Giáo án mầm non lớp mầm - Tổ chức hoạt động góc cho trẻ trong trường mầm non

I. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG GÓC:

 Hoạt động góc là các hoạt động của trẻ được diễn ra tại các góc chơi ở trong nhóm lớp, trẻ có thể tự làm việc một mình hoặc trong nhóm theo hứng thú và nhu cầu riêng, trẻ mẫu giáo được hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá những điều mới lạ nhằm củng cố và phát triển các kỹ năng trong các lĩnh vực giáo dục, trong các chủ đề, trẻ nhà trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm – sinh lý.

 Tổ chức hoạt động góc nhằm tăng cường tính độc lập cho trẻ, đồng thời hoạt động góc được thiêt kế các hoạt động vui chơi, mà trung tâm là trò chơi đóng vai có chủ đề ở trẻ mẫu giáo và thiết kế hoạt động đồ vật (tuổi nhà trẻ).

“Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn. Để các góc hoạt động thực sự có hiệu quả, giúp trẻ tự khám phá và phát triển; giúp giáo viên gợi ý, hướng dẫn trẻ chơi theo khả năng của từng cháu”

 

doc8 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1562 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp mầm - Tổ chức hoạt động góc cho trẻ trong trường mầm non, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GÓC CHO TRẺ
TRONG TRƯỜNG MẦM NON 
 Người thực hiện
 NGƯT-Thạc sỹ: Lưu Thị Phương
 P.trưởng phòng GDMN Sở GD& ĐT Hà Tĩnh
I. KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG GÓC:
	Hoạt động góc là các hoạt động của trẻ được diễn ra tại các góc chơi ở trong nhóm lớp, trẻ có thể tự làm việc một mình hoặc trong nhóm theo hứng thú và nhu cầu riêng, trẻ mẫu giáo được hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá những điều mới lạ nhằm củng cố và phát triển các kỹ năng trong các lĩnh vực giáo dục, trong các chủ đề, trẻ nhà trẻ được tích cực hoạt động giao lưu cảm xúc, hoạt động với đồ vật và vui chơi, kích thích sự phát triển các giác quan và các chức năng tâm – sinh lý.
 	Tổ chức hoạt động góc nhằm tăng cường tính độc lập cho trẻ, đồng thời hoạt động góc được thiêt kế các hoạt động vui chơi, mà trung tâm là trò chơi đóng vai có chủ đề ở trẻ mẫu giáo và thiết kế hoạt động đồ vật (tuổi nhà trẻ).
“Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn. Để các góc hoạt động thực sự có hiệu quả, giúp trẻ tự khám phá và phát triển; giúp giáo viên gợi ý, hướng dẫn trẻ chơi theo khả năng của từng cháu”
II. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG CÁC GÓC HOẠT ĐỘNG 
- Phù hợp với mục tiêu và yêu cầu giáo dục các lĩnh vực phát triển và chủ điểm trong chương trình giáo dục mầm non.
- Nội dung cụ thể của các góc phù hợp với chủ đề, đảm bảo sự phát triển các lĩnh vực giáo dục trẻ mầm non (Thể chất; nhận thức; ngôn ngữ; tình cảm và kỷ năng xã hội; thẩm mỹ). 
- Thiết kế số góc chơi: Số góc trong lớp được xây dựng tùy vào số trẻ, vào nội dung hoạt động, vào môi trường lớp học có thể 3 góc, 4 góc hoặc 5 góc, nếu có điều kiện cho phép có thể xây dựng 7 góc trong lớp, mỗi góc chơi nên bố trí từ 4 - 6 trẻ.
- Số lượng và nội dung các góc được thay đổi và phát triển theo từng chủ đề, từng nội dung các lĩnh vực phát triển.
- Chọn tên đặt cho góc chơi phù hợp với nội dung các lĩnh vực giáo dục phát triển, các chủ đề. 
III. XÂY DỰNG CÁC GÓC HOẠT ĐỘNG TRONG LỚP
 Một số căn cứ Khi xây dựng các góc hoạt động.
- Diện tích phòng học rộng hay hẹp (để quyết định số lượng góc).
- Nguyên vật liệu, học liệu, đồ dùng đồ chơi được chuẩn bị sãn.
- Vị trí góc phải hợp lý, thuận tiện cho trẻ hoạt động. Góc yên tĩnh, xa góc hoạt động ồn ào (góc xây dựng, góc đóng vai ở gần nhau và xa góc sách), góc xây dựng tránh lối đi lại, góc tạo hình gần nguồn nước, góc thiên nhiên ở ngoài hiên,.
- Có chỗ cho hoạt động chung theo nhóm và chỗ cho hoạt động cá nhân. Các góc nên có khoảng rộng, cách nhau hợp lý để đảm bảo an toàn và vận động của trẻ.
- Tạo khoảng cách giữa các góc hoạt động (sử dụng giá, các vách chắn góc) để giúp trẻ nhận dạng được phạm vi góc từ đâu đến đâu.
- Khi xây dựng các góc luôn chú ý đến thuận lợi cho sự bao quát trẻ của cô
- Đạt tên cho các góc chơi phải đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với nội dung từng chủ điểm đang thực hiện. Ví dụ: Khi thực hiện chủ điểm “ Gia đình ”, góc chơi phân vai có thể đặt tên: “ Gia đình bé yêu ”. Nhưng ở chủ điểm “Thực vật”, góc phân vai có thể đặt “Cửa hàng rau quả ”, 
- Có những góc chơi khó chọn tên theo chủ đề thì giáo viên đặt tên góc, gần gủi với lĩnh vực phát triển tuy nhiên trong quá trình hướng dẫn phải hướng trẻ hoạt động theo chủ đề VD: Lĩnh phát triển thẩm mỹ “Góc tạo hình” có thể đặt tên “ Bé Khéo tay” nhưng khi hướng dẫn cô phải hướng trẻ tạo các sản phẩm theo chủ đề. 
- Sau mỗi chủ đề, cô giáo cần thay đổi vị trí, sắp xếp , luân chuyển giữa các gó, thay đổi nguyên vật liệu đồ dùng đồ chơi. Tạo cảm giác mới lạ kích thích hứng thú trẻ khám phá và hoạt động trải nghiệm
Ví dụ: Góc chơi xây dựng chủ đề này trẻ xây bằng hàng rào nhựa, chủ đề khác trẻ lắp ghép bằng hàng rào tre và có thể thay đổi bằng cách dùng các khối gỗ để trẻ lắp ghép 
- Có thể sử dụng những tấm ghép để ghép thành con cá, con gà, các loại quả ở góc chơi “Phát triển nhận thức”. Dùng các con cá, con gà, các loại quả để chơi “Trò chơi đóng vai có chủ đề”, có thể sử dụng chúng để lắp ghép trang trí phong phú thêm ở góc chơi ‘Tạo hình”
- Đồ dùng, đồ chơi, sắp xếp sao cho trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ lựa chọn, để theo từng thể loại, chất liệu và từng bộ với nhau. Những thiết bị, đồ chơi nặng đặt ngay trên mặt sàn; 
- Luôn đổi mới và sắp xếp các học liệu, nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi trong các góc thật linh hoạt, hấp dẫn, vừa phải, phù hợp với các góc, tạo được điểm nhấn trong sự phát triển các góc chơi mà cô đã dự định, tránh lạm dụng, sắp xếp không khoa học.
Không nên vẽ những bức tranh “chết” lên tường. Cần sử dụng những khoảng trống của mảng tường và mặt sau của các giá để trang trí. Không nên trang trí che khuất các cửa sổ để lấy ánh sáng tự nhiên. Cần có biểu bảng, tranh ảnh, minh hoạ cụ thể cho trẻ dễ hiểu. “Các mảng tường nên sơn màu sáng, ấm áp dễ chịu (nên dùng màu ve trung tính: màu be, xanh nhạt, màu vàng nhạt)”
 	 IV. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
- Nội dung trẻ hoạt động ở các góc chơi thiết kế theo tính chất mở, nội dung được phát triển nâng cao dần trong việc thực hiện chủ đề và các lĩnh vực phát triển của từng độ tuổi chương trình giáo dục mầm non. 
- Trẻ mẫu giáo thiết kế nội dung chơi ở các góc mang tính độc lập, sáng tạo của từng cá nhân trẻ tại các góc chơi đồng thời cần chú ý tạo tình huống phát triển các thao tác, kỹ năng chơi, thái độ, hành động chơi theo từng vai của trò chơi và phát triển nhóm chơi trong trò chơi “Đóng vai có chủ đề”
- Đối với trẻ nhà trẻ “Hoạt động với đồ vật đóng vai trò chủ đạo” cô giáo hướng dẫn trẻ tiến hành ở các góc chơi với nhiều nhóm chơi và các đồ vật khác nhau để trẻ tháo, lắp, xâu, xếp chồng xếp cạnh, lồng hộp, phân biệt màu, các hình, các con vật, các loài cây, hoa, lá, quả . Căn cứ vào chủ đề và các lĩnh vực phát triển để cô chuẩn bị học liệu và nội dung chơi.
1) Lĩnh vực phát triển thể chất: 
 * Nhà trẻ: 
 - Góc thể chất: Tập các cử động của bàn tay, ngón tay và phối hợp tay- mắt: Xoè và nắm bàn tay. Cầm, nắm, lắc đồ vật, đồ chơi, đồ chơi đóng cọc, tháo lắp, xâu, luồn dây, cầm, bóp, gõ, đóng đồ vật, mở, tháo lắp, lồng hộp tròn, vuông hộp vuông 4-5 khối. tập xâu, luồn dây, cài, cởi cúc, buộc dây, chắp ghép hình xếp chồng, xếp 6-8 khối; vận động thô như chơi với con nhún, bập bênh, chuyến bóng, đập bắt bóng
*Mẫu giáo:
- Góc thể chất: Tổ chức chơi bé tập làm nội trợ (4-5 tuổi và 5-6 tuổi ); chơi các vận động tinh như xâu hoa, lá, cài cúc khuy; 
2) Phát triển nhận thức :
* Nhà trẻ: 
- Góc luyện tập và phối hợp các giác quan: 
Thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác: Nghe âm thanh, sờ nắn, nhìn, ngửi ... đồ vật, hoa, quả để nhận biết đặc điểm nổi bật của các đối tượng như nhận biết cứng - mềm, trơn (nhẵn) - xù xì, nghe các âm thanh khác nhau Ví dụ: (Tiếng đàn, tiếng chim hót, tiếng gà gáy, kèn, tiếng trống) 
 - Góc hoạt động nhận biết: 
 Nhận biết bản thân, những người gần gũi và một số: bộ phận của cơ thể con người; đồ dùng; đồ chơi; phương tiện giao thông quen thuộc; con vật, hoa, quả quen thuộc; màu cơ bản; kích thước, hình dạng, số lượng, vị trí trong không gian; 
* Mẫu giáo: 
- Góc khám phá khoa học: đồ vật, động vật, một số hiện tượng tự nhiên.
- Góc toán :    Trẻ củng cố và hình thành kỹ năng tập hợp, số lượng, số thứ tự và đếm; xếp tương ứng;  so sánh, sắp xếp theo qui tắc; đo lường; hình dạng; định hướng trong không gian và định hướng thời gian
- Góc khám phá xã hội: Bản thân, gia đình, họ hàng và cộng đồng. Lắp ghép tranh ảnh, chơi lô tô, nhận biết về trường mầm non và một số nghề phổ biến và danh lam thắng cảnh và các ngày lễ, hội.
3) Phát triển ngôn ngữ:
- Góc thế gới âm thanh: Âm thanh được phát ra từ lời nói, tiếng hát, tiếng kiêu của con vật, tiếng còi và âm thanh hoạt động của các phương tiện giao thông ...
 - Góc sách: Góc thư viện của bé (nhà sách của bé) có tranh ảnh, sách tranh, truyện tranh 
4) Góc giáo dục phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:
* Nhà trẻ: (Kết hợp với giáo dục thẩm mỹ) 
Nhằm giúp trẻ nhận biết và thể hiện một số trạng thái cảm xúc, mối quan hệ tích cực với con người và sự vật gần gũi, hành vi văn hoá và thực hiện các quy định đơn giản trong giao tiếp, sinh hoạt.
- Góc chơi: Bế em, cho em ăn, Bác sỹ khám bệnh, nấu ăn...
- Góc chăm sóc các con vật.
- Xem tranh vẽ cảm xúc vui, buồn, khóc
- Góc nghệ thuật: Trẻ tập cầm bút tô, vẽ, nặn, xé dán, xếp hình, xem tranh, nghe các bài hát, xem băng hình...
* Mẫu giáo:
 - Góc chơi Phân vai: Gia đình; nấu ăn, bế em, bán hàng...
 - Góc chơi xây dựng: Xây dựng các công trình theo chủ đề, chủ điểm. 
5) Góc phát triển thẩm mỹ (trẻ mẫu giáo)
- Góc chơi nghệ thuật tạo hình: Trẻ được tự do thể hiện vẽ, nặn, cắt dán, xếp hình, làm các loại đồ chơi bằng các nguyên vật liệu và chất liệu khác nhau.
- Góc chơi âm nhạc: Hướng dẫn một nhóm trẻ chơi: Cô giáo tổ chức trẻ được hát múa, nhe hát, nghe nhạc, chơi trò chơi âm nhạc những nội dung đã học hoặc cho trẻ làm quen để hình thành kỷ năng âm nhạc mới.
* Lưu ý : Nội dung các góc chơi được thiết kế theo nội dung giáo dục từng lĩnh vực phát triển.Tuy nhiên tất cả các góc đều khai thác để giáo dục tất các lĩnh vực phát triển.
- khi xây dựng nội dung hoạt động ở các góc cần phù hợp với chủ đề đang thực hiện, phù hợp với từng độ tuổi và nội dung hoạt động ở các góc được thay đổi và phát triển dần từ dễ đến khó theo kế hoạch thực hiện chủ đề .
V. Phát triển nội dung hoạt động ở các góc gắn liền với đặc trưng văn hoá truyền thống của địa phương.
- Nội dung tổ chức cho trẻ hoạt động góc cần phát triển gắn với chủ đề, đặc trưng văn hoá truyền thóng của địa phương và các sự kiện xẩy ra trong từng thời điểm, cô gợi ý và hướng dẫn trẻ tưởng tượng và hoạt động tái tạo lại cuộc sống, phong tục tập quán  của địa phương. Cô tạo tình huống để trẻ phát hiện và nảy sinh nhu cầu muốn được chơi VD: Cho trẻ chơi các trò chơi đóng vai có chủ đề như: Trò chơi nấu ăn, trẻ sáng tạo những mon ăn đặc trưng của địa phương mình như cá kho nghệ, củ khoai luộc, nước chè xanh,hoặc chơi đóng vai làm việc một số nghề phổ biến ở địa Phương Như thợ rèn, thợ mộc, chú công nhân xây dựng các công trình để đón nhận xã đạt Anh hùng, các công trình xây dựng nông thôn mới, cho trẻ hoạt động tạo sản phẩm ở góc tạo hình như làm kẹo cu đơ, làm nón lá, làm bánh gai, đan lát hoặc trẻ chơi ở góc sách để phát triển ngôn ngữ, cô giáo tổ chức sưu tầm hoạ báo cho trẻ cắt dán, làm ăng bum, sưu tập bộ tranh ảnh về các danh lam thắng cảnh của địa phương hay ở góc âm nhạc cho trẻ nghe các bài hát, làn điệu dân ca về Hà Tĩnh 
VI. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GÓC.
Tạo cảm xúc bằng các tình huống:
 Cô giáo đưa ra các tình huống thu hút sự chú ý và suy nghĩ của trẻ để tra lời và nảy sinh nhu cầu muốn được chơi như (tiếng nhạc, hình ảnh, tiếng kêu của con vật, tiếng còi của các phương tiện giao thông, trò chơi, câu đố ...) trẻ đến với hoạt động góc theo nhu cầu cần thiết và hết sứ tự nhiên.
Ngay từ đầu năm học, khi thiết kế góc chơi mới hoặc thay đổi góc chơi cô giáo cần tạo tình huống cho trẻ làm quen với các góc chơi, gợi ý hỏi trẻ về các loại đồ chơi, các nội dung có thể chơi ở các góc và trẻ nhận biết tên của góc đó, biết lấy đồ chơi, học liệu và biết cất đúng nơi quy định ( cô gơi ý hỏi trẻ phát hiện ra góc chơi, tên góc sau đó cô nhắc lại làm chính xác hoá để trẻ được rõ hơn) 
 - Các buổi chơi diễn ra với các góc quen thuộc, giáo viên cần tạo ra các tình huống để gây hứng thú, nảy sinh nhu cầu thích hoạt động góc, hết sực tự nhiên, không mang tính áp đặt trẻ VD: Tếng nhạc, hình ảnh, tiếng kêu của con vật, tiếng còi của các phương tiện giao thông, trò chơi, câu đố ...)
- Trẻ phát hiện, cô gợi ý nội dung các góc và trẻ tự chọn góc chơi 
- Trẻ hoạt động chơi ở các góc cô quan sát, hướng dẫn gợi mở cho trẻ sáng tạo sản phẩm phù hợp chủ đề, gắn với đặc trưng của địa phương 
- Đối với các góc chơi trò chơi đóng vai có chủ đề ở lứa tuổi mẫu giáo, cô gợi ý hướng dẫn trẻ thỏa thuận các vai trước khi chơi.
2) Qúa trình trẻ hoạt động:
- Cô gợi ý hướng dẫn tạo tình huống để trẻ sáng tạo ở các góc chơi: 
Đặc biệt ở các góc chơi trò chơi phân vai cô cần tạo tình huống để trẻ phát triển nội dung trò chơi.
- Đối với trẻ mẫu giáo 3- 4 tuổi “Trò chơi đóng vai có chủ đề” cô nhập vai cùng chơi với trẻ.
- Hướng dẫn, hình thành và phát triển kỹ năng chơi giả bộ, sự linh hoạt vai chơi để đáp ứng nhu cầu của trò chơi, sáng tạo độc đáo của tình huống giả bộ, như sử dụng vật thay thế hoặc trong việc thực hiện các hoạt động vai. Sự phối hợp với các bạn khi chơi,thể hiện kỹ năng tình cảm nhóm chơi.
- Gợi ý trẻ biết phối hợp thường xuyên khi chơi, hướng dẫn trẻ chính xác hoá vốn từ và có kỹ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình chơi.
- Phát triển ở trẻ kỹ năng tự chơi, chủ động tự chọn, tiến hành và kết thúc trò chơi, tự giác bảo nhau cất dọn đồ chơi nhanh gọn đúng quy định.
- Quan sát trẻ trong quá trình chơi: Các kỷ năng tự hoạt động ở các góc, dùng câu hỏi để trẻ tư duy, tưởng tượng kể truyện trong quá trình kiểm nghiệm sự vật. Khuyến khích, gợi ý sự sáng tạo khi cần thiết, trong hoạt động độc lập. Cá nhân trẻ hoạt động trong không gian riêng, giáo viên không nên can thiệp vào hoạt động của trẻ , để trẻ tạo ra sản phẩm theo ý tưởng của mình ở các góc chơi mà trẻ lựa chọn. Tạo điều kiện cho trẻ được chơi từ 30 – 60 phút trong 1góc/1ngày.
- Điều chỉnh hành vi của trẻ: Trẻ phải tuân theo các quy định trong từng góc hoạt động, hướng trẻ chú ý tới các góc có chơi và gợi ý cách chơi với các đồ vật (nếu cần thiêt).
- Đánh giá các góc chơi: Ngay trong quá quá trình chơi.
 	3) Kết thúc buổi hoạt động góc: 
Hướng dẫn trẻ lưu lại ở góc một số sản phẩm trẻ tạo ra trong quá trình hoạt động, cô giáo có thể dùng sản phẩm của trẻ để 
xây dựng môi trường giáo dục trong nhóm lớp và ngoài trời. 
 Lưu ý: Cô giáo cần tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc, quan sát, khám phá, hoạt động trải nghiệm nhiều với môi trường tự nhiên và xã hội, tạo môi trường giao tiếp, khám phá trò chơi xung quanh để làm giàu ý tưởng của tư duy trong quá trình hoạt động độc lập, tạo sản phẩm với ý tưởng riêng của từng trẻ ở các góc chơi. Thể hiện hành động vai chơi và có ý tưởng mới để phát triển nội dung trong trò chơi “Đóng vai có chủ đề” 
- Tổ chức trẻ hoạt động các góc buổi sáng cô nên lựa chọn 1 hoặc 2 góc chính để hướng dẫn trẻ đi sâu vào kỹ năng chơi, phát triển nội dung, ý tưởng trong hoạt động của trẻ. 
 VII. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu trong các góc hoạt động.
Góc chơi phát triển thể chất:
- Góc chơi phát triển vận động: Gồm các loại dụng cụ tập luyện nhằm phát triển cho trẻ về thể chất thuộc vận động tinh và vận động thô như: vòng, gậy, bóng; các loại dùng để xâu chuỗi hoa, lá, quả, hột hạt, cúc khuy trong chương trình giáo dục mầm non.
 - Góc giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe: 
 + Lô tô lắp ghép, các đồ dùng tổ chức ( bé tập làm nội trợ 4 - 5 tuổi và 5- 6 tuổi); các hình ảnh trang trí gồm các loại tranh ảnh, rau, hoa, quả ở địa phương, tranh ảnh các cổ động viên, cầu thủ bóng đá đạt giải người Hà Tĩnh( trẻ Mẫu giáo) 
 + Đồ chơi đóng cọc, các hộp tròn, vuông để chơi tháo, lắp, lồng hộp; dây, hạt, cúc khuy, các hình, khối (Trẻ nhà trẻ) 
2) Góc phát triển nhận thức :
* Nhà trẻ: 
- Góc Luyện tập và phối hợp các giác quan: Xúc xắc, các con vật phát ra tiếng kêu, các loại hoa quả, đồ vật, đồ chơi (cứng, mềm, trơn (nhẵn) - xù xì.), kích thước, chất liệu và màu sắc khác nhau.
- Góc hoạt động nhận biết: 
 Các bấc tranh trang trí, đồ vật, đồ chơi, một số phương tiện giao thông, con vật, hoa, quả quen thuộc màu sắc cơ bản ( Xanh, đỏ, vàng).
* Mẫu giáo:
 - Góc toán: 
 + Các loại đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu: Hình học phẳng, khối, hột hạt, các bấc tranh, đôminô, lô tô lắp ghép theo chủ đề, các con số, quân bài,bảng dạ, bảng gài, bộ xâu chuỗi, buộc dây, đan, xếp lồng vào nhau, tranh nối hình, chữ, cặp, bút, thước, nút chai, nắp hộp, cúc áo, chìa khoá, vỏ sò, ốc, hến, sỏi đá, các đồ dùng đồ chơi có kích thước, thể loại, màu sắc, số lượng, và các nguyên vật liệu khác nhau để trẻ hoạt động tư duy như: Nhận biết, so sánh sự khác nhau về màu sắc, chất liệu, kích thước to - nhỏ, cao - thấp, dài - ngắn, nhiều – ít., khác nhau về số liệu, hình khối  khác nhau của từng loại, từng nhóm.
 - Góc khám phá khoa học:
 	 + Xây dựng góc thiên nhiên: Cây cảnh, hoa, quả, con vật, các nguyên vật liệu để trẻ khám phá ở góc khoa học như: Pha nước màu; bể chơi cát, chơi nước để kiểm nghiệm vật chìm nỗi, đong đo mức nước, các khuôn cát theo các hình khác nhau; có đất trồng cây, gieo hạt nẫy mầm để trẻ quan sát sự nảy mầm và trưởng thành của cây
Lưu ý: xây dựng góc cần quan tâm đến vật thật như: bể nuôi cá, lồng nuôi chim các cây xanh, cây hoa thật, gieo hạt nảy mầm các loại cây ngắn ngày tuy nhiên có những loại có thể làm từ nhựa, từ nguyên vật liệu thiên nhiên khác nhau như: Các cây quả, các con vật sống trên rừng, dưới biển, một số con vật nuôi trong gia đình 
- Góc khám phá xã hội: Các bấc tranh, các loại lô tô, lô tô lắp ghép phản ánh về các hoạt động trong xã hội theo chủ đề.
 3) Góc phát triển ngôn ngữ: 
- Góc thế giới âm thanh. 
+ Các đồ chơi phát ra các âm thanh khác nhau như: Tiếng nói của người, tiếng kiêu của các con vật, tiếng còi xe, còi tàu, các con rối để diễn kịch rối, trẻ tập kể chuyện, đóng kịch các băng hình ghi lại các hoạt động của nhà trường, địa phương, các câu chuyện, bài thơ, câu đố về địa phương của quê hương Hà Tĩnh, về xóm làng gần gũi xung quanh trẻ, trẻ được nghe, tập đọc, tập kể, (tập nói đối với trẻ nhà trẻ). 
- Góc sách. (Trẻ xem tranh, đọc sách, làm ăng bum...)
+ Các loại: Tranh ảnh, sách tranh, truyện tranh, hoạ báo, tạp chí, đa dạng, phong phú, quan tâm sưu tầm hình ảnh về quê hương Hà Tĩnh, phù hợp với trẻ; trẻ Mẫu giáo chơi với các chữ cái, tìm chữ cái trong từ; thảm, đệm, gối, bàn ghế, băng dính trong, băng dính vải, tẩy, bút xoá, kéo. 
+ Thiết kế góc phải có đủ ánh sáng để trẻ hoạt động có hiệu quả.
 4) Góc phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội: 
* Nhà trẻ: (Kết hợp với giáo dục thẩm mỹ) 
- Góc chơi: Búp bê để trẻ chơi bế em, cho em ăn, các dụng cụ y bác sỹ khám cho bệnh nhân, các đồ chơi bán hàng.. Tập cho trẻ chơi thao tác vai ( chủ yếu đối với trẻ 24-36 tháng).
- Góc chăm sóc các con vật: (có các con vật gần gũi như mèo, thỏ, chó, gà, trâu, bòsống trong gia đình)
- Ảnh những người thân, ảnh các khuôn mặt thể hiện các cảm xúc vui, buồn khác nhau
- Góc xây dựng: các hình , khối để xếp chồng, xếp cạnh, xếp đương đi...
- Góc nghệ thuật: Các nguyên vật liệụ đồ dùng đồ chơi để hướng dẫn trẻ: Xem tranh, băng hình, nghe các bài hát, xem các bài múa khác nhau...( trẻ 24-36 tháng cho trẻ chơi với bút vẽ, đất nặn, giấy, xếp hình)
* Mẫu giáo:
- Góc phân vai. 
+ Các nguyên vật liệu, đồ chơi phục vụ sinh hoạt trong cuộc sống gia đình trẻ như: Đồ chơi nấu ăn, đồ chơi gia đình, búp bê bé trai, búp bê bé gái, nội thất trong gia đình, các mặt hàng ở cửa hàng ( được lựa chọn phù hợp chủ đề ) VD: “Chủ đề thực vật” ( xây dựng cửa hàng bán các loại rau, hoa quả, các loại hạt giống để gieo trồng); “Chủ đề ngành nghề” như : Cửa hàng bán các loại dụng cụ phục vụ cho các ngành nghề như : Làm nông nghệp, làm biển, trồng rừng, xây dựng  cửa hàng thuốc tây. thuốc bắc, thuốc nam
+ Lựa chọn các loại đồ chơi được thiết kế có từ thực tiển, các đồ dùng dụng cụ sinh hoạt của con người trong cuộc sống hằng ngày để phát triển các góc chơi đóng vai phù hợp với văn hóa, ngành nghề ở địa phương như: (trồng rừng, chăn nuôi, làm nông, thợ may, thợ mộc, thợ xây, xưởng làm bánh cu đơ, làm nón lá, làm bánh gai, ...) 
 	 - Góc chơi xây dựng: Thu thập và đầu tư các nguyên vật liệu, đồ chơi để trẻ tham gia c

File đính kèm:

  • docTai lieu ve hoat dong goc_12257665.doc
Giáo Án Liên Quan