Kế hoạch giáo dục lớp mầm - Chủ đề nhánh: Bé biết gì về giao thông đường bộ

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức.

 - Trẻ biết tên, đặc điểm của một số phương tiện giao thông đường bộ.

 - Trẻ biết công dụng của nó đối với con người.

 - Biết được một số quy định dành cho người đi bộ và chấp hành những quy định dành cho người đi bộ, đi theo tín hiệu của đèn giao thông.

- Biết trả lời các câu hỏi cô đưa ra: Con biết gì về phương tiện giao thông đường bộ. - Nhớ được tên bài thơ hiểu nội dung bài thơ và nhớ tên các nhân vật trong bài thơ:"Bé tập đi xe đạp", hát thuộc bài hát và vận động đúng nhạc bài hát:" Bác đưa thư vui tính".

 2. Kỹ năng

 -Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay, các ngón tay, sự nhanh nhẹn của đôi chân thông qua vận động: Bò dích dắc bằng bàn tay cẳng chân qua 5-6 hộp.

 - Rèn cho trẻ kỷ năng xếp tương ứng 1-1, tạo nhóm.

 - Rèn cho trẻ kỷ năng đọc diễn cảm, vận động theo nhạc.

 3. Thái độ

 - Biết được một số hành vi văn minh khi đi trên xe, khi đi trên đường. Biết giữ gìn an toàn cho bản thân.

 - Biết chơi cùng với bạn, không giành đồ chơi của bạn, chơi xong biết cất đồ chơi gọn gàng ngăn nắp.

 

doc12 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch giáo dục lớp mầm - Chủ đề nhánh: Bé biết gì về giao thông đường bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề nhánh: Bé biết gì về giao thông đường bộ
1 Tuần : (Từ ngày 15 /03 đến ngày 19/ 03 năm 2010)
I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức.
 - Trẻ biết tên, đặc điểm của một số phương tiện giao thông đường bộ.
 - Trẻ biết công dụng của nó đối với con người.
 - Biết được một số quy định dành cho người đi bộ và chấp hành những quy định dành cho người đi bộ, đi theo tín hiệu của đèn giao thông.
- Biết trả lời các câu hỏi cô đưa ra: Con biết gì về phương tiện giao thông đường bộ. - Nhớ được tên bài thơ hiểu nội dung bài thơ và nhớ tên các nhân vật trong bài thơ:"Bé tập đi xe đạp", hát thuộc bài hát và vận động đúng nhạc bài hát:" Bác đưa thư vui tính".
 2. Kỹ năng
 -Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay, các ngón tay, sự nhanh nhẹn của đôi chân thông qua vận động: Bò dích dắc bằng bàn tay cẳng chân qua 5-6 hộp. 
 - Rèn cho trẻ kỷ năng xếp tương ứng 1-1, tạo nhóm. 
 - Rèn cho trẻ kỷ năng đọc diễn cảm, vận động theo nhạc.
 3. Thái độ 
 - Biết được một số hành vi văn minh khi đi trên xe, khi đi trên đường. Biết giữ gìn an toàn cho bản thân.
 - Biết chơi cùng với bạn, không giành đồ chơi của bạn, chơi xong biết cất đồ chơi gọn gàng ngăn nắp.
 - Biết giữ các sản phẩm của mình, của bạn.
II. chuẩn bị
	* Đồ dùng học tập:
- Một số PTGT đường bộ.
	- Tranh thơ: "Bé tập đi xe đạp"
	- Các PTGT trong phạm vi 10.
 	* Đồ chơi các góc:
	- Bổ sung góc bác sĩ
	-Tìm tranh ảnh, hoạ báo, giấy màu... cho trẻ hoạt động các góc trên tường.
 -Trang trí các góc hoạt động trên tường, mảng chủ đề: "Bé biết gì về giao thông đường bộ"
Kế hoạch hoạt động
hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thể dục sáng
- Hô hấp: Máy bay ù. ù...
 - Tay : Hai tay đưa ra trước lên cao
 - Chân : Ngồi khỵu gối
 - Bụng : Quay người sang hai bên.
 - Bật : Bật luân phiên chân trước chân sau.
Hoạt động HỌC có chủ đích
HĐVĐ
Bò dích dắc bằng bàn tay cẳng chân qua 5-6 hộp
Trò chơi: Kéo co.
HĐLQVT
 Đếm đến 10, NB các nhóm có SL 10, NB số 10
HĐLQVH:
Thơ : Bé tập đi xe đạp
HĐKPXH.
Bé biết gì về PTGT đường bộ.
HĐÂN
Hát + VĐ: Bác đưa thư vui tính.
Hoạt động ngoài trời.
- QS xe đạp.
- TCVĐ: 
+Bánh xe quay.
+ Máy bay ù, ù...
-Chơi tự do 
-QS xe máy.
-TCVĐ:
+ Nhảy qua suối.
+Chi chi chành chành.
-Vẽ xe máy. 
-QS ô tô khách
-TCVĐ:
+ Ô tô về bến.
+Oan tù tỳ.
-Chơi tự do 
-QS ô tô con.
-TCVĐ: +Cướp cờ.
+Thổi nơ bay
-Vẽ ô tô 
-QS ô tô tải.
-TCVĐ:
+Kéo co
+Máy bay ù.ù..
-Chơi tự do 
Hoạt động góc
* Góc xây dựng: Xây dựng bến đổ xe.
* Góc phân vai : Chơi mẹ con, bác sỹ, y tá, bán hàng PTGT.
* Góc nghệ thuật: Vẽ, tô màu về các loại PTGT đường bộ.
*Góc thư viện: Xem sách tranh về các loại PTGT đường bộ,cắt dán các loại PTGT đường bộ thành sách tranh.
Hoạt động chiều
-Tập TC: Tả lá xoài
-Chơi tự chọn ở góc
-Làm quen 1 số biển báo GT đường bộ.
-Ôn TC Tả lá xoài.
- Giải câu đố về PTGT đường bộ. 
- Đọc đồng dao: Gánh gánh gồng gồng.
- Thực hành luật giao thông đường bộ.
- Ôn bài thơ: Bé tập đi xe đạp.
-Đúng CĐ, GT CĐ mới.
-Ca múa hát tập thể.
-BBBN
tổ chức hoạt động.
Thứ 2 ngày 15 tháng 03 năm 2010
Nội dung
Mđ- yc
chuẩn bị
Tổ chức hoạt động
HĐVĐ : 
 Bò dích dắc bằng bàn tay cẳng chân qua 5-6 hộp
 Trò chơi: Kéo co.
Hoạt động ngoài trời: 
- QS xe đạp.
- TCVĐ:
+Bánh xe quay.
+ Máy bay ù, ù...
Chơi tự do
Hoạt
động chiều
Tập trò chơi:Tả lá xoài.
Hoạt động tự chọn:Chơi tự do ở 
-Trẻ biết phối hợp chân tay khi bò dích dắc qua 5-6 hộp.
-Biết phối hợp với nhau và nhường nhịn nhau trong khi chơi.
Trẻ được hít thở không khí trong lành, biết được một số đặc điểm ,công dụng của xe đạp.
Trẻ chơi thành thạo trò chơi
Trẻ biết tên trò chơi, nắm được cách chơi,luật chơi,chơi tốt trò chơi
+Của cô:xắc xô ,phấn .
 + Của trẻ: 5-6 hộp.
 Xe đạp 1 chiếc
-Phấn vẽ, lau chùi đồ chơi ở sân.
* Hoạt động 1 : Cô cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp luyện các kiểu đi, chạy
* Hoạt động 2: Bài tập phát triển chung 
- Tay: Hai tay đưa ra trước gập trước ngực (4L x8n)
 - Chân: Chân đưa ra trước lên cao (4L x 8n)
 - Bụng: Cúi gập người về phía trước hai tay chạm ngón chân (2L x 8n
 - Bật : Bật luân phiên chân trước chân sau
(2L x8n)
* Hoạt động 3: VĐCB :Bò dích dắc bằng bàn tay cẳng chân qua 5-6 hộp
 -Cô làm mẫu:
+ Lần 1: LM toàn phần không dùng lời.
+Lần 2; LM và cô giải thích rõ.
Tư thế chuẩn bị hai tay cô chống xuống sàn quỳ hai đầu gối xuống sàn , khi có hiệu lệnh phối hợp tay nọ chân kia bò dích dắc qua 5-6 hộp và không chạm người vào hộp .
-Trẻ thực hiện: Cô mời 1 trẻ lên làm thử sau đó lần lượt trẻ thực hiện đến hết lớp.Cô chú ý sửa sai.
-Cô tổ chức cho 2 đội thi đua (2 lần). Nhận xét sau mỗi lần trẻ thi đua.
 Trò chơi: Kéo co.
Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi.
* Hoạt động 4 : cô cho trẻ đi lại hít thở nhẹ nhàng.
* Hoạt động có chủ đích:Qs xe đạp.
Dặn dò trẻ trước lúc ra sân và giao nhiệm vụ cho trẻ.
-Cho trẻ quan sát thảo luận và đưa ra các ý kiến về chiếc xe đạp. Cô khái quát lại , mỡ rộng nội dung ,giáo dục .
*TCVĐ:
-TC 1: Bánh xe quay.
-TC 2: Máy bay ù, ù...
 - Cô giới thiệu tên trò chơi , cách chơi , luật chơi và cho trẻ chơi
*Chơi tự do:
- Cho trẻ chơi xích đu ,cầu trượt, vẽ về các loại cây bé thích.
Cô bao quát, gợi ý hướng dẫn trẻ chơi.
-Cho trẻ ra sân ,giới thiệu với trẻ tên trò chơi, cách chơi và cô chơi thử cho trẻ xem .
-Cô mời 1 trẻ lên chơi thử sau đó cho lần lượt trẻ lên thực hiện thử trò chơi.
-Cô hướng dẫn trẻ chơi.Cho trẻ vào lớp
-Cho trẻ chơi tự chọn ở các góc ,cô bao quát trẻ chơi.
Đánh giá
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 16 tháng 0 3năm 2010
Nội dung
Mđ- yc
chuẩn bị
Tổ chức hoạt động
HĐLQVT
Đếm đến 10, nhận biết các nhóm có số lượng 10 và nhận biết số 10.
Hoạt động ngoài trời: 
- QS xe máy
-TCVĐ:
+ Nhảy qua suối.
+Chi chi chành chành.
-Vẽ xe máy. 
Hoạt động chiều
Làm quen 1 số biển báo GT đường bộ.
-Ôn TC Tả lá xoài.
-Trẻ biết đếm đến 10, nhận biết các nhóm có số lượng 10 và nhận biết số 10.
-Rèn KN xếp tương ứng 1-1.
- Chơi thành thạo các trò chơi.
Trẻ biết được một số đặc điểm nỗi bật ,công dụng của xe máy đối với cuộc sống con người.
Chơi tốt trò chơi.
Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ các phương tiện giao thông .
Trẻ biết được tên gọi, công dụng của các biển báo hiệu giao thông đường bộ . Giáo dục trẻ chấp hành đúng luật khi đi đường.
Một số phương tiện giao thông đường bộ.
Mỗi trẻ một rổ đựng 10 chiếc ô tô , 10 chiếc máy bayvà các thẻ số từ 1 đến 10.
- Xe máy 1 chiếc.
- Phấn vẽ, lau chùi đồ chơi ở sân.
- Một số biển báo GT đường bộ.
*Hoạt động 1:Ôn số lượng trong phạm vi 9
-TC1: Ai tin mắt.
Trẻ tham quan bãi đổ xe, tìm và đếm số PTGT có số lượng 9, chọn thẻ số tương ứng. 
-TC 2: Thi xem ai nhanh.
Cho trẻ thi đua nhau lên chọn phương tiện giao thông sao cho đủ số lượng 9. Nhóm nào chọn nhanh và đúng đưa lên trước sẽ chiến thắng.Cho trẻ đếm và đọc chữ số tương ứng.
*Hoạt động 2: Đếm đến 10, nhận biết các nhóm có số lượng 10 và nhận biết số 10.
-Cho trẻ xếp tất cả số máy bay thành một hàng.
-Cho trẻ xếp 9 chiếc ô tô ,dưới mỗi máy bay là 1 chiếc ô tô. So sánh số ô tô và số máy bay.
-Cho trẻ đếm số ô tô, số máy bay.Số nào nhiều hơn, số nào ít hơn? Nhiều hơn mấy, ít hơn mấy?
-Cho trẻ đếm số ô tô , số máy bay .
-Muốn số ô tô bằng số máy bay ta phải làm gì?(Thêm 1 ô tô).
-Số ô tôvà số máy bay như thế nào với nhau? Bằng nhau và đều bằng mấy?Chọn thẻ số tương ứng là mấy. Cho cả lớp phát âm, nhóm, cá nhân.
-Cho trẻ chọn thẻ số tương ứng và đặt.
-Bớt 2 ô tô, 10 ô tô bớt 2 ô tô còn mấy ô tô? Chọn thẻ số tương ứng là mấy?
-Cho trẻ bớt dần đến hết.
-Vừa cát vừa đếm số máy bay. 
*Hoạt động 3: Luyện tập đếm đến 10, nhận biết các nhóm có số lượng 10 và nhận biết số 10.
-TC1: Tìm xung quanh lớp các nhóm đồ dùng có số lượng 10. 
-TC2: Ai nhanh nhất.
Hai đội thi nhau gắn PTGT sao cho đủ số lượng 10. 
*Hoạt động nhóm: Trẻ về nhóm vẽ các sản phẩm, cắt dán các sản phẩm có số lượng 10. 
*Hoạt động có chủ đích: QS xe máy
 Dặn dò trẻ trước lúc ra sân và giao nhiệm vụ cho trẻ.
Cho trẻ quan sát thảo luận và đưa ra các ý kiến về xe máy. Cô khái quát lại , mỡ rộng nội dung ,giáo dục .
*TCVĐ:
- TC 1: Nhảy qua suối.
- TC 2: Chi chi chành chành.
 Cô giới thiệu tên trò chơi , cách chơi , luật chơi và cho trẻ chơi.
*Chơi tự do:
Cho trẻ chơi xích đu ,cầu trượt, vẽ về những gì trẻ thích. Cô bao quát, gợi ý hướng dẫn trẻ chơi.
* Cô giới thiệu với trẻ về 1 số biển báo hiệu giao thông đường bộ về tên gọi, công dụng và ý nghĩa của nó.
- Cho trẻ nhắc lại các loại biển báo: Cả lớp, nhóm, cá nhân.
- Cho trẻ chơi: Thi xem ai nhanh.
Cô dưa biển báo và các nhóm thi nhau dành quyền trả lời.
* Cô giới thiệu tên TC, cho trẻ nhắc cách chơi và cho trẻ chơi TC: Tả lá xoài.
 Đánh giá
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
 Thứ 4 ngày 17tháng 03 năm 2010
Nội dung
Mđ- yc
chuẩn bị
Tổ chức hoạt động
HĐLQVH
 Thơ: Bé tập đi xe đạp.
Hoạt động ngoài trời:
-QS ô tô khách
-TCVĐ:
+ Ô tô về bến.
+Oăn tù tỳ.
-Chơi tự do 
Hoạt động chiều
- Giải câu đố về PTGT đường bộ. 
- Đọc đồng dao: Gánh gánh gồng gồng.
- Trẻ đọc thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ, nhớ tên bài thơ, trả lời được các câu hỏi mà cô đặt
 ra.
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm.
Giáo dục trẻ biết yêu quý, giữ gìn và bảo quản các PTGT, biết 1 số luật giao thông đường bộ.
Biết được một số đặc điểm nổi bật và công dụng của ô tô khách.
Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi.
Trẻ trả lời được các câu đố về PTGT đường bộ.
Tranh thơ: Bé tập đi xe đạp.
Giấy vẽ, sáp màu đủ cho số trẻ.
 Ô tô khách 2-3 chiếc.
Phấn vẽ.
Xắc xô.
Bóng bay và các câu đố về PTGT đường bộ.
 *Hoạt động 1:Cô mở màn hình cho trẻ xem về các loại phương tiện giao thông đường bộ. Cô giới thiệu tên bài thơ.
*Hoạt động 2:Cô đọc thơ cho trẻ nghe.
-Lần 1 :Cô đọc diễn cảm cho trẻ nghe.
-Lần 2: Cô đọc thơ kết hợp tranh .
*Đàm thoại:
-Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì?
-Trong bài thơ có những nhân vật nào?
- Bài thơ nói về điều gì?
 - Em bé tập xe đạp như thế nào?
- Khi thấy em bé tập xe đạp ông đã nói gì?
*Giáo dục trẻ:Biết yêu quý, giữ gìn và bảo quản các phương tiện giao thông và biết 1 số luật giao thông đường bộ.
*Hoạt động 3: Cho trẻ đọc thơ.
- Cả lớp đọc theo cô, nhóm, tổ, cá nhân.
- Các tổ đọc theo yêu cầu của cô.
- Cả lớp đọc theo hiệu lệnh của cô.
- Các tổ đọc nối tiếp các khổ thơ.
*Hoạt động 4: Cho trẻ về nhóm vẽ ,xé dán các nhân vật trong bài thơ.
*Hoạt động có chủ đích: QS ô tô khách.
- Dặn dò trẻ trước lúc ra sân và giao nhiệm vụ cho trẻ.
*Cho trẻ quan sát thảo luận và đưa ra các ý kiến về ô tô khách . Cô khái quát lại , mỡ rộng nội dung ,giáo dục .
*TCVĐ:
- TC 1:Ô tô về bến.
- TC 2: Oăn tù tỳ.
 -Cô giới thiệu tên trò chơi , cách chơi , luật chơi và cho trẻ chơi
*Chơi tự do: Cho trẻ chơi xích đu ,cầu trượt, vẽ về phương tiện giao thông mà trẻ thích .Cô bao quát, gợi ý hướng dẫn trẻ chơi.
* Cho trẻ lên hái hoa dân chủ, mỗi lần trẻ lên chọn 1 cái bóng bay là có ẩn chứa câu hỏi.
-Cho trẻ trả lời , cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
-Cô thay đổi các hình thức theo tổ, nhóm, cá nhân để trẻ hứng thú hơn.
* Cô cho trẻ đọc và chơi theo bài đồng dao: Gánh gánh gồng gồng.
Đánh giá:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Thứ 5 ngày 18 tháng 03 năm 2010
Nội dung
Mđ-yc
chuẩn bị
Tổ chức hoạt động
HĐKPXH
Bé biết gì về PTGT đường bộ
Hoạt động ngoài trời:
-QS ô tô con.
-TCVĐ: +Cướp cờ.
+Thổi nơ bay
-Vẽ ô tô.
Hoạt động chiều: 
 -Thực hành luật giao thông đường bộ.
- Ôn bài thơ: Bé tập đi xe đạp.
-Trẻ biết các đặc điểm nổi bật khác nhau của các loại phương tiện giao thông đường bộ và lợi ích của chúng đối với con người.
-Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.
-Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo quản các loại phương tiện giao thông và nhớ luật giao thông đường bộ.
Biết được một số đặc điểm nổi bật của ô tô con.
Chơi thành thạo trò chơi.
-Trẻ thực hành đúng luật của giao thông đường bộ.
- Đọc thuộc bài thơ.
Tranh một số phương tiện giao thông đường bộ. 
-Máy vi tính, tranh chơi trò chơi.
Ô tô con: 2-3 chiếc.
Phấn vẽ.
Xắc xô, 
-Các biển báo giao thông đường bộ
- Đàn.
*Hoạt động 1:Trò chuyện về các loại phương tiện giao thông mà trẻ biết.
 Cho trẻ xem 1 số hình ảnh các loại phương tiện giao thông ở trên máy.
TC: Thi đội nào nhanh.
-Trẻ xem các hình ảnh trên máy sau đó nói lại tên các loại các loại phương tiện giao thông cho cô ghi lên máy.
-Đội nào nói được nhiều các loại phương tiện giao thông sẽ chiến thắng.
* Hoạt động 2: Khám phá các loại phương tiện giao thông đường bộ .
-Cô chia 3 nhóm quan sát 3 loại phương tiện giao thông đường bộ và tìm các đặc điểm nổi bật mà các loại phương tiện giao thông khác không có.
Cô mời đại diện các nhóm nêu lên nhận xét về từng loại PTGT:
+ Xe máy:chạy bằng động cơ và dùng xăng, có 2 bánh, chạy nhanh, khi ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm, có còi, đèn xy nhan xin đường, gương chiếu hậu,...
+Xe ô tô: Chạy bằng động cơ và dùng dầu, có nhiều bánh, chạy nhanh,có còi, đèn xy nhan xin đường, gương chiếu hậu, chở được nhiều người,...
+Xe đạp: Dùng sức người để đạp, chở được ít người,...
Cô khái quát lại và giáo dục trẻ đi về phía bên phải, ngồi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm, ngồi trên ô tô không thò đầu ra ngoài,...
* Hoạt động 3: Trò chơi luyện tập
TC 1: Thi xem ai nhanh
Hai đội thi nhau chọn phương tiện giao thông theo yêu cầu của cô.
-TC 2: Về đúng nơi hoạt động.
Cho trẻ gắn PTGT đúng nơi hoạt động của nó.
*Hoạt động 4: Hoạt động nhóm.
Cho trẻ vẽ, xé dán các loại phương tiện giao thông trẻ thích.
*Hoạt động có chủ đích: QS ô tô con.
- Dặn dò trẻ trước lúc ra sân và giao nhiệm vụ cho trẻ.
*Cho trẻ quan sát thảo luận và đưa ra các ý kiến về ô tô con. Cô khái quát lại , mỡ rộng nội dung ,giáo dục .
*TCVĐ: 
- TC 1: Cướp cờ.
- TC 2: Thổi nơ bay
-Cô giới thiệu tên trò chơi , cách chơi , luật chơi và cho trẻ chơi
*Chơi tự do: Cho trẻ chơi xích đu ,cầu trượt, vẽ về ô tô .Cô bao quát, gợi ý hướng dẫn trẻ chơi.
*Cô trò chuyện với trẻ về giao thông đường bộ và luật khi đi đường mà trẻ biết. 
*Cô giới thiệu với trẻ về các loại biển báo giao thông đường bộ cho trẻ xem.
*Cô tổ chức cho trẻ thực hành với các biển báo cô giới thiệu qua các bài hát: Đường em đi, em đi qua ngã tư đường phố.
Cô giáo dục trẻ chấp hành đúng luật khi đi đường.
Đánh giá.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 6 ngày 19 tháng 03 năm 2010.
Nội dung
Mđ- yc
chuẩn bị
Tổ chức hoạt động
HĐÂN:
Hát và vận động: Bác đưa thư vui tính.
NH: Cô giáo dạy em về giao thông
TCÂN: Trò chơi âm nhạc . 
Hoạt động ngoài trời:
-QS ô tô tải.
-TCVĐ:
+Kéo co
+Máy bay ù.ù..
-Chơi tự do 
Hoạt động chiều
-Đóng mở chủ đề.
-Ca múa hát tập thể.
-Bình bé ngoan.
-Hát rỏ lời bài hát, cảm nhận được giai điệu bài hát và vận động đúng theo nhạc bài hát.
-Phát triển sự nhanh nhẹn, khéo léo, mềm dẻo của tay và đôi chân.
-Chơi tốt trò chơi.
Trẻ gọi đúng tên, đặc điểm và ích lợi của ô tô tải.
Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ chơi và tôn trọng người điều khiển ô tô tải
Chơi tốt TC cô tổ chức.
Trẻ hát , đọc thuộc các bài hát và bài thơ trong chủ đề
Trẻ hứng thú, tò mò khi được khám phá về chủ đề mới.
Thích ca múa hát ở sân. Biết nhận xét về bạn và mình.
-Đàn, một số điệu
nhạc khác nhau. 
-Một số nhạc cụ cho trẻ biểu diễn.
.
-Ô tô tải: 2-3 chiếc
 - Phấn vẽ.
-Tranh ảnh,một số đồ dùng fục vụ trẻ trong khi chơi..
 * Hoạt động1: Cho trẻ chơi trò chơi ” Trò chơi âm nhạc ”.
-Trên này cô có rất nhiều ô số ,có ô số màu xanh và ô số màu đỏ ,mỗi ô số sẽ chứa từ trong các bài hát.
- Đội nào chọn được ô số màu xanh sẽ giành được quyền trả lời, ô số màu đỏ không được trả lời .Đội nào trả lời được bài hát gốc đội đó sẽ giành chiến thắng.
* Hoạt động 2: Cô mỡ nhạc ở đàn cho trẻ nghe trọn vẹn bản nhạc “Bác đưa thư vui tính”. Trẻ vừa nghe vừa cảm nhận về nội dung, giai điệu bài hát.
-Cô cho trẻ hát, nhún theo nhạc một lần.
-Mời cả lớp hát và vận động theo nội dung bài hát( 2 lần). Nhắc trẻ vào đúng nhạc, hát đúng nhạc, hát rỏ lời.
-Cho các nhóm thi đua: Cô mỡ nhạc giai điệu khác nhanh, mạnh cho trẻ tự thể hiện các tiết tấu theo nhạc để tặng cô.
-Cả lớp cùng hát và vỗ nhịp :”Đường em đi”.
-Nhận xét sau khi trẻ thể hiện.
* Hoạt động 3 :Nghe hát :Cô giới thiệu tên bài hát, cô hát cho trẻ nghe (1 lần)
Cô hỏi trẻ tên bài hát, nội dung bài hát và hát lại cho trẻ nghe lại thêm 1 lần. 
*Hoạt động có chủ đích : QS ô tô tải
Dặn dò đưa nhiệm vụ cho trẻ trước lúc ra sân.
- Cho trẻ nói lên những gì trẻ QS được ( mời 5-6 trẻ).
-Cô khái quát và mỡ rộng nội dung, giáo dục cho trẻ hiểu.
*TCVĐ: 
- TC 1: Kéo co
- TC 2: Máy bay ù.ù..
- Cô giới thiệu tên TC,cách chơi, luật chơi.
cho trẻ chơi.
*Trẻ chơi tự do: cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi tốt.
* Cho trẻ lên biểu diễn các bài hát, thơ ở chủ đề. Cô động viên trẻ thể hiện tình cảm khi thực hiện. Nêu lên những hiểu biết về PTGT đường bộ.
 Cô gợi hỏi về những gì mà trẻ biết về một số phương tiện giao thông đường thuỷ .
* Cho trẻ ra sân hát, vận động các bài hát về PTGT đường bộ.
* Cho trẻ tự nhận xét về mình về bạn, cô nhận xét nêu gương những trẻ ngoan, nhắc nhỡ những trẻ chưa ngoan.
Đánh giá:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docmam_non.doc
Giáo Án Liên Quan