Giáo án mầm non lớp mầm - Quê hương của bé

- Đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân vào tủ.

- Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ

- Trò chuyện với trẻ về các hoạt động trong ngày của cô và trẻ ở lớp, trò chuyện về 1 số danh lam thắng cảnh ở Long Điền mà bé biết

- Chơi với đồ chơi ở lớp

- Thể dục sáng: tập với vòng, tập theo bài “Mưa hè”.

- Tay: 2 tay cầm vòng đưa ra trước lên cao, hạ xuống

- Bụng: 2 tay đưa lên cao, nghiêng người sang hai bên

- Chân: 2 tay cầm vòng đưa ra trước kết hợp co chân, đổi bên.

- Bật: 2 tay cầm vòng bật tách khép chân

 

doc19 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 978 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Quê hương của bé, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẠNG HOẠT ĐỘNG NHÁNH 1
(Thực hiện 1 tuần: từ 17/4 đến 21/4/2017)
 Phát triển tình cảm-kỹ năng xã hội:
Góc xây dựng: Xây làng quê của bé 
Góc phân vai: Bán hàng tranh quê hương
Góc nghệ thuật: Hát những bài hát vận động về chủ đề, chơi với dụng cụ âm nhạc.
Góc thư viện: Xem tranh ảnh về chủ đề quê hương đất nước, Bác Hồ . 
Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, nhặt lá, tưới cây.
Giáo dục trẻ ngoan ngoãn nghe lời cô, giữ gìn lớp sạch sẽ.
GDPT nhận thức:
Trò chuyện về quê hương Long Điền.
Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ.
QUÊ HƯƠNG CỦA BÉ
GDPT ngôn ngữ:
Thơ: Em yêu miền nam
Biết trò chuyện và trả lời câu hỏi của cô về nội dung bài thơ 
GDPT thẩm mỹ:
ÂN: Hòa bình cho bé
NH: Quê hương
TC: Ai nhanh nhất
Dán dây cờ
GDPT thể chất
Ném trúng đích nằm ngang.
Chơi các đồ chơi trong trường
Rèn luyện và phát triển vận động như: Tô màu một số tranh ảnh về quê hương
Giáo dục c/c biết rửa tay trước khi ăn, nhớ khóa nước sau khi vệ sinh xong.
KẾ HOẠCH TUẦN 1
 Ngày
Hoạt
động
Thứ hai
(17-4)
Thứ ba
(18-4)
Thứ tư
(19-4)
Thứ năm
(20-4)
Thứ sáu
(21-4)
Đón trẻ, thể dục sáng
Đón trẻ vào lớp, cất đồ dùng cá nhân vào tủ.
Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ
Trò chuyện với trẻ về các hoạt động trong ngày của cô và trẻ ở lớp, trò chuyện về 1 số danh lam thắng cảnh ở Long Điền mà bé biết
Chơi với đồ chơi ở lớp
Thể dục sáng: tập với vòng, tập theo bài “Mưa hè”.
Tay: 2 tay cầm vòng đưa ra trước lên cao, hạ xuống
Bụng: 2 tay đưa lên cao, nghiêng người sang hai bên
Chân: 2 tay cầm vòng đưa ra trước kết hợp co chân, đổi bên.
Bật: 2 tay cầm vòng bật tách khép chân
Hoạt động có chủ đích
*GDPTNN
Thơ: Em yêu miền nam
*GDPTTM
Trò chuyện về quê hương Long Điền.
*GDPTTM
ÂN: Hòa bình cho bé
TT: Vận động minh họa
NH: Quê hương
TC: Ai nhanh nhất
*GDPTTC:
Ném trúng đích nằm ngang.
*GDPTTM
Dán dây cờ
Hoạt động ngoài trời
Dạo chơi sân trường, quan sát và trò chuyện về quê hương Long Điền. 
Nhặt lá khô, nhổ cỏ, tưới nước cho cây hoa.
TCDG+ TCVĐ: Lộn cầu vồng, Chi chi chành chành, trốn tìm...
Chơi tự do: Với đồ chơi ở sân trường
GD: Bé rửa tay vào lớp, giữ gìn lớp sạch sẽ
Hoạt động góc
* Cô giới thiệu chủ đề chơi “Quê hương của bé”, tên các góc chơi, nội dung các góc chơi và đàm thoại cùng trẻ, cho trẻ nói lên ý tưởng của mình khi chơi.
1. Góc xây dựng( Góc chơi chính): Xây làng quê của bé
Biết xếp gạch, hộp sữa nối tiếp nhau làm làng quê của bé
Trẻ nhanh nhẹn khi thực hiện, sắp xếp mô hình hợp lí
Biết phối hợp với bạn cùng làm, thể hiện vai chơi
b. Chuẩn bị:
Các vật liệu xây dựng như: gạch bằng hộp sữa, cổng, hàng rào, đồ lắp ráp, cây xanh, cây hoa...
Một số cây xanh, hoa, bằng nguyên vật liệu mở : hộp sữa, đá, nắp chai.
c. Tiến hành:
* Thỏa thuận trước khi chơi:
Hát, minh họa “Hòa bình cho bé”
Cô giới thiệu tên các góc chơi, nội dung chơi và cho trẻ chọn vai chơi.
* Quá trình chơi:
Trẻ thỏa thuận vào góc chơi và tiến hành chơi.
Trẻ chơi cùng nhau và tạo thành chủ để chơi chung
Cô bao quát và nhập vai chơi cùng trẻ.
* Nhận xét sau khi chơi:
Cô đến từng góc chơi nhận xét và tập trung trẻ lại để nhận xét góc chơi chính.
2. Đóng vai
Chơi: Gia đình, cửa hàng: Gia đình dẫn nhau đi mua sắm tại các cửa hàng
3. Học tập
 Xem tranh ảnh về chủ đề quê hương đất nước, Bác Hồ .
4. Thư viện 
Xem tranh truyện về chủ đề 
5. Âm nhạc
Hát, vận động, đọc thơ,về quê hương- Bác Hồ.
6. Thiên nhiên
Chăm sóc cây, nhặt lá, tưới cây ở góc thiên nhiên.
Giáo dục trẻ ngoan ngoãn nghe lời cô, giữ gìn lớp sạch sẽ
Hoạt động chiều
 Trò chuyện cùng trẻ về quê hương Long Điền. 
Giáo dục trẻ yêu quý quê hương .
Dạy trẻ hát bài: Hòa bình cho bé.
GD trẻ biết yêu quý và bảo vệ quê hương bảo vệ môi trường sống.
Cho trẻ : tập ném trúng đích nằm ngang.
GD trẻ biết vệ sinh tay chân sạch sẽ.
Cho trẻ tập dán dây cờ.
Giáo dục trẻ ngoan ngoãn trong giờ học.
Cho trẻ hát đọc thơ về chủ đề.
Gd trẻ chơi đoàn kết với các bạn
Cho trẻ chơi ở các góc.
Nêu gương trả trẻ
Thứ 2
17/4/2017
LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG: THƠ: EM YÊU MIÊN NAM
I/ YÊU CẦU:
Trẻ thuộc thơ, hiểu nội dung bài thơ, biết tên tác giả
Trẻ đọc thơ diễn cảm thể hiện được nhịp điệu, vần điệu vui tươi của bài thơ. Trẻ biết trả lời câu hỏi của cô to, rõ ràng, mạnh dạn.
Giáo dục trẻ thông qua bài thơ thêm yêu quê hương đất nước
II./ CHUẨN BỊ:
Power point bài thơ. “Em yêu miền nam”
Giấy, bút màu đủ cho mỗi trẻ 
TH: Tạo hình: “Tô làng quê của bé”
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Trò chuyện cùng trẻ
Cô và trẻ cùng hát và vận động bài “Hòa bình cho bé”
Các con vừa hát bài hát nói về gì? 
Giáo dục trẻ biết yêu quí tự hào về quê hương, đất nước và nhớ ơn những người có công đem lại cuộc sống hòa bình ấm no.
Cc nhìn xem, xem đây là gì?
Đúng rồi đó! đây là cảnh làng quê của quê hương mình. Cc nhìn xem cảnh miền quê như thế nào? (đẹp, có dòng sông, có cánh đồng lúa, có cánh diều bay, có các bạn nhỏ đang vui đùa, có chú gà trống gáy)
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc thơ: “Em yêu Miền Nam”
Các con ơi! Nhờ có hòa bình mà quê hương ta ngày càng trở nên tươi đẹp. Dân ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bởi vậy nên các con phải biết yêu quý quê hương của mình. tất cả những hình ảnh quê hương tươi đẹp đó đã gợi cho cô nhớ đến một bạn nhỏ rất yêu mến quê hương của mình để xem bạn nhỏ đã yêu mến quê hương của mình như thế nào. Bây giờ chúng mình lắng nghe cô đọc bài thơ “Em yêu Miền Nam”. Các con cùng lắng nghe nhé!
Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm + giải thích nội dung bài thơ.
Các con vừa được nghe cô đọc bài thơ gì?
Bài thơ em yêu Miền Nam được sưu tầm trên mạng chưa rõ tác giả?
Nội dung: Bài thơ đã nói lên vẻ đẹp của quê hương ta, quê hương ta rất đẹp... nên cô bé rất yêu quê hương của mình. 
Để cảm nhận được vẽ đẹp của quê hương và hiểu hơn tình yêu của các bé dành cho quê hương mình! Các con cùng chú ý lắng nghe cô đọc bài thơ lần nữa nhé!
Cô đọc lần 2 : Diễn cảm bằng lời + power point.
* Đàm thoại : 
Trong bài thơ nhắc đến vẻ đẹp của Miền Nam như thế nào? 
+ Miền Nam có lắm gì ? 
+ Miền Nam còn có gì nữa?
+ Trên cánh đồng được miêu tả đẹp như thế nào nữa?
+ Từ vẻ đẹp đó cô bé đã yêu quê hương mình thế nào?
Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ:
+ Cả lớp đọc 1 – 2 lần
+ Tổ, nhóm bạn trai, bạn gái đọc–cô sửa sai 
+ Cá nhân đọc 
+ Cả lớp đọc lần cuối
HOẠT ĐỘNG 4: Bé khéo tay
Hôm nay cô thấy các con học rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho các con mỗi bạn một bức tranh làng quê. Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên bởi vậy bạn nhỏ trong bài thơ rất yêu quý quê hương của mình còn cc thì sao cc có yêu quê hương của mình không? 
Vậy cô sẽ cho các con được tô màu và vẽ lên bức tranh làng quê thân yêu của mình thật xinh đẹp nhé!
Cô mở nhạc cho trẻ đi vào bàn tô màu
Trong quá trình trẻ tô màu (cô bao quát nhắc nhở trẻ..)
Báo hết giờ 
Nhận xét sản phẩm
Cũng cố: hỏi lại đề tài
KẾT THÚC: Nhận xét tuyên dương theo tình hình lớp học.
Trẻ hát và vận động cùng cô
Bài hát nói về ngày đất nước được hòa bình 
Làng quê
Trẻ quan sát
Trẻ lắng nghe!
Trẻ chú ý lắng nghe!
Dạ bài thơ em yêu Miền Nam
Dạ của tác giả Trương Minh Huệ
Trẻ lắng nghe!
Trẻ chú ý lắng nghe
Miền Nam có lắm dừa xanh
Có sông lắm cá chảy quanh ruộng đồng 
Lúa vàng bát ngát mênh mông
Em yêu dừa ngọt, yêu đông Miền Nam
Trẻ đọc thơ
Trẻ lắng nghe
Dạ có ạ
Trẻ thực hiện
Trẻ trưng bày sản phẩm
Trẻ lắng nghe cô nhận xét
Thứ 3
18/4/2017
LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG: TRÒ CHUYỆN VỀ QUÊ HƯƠNG LONG ĐIỀN
I/ YÊU CẦU:
Trẻ nhận biết tên gọi, tìm hiểu về 1 số danh lam thắng cảnh ở địa phương.
Tìm hiểu về lợi ích của khu du lịch, biển.
Giáo dục trẻ giữ môi trường sạch sẽ không xả rác bừa bãi khi đi tham quan danh lam thắng cảnh, tắm biển.
 II/ CHUẨN BỊ:
Một số tranh ảnh về làng xóm, phường, xã.
Mô hình làng quê, câu hỏi, câu đố.
Các bức tranh vẽ các vùng quê thuộc thành phố, thị xã, làng quê cho các con chơi trò chơi -quả cho cc chơi 
- Bài thơ: em yêu nhà em
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Trò chuyện cùng cô
Cho cả lớp đọc bài thơ: “Em yêu Miền Nam”
Cc vừa đọc bài thơ gì? 
Trong bài thơ tả về Miền Nam có những gì ? 
Bài thơ tả cảnh Miên Nam ở làng quê có nhiều cảnh đẹp, rất thơ mộng như: Dừa xanh, sông lắm cá chảy quanh ruộng đồng. Có lúa vàng bát ngát mênh mông thắng cảnh đẹp như thế nên cô bé rất Yêu Miên Nam yêu quê hương của mình.
Còn con thì sao? Nhà con ở đâu? Ở đó có những gì? Quanh cảnh nhà con như thế nào?
Cô tóm ý và nói nơi các con ở có bà con, những người hàng xóm gần gũi xung quanh gọi là hàng xóm, nơi con sinh ra và lớn lên gọi là quê hương.
Vậy quê hương của các con ở đâu?
Vậy hôm nay cô cháu ta cùng trò chuyện và tìm hiểu về quê hương Long Điền của mình nha!
HOẠT ĐỘNG 2: Bé khám phá quê hương Long Điền
* Cho các con xem tranh đền liệt sĩ Long Điền 
Đây là bức tranh gì vậy cc?
À! Đúng rồi đây là đền liệt sĩ Long Điền . Các con ơi nói đến Long Điền là người ta nghỉ ngay đến Trung Tâm VănThành Hoá Bàu Thành ngay vì trong khuôn viên của Bàu Thành là đền liệt sĩ Long Điền nơi mà các anh chiến sĩ đã ngã xuống hi sinh cho tổ quốc để có cuộc sống hoà bình, ấm no, hạnh phúc cho chúng ta vui chơi, học tập như ngày nay đó c/c. Đặc biệt Trung Tâm Văn Hoá Bàu thành còn là nơi để mọi người tồ chức các cuộc thi, biểu diễn văn nghệ, hội chợ triển lãm, thể dục thể thao nữa nên khuôn viên của Trung Tâm rộng lớn cảnh trí thật đẹp.
Đi xuống một chút đó là xã An Ngãi nơi nổi tiếng với những nghề truyền thống làm bánh tráng và làm muối nữa đó c/c.
Từ Long Điền đi đến thị trấn Long Hải khoảng 10-12km. Ở Long Hải vào tháng 2 hàng năm thường có lể hội gì nè cc?
Đúng rồi ! Đó chính là lễ hội dinh Cô được diễn ra hàng năm vào các ngày 10,11,12 âm lịch . Lễ hội thu hút hàng ngàn khách thập phương từ các nơi đổ về tham dự đó c/c.
Ở Long Hải có khu du lịch gì nè cc ?
Long Hải còn là khu du lịch biển thoáng mát, yên tĩnh, thu hút nhiều khách du lịch tham quan , cắm trại trên biển. Đặc biệt ở Long Hải với nghề truyền thống là đánh bắt hải sản cung cấp cho nhiều tỉnh thành. Ngoài ra còn xuất khẩu sang nước ngoài, đem lại nguồn ngoại tệ rất lớn cho tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung đó c/c.
Cc ở đang sống ở thành thị hay nông thôn ? 3-4 cháu.
 Số nhà con số mấy ? Ấp mấy ? Xã nào ? Tỉnh ? 
Long điền nổi tiếng với nghề nông, những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay. Nông dân sản xuất ra lúa gạo cung cấp lương thực cho chúng ta hàng ngày đó c/c.
Hàng ngày ở khu vực nhà c/c , các con thường gặp những ai?
Các con ơi ! Nơi có những người bà con, người hàng xómnơi con sinh ra và lớn lên gọi là quê hương đó c/c biết không nào.
*Trò chơi củng cố: 
 Cô thấy các con học rất giỏi nên cô sẽ cho các con chơi trò chơi có tên là“ nói nhanh”
Cho trẻ chơi các lô tô về 1 số hình ảnh của quê hương Long Điền.
Cô nói đến trẻ giơ hình ảnh và nói tên
Cô nói tên trẻ giơ hình ảnh nói đặc điểm.
HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi: “Ai chọn đúng”
Hôm nay các con học rất giỏi nên cô sẽ thưởng cho cc một trò chơi có tên là “ai chọn đúng”
Trong ô cửa cô có các tranh vẽ các vùng quê thuộc thành phố, thị xã, làng quêCác con chọn ô nào thì nói lên nội dung tranh đó.
Trẻ kể về quê trẻ ở đâu, ở nơi đó trẻ biết những ai, có những công trình nào, hay những khu di tích nào?
Cho trẻ chơi.
Cô nhận xét
KẾT THÚC: Nhận xét tuyên dương.
Bài thơ: Em yêu Miền Nam
Có lắm dừa xanh, có sông lắm cá chảy quanh ruộng đồng. Có lúa vàng bát ngát mênh mông
Nhà con ở Long Điền. Ở nhà con có cây hoa...có cây xoài...Có ba mẹ con ở đó có.... Rất đẹp ạ!
Long Điền
Dạ 
Đền liệt sĩ Long Điền
Trẻ lắng nghe
Trẻ quan sát
Lễ hội dinh Cô
Trẻ lắng nghe
Biển Long Hải, Thùy dương ...
Nông thôn
Trẻ trả lời theo hiểu biết
Trẻ lắng nghe
Trẻ tự trả lời: hàng xóm...
Dạ biết 
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi
Trẻ lắng nghe nhận xét
Thứ 4
19/4/2017
LĨNH VỰC: GDPT THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG: HÒA BÌNH CHO EM
TT: VẬN ĐỘNG MINH HỌA
NH: QUÊ HƯƠNG
TC: AI NHANH NHẤT
I/ YÊU CẦU:
Trẻ biết vận động đúng giai điệu của bài hát “Hòa bình cho em”. Trẻ chơi được trò chơi “Ai nhanh nhất”
Rèn kỹ năng vận động đúng giai điệu bài hát, rèn luyện phát triển tai nghe và chú ý lắng nghe hiệu lệnh khi chơi.
Giáo dục trẻ: Các con biết yêu quý quê hương, kính trọng ông bà cha mẹ... 
II/ CHUẨN BỊ :
Nhạc bài hát: “Hòa bình cho em”, “Quê hương”
Trò chơi: “Ai nhanh nhất” chuẩn bị 4 vòng
Lớp học sạch sẽ thoáng mát
Tích hợp môi trường xung quanh
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: Trò chuyện cùng trẻ
Cc ơi! Cc biết sắp đến ngày lễ gì không nè? Đúng rồi sắp đến ngày lễ 30/4 và ngày quốc tế lao động 1/5 rồi. Vậy cc biết gì về ngày lễ 30/4 để biết được điều đó thì chúng mình cùng xem lại thời chiến tranh nhé!
Cho trẻ xem những hình ảnh về thời chiến tranh và trò chuyện cùng trẻ.
Cô và c/c vừa xem chương trình gì vậy?
À! Đúng rồi đó là chương trình nói về ngày giải phóng miền nam cũng là ngày đất nước được hòa bình.Có một bài hát rất hay cũng nói về ngày đất nước được hòa bình các con có biết bài hát đó là bài hát gì không?
Bài hát: “Hòa bình cho bé” do nhạc sĩ nào sáng tác ? 
Cc đã thuộc bài hát này chưa?
Vậy bây giờ cô và các con cùng hát nhé!
Cho lớp hát 2 lần
Hoạt dộng 2: Hát vận động minh họa “Hòa bình cho bé” 
Cc hát rất hay rồi! Nhưng để bài hát này thêm phần sinh động hơn hôm nay cô sẽ dạy cho lớp mình vận động minh họa theo bài hát nhé !
Cô hát kết hợp vận động cho các con xem 1 lần.
Lần 2 + phân tích đ/t :
+ Động tác 1 “Cờ hoa bình ... phấp phới” Hai tay các con đưa lên cao vẫy sang trái, sau đó vẫy sang phải.
+ Động tác 2 “Kìa đàn bồ câu trắng mắt hiền hòa” Hai taycác con đưa lên gần mắt nghiêng sang bên trái sau đó nghiêng sang bên phải.
+ Động tác 3 “ Hòa bình là tia nắng thắm hông môi bé xinh ” Hai tay đưa lên cao đi vòng tròn, sau đó lấy 2 tay chỉ vào má nhún 1 cái.
+ Động tác 4 “Nhịp nhàng cùng cất tiếng hátbé ngoan ” Đứng tại chỗ vỗ tay sang bên trái và đổi bên, sau đó quay một vòng nhún một cái.
Mời lớp thực hiện 2-3 lần
Mời tổ, nhóm (cô sửa sai) 
Cá nhân thực hiện
 Lớp thực hiện lại lần cuối
HOẠT ĐỘNG 3: Nghe hát: “Quê hương”
Hôm nay các bạn học rất giỏi nên cô đã chuẩn bị bài hát rất hay tặng cho các bạn đó là bài “Quê Hương” nhạc và lời của nhạc sĩ Giáp Văn Thạch cô mời các bạn cùng thưởng thức nhé!
Lần 1: Cô hát với nhạc + giải thích nội dung bài hát
Cc vừa nghe cô hát bài gì?
Nội dung: Bài hát nói về tình cảm một người đi xa quê, mặc dù đi xa nhưng trong lòng mỗi người luôn hướng về quê hương của mình”.
 Để cảm nhận được giai điệu bài hát các con cùng lắng nghe cô hát lần nữa nhé!
Hát lần 2+ minh họa, khuyến khích trẻ hưởng ứng theo cô.
HOẠT ĐỘNG 4: Trò chơi: “Ai nhanh nhất”
Hôm nay cô thấy lớp mình học rất ngoan và giỏi nên cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi đó là trò chơi “Ai nhanh nhất”
Cách chơi: Cc vừa đi chơi vừa hát những bài hát trong chủ đề, khi có hiệu lệnh cô lắc sắc xô chậm cc đi ngoài vòng tròn, khi cô lắc xắc xô to, nhanh thì các con phải nhanh chân chạy vào vòng tròn. Nếu bạn nào chậm chân không vào được vòng tròn thì phải nhảy lò cò nhé! Nên nhớ mỗi vòng tròn chỉ được 1 bạn nhảy vào thôi nhé!
Khi trẻ chơi thành thạo cô tăng số vòng tròn và tăng số trẻ chơi.
Cho trẻ chơi 2-3 lần.
Cô nhận xét kết quả chơi.
KẾT THÚC: Nhận xét tuyên dương.
 Lễ 30/4 
Chương trình về ngày giải phóng miền nam
Dạ bài hòa bình cho bé
Nhạc sĩ Huy Trân sáng tác
Dạ rồi
Trẻ hát 
Dạ 
Trẻ chú ý quan sát
Lớp thực hiện
Tổ, nhóm, cá nhân thực hiện
Lớp thực hiện lần cuối
Trẻ chú ý lắng nghe!
Bài quê hương
Trẻ lắng nghe và hưởng ứng theo cô
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi
Trẻ lắng nghe cô nhận xét
Thứ 5
20/4/2017
LĨNH VỰC: GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
HOẠT ĐỘNG: NÉM TRÚNG ĐÍCH NẰM NGANG
I/ YÊU CẦU:	
Trẻ nhớ tên bài vận động, tên trò chơi. Trẻ biết ném trúng đích nằm ngang đúng tư thế.
Trẻ biết đứng chân trước chân sau cầm túi cát cùng phía với chân sau, đưa tay ngang tầm mắt và ném vào trúng đích nằm ngang. Phối hợp các vận động tay chân nhịp nhàng. Phát triển cơ tay, sự khéo léo, tố chất vận động, rèn sự tự tin, mạnh dạn.
 Trẻ có ý thức trong giờ học. Hứng thú tham gia vào trò chơi, tích cực tham gia vào hoạt động.
II/ CHUẨN BỊ:
Sân rộng sạch sẽ, thoáng mát các cháu ăn mặc gọn gàng.
Bài hát: “Quê hương tươi đẹp”, “nhạc sôi động”
Chuẩn bị vạch mức 
4 túi cát 2 Vòng làm đích ném
Một số hình ảnh về quê hương Long Điền.
Trò chơi : Cò bắt ếch
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
HOẠT ĐỘNG 1: “ Khởi động ” 
Cc ơi! Sắp đến ngày lễ 30/4 rồi đấy. Để tưởng nhớ quê hương chúng mình cùng hát và vận động minh họa bài “Quê hương tươi đẹp” nhé!
- Cô và các con vừa hát về quê hương vậy các con có biết quê hương mình đang ở là quê hương gì không? 
- Con biết Quê hương Long Điền có những địa danh nào nổi tiếng ? 
- Cô cũng đã chụp lại nhiều hình ảnh đẹp về quê hương Long Điền cô và các con cùng xem nha.
- Các con ơi đây là Trung tâm văn hóa Bầu Thành của Huyện Long Điền mình, để chuẩn bị đón ngày lễ 30/4 sắp đến, hôm nay trung tâm văn hóa Bầu Thành có tổ chức rất nhiều trò chơi dân gian dành cho các bé cô và các con cùng đến tham dự nha.
- Đường đi đến đó rất xa cô và các con cùng lên ô tô đi nào!
Cô mở nhạc cho cc đi thành vòng tròn, kết hợp đi các kiểu ( gót, mũi bàn chân, chạy nhanh, chạy chậm) cho cc chuyển về 3 hàng ngang tập thể dục .
HOẠT ĐỘNG 2: “ Trọng động” 
A/ Bài tập phát triển chung: Cho các cháu tập với gậy qua bài hát “Quê hương tươi đẹp”. 
 Gần tới nơi rồi cc để tham gia chương trình được tốt, đạt kết quả cao thì chúng mình cần có sức khỏe tốt nào cc chúng mình cùng tham gia tập thể thao để có sức khỏe tốt nhé!
Xin mời các con cùng lấy dụng cụ về 3 hàng ngang tập thể dục.
Tay vai: đưa 2 tay đưa ra trước, gập khuỷu tay ( 4 lần 4 nhịp )
Bụng: đưa 2 tay đưa lên cao, lườn nghiêng sang hai bên( 2 lần 4 nhịp)
Chân: Hai tay sang ngang, đưa hai tay ra trước đồng thời khụy chân, đổi bên chân (2 lần 4 nhịp)
Bật: tách chân, khép chân ( 2 lần 4 nhịp )
B/ Vận động: “Ném trúng đích nằm ngang”
Đến nơi rồi đó các con Trung Tâm văn hóa Bầu Thành có hội trường, có sân chơi dành cho các bé. Quê hương mình có rất nhiều trò chơi dân gian, vậy bạn nào kể cho cô và các bạn cùng nghe có những trò chơi nào?
Hôm nay cô và các con sẽ tham gia trò chơi của mình có tên là “Ném trúng đích nằm ngang”.
Cho trẻ nhắc lại đề tài
Để chơi được trò chơi này thì Cc hãy xem cô làm mẫu trước nhé!.
* Cô làm mẫu lần 1 
* Cô làm mẫu lần 2- kết hợp giải thích:
 +TTCB: Cc đứng chân trước, chân sau, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau, cc đưa tay cao ngang tầm mắt, mắt nhìn thẳng vào đích (vòng tròn). 
+TH: Khi có hiệu lệnh “ném” cc ném túi cát vào trong vòng tròn.
+ KT: khi ném túi cát tới đích cc chạy về lượm túi cát bỏ vào rổ rồi về cuối hàng đứng
* Cô làm mẫu lần 3
* Trẻ thực hiện : 
Mời 1 trẻ khá lên thực hiện cho cả lớp xem ( Cô nhận xét )
Lần lượt 2 trẻ thực hiện đến hết lớp.
Cho trẻ thi đua theo nhóm 2 lần.(Trong khi t

File đính kèm:

  • docGA. QUÊ HƯƠNG- BÁC HỒ tuần 1.doc
Giáo Án Liên Quan