thì đứng thẳng vào vạch xuất phát mắt nhìn thẳng phía trước.cho trẻ đi nhanh thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh khi nghe nhạc to thì cả lớp đi nhanh,nhạc nhỏ thì đi chậm,cho trẻ đi 3-4 lần.
- Cô gọi 2 trẻ lên tập mẫu. Cả lớp quan sát và nhận xét. Nếu trẻ thực hiện chưa tốt cô làm mẫu lại 1 lần, nếu trẻ làm tốt cô cho cả lớp thực hiện. 
- Trẻ thực hiện: .Cô quan sát, sửa sai cho trẻ.Động viên khuyến khích trẻ kịp thời .
- Củng cố: Hỏi trẻ tên vận động? 
Cho 1-2 trẻ thực hiện lại 1 lần
* Trò chơi : " Mèo và chim sẻ"
Luật chơi:
Khi nghe tiếng mèo kêu, các con chim sẻ bay nhanh về tổ. Mèo chỉ được bắt chim sẻ ở ngoài vòng tròn.
Cách chơi:
  Chọn một cháu làm mèo ngồi ở một góc lớp, cách tổ chim sẻ 3-4m. Các trẻ khác làm chim sẻ. Các chú chim sẻ vừa nhảy đi kiếm mồi vừa kêu "chích, chích, chích" (thỉnh thoảng lại ngồi gõ tay xuống đất giả như đang mổ thức ăn). Khoảng 30 giây mèo xuất hiện. Khi mèo kêu "meo, meo, meo" thì các chú chim sẻ phải nhanh chóng bay về tổ của mình. Chú chim sẻ nào chậm chạp sẽ bị mèo bắt và phải ra ngoài một lần chơi. Trò chơi tiếp tục khoảng 3- 4 lần. Mỗi lần, chim sẻ đi kiếm mồi khoảng 30 giây thì mèo lại xuất hiện
3- Hồi tĩnh.
Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh lớp 1-2 .
- Trẻ hát kết hợp đi, chạy các kiểu.
Trẻ dàn hàng thành ngang
- Trẻ nghe cô giới thiệu tên bài tập.
- Trẻ quan sát cô tập mẫu
- Trẻ quan sát cô tập mẫu và nghe cô phân tích động tác
-Trẻ thực hiện
- Cá nhân trẻ trả lời
- 1-2 trẻ thực hiện lại 1 lần
- Trẻ chơi trò chơi với sự hướng dẫn của cô giáo
- Trẻ đi lại nhẹ nhàng
*HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát các kiểu nhà
a. Mục đíchyêu cầu:
- Trẻ biết được đặc điểm của các ngôi nhà (một tầng, nhiều tầng, nhà mái ngói)
- Trẻ biết chăm sóc, giữ gìn để ngôi nhà luôn sạch đẹp
b. Chuẩn bị:
- Giầy cho trẻ 
- Nhà cho trẻ quan sát
c. Cách tiến hành:
- Cô cho trẻ xếp thành hàng, sau đó cho trẻ đứng ở sân trường quan sát các ngôi nhà xung quanh trường. Sau đó cô hỏi trẻ?
+ Các con quan sát được những ngôi nhà nào?
+ Các con thấy những ngôi nhà đó có điểm gì giống và khác nhau?
- Để cho nhà luôn sạch sẽ thì các con phải làm gì?
2. Chơi trò chơi: Tập tầm vông
a. Mục đích yêu cầu:
- Phát triển ngôn ngữ và nhịp điệu
b. Luật chơi:
- Đọc lời ca rõ ràng, nắm chặt tay có dấu vỏ
c. Chuẩn bị: Hạt, sỏi
d. Cách chơi: Cho trẻ ngồi thành từng đôi quay mặt vào nhau, trong mỗi đôi có một em được người phụ trách chỉ định dấu kín một vật trong tay. Bạn A dấu vật có thể cho 2 tay ra sau lưng và có quyền dấu vào tay nào tùy thích, cả 2 cùng đọc lời ca.
 Tập tầm vông Tầm tầm vó
 Tay nào không Tay nào có
 Tay nào có Tay nào không
Đến tiếng cuối cùng thì dừng lại. Bạn A đưa tay ra trước mặt để trẻ quan sát và chỉ vào tay có dấu vật. Bạn A xòe tay bạn chỉ ra, nếu đúng thì bạn A thua cuộc và bạn A phải nhường vật dấu cho bạn và trò chơi lại tiếp tục.
3. Chơi tự do: Chơi với xích đu, cầu trượt, đu quay
- Cô quan sát trẻ chơi để đảm bảo an toàn cho trẻ
Thứ ba ngày 10 tháng 11 năm 2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Toán :Ôn số lượng trong phạm vi 3
I. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức:Trẻ nhận biết được chữ số, số lượng và số thứ tự trong phạm vi 3
- 80% trẻ thực hiện được yêu cầu.
* Kỹ năng:  Luyện kỹ năng so sánh, xếp tương ứng
 * Thái độ: Trẻ tích cực tham gia luyện tập và tập trung chú ý làm theo yêu cầu của cô.
- Giáo dục trẻ có tinh thần tập thể, và biết cùng nhau chia sẻ trong trò chơi. Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong lớp 
 - Y/C trẻ đạt: 85%
II. Chuẩn bị: + Cô:
- 3 bông hoa, 3 con bướm, bảng 
- Một số nhóm đồ vật có số lượng 1, 2, 3 để xung quanh lớp
- Thẻ chữ số 1, 2, 3
+ Trẻ: 
- 3 bông hoa, 3 con bướm 
- Bảng gài, tranh cho trẻ nối, hạt cho trẻ chơi
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1:
- Cô cho trẻ hát bài: "Cô và mẹ"
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Sắp tới ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 các con sẽ tặng gì cho cô giáo?
* Giới thiệu bài: Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 3
* Hoạt động 2:
* Ôn nhận biết số lượng trong phạm vi 3 
Cô đặt những đồ vật có số lượng là 1, 2 ở xung quanh lớp cùng với thẻ số tương ứng.
+ Cô cho trẻ đi tìm những đồ vật có số lượng là 1 và hỏi trẻ đồ vật đó có số lượng là mấy? và thẻ chữ số tương ứng là số mấy?
+ Cô cho trẻ đi tìm những đồ vật có số lượng là 2 và hỏi trẻ đồ vật đó có số lượng là mấy? và thẻ chữ số tương ứng là số mấy?
- Cô lấy 3 bông hoa gắn lên bảng và cho trẻ đếm số hoa
- Cô lấy 2 chú bướm gắn lên mỗi bông hoa một chú bướm
+ Cô cho trẻ đếm số hoa, và số bướm số nào nhiều hơn, số nào ít hơn?. Nhiều hơn là mấy? Ít hơn là mấy?
+ Để số bướm và hoa bằng nhau ta thêm mấy con bướm?
- Có mấy bông hoa và mấy con bướm? Thẻ số tương ứng là thẻ số mấy?
- Cô cho trẻ đọc chữ số 3
+ Cô lấy đi 1 bông hoa và hỏi trẻ còn mấy bông hoa tương ứng với chữ số mấy?
- Cô tiếp tục lấy đi một bông hoa nữa và hỏi trẻ còn mấy bông hoa tương ứng với chữ số mấy?
- Cô tiếp tục làm tương tự với số bướm và hỏi trẻ cô đã cất đi mấy bông hoa và mấy con bướm?
- Cô gắn các thẻ số theo thứ tự 1, 2, 3. Sau đó lại gắn ngược lại 3, 2, 1. 
- Khi cô làm cô cho trẻ thực hiện theo cô
- Cô hỏi lại trẻ tên bài
* Hoạt động 3 :Luyện tập:
- Cô cho trẻ lấy hạt xếp thành chữ số 3
- Cho trẻ tìm hoa cho số: Cô có một bức tranh trong đó có các nhóm hoa có số lượng khác nhau, trẻ phải tìm những nhóm có số lượng hoa tương ứng với các chữ số 3, 2, 1 và nối vào.
- Giáo dục: trẻ có tinh thần tập thể, và biết cùng nhau chia sẻ trong trò chơi. Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi trong lớp
Kết thúc:
Cô nhận xét chung giờ học và chuyển sang hoạt động góc
- Trẻ hát 
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Trẻ quan sát và lắng nghe và thực hiện cùng cô
- Trẻ đọc
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
 * HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Dạo chơi lắng nghe các âm thanh trong cuộc sống
a. Mục đíchyêu cầu:Phát triển tai nghe cho trẻ,90% trẻ thực hiện được yêu cầu
b. Chuẩn bị: Giầy cho trẻ ,câu hỏi đàm thoại
c. Cách tiến hành: Cô cho trẻ dạo chơi xung quanh sân trường và yêu cầu trẻ yên lặng để lắng nghe những âm thanh. Sau đó cô hỏi trẻ là đã nghe được những âm thanh nào? Những âm thanh đó phát ra từ đâu?
Vậy muốn nghe được cô giáo giảng bài, nghe được các bạn nói.... thì các con phải làm gì với đôi tai?
2. Chơi trò chơi: Tập tầm vông
a. Mục đích yêu cầu: Phát triển ngôn ngữ và nhịp điệu
b. Luật chơi:Đọc lời ca rõ ràng, nắm chặt tay có dấu vỏ
c. Chuẩn bị: Hạt, sỏi
d. Cách chơi: Cho trẻ ngồi thành từng đôi quay mặt vào nhau, trong mỗi đôi có một em được người phụ trách chỉ định dấu kín một vật trong tay. Bạn A dấu vật có thể cho 2 tay ra sau lưng và có quyền dấu vào tay nào tùy thích, cả 2 cùng đọc lời ca.
 Tập tầm vông Tầm tầm vó
 Tay nào không Tay nào có
 Tay nào có Tay nào không
Đến tiếng cuối cùng thì dừng lại. Bạn A đưa tay ra trước mặt để trẻ quan sát và chỉ vào tay có dấu vật. Bạn A xòe tay bạn chỉ ra, nếu đúng thì bạn A thua cuộc và bạn A phải nhường vật dấu cho bạn và trò chơi lại tiếp tục.
3. Chơi tự do: Chơi với xích đu, cầu trượt, đu quay
- Cô quan sát trẻ chơi để đảm bảo an toàn cho trẻ
 Thứ Tư ngày 11 tháng 11 năm 2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
 Văn học: Thơ : Rong và cá
I. Mục đích yêu cầu
 1. Kiên thức: Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả.Trẻ hiểu nội dung bài thơ
 - 95% trẻ đọc diễn cảm bài thơ
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng diễn đạt mạch lạc cho trẻ,rèn kỹ năng chú ý và ghi nhớ có chủ định
3. Thái độ:Trẻ hứng thú tham gia bài học, trẻ biết chăm sóc và bảo vệ các con vật gần gũi
bảo vệ môi trường sống của các con vật
II. Chuẩn bị: 
+ Cô : Giáo án powerpoint
 - Hệ thống câu hỏi	
+ Trẻ: Tranh minh họa nội dung bài thơ cho trẻ
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
.Hoạt động 1:
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh về con cá và hỏi trẻ:
+ Cá sống ở đâu? Cá có ích lợi gì?
* Giới thiệu bài thơ: “ Rong và Cá” – Tác giả: Phạm Hổ
.Hoạt động 2:
- Cô đọc lần 1 cho trẻ 
+ Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả?
- Giảng nội dung bài thơ ( Kết hợp xem tranh): Dưới một hồ nước có cô rong xanh và một đàn cá nhỏ. Khi cá bơi thì rong rêu lượn nhẹ nhàng, cá bôi vòng quanh thì rong rêu uyển chuyển như đang múa.
* Giảng từ khó: “ Uốn lượn” có nghĩa cá đang cong mình bơi chao nghiêng thân theo đường vòng cung. “ Tơ nhuộm” là một loại sợi nhỏ mong manh, mềm mại. Rong xanh cũng mềm mại, nhẹ nhàng uốn lượn trong nước giống như những sợi tơ.
Cho trẻ phát âm các từ khó
- Cô đọc lần 2 kết hợp xem màn hình
* Đàm thoại trích dẫn:
- Bài thơ cô vừa đọc có tên là gì? Do ai sáng tác?
- Trong bài thơ có nhắc tới ai?
- Cô rong xanh sống ở đâu? Cô rong xanh đẹp như thế nào?
- Đàn cá nhỏ sống ở đâu? Chúng có những đặc điểm gì?
- Đàn cá nhỏ đã làm gì bên cô rong xanh?
* Giáo dục trẻ: Biết chăm sóc và bảo vệ các con vật gần gũi, bảo vệ môi trường sống của các con vật sống dưới nước. 
* Dạy trẻ đọc thơ 
- Cả lớp cùng đọc 2 - 3 lần
- Trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân
Hoạt động 3 : 
- Cô nhận xét giờ học
- Cô cho trẻ hát bài "Cá vàng bơi
* Kết thúc: Chuyển hoạt động ngoài trời
- Trẻ lắng nghe và trả lời câu hỏi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ trả lời các câu hỏi của cô
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc thơ
* HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Quan sát vườn hoa
a. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết được tên, đặc điểm nổi bật của một số loại hoa 
- Biết được lợi ích của hoa
- Biết cách chăm sóc và bảo vệ hoa
b. Chuẩn bị:
- Vườn hoa cho trẻ quan sát
c. Cách tiến hành:
- Cô cho trẻ xếp thành hàng xung quanh vuờn hoa và cô đặt câu hỏi:
+ Các con thấy vườn hoa có đẹp không?
+ Trong vườn hoa có những loại hoa gì?
+ Các con cùng quan sát xem những loại hoa (hoa giấy, hoa bóng nuớc, hoa dừa) có đặc điểm gì?
+ Những loại hoa này có điểm gì giống và khác nhau?
- Hoa có lợi ích gì?
- Để có đựoc hoa đẹp thì các con phải làm gì?
- Cô giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ các loại hoa
2. Chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột
a. Mục đích:
- Luyện cho trẻ phản xạ nhanh, khéo
b. Luật chơi: Mèo phải chui theo lỗ chuột đã chui, nếu chui nhầm phải ra ngoài một lần chơi
c. Chuẩn bị:
- Sân chơi sạch sẽ cho trẻ
d. Cách tiến hành:
- Cách chơi: Cô xếp trẻ đứng thành vòng tròn. Trẻ nắm tay nhau giơ cao lên đầu. Cô chọn 2 trẻ có sức khoẻ tương đương nhau: một trẻ đóng vai “mèo”, một trẻ đóng vai “chuột”, 2 trẻ đứng dựa lưng vào nhau ở giữa vòng tròn. Khi có hiệu lệnh bắt đầu, thì “chuột” chạy và “mèo” đuổi chuột. Chuột chui vào lỗ nào thì mèo phải chui vào lỗ ấy. Mèo bắt được chuột coi như mèo thắng cuộc, nếu không bắt được chuột thì coi như mèo bị thua.
3. Chơi tự do: Chơi với lá cây
- Cô quan sát trẻ chơi để đảm bảo an toàn cho trẻ
Thứ năm ngày 12 tháng 11 năm 2015
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 KPKH : Quan sát 2- 3 loại cá 
I.Mục đích yêu cầu
1. Kiên thức:Trẻ biết tên gọi, đặc điểm của một số loại cá.Trẻ biết tên, đặc điểm cấu tạo bên ngoài của cá, môi trường sống, vận động của cá,90% trẻ thực hiện được yêu cầu (hình dạng, cấu tạo, tiếng kêu, vận động, thức ăn...)
- Trẻ biết các con vật cũng có những điều kiện cần để sống, cần được chăm sóc.Trẻ biết tên TC, biết cách chơi TC
2. Kĩ năng:Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc, Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ, so sánh...luyện kỹ năng rê chuột, click chuột.
- Trẻ phản xạ nhanh khi tham gia trò chơi,rèn kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:Trẻ hứng thú tích cực hoạt động.Thông qua bài học, GĐ trẻ yêu quý, chăm sóc các con vật sống dưới nước
II- Chuẩn bị : Cô: Giáo án powerpoint ,hình ảnh các loại cá, một số món ăn từ cá
+ Trẻ: Lô tô 3 loại cá, rổ đựng lô tô
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Trò chuyện:
Cô đọc bài thơ "Con cá vàng"
“Con cá vàng
Có hai mang
Bơi dưới nước
Đố ai bơi được
Như con cá vàng”
+ Bài thơ cô vừa đọc nhắc đến con vật gì?
* Giới thiệu bài: Quan sát 2- 3 loại cá
Hoạt động 2: Quan sát 2 - 3 loại cá
- Cô cho trẻ quan sát tranh con Cá Chép:
+ Đây là cá gì? 
+ Cá chép có những đặc điểm gì?
+ Cá chép sống ở đâu? Cá thở bằng gì?
+ Cá bơi được là nhờ có gì?
Cô khái quát lại: Cá chép màu vàng, đuôi to, có râu, có vẩy Cô cho trẻ biết vào ngày 23 tháng chạp (Tháng 12 âm lịch) hàng năm mọi người thường mua cá chép về để cúng ông công ông táo sau đó thả cá chép ra ao, hồ .
- Cô cho trẻ quan sát tranh con Cá Quả:
+ Con cá này tên là gì?
+ Cá quả sống ở đâu?
+ Cá quả có những đặc điểm gì?
+ Tại sao cá quả lại bơi được?
Cô khái quát lại: Cá quả có màu đen, bụng màu trắng, mình tròn dài
- Cô cho trẻ quan sát tranh con Cá Ba đuôi:
+ Đây là con cá gì? Tại sao lại gọi là cá 3 đuôi?
+ Cá ba đuôi có những đặc điểm gì?
+ Cá ba đuôi đang làm gì? 
Cô khái quát lại: Cá ba đuôi có màuvàng, cam, bụng lớn, có 3 đuôi, vây dài.
- Cô cho trẻ so sánh Cá quả - Cá ba đuôi:
+ Điểm giống nhau giữa Cá quả và Cá ba đuôi là gì?
( Đều là động vật sống dưới nước, đều có mình, thân, đuôi, đều thở bằng mang, bơi được là nhờ có đuôi)
+ Cá Quả và Cá Ba đuôi khác nhau ở điểm nào?
( Cá quả màu đen, cá Ba đuôi màu vàng; Cá quả không có vẩy, cá ba đuôi có vẩy; Cá quả mình tròn còn cá 3 đuôi mình dẹt).
* Giáo dục:
 - Cô cho trẻ biết cá là con vật rất có ích với môi trường và nó còn cung cấp cho con người nguồn thức ăn chính vì trong cá có chứa nhiều chất đạm. Vì vậy phải biết yêu quý, bảo vệ chúng giữ cho môi trường sống của chúng luôn sạch, không vứt rác xuống ao hồ.
* Mở rộng: Cô cho trẻ kể tên một số loại cá khác mà trẻ biết. Sau đó cô cho trẻ quan sát các loại cá khác mà cô đã chuẩn bị.
- Cô cho trẻ kể tên một số món ăn từ cá mà trẻ biết. Sau đó cô cho trẻ quan sát một số món ăn được chế biến từ cá.
Hoạt động 3: Trò chơi củng cố
* Trò chơi 1: Ai nhanh nhất
- Cô phát cho trẻ rổ lô tô 3 loại cá. Khi cô nói đến tên loại cá nào thì trẻ tìm nhanh và giơ lên.
- Lần 2 cô nói đặc điểm của cá trẻ phải tìm nhanh giơ lên và nói tên loại cá đó.
* Trò chơi 2: Làm đàn cá bơi
Cô cho trẻ 2 tay giang ngang làm vây cá. Hai tay làm “vây cá” đưa thẳng từ trước vòng ra sau, hai chân bước nhẹ miệng nói “cá bơi”, giữa hai lần nói “cá bơi” thì hít vào. Khi nói “cá không bơi” thì đứng yên hai tay buông xuôi. Khi nói “ cá bơi” thì lại tiếp tục.
Kết thúc:
Cô nhận xét giờ học và cho trẻ chuyển sang hoạt động góc
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời và lắng nghe
- Trẻ quan sát và trả lời các câu hỏi
- Trẻ quan sát và trả lời các câu hỏi
- Trẻ quan sát và trả lời các câu hỏi
- Trẻ so sánh
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ chơi
Tiết 2
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
 Tạo hình: Vẽ con cá ( Mẫu)
I.Mục đích yêu cầu
* Kiến thức: Trẻ biết vẽ con cá bằng những nét đơn giản: Khoanh tròn 
- 90% trẻ thực hiện được yêu cầu
* Kỹ năng: Củng cố các kỹ năng cầm bút,cacahs ngồi,tô mầu; lựa chọn màu sắc; sắp xếp tranh có bố cục
 Trẻ có kỹ năng hoạt động cá nhân và hoạt động theo nhóm.Trẻ có kỹ năng nhận xét sản phẩm. 
* Thái độ: Trẻ biết đoàn kết tương trợ lẫn nhau và giữ gìn sản phẩm.
 Kết quả: 95 % trẻ đạt yêu cầu.
II.Chuẩn bị: + Cô:Tranh mẫu của cô
- Bút màu, bảng, giấy vẽ,giá treo tranh
+ Trẻ:Vở tạo hình,bút màu
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Trò chuyện
- Cô và trẻ đọc bài thơ “Rong và cá”
+ Bài thơ nói đến con gì?
+ Cá sống ở đâu?
* Giới thiệu bài: Vẽ con cá
Hoạt động 2: Vẽ con cá
* Cô cho trẻ quan sát tranh mẫu: 
+ Cô cho trẻ nhận xét về mầu sắc, cá có những bộ phận nào?
+ Thân cá cô vẽ bằng nét gì? Đuôi cá được vẽ bằng nét gì?
+ Những con cá to cô vẽ những khoanh tròn như thế nào? Còn những con cá nhỏ thì sao?
+ Để cho bức tranh đẹp hơn cô đã vẽ gì xung quanh con cá?
- Cô vẽ mẫu và giải thích:
Trước tiên cô vẽ mình cá là một nét khoanh tròn, tiếp theo cô vẽ đuôi cá là một hình tam. Để vẽ đầu cá cô vẽ một nét cong ở phía trên, mắt cá là một chấm tròn. Cô sẽ vẽ tiếp vây cá là những nét cong nối liên tiếp nhau. Các con có thể vẽ nhiều con cá với kích thước khác nhau. Những con cá to thì ta vẽ bằng nét khoanh tròn to, cá nhỏ vẽ nét khoanh tròn nhỏ. Khi vẽ xong ta tô mầu và vẽ thêm sóng là những nét cong lượn để cho bức tranh đẹp và sinh động hơn. 
- Cô cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút
* Cho trẻ thực hiện:
- Cô hỏi trẻ cách vẽ con cá
Trong khi trẻ thực hiện cô chú ý quan sát và hướng dẫn lại cho những trẻ chưa thực hiện được.Trưng bày sản phẩm
Hoạt động 3: Nhận xét sản phẩm
- Gọi một vài trẻ lên nhận xét
- Cô nhận xét chung về sản phẩm của trẻ, tuyên dương và động viên những trẻ chưa thực hiện được.
 * Giáo dục trẻ: Trẻ thêm yêu quý các con vật và giữ gìn sản phẩm của mình
 Kết thúc: Chuyển sang hoạt động góc
- Trẻ đọc thơ và trả lời các câu hỏi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát và trả lời
- Trẻ quan sát và lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ nhận xét
- Trẻ lắng nghe
Thứ saú ngày 13 tháng 11 năm 2015	
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
 Âm Nhac: Hát vỗ nhịp bài: “Cá vàng bơi”
- Nghe hát: “Cái bống”
 - Trò chơi: Hãy bắt chước giống cô
I. Mục đích yêu cầu
*Kiến thức: - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hát đúng giai điệu của bài hát, trẻ hát đúng nhịp, thuộc bài hát, hát cùng cô.
* Kỹ năng: - Biết mua các động tác của bài múa bài hát. Phản ứng nhanh nhẹ qua trò chơi ,Trẻ hứng thú học hát
* Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu quý và chăm sóc động vật
II. Chuẩn bị: + Cô:Tranh có nội dung bài hát
- Nhạc bài hát : “Cá vàng bơi”, “Cái bống”
- Dụng cụ gõ đệm (Xắc xô, phách tre)
+ Trẻ: Quần áo gọn gàng, ghế ngồi đầy đủ cho trẻ
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1 :
- Cô cho trẻ xem tranh cá vàng bơi trong bể nước và hỏi trẻ:
+ Đây là con gì? Cá vàng đang làm gì?
 * Giới thiệu tên bài hát: “Cá vàng bơi” – Nhạc sĩ: Hà Hải sáng tác 
Hoạt động 2:
- Dạy trẻ hát:
+ Cô hát lần 1 cho trẻ nghe
* Giảng nội dung (Kết hợp xem tranh minh họa bài hát): Trong bài hát cá vàng đang bơi tung tăng trong bể nước, cá vàng bắt bọ gậy để cho nước thêm sạch trong.
+ Trẻ hát cùng cô
- Dạy trẻ vỗ nhịp:
+ Cô vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp bài hát (Nhịp 2/4)
+ Cho trẻ vỗ theo nhịp đếm
+ Cô cùng trẻ vỗ nhịp kết hợp lời bài hát
+ Cho trẻ thi đua nhau theo tổ, nhóm, cá nhân (Sử dụng xắc xô, phách trẻ)
- Giáo dục: Giáo dục trẻ yêu quý các con vật, bảo vệ, chăm sóc chúng, giữ gìn môi trường sống của chúng luôn sạch sẽ
* Nghe hát: “Cái bống” - Nhạc sĩ Phạm Tuyên
- Cô hát lần 1 ch

File đính kèm:

  • docvan_hoc.doc