Kế hoạch dạy Lớp Mầm - Ngôi nhà của bé - Năm học 2019-2020

- Đón trẻ vào lớp với thái độ ân cần, cởi mở.

- Nhắc nhở trẻ để đồ dùng đúng chỗ.

- Trẻ chào bố mẹ, cô giáo để vào lớp

- Trò chuyện với trẻ về những người thân trong gia đình mình.

- Thể dục sáng: Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh

- Các động tác:

+ Hô hấp: Thổi bóng bay

+ Tay: Hai tay dang ngang, đưa ra trước

+ Chân: Đứng lên, ngồi xuống

+ Bụng: Hai tay giơ lên, cúi người xuống

+ Bật: Tại chỗ.

 

doc23 trang | Chia sẻ: thomas0207 | Lượt xem: 829 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch dạy Lớp Mầm - Ngôi nhà của bé - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 8 : NGÔI NHÀ CỦA BÉ
Từ ngày 28/10-1/11/2019
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ.
- Đón trẻ vào lớp với thái độ ân cần, cởi mở.
- Nhắc nhở trẻ để đồ dùng đúng chỗ.
- Trẻ chào bố mẹ, cô giáo để vào lớp
Trò chuyện sáng
- Trò chuyện với trẻ về những người thân trong gia đình mình.
Thể dục sáng.
- Thể dục sáng: Đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh 
- Các động tác: 
+ Hô hấp: Thổi bóng bay
+ Tay: Hai tay dang ngang, đưa ra trước
+ Chân: Đứng lên, ngồi xuống
+ Bụng: Hai tay giơ lên, cúi người xuống
+ Bật: Tại chỗ.
Hoạt động học
PTTC
Chạy liên tục theo đường dích dắc 3-4 điểm(t2)
KPXH
 Tìm hiểu về ngôi nhà của bé
PTTM
Tạo hình
Xếp hình ngôi nhà của bé
PTNT
 Toán
Nhận biết hình tròn, hình vuông
PTTM
VĐ :Đi học về.
Hoạt động ngoài trời
Quan sát nhà 1 tầng
- TC: Về đúng nhà
- Chơi tự do
Nhặt lá xếp hình con vật.
- TCVĐ: Hái quả.
- Chơi tự do
Múa hát tập thể
- TCVĐ: Kéo co
 Chơi tự do
Quan sát cây rau mồng tơi
- TCVĐ: Trời nắng, trời mưa
- Chơi tự do
- Trò chuyện về các vật liệu làm nhà
- TCVĐ: Về đúng nhà
- Chơi tự do 
Hoạt động góc.
- Góc PV: + Mẹ - con, cửa hàng thực phẩm. Bán các loại đồ dung.
- Góc xây dựng: + Xây siêu thị
- Góc học tâp: Xếp hình ngôi nhà, tô màu những người thân.
- Góc nghệ thuật: 
 + Nặn bánh mì
- Góc thiên nhiên: Chơi với cát
Vệ sinh
- Trẻ biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Trẻ biết ký hiệu của mình và không dùng chung đồ dùng cá nhân với bạn khác.
- Trẻ có thói quen vệ sinh sạch sẽ.
Ăn
- Động viên trẻ ăn hết suất của mình.
- Trẻ ăn đa dạng các món ăn.
- Cô giới thiệu cho trẻ tên món ăn.
Ngủ
- Trẻ ngủ đúng giờ và đúng thời gian quy định.
- Không nói chuyện trong giờ ngủ.
- Ngủ dậy đúng giờ, biết giúp cô cất đồ dùng cá nhân đúng nới quy định
Hoạt động chiều
- Trẻ chơi các góc
Làm quen tiếng anh : Màu tím ( purple), màu vàng
Kể cho trẻ nghe chuyện: Những góc nhà hạnh phúc
Ôn làm quen TA: màu tím, màu vàng
- Biểu diễn văn nghệ cuối tuần
Trả trẻ
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong một ngày.
- Dọn dẹp về sinh lớp học sạch sẽ trước khi ra về.
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ ngày/Nội dung
Mục đích – yêu cầu
Phương pháp – hình thức tổ chức
Thứ 2 
Ngày 28/ 10/2019
PTTC
Chạy liên tục theo đường dích dắc 3-4 điểm(t2)
-Trẻ biết tên bài tập vận động cơ bản: Chạy liên tục theo đường dích dắc.
- Trẻ biết chạy theo đường dích dắc.
- Trẻ biết tên TCVĐ và hiểu cách chơi trò chơi: Chuyền bóng bằng 2 tay
- Trẻ có kỉ năng thực hiện chạy theo đường dích dắc
- Trẻ có kỹ thực hiện được vận động chạy theo đường dích dắc. 
- Trẻ thực hiện được theo hiệu lệnh của cô: Điểm số, dồn hàng, tách hàng, chuyển đội hình 
- Trẻ chơi được trò chơi vận động “ Chuyền bóng bằng 2 tay” 
- Trẻ hứng thú tham gia bài tập và trò chơi vận động
I. Chuẩn bị
- 2 con đường đặt mỗi đường 5-6 điểm dích dắc khoảng cách giữa các điểm 1,5-2m. 
- 10 quả bóng màu xanh, 10 quả bóng màu đỏ 
II. Tiến hành
* Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú 
* Hoạt động 2: Khởi động. 
- Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc chuyển thành vòng tròn (kết hợp các kiểu đi: đi thường, đi nhanh, đi kiễng gót, đi khom lưng, chạy: Chạy nhanh, chạy chậm,theo nhạc bài “ Ba chú gấu”) rồi di chuyển thành 3 hàng ngang dãn cách đều. 
* Hoạt động 3 : Trọng động 
Hôm nay cô sẽ dạy các con bài tập vận động “ Chạy theo đường dích dắc” để thực hiện được bài tập được tốt cô xin mời các con cùng với cô tập PTPTC nhé. 
+ BTPTC: Tập kết hợp theo nhạc bài: “ Cả nhà thương nhau”. 
- ĐT Tay vai : Đưa 2 tay ra trước, gập khuỷu tay 
(Thực hiện 2Lx8 N) 
- ĐT Chân: Hai tay đưa ra phía trứơc khuỵu gối. 
(Thực hiện 3lx 8N) 
-ĐT Bụng : Nghiêng người sang bên .
(Thực hiện 2 lx8N) 
- ĐT bật: bật tiến về trước
( Thực hiện 3lx8N) 
*Vận động cơ bản: “Chạy liên tục theo đường dích dắc”: 
- Trẻ điểm số tách hàng thành 2 hàng ngang đối diện nhau: 
- Nhìn xem trước mặt các con có gì?. 
- Các con ơi! các con có biết 2 vạch này để làm gì không ? Các con có muốn vượt qua con đường này không? 
- À, Để vượt được qua con đường này, hôm nay cô sẽ cho các chạy theo đường dích dắc. Muốn vượt qua được các con chú ý cô làm mẫu nhé! 
- Cô thực hiện mẩu 1 lần không phân tích động tác 
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác: 
+ Tư thế chuẩn bị: đứng trước vạch xuất phát chân nọ tay kia đầu gối hơi khuỵu, khi có hiệu lệnh chạy cô sẽ chạy theo đường dích dắc không chệch ra khổi đường dích dắc. Sau khi thực hiện xong các con sẽ về cuối hàng đứng. 
- Khi thực hiện bài tập các con phải thực hiện đúng kỹ thuật nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương khớp.
- Cô Mời 2 cháu  lên thực hiện 
- Lần 1: Cho lần lượt cả lớp thực hiện (mỗi lần 2  cháu). 
- Lần 2: Tiếp tục cho cả lớp thực hiện( Mỗi lần 2 trẻ) 
- Cô chú ý sửa sai kịp thời. 
- Lần 3: Cô cho trẻ thực hiện dưới hình thức thi đua nhau. 
- Mời trẻ thực hiện. 
- Giáo viên khen trẻ. 
* Củng cố: Các con vừa thực hiện bài tập gì? 
- Bạn nào giỏi lên thực hiện lại bài tập cho cô và các bạn cùng xem. 
- Cô mời 2 trẻ khá lên thực hiện 
- Khen trẻ. 
*Trò chơi vận động “Chuyền bóng bằng 2 tay”. 
Tiếp theo cô sẻ cho các con chơi một trò chơi các con có thích không? À, đó là trò chơi “ Chuyền bóng bằng 2 tay”. Bạn nào đã biết cách chơi của trò chơi này rồi nói cho cô và các bạn cùng nghe nào. 
Cô nêu lại cách chơi, luật chơi của trò chơi: Ở trò chơi này cô sẽ chia lớp mình thành 2 đội, nhiệm vụ của 2 đội sẽ phải dùng tay chuyền thật khéo léo những quả bóng cho những người bạn trong đội nếu đội nào đánh rơi bóng thì quả bóng của đội đó sẽ không được tính. 
Cho trẻ chơi sau mỗi lần chơi cô cùng trẻ kiểm tra kết quả của 2 đội 
*Hoạt động 4: Hồi tĩnh: 
Cho trẻ đi nhẹ nhàng  kết hợp hít thở sâu theo giai điệu bài hát “ Gia đình nhỏ hạnh phúc to”. Gia đình là nơi các thành viên trong gia đình đoàn tụ, vậy các con cùng nhắm mắt lại và nghĩ về gia đình của mình nhé. 
Hoạt động ngoài trời
Quan sát nhà 1 tầng
TCVĐ: Về đúng nhà
- Trẻ gọi tên, quan sát nhận biết một số đặc điểm nổi bật của ngôi nhà và ích lợi của ngôi nhà 1 tầng .
- Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ, phát triển vốn từ, ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ yêu ngôi nhà và biết giữ gìn ngôi nhà của mình luôn sạch đẹp.
I.Chuẩn bị
- Tranh vẽ ngôi nhà một tầng.
- Que tính, phấn.
 II. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú
- Cô trò chuyện cùng trẻ về chủ đề nhánh.
2. Hoạt động 2: Quan sát có mục đích: Quan sát nhà 1 tầng
- Cô dẫn trẻ đến địa điểm quan sát và hát bài "dung dăng dung dẻ".
+ Các con quan sát xem ngôi nhà này như thế nào?
+ Ngôi nhà này mấy tầng?
+ Ngôi nhà này do ai làm ra?
+ Ngôi nhà này để làm gì?
- Cô nhắc lại đặc điểm của ngôi nhà
+ Để cho ngôi nhà khang trang sạch đẹp phải làm gì?.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo vệ , không bôi vẽ bẩn lên tường nhà, hàng ngày quét dọn sạch sẽ.vệ sinh môi trường sạch đẹp.
3. Hoạt động 3: Chơi vận động: về đúng nhà
- Giới thiệu: Trò chơi  “về đúng nhà”
- Cách chơi: Gợi ý cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 4 -5 lần.
- Nhận xét trẻ sau mỗi lần chơi
4. Hoạt động 4: Chơi tự do: Que tính, phấn
- Cô qui định nơi chơi cho trẻ
- Bao quát trẻ chơi
- Kiểm tra lại trẻ khi hết giờ chơi.
SHC
Trẻ chơi theo các góc
- TrÎ biÕt thỏa thuận trước khi chơi, thể hiện đúng các góc chơi của mình.
- Trẻ chơi ngoan, không tranh giành đồ chơi của bạn.
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
I.Chuẩn bị : 
- Đồ chơi ở các góc.
II. TiÕn hµnh:
- Cô nêu mục đích buổi hoạt động.
- Cho trẻ đàm thoại về các góc chơi.
- Ý định các con chơi ở góc chơi nào?
- Cho trẻ nêu định hướng các góc chơi.
- Cô khái quát lại.
- Cho trẻ về các góc chơi.
- Cô động viên và nhắc nhở trẻ chơi.
* Đánh giá hằng ngày:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
Thứ ngày/Nội dung
Mục đích – yêu cầu
Phương Pháp - Hình thức tổ chức
Thứ 3
Ngày 29/10/2019
KPXH
Tìm hiểu về ngôi nhà của bé
- Trẻ biết kể về ngôi nhà của mình.
- Trẻ biết nguyên vật liệu xây nên ngôi nhà.
- Trẻ biết phân biệt, so sánh nhà một tầng,nhà nhiều tầng.
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
- Luyện kĩ năng nhớ,quan sát cho trẻ.
- Thông qua bài học trẻ biết yêu quý và bảo vê ngôi nhà của mình.
I. CHUẨN BỊ
- Bài hát “nhà của tôi”
- Máy tính, mô hình nhà 1 tầng mái ngói, nhà 1 tầng mái bằng,nhà nhiều tầng.
- Bài hát “nhà của tôi”của tác giả Thu Hiền.
- Máy tính, mô hình nhà 1 tầng mái ngói, nhà 1 tầng mái bằng,nhà nhiều tầng.
- Lô tô nhà 1 tầng mái ngói,nhà 1 tầng mái bằng, nhà nhiều tầng đủ cho mỗi trẻ.
II. CÁCH TIẾN HÀNH         
* Hoạt động 1: Ổn định, gây hứng thú
- Cô cùng trẻ hát bài “Nhà của tôi” sáng tác Thu Hiền.
+ Cô vừa cùng các con hát bài hát gì?
+ Nội dung bài hát nói về điều gì?
+ Sau khi tan trường về bố mẹ đón các con về đâu?
+ Ngôi nhà là nơi chúng ta làm gì ở đó? (Là nơi gia đình sinh sống, sinh hoạt ăn, ngủ, xem ti vi)
* Hoạt động 2: Nội dung
a. Trò chuyện ngôi nhà gia đ bé.
- Ai cũng có ngôi nhà của mình bạn nào có thể kể cho cô và cả lớp nghe về nhà của mình?
+ Nhà con là nhà kiểu gì?(nhà mái ngói,nhà mái bằng, hay nhà cao tầng).
+ Nhà con sơn màu gì?
+ Nhà con có mấy phòng? Đó là những phòng nào?
+ Có mấy cửa ra vào? Và mấy cửa sổ?
+ Xung quanh nhà có những gì?
=> Các con ạ! Mỗi ai trong chúng ta đều được sống hạnh phúc trong ngôi nhà của mình. Ở đó các con được mọi người trong gia đình quan tâm, thương yêu, chăm sóc, dạy dỗ các con lên người.
- Các con có yêu quý ngôi nhà của mình không?
- Các con phải làm gì để chăm sóc ngôi nhà của mình?
=> Cô giáo dục trẻ không vứt rác bừa bãi,không vẽ bẩn lên tường,biết giúp đỡ bố mẹ những công việc nhỏ như: quét nhà, nhặt rau,
b. Giới thiệu các kiểu nhà.
+ Quan sát ngôi nhà 1 tầng mái ngói.
- Các con có nhận xét gì về ngôi nhà?
+ Ngôi nhà có kiểu gì?
+ Mái ngói có màu gì?
+ Ngôi nhà sơn màu gì?
+ Mái nhà có dạng hình gì?
+ Thân nhà giống hình gì?
+ Có mấy cửa ra vào?
+ Bao nhiêu cửa sổ?
+ Ngôi nhà đựơc làm từ nguyên vật liệu nào?
+Ai xây nên ngôi nhà?
- Nhà mái ngói thường có nhiều ở đâu?
=> Đây là ngôi nhà một tầng, có mái ngói màu đỏ, mái nhà có dạng giống hình tam giác, thân nhà hình chữ nhật, có 1 cửa ra vào và 2 cửa sổ hình vuông. Nhà mái ngói này có rất nhiều ở nông thôn.Ở thành phố có ít nhà mái ngói hơn.
- Cô giới thiệu các kiểu nhà mái ngói khác.
+ Quan sát ngôi nhà 1 tầng mái bằng.
- Cho trẻ đưa ra những lời nhận xét của mình.
- Con thấy ngôi nhà này có đặc điểm gì?
+ Ngôi nhà sơn màu gì?
+ Có mấy cửa ra vào? Bao nhiêu cửa sổ?
+ Ngôi nhà có hình gì?
+ Phía trên ngôi nhà có đặc điểm gì?
+ Hàng lan can có tác dụng gì?
=> Đây là ngôi nhà 1 tầng mái bằng,sơn màu hồng, có 1 cửa ra vào, 2 cửa sổ.Phía trên trần nhà có lan can có tác dụng để chắn khỏi bị ngã và làm đẹp ngôi nhà. Kiểu nhà này có cả ở nông thôn và thành phố.
+ Quan sát nhà nhiều tầng.
- Các con quan sát thấy ngôi nhà này có mấy tầng?
- Ngôi nhà được sơn màu gì?
- Thân nhà có hình gì?
- Từ tầng 1 muốn lên tầng 2 phải làm như thế nào?
=> Đây là ngôi nhà 2 tầng có nhiều phòng, thân nhà có dạng hình chữ nhật, các cửa sổ có dạng hình vuông. Ngày nay để tiết kiệm diện tích thì cả thành phố và nông thôn dều xây nhà 2-3 tầng để ở.
- Cô giới thiệu các kiểu nhà nhiều tầng khác: nhà chung cư, biệt thự
c. So sánh các kiểu nhà.
* Nhà 1 tầng mái ngói và nhà 1 tầng mái bằng.
- Các con có nhận xét 2 ngôi nhà có điểm gì giống và khác nhau?
+ Giống nhau: Đều là nhà dùng để ở, đều là nhà 1 tầng, có cửa sổ, cửa ra vào,
+ Khác nhau: Nhà 1 tầng có mái ngói màu đỏ không có lan can,sơn màu vàng. Nhà mái bằng không có mái ngói,có lan can, sơn màu hồng.
* Nhà 1 tầng mái ngói và nhà nhiều tầng.
+ Giống nhau: Đều là nhà dùng để ở
+ Khác nhau: Ngôi nhà 1 tầng mái ngói thấp hơn, không có lan can. Ngôi nhà nhiều tầng cao hơn, có lan can, không có mái ngói.
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 rổ lô tô trong đó có mô hình các kiểu nhà khác nhau
- Cho trẻ dơ lô tô theo yêu cầu của cô (Yêu cầu trẻ chọn lô tô nhà mái bằng/ lô tô ngôi nhà mái ngói, ?)
- Cô quan sát, nhận xét, sửa sai.
* Hoạt động 4: Chơi trò chơi
+ TC1: “ Nhà nào biến mất”.
- Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi:
Trên màn hình có bức tranh các kiểu nhà các con sẽ cùng hướng lên màn hình quan sát xem ngôi nhà nào biến mất nhé!
- Cô cho trẻ chơi.
+ TC2: “ Về đúng nhà của mình”.
Cô hướng dẫn trẻ luật chơi, cách chơi:
+ Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 lô tô hình các kiểu nhà tương ứng với 3 bức tranh. Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát bài “ Nhà của tôi” khi có hiệu lệnh “về đúng nhà” trẻ phải về đúng ngôi nhà giống hình ảnh trên lô tô.
+ Luật chơi: Ai về nhầm nhà phải nhảy lò cò.
- Cô nhận xét, tuyên dương
* Giáo dục trẻ: Mỗi chúng ta đều sống trong ngôi nhà yêu thương, hạnh phúc cùng với ông bà, bố mẹ của mình.Các con phải biết chăm sóc và bảo vệ ngôi nhà của gia đình mình các con nhớ chưa nào!
3. Hoạt động 3: Kết thúc.
- Hôm nay cô đã cho các con trò chuyện về gì?
- Nhận xét tuyên dương cắm hoa bé ngoan.
HĐNT
Nhặt lá xếp hình con vật.
TCVĐ: Hái quả.
Chơi tự do.
- Trẻ biết nhặt những chiếc lá khác nhau để xếp được các con vật
- Trẻ biết cách chơi trò chơi
Hứng thú chơi 
1. Chuẩn bị
- Sân trường thoáng mát, sạch sẽ.
2. Tiến hành.
+ Yêu cầu trước khi ra sân :
- Cô kiểm tra sức khỏe của trẻ, cho trẻ nhắc lại một số yêu cầu trước khi ra sân.
- Cô khái quát lại 
* HĐCCĐ: Nhặt lá xếp hình con vật.
- Cô cho trẻ nhặt lá ở quanh sân trường, mỗi trẻ một loại lá mà trẻ thích, sau đó tập trung lại cô?
- Con nhặt được lá gì? (Hỏi 3-4 trẻ)
- Nó như thế nào?
- Lá có màu gì?
- Từ những chiếc lá con đãnhăt được hãy xếp chúng thành những con vật con yêu thích.
Hỏi 2 -3trẻ con thích con vật gì?
Cho cả lớp xếp cô bao quát trẻ, hướng dẫn cho những trẻ lung túng
Giáo dục trẻ: Lá rụng các con hãy nhặt bỏ vào thùng rác để môi trường xanh, sạch đẹp
* TCVĐ: Hái quả
- Cô nêu cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi
3. Chơi tự do
- Cho trẻ chơi với đồ chơi có ở sân trường.
HĐC
Cho trẻ làm quen tiếng anh: Màu tím (purple), màu vàng(yellow)
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
I.Chuẩn bị : 
- Đồ chơi có Màu tím, màu vàng
II. TiÕn hµnh:
- Cô nêu mục đích buổi hoạt động.
Cô đưa màu xanh lên và hỏi trẻ đây là màu gì ?
A, màu xanh dương tiếng anh được đọc là ‘bờ lu’
Các con cùng phát âm theo cô nào .
Cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm.
Cô đưa màu vàng và hỏi trẻ màu gì ?
Màu vàng tiếng anh được phát âm là : de lâu.
Cho tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm.
Kết thúc : cho trẻ phát âm lại những màu trẻ đã được học
Nhận xét, tuyên dương trẻ
Đánh giá hằng ngày :
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Thứ ngày/ Nội dung
Mục đích – yêu cầu
PP - Hình thức tổ chức
Thứ 4
30/10/2019
Tạo hình: Xếp hình ngôi nhà của bé
- Biết cách cầm khối vuông, khối tam giác, xếp chồng lên nhau tạo thành ngôi nhà theo sự hướng dẫn của cô. 
- Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng xếp chồng, rèn sự khéo léo của đôi bàn tay và tính nhanh nhẹn sáng tạo trong hoạt động học. 
- Trẻ biết nói từ xếp ngôi nhà, xếp chồng khối tam giác lên khối vuông. - Rèn ngôn ngữ mach lạc cho trẻ 
- Trẻ ngoan lễ phép với bố mẹ, ông bà, cô giáo, đoàn kết với bạn, biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi. 
I . Chuẩn bị: 
Khối hình vuông, khối hình tam giác, có màu sắc khác nhau. 
II.Tiến hành
1.Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú: 
+ Cô hát cho trẻ nghe bài “ Cả nhà thương nhau” Sau đó cô hỏi tên trẻ bài hát? nội dung bài hát nói về ai? 
- Cô và trẻ cùng đàm thoại về chủ đề Bé và những người thân yêu. 
Khi đàm thoại xong cô nói: Các cháu ạ sắp đến ngày lễ Nôel rồi đấy. Đến ngày này ai cũng thích bởi vì sẽ được ông già Nôel đến tặng quà đấy các cháu có thích không? 
Cô nói: không biết ngày lễ Nôel năm nay cô cháu mình sẽ được tặng quà gì nhỉ? 
Cô cháu mình sẽ ngồi chờ nhé! (Cô nhờ 1 cô giáo cầm bạn búp bê đến sách 1 giỏ quà gõ cửa vào thăm lớp). Cô nói: ồ ông già Nôel đến rồi đấy! Cô ra mở cửa nhé! Cô chào búp bê và cho trẻ chào theo. 
+ Cô nói: Ông già Nôel bị ốm không đến được nên nhờ bạn búp bê đến tặng quà đấy. Ông mong các cháu phải ngoan, học giỏi thì ông mới yêu.
2.Hoạt động 2: Khám phá đồ chơi: 
+ Giới thiệu bài: Cô nói: Để xem ông già Nôel gửi búp bê mang quà gì đến tặng lớp mình nhé! Cô mở hộp ra và nói có rất nhiều đồ chơi có màu sắc khác nhau. Cô đưa ra cho trẻ quan sát và nhận biết. 
-Cô đặt trước mặt trẻ và hỏi: 
- Cái gì đây? 
- Khối gì? - Khối có màu gì? 
- Cho trẻ nói: Đồ chơi là các khối hình: Màu vàng, màu đỏ, màu xanh.
 - Cho trẻ gọi tên: Khối, khối vuông, khối tam giác 2-3 lần, sau đó cô chỉ cho trẻ quan sát và nói: Đây là 2 khối hình vuông và tam giác, từ những khối hình này cô sẽ xếp được một ngôi nhà.( Cô vừa nói vừa xếp mẫu lần 1) 
+ Cô xếp mẫu lần 1: xếp chậm chính xác 
+ Cô xếp mẫu lần 2: Cô kết hợp phân tích: “Tay phải cô cầm khối vuông màu vàng bằng 2 ngón ( ngón cái và ngón trỏ) đặt xuống nền trước, sau đó cô cầm khối tam giác màu đỏ đặt nhẹ nhàng chồng nên trên khối vuông màu vàng”, thế là cô đã xếp song cái nhà rồi các cháu quan sát xem cô đã xếp được gì đây? 
- Các cháu thấy cô xếp có giỏi không?
 - Các cháu có muốn xếp giống cô không?
 3. Hoạt động 3: Bé cùng chơi xếp ngôi nhà. 
- Cô phát rổ đồ chơi đựng khối vuông và khối tam giác cho trẻ. Tạo tình huống để trẻ xếp nhà tặng búp bê trong ngày lễ Nôel . 
+ Cho trẻ thực hiện: Xếp chồng khối tam giác lên khối vuông tạo thành ngôi nhà.
 - Cô quan sát bao quát trẻ và hướng trẻ cách cầm và cách xếp các khối vuông, khối tam giác tạo thành cái nhà. 
- Trong khi trẻ thực hiện cô khuyến khích trẻ nói: “Xếp chồng- xếp khối tam giác chồng lên khối vuông, thành cái nhà.” 
+ Cô khuyến khích trẻ tích cực tham gia vào hoạt động. Trong khi trẻ xếp: Cô gợi hỏi trẻ: 
Cháu đang chơi cái gì? Cái gì đây? Màu gì? Xếp để tặng ai? 
- Câu hỏi mở rộng: ở nhà cháu có đồ chơi này không? Ai mua cho cháu? Muốn có những đồ chơi này cháu phải làm gì? 
* Cô khái quát lại ý trả lời của trẻ: Các cháu ạ đây là những đồ chơi hình khối có màu sắc khác nhau. ở nhà cháu nào có đồ chơi này về nhà các cháu chơi xếp lại ngôi nhà cho bố mẹ xem nhé! Khi chơi song các cháu phải biết giữ gìn bảo vệ và cất vào nơi quy định. 
4. Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm. 
- Cô nhận xét những sản phẩm trẻ xếp đẹp và động viên khuyến khích những sản phẩm trẻ chưa hoàn thiện. 
+ Củng cố: Cô hỏi trẻ tên bài. 
+ Giáo dục: Ngoài những đồ dùng này ra còn nhiều đồ dùng, đồ chơi hình khối khác nữa, giờ sau cô sẽ cho các cháu chơi. Khi chơi song các cháu phải biết giữ

File đính kèm:

  • docLop 3 tuoi_12737432.doc