Tập huấn giám sát bệnh ho gà

Tác nhân gây bệnh

1900: Jules Bordet and Gengou tìm ra trực khuẩn ho gà

Gram âm, hình bầu dục ngắn  trực khuẩn

Gây bệnh bằng nội độc tố

Thuộc giống Bordetella (B.)

B. pertussis: gây bệnh ho gà, chỉ ở người

B. parapertussis: gây bệnh tương tự B.pertussis nhưng mức độ nhẹ hơn

B. bronchiseptica: gây bệnh ở chó, mèo, thỏ, lợn, chuột

B. avium: gây bệnh ở gà tây và một số loài chim

 

ppt16 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tập huấn giám sát bệnh ho gà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập huấn giám sát bệnh ho gàLong Biên, ngày 21 tháng 3 năm 2018Tác nhân gây bệnhThuộc giống Bordetella (B.)B. pertussis: gây bệnh ho gà, chỉ ở ngườiB. parapertussis: gây bệnh tương tự B.pertussis nhưng mức độ nhẹ hơnB. bronchiseptica: gây bệnh ở chó, mèo, thỏ, lợn, chuộtB. avium: gây bệnh ở gà tây và một số loài chimGram âm, hình bầu dục ngắn  trực khuẩn Gây bệnh bằng nội độc tố1900: Jules Bordet and Gengou tìm ra trực khuẩn ho gàSức đề kháng của vi khuẩnChết ở nhiệt độ 55ᵒC sau 30 phútĐộ ẩm thấp và các các chất sát khuẩn, khử trùng đều tiêu diệt được nhanh chóngTồn tại được 5 ngày ngoài cơ thể3 ngày trên quần áoVài giờ trên giấyĐường lây truyềnChủ yếu lây theo đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp thông qua giọt nước bọt khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc tiếp xúc với đồ vật bị nhiễm dịch tiết đường hô hấpCó tính lây nhiễm cao, đặc biệt ở giai đoạn viêm longNguồn truyền nhiễmNguồn truyền nhiễm là người bệnh (nhiễm vi khuẩn) có biểu hiện hoặc không có biểu hiện triệu chứngTrường hợp người mang trùng là không phổ biến và tập trung ở nhóm vị thành niên, người lớn. Đây là nguồn lây nhiễm chủ yếu cho trẻ nhỏ. Thời kỳ ủ bệnh: TB 7-10 ngày, có thể kéo dài tới 21 ngàyThời kỳ lây truyền: chia 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn khoảng 2 tuần; cả thời kỳ lây truyền có thể tới 8 tuần.Giai đoạn viêm long: chảy nước mũi, nước mắt, sốt nhẹ và ho. Sau một vài ngày ho khan tăng dần và có thể đạt đến giai đoạn kịch phát. Đầu giai đoạn viêm long là thời kỳ lây lan mạnh nhất, sau đó tính lan truyền giảm dần và mất đi sau 3 tuần mắc Giai đoạn kịch phát: ho khan tiến triển đến mức cao nhất, trẻ ho cơn rũ rượi không ngừng dẫn đến khó thở  tím tái môi, đầu ngón chân, ngón tay. Cuối cơn ho thở rít  ho gà. Có thể chảy rớt rãi cuối cơn ho hoặc nôn trớ, mắt đỏ ngầu, trẻ kiệt sức vì cơn ho dàiGiai đoạn bệnh thuyên giảm: tần suất cơn ho và mức độ ho giảm dầnDiễn biến bệnhĐối tượng cảm nhiễmTất cả những người chưa từng mắc ho gàNgười đã tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà nhưng tiêm không đầy đủ, quá thời gian bảo vệ của vắc xin. Miễn dịchMiễn dịch sau mắc bệnh không bền vững suốt đời. Miễn dịch sau tiêm vắc xin thường suy giảm theo thời gian.Biến chứng của bệnhViêm phổi: thường gặp nhất, dễ gây tử vong, đặc biệt ở trẻ < 1 tuổiCo giật do sốt hoặc giảm oxy cung cấp cho não vì cơn ho hoặc do độc tố vi khuẩnChán ăn, viêm tai giữa, mất nướcCa bệnh nghi ngờHo rũ rưỡi từng cơn liên túc, kéo dài ít nhất 2 tuần kèm theo :+Nôn ngay sau ho, đỏ mặt, lưỡi thè dài, chảy nước mắt, có thể ngừng thở, tím tái.+ Mệt bơ phờ, người đẫm mồ hôi, chảy dãi trong suốt, thở rít, thở gấp sau mỗi cơn hoCa bệnh xác địnhLà trường hợp nghi ngờ kèm theo ít nhất 1 trong các kết quả xét nghiệm :+ Nuôi cấy phân lập được vi khuẩn ho gà+ Xác định được đoạn gen đặc hiệu của VK bằng kỹ thuật sinh học phân tử (PCR)+XN huyết thanh học đánh giá hiệu giá kháng thể (lần 2 tăng ít nhất gấp 4 lần lần 1)Quy trình điều tra ca bệnhPhát hiện và thông báo sớm các trường hợp nghi ho gà trong vòng 48hLấy và gửi mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán xác định trước khi điều trị kháng sinh.Điều tra ca bệnh theo mẫu Phiếu điều tra ca ho gàPhát hiện các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân: Các thành viên trong hộ gia đình; bạn, người thân, người chăm sóc thường xuyên đến hộ gia đình; bạn cùng lớp; đồng nghiệp; cán bộ y tế chăm sóc bệnh nhân. Theo dõi triệu chứng lâm sàng trong vòng 1-3 tuần kể từ lần tiếp xúc cuối với bệnh nhân.- Tuyên truyền tới từng hộ gia đình về bệnh ho gà: cách nhận biết và các biện pháp phòng chống. - Tăng cường vệ sinh cá nhân + Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày. + Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. + Tránh tối đa việc chùi tay lên mắt, mũi, miệng. + Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường đặc biệt là những người tiếp xúc gần với bệnh nhân (người sống cùng nhà, thấy thuốc trực tiếp chăm sóc, điều trị). - Hạn chế tiếp xúc với người bệnh + Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Xử lý môi trường: Cần sát trùng tẩy uế đồng thời đối với dịch mũi họng và các đồ dùng bị nhiễm bẩn của bệnh nhânKhử trùng và vệ sinh thông khí + Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông khí thoáng cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng điều trị hàng ngày. + Thường xuyên làm sạch đồ chơi, đồ vật bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch. + Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày.+ Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít thông khí ở khu vực ổ dịch. + Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng. - Thông báo cho cơ sở y tế khi có biểu hiện mắc bệnh + Người dân trong cộng đồng khi có biểu hiện mắc bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời.Trân trọng cám ơn!

File đính kèm:

  • ppttap_huan_giam_sat_benh_ho_ga_1_124201813.ppt