Hướng dẫn phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non

Cung cấp kiến thức, kỹ năng về đảm bảo an toàn, phòng, chống bạo hành trẻ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở GDMN

Hướng dẫn tích hợp các nội dung phòng, chống bạo hành trẻ trong tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở GDMN

Hướng dẫn quy trình phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở GDMN

 

pptx30 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 1021 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN PHÒNG, CHỐNG BẠO HÀNH TRẺ TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NONNgười trình bày: TS. Nguyễn Thị Hồng VânTrưởng khoa GDMN, trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương1. MỤC ĐÍCH TẬP HUẤNCung cấp kiến thức, kỹ năng về đảm bảo an toàn, phòng, chống bạo hành trẻ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các cơ sở GDMNHướng dẫn tích hợp các nội dung phòng, chống bạo hành trẻ trong tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở GDMNHướng dẫn quy trình phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở GDMN2. NỘI DUNG TẬP HUẤN- Giới thiệu một số văn bản quy định công tác bảo vệ trẻ emCác cấp độ bảo vệ trẻ em Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục mầm non trong phòng, chống bạo lực (bạo hành) trẻHướng dẫn tích hợp nội dung phòng, chống bạo hành trẻ em vào hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻThảo luận về cách tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo hành cho trẻ tại nhóm/lớpGiới thiệu một số văn bản quy định công tác bảo vệ trẻ emQUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ TRẺ EMLuật trẻ em số 102/2016/QH13 ngày 05/4/2016, quy định về quyền, bổn phận của trẻ em; nguyên tắc, biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em về các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và chính sách hỗ trợ; hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; chăm sóc thay thế cho trẻ em; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân trong việc bảo đảm để trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em.QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤCNghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục), lớp xóa mù chữ, lớp ngoại ngữ, lớp tin học, lớp dạy kỹ năng, lớp dạy năng khiếu, lớp dạy văn hóa, lớp dành cho trẻ em vì hoàn cảnh khó khăn hoặc có hoàn cảnh đặc biệt không được đi học ở nhà trường (sau đây gọi chung là lớp độc lập) có người học dưới 18 tuổi; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.Thông tư số 33/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung và trách nhiệm thực hiện công tác xã hội trong trường học áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc liên kết đào tạo với nước ngoài tại Việt Nam có người học dưới 18 tuổi (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục); các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quanQUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HÀNH VI NGƯỢC ĐÃI TRẺ EMBộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội phạm và các hình phạt nhằm bảo về quyền con người, bảo vệ an ninh, giáo dục ý thức, hành vi tuân theo pháp luật.Nghị định số 144/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Khung hình phạt với người bạo hành trẻ em Phạt hành chính:+ Phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với các hành vi xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khoẻ đối với trẻ em. Mức phạt này cũng được áp dụng đối với hành vi dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần.+ Ngoài bị phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng, người có các hành vi nêu trên còn phải chịu mọi chi phí khám, chữa bệnh cho trẻ em.Khung hình phạt với người bạo hành trẻ em Phạt hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015+ Tội cố ý gây thương tích : tỉ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng đối với người dưới 16 tuổi thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.+ Tội hành hạ người khác: Người có hành vi đối xử tàn ác hoặc làm nhục trẻ em thì sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.+ Tội hiếp dâm trẻ em dưới 10 tuổi: Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực, giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác đối với người dưới 10 tuổi thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.Đối với giáo viên mầm nonNếu có hành vi ngược đãi, bạo hành với trẻ sẽ phải nhận một hoặc nhiều mức hình phạt như: + Bồi thường; + Bị kỉ luật hạ bậc lương, cách chức, điều chuyển công việc; + Bị chấm dứt hợp đồng lao động, nghiêm cấm hành nghề; + Bị giam giữ, đi tù. Các cấp độ bảo vệ trẻ em(quy định trong Luật trẻ em)Cấp độ phòng ngừa gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với cộng đồng, gia đình và mọi trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức về bảo vệ trẻ em, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.Cấp độ hỗ trợ bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi hoặc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhằm kịp thời phát hiện, giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em.Cấp độ can thiệp bao gồm các biện pháp bảo vệ được áp dụng đối với trẻ em và gia đình trẻ em bị xâm hại nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại; hỗ trợ chăm sóc phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.Phòng, chống bạo hành trẻtrong các cơ sở giáo dục mầm nonCÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON LÀM GÌ ĐỂ BẢO VỆ TRẺ EM?Thảo luận về các biện pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.Thảo luận về các biện pháp phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở GDMNXây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.Bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm hoạ, thiên tai.Xây dựng, công khai và thực hiện nghiêm túc bộ quy tắc ứng xử văn hoá trong cơ sở giáo dục Thiết lập kênh thông tin như hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lí các thông tin của trẻ; bảo mật cho người cung cấp thông tin.Tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục kĩ năng sống phù hợp với độ tuổi, đặc điểm sinh lí, tâm lí của trẻ.Thực hiện công tác y tế trường học, công tác tư vấn, công tác trợ giúp trẻ.Thường xuyên trao đổi thông tin với gia đình trẻ và cộng đồng trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của trẻ.Tổ chức các hoạt động phòng, chống bạo hành Bồi dưỡng kiến thức cho CBQL, GV mầm non, nhân viên, cha mẹ trẻTập huấn kĩ năng phòng chống bạo hành cho GV mầm non (Kĩ năng quản lí cảm xúc; Kĩ năng quản lí thời gian; Sử dụng kỉ luật tích cực trong chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non)Công khai kế hoạch phòng, chống bạo hành và các kênh tiếp nhận thông tin, tố giác về bạo hành.Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập và xử lí thông tin liên quan đến bạo hành.Giáo dục trẻ mầm non kĩ năng phòng chống bạo hànhLưu ý:Giáo dục trẻ mầm non kỹ năng phòng, chống bạo hành cần phải được tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi tình huống (ở gia đình, ở cơ sở giáo dục mầm non, nơi công cộng)Giáo dục trẻ mầm non kỹ năng phòng, chống bạo hành cần phối hợp đa dạng các phương pháp (giảng giải, đàm thoại, trực quan, trò chơi, tình huống, đóng kịch); phương tiện (máy tính, máy chiếu, truyện, tranh/ảnh; hình thức tổ chức:	+ Tổ chức giờ học giáo dục trẻ mầm non kỹ năng phòng, chống bạo hành 	+ Tích hợp trong các hoạt động học khác (khám phá MTXQ, làm quen văn học...)	+ Tích hợp trong tất cả các hoạt động ở trường MN (đón/trả trẻ; trò chuyện sáng; hoạt động ngoài trời; hoạt động vui chơi trong góc; giờ ăn; ngủ; vệ sinh)Giáo viên cần thể hiện bằng lời nói (dịu dàng, khích lệ/động viên trẻ); hành động nhẹ nhàng để trẻ cảm nhận được sự an toàn, yêu thương, có như vậy trẻ mới thoải mái, cởi mở chia sẻ và tích cực tham gia các hoạt động. Phối hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục trẻHướng dẫn tích hợp nội dung phòng, chống bạo hành trẻ em vào hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại cơ sở giáo dục mầm nonNGUYÊN TẮC GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG BẠO HÀNH TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NONLựa chọn nội dung giáo dục là những vấn đề trẻ có nguy cơ đối mặt, phù hợp với lứa tuổi và khả năng nhận thức của trẻ.Phương pháp hướng dẫn phù hợp với khả năng nhận thức và kĩ năng thực hiện của trẻ. Chú trọng tới việc hình thành kĩ năng để trẻ có thể vận dụng trong thực tiễn. Giáo dục được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi trong các tình huống thực tế hằng ngày. Giáo dục dựa trên sự yêu thương, tôn trọng, tin tưởng giữa các thành viên trong môi trường giáo dục. Đảm bảo tính hài hoà, không gây hoang mang, căng thẳng cho trẻ. Không tạo ra những định kiến trong nhận thức của trẻ.Giáo dục phòng chống bạo hành cho trẻ dựa trên sự phối hợp cùng tham gia của gia đình và cộng đồng với cơ sở giáo dục. NỘI DUNG GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG BẠO HÀNH TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NONNhận biết và ứng phó với: Bạo hành về thể chấtBạo hành về tinh thầnLạm dụng, xâm hại tình dụcBỏ bê, xao nhãngBạo hành về thể chất– Đánh trẻ: người khác đánh trẻ bằng tay, chân hoặc có sử dụng các dụng cụ khác để đánh vào cơ thể trẻ gây cho trẻ cảm giác đau đớn.– Bắt trẻ thực hiện một tư thế nào đó khiến trẻ khó chịu, đau đớn hoặc chỉ đơn giản là trẻ không thích: ví dụ bắt quỳ, bắt đứng yên, bắt úp mặt vào tường,– Ép trẻ ăn, uống không phù hợp với nhu cầu cơ thể trẻ (về lượng, về chất) hoặc sử dụng cách thô bạo để ép trẻ ăn, uống.– Cấm trẻ đi vệ sinh.– Không cho trẻ ăn, uống khi trẻ đói, khát.– Không cho trẻ ngủ / nghỉ ngơi khi trẻ mệt.Bạo hành về tinh thần– Mắng chửi, chế giễu, trêu chọc trẻ.– Chê bai trẻ: về ngoại hình, về khả năng,– Nói rằng trẻ bị ra rìa, trẻ không được yêu thương.– Không cho trẻ tham gia các hoạt động cùng với các bạn trong lớp.– Đe doạ trẻ.– Đổ oan lỗi cho trẻ.– Kể với trẻ những chuyện không phù hợp khiến trẻ hoang mang, lo sợ.– Nói với trẻ những lời tục tĩu, những chuyện xấu, không phù hợp với độ tuổi của trẻ.– Để trẻ phải chứng kiến cảnh cãi vã, bạo lực.Lạm dụng, xâm hại tình dục– Nhìn, chạm, sờ vào vùng riêng tư (vùng mặc đồ bơi / đồ lót) của trẻ (trừ trường hợp cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ tắm, rửa vệ sinh cho trẻ; bác sĩ khám bệnh khi có cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ ở cùng với trẻ).– Bắt trẻ nhìn, chạm, sờ vào vùng riêng tư (vùng mặc đồ bơi / đồ lót) của người khác.– Cho trẻ xem tranh ảnh, phim khiêu dâm.– Yêu cầu trẻ cởi hết quần áo để xem hoặc quay phim, chụp ảnh.– Bình phẩm, cười cợt, chỉ trỏ vùng riêng tư (vùng mặc đồ bơi / đồ lót) của trẻ.– Kể cho trẻ nghe những chuyện khiêu dâm hay nói, bình phẩm về vùng riêng tư (vùng mặc đồ bơi / đồ lót) của người khác.– Bắt các trẻ nhìn, chạm, sờ vào vùng riêng tư (vùng mặc đồ bơi / đồ lót) của nhau để xem hoặc quay phim, chụp ảnh. Bỏ bê, xao nhãng– Trẻ không được trông nom, chăm sóc.– Trẻ không được vệ sinh thân thể thường xuyên.– Trẻ không được cung cấp đủ thức ăn, quần áo phù hợp với thời tiết.– Trẻ không được khám bệnh khi ốm.– Không có người lớn thường xuyên trò chuyện với trẻ.– Ngăn cản việc đi học của trẻ.– Trẻ có thắc mắc, lo lắng, muốn trò chuyện nhưng không có ai trò chuyện với trẻ.2. Hướng dẫn trẻ cách phản ứng an toàn – Xác định tình huống có vấn đề bạo hành và mức độ (có nguy cơ/đã xảy ra hành vi bạo lực).– Phản ứng để giữ an toàn:+ Khi thấy có nguy cơ bị bạo hành, phải tìm cách tránh khỏi nơi nguy hiểm.+ Nếu không thể ra khỏi nơi có nguy cơ bị bạo lực thì tìm cách đánh lạc hướng, tạo ra sự chú ý đến vấn đề khác bằng âm thanh hoặc hành động, nét mặt.+ Kể cho người lớn mà trẻ tin cậy về sự việc. 3. Hướng dẫn trẻ tự bảo vệ bản thân và phòng, chống xâm hại– Giúp trẻ hiểu về bản thân và nhận biết được các biểu hiện cảm xúc.– Dạy trẻ tự phòng vệ thông qua hiểu các hành vi bị coi là bạo lực, xâm hại và các quy tắc, kĩ năng tự bảo vệ khi bị bạo hành, xâm hại.– Giáo dục giới tính cho trẻ: Trẻ biết được giới tính của mình và hiểu được quy tắc “đồ bơi/đồ lót”, quy tắc “5 ngón tay”, quy tắc “4 vòng tròn”,– Giáo dục kĩ năng sống: kĩ năng an toàn khi chơi; kĩ năng xử lí khi đi lạc; biết gọi các số điện thoại trong trường hợp khẩn cấp: 111 – tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em; 113 – tổng đài nhận tin báo về an ninh, trật tự; 114 – tổng đài nhận tin báo về cháy, cứu hộ cứu nạn; 115 – tổng đài nhận tin báo cấp cứu y tế.CHIA SẺ - GIẢI ĐÁP THẮC MẮCCác nhóm thảo luận, chia sẻ về cách tích hợpcác nội dung giáo dục phòng, chống bạo hành trẻ trong các cơ sở GDMNThảo luận về cách tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo hành tại nhóm/lớpĐọc, thảo luận và chia sẻ về cách tổ chức một số hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo hành tại nhóm/lớp gợi ý trong tài liệu. Làm việc nhómChọn 01 nội dung và dự kiến cách tổ chức hoạt động giáo dục trẻ kỹ năng phòng, chống bạo hành + Nhận biết, ứng phó với hành vi bạo hành thân thể+ Nhận biết, ứng phó với hành vi bạo hành tinh thần+ Nhận biết, ứng phó với hành vi xâm hại tình dục+ Nhận biết và ứng phó với hành vi xao nhãng và đối xử thờ ơ30

File đính kèm:

  • pptxts-van_-bai-trinh-bay_-huong-dan-tich-hop-phong-chong-bao-hanh-tre_11112020 (1).pptx