Thiết kết giáo án dạy học lớp mầm - Hoạt động: Tạo hình - Đề tài: Cắt, dán cái lược

1. Mục đích yêu cầu

- Trẻ biết cắt dán, bôi hồ trang trí được cái lược.

- Rèn kỹ năng cầm kéo, cách cắt luyện, cách phết hồ , cách dán, bố cục bức tranh.

- Trẻ tự tin, kiên nhẫn khi thực hiện bất cứ một việc gì, biết làm đến cùng.

2. Chuẩn bị

- Mẫu của cô, một mẫu chưa thực hiện.

- Mỗi trẻ một hình tròn.

- Một số hình chữ nhật to, nhỏ.

- Giấy màu, hồ dán, vở bé tập tạo hình, kéo, hồ dán, khăn, bàn ghế kê phù hợp.

- Máy hát, băng nhạc chủ đề.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kết giáo án dạy học lớp mầm - Hoạt động: Tạo hình - Đề tài: Cắt, dán cái lược, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
 Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2015
HOẠT ĐỘNG: TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI: CẮT, DÁN CÁI LƯỢC
1. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết cắt dán, bôi hồ trang trí được cái lược.
- Rèn kỹ năng cầm kéo, cách cắt luyện, cách phết hồ , cách dán, bố cục bức tranh.
- Trẻ tự tin, kiên nhẫn khi thực hiện bất cứ một việc gì, biết làm đến cùng.
2. Chuẩn bị 
- Mẫu của cô, một mẫu chưa thực hiện.
- Mỗi trẻ một hình tròn.
- Một số hình chữ nhật to, nhỏ.
- Giấy màu, hồ dán, vở bé tập tạo hình, kéo, hồ dán, khăn, bàn ghế kê phù hợp.
- Máy hát, băng nhạc chủ đề.
3. Hoạt động học có chủ đích
a) Mở đầu: Trẻ hát bài hát “Cô giáo miền xuôi”
- Con vừa hát về ai?
- Ở trường cô dạy con những gì? Trẻ kể.
b. Hoạt động trọng tâm 
Hoạt động 1: Xem tranh
- Cô cho trẻ xem tranh, cô và trẻ cùng trò chuyện về bức tranh.
- 
Hoạt động 2: Cô cắt dán mẫu cho trẻ xem
- Từ tờ giấy màu tùy thích, cô cắt các hình chữ nhật.
- Hỏi trẻ về cái lược có bao nhiêu răng chải tóc?
- Cô sắp xếp các hình của cái lược lên để trang trí.
- Xong cô lấy hồ phết vào mặt trái của các hình vuông to, nhỏ, dán vào hình tròn. Khi lấy hình nào phết hồ hình ấy và dán lên chỗ vừa lấy.
- Xong cô hỏi trẻ về hình dán chiếc lược cô vừa trang trí như thế náo?
Hoạt động 3: Trẻ thực hiện - Cho trẻ nghe nhạc hòa tấu
- Cô hướng dẫn trẻ cách cầm kéo cắt đôi các hình chữ nhật to, nhỏ thành các hình vuông to, nhỏ.
- Hướng dẫn trẻ ướm các hình lên và phếch hồ dán.
- Cách phết hồ, cách dán.
- Cô quan sát giúp trẻ để trẻ hoàn thàn sản phẩm.
Hoạt động 4: Trưng bày
- Mời trẻ nhận xét sản phẩm trẻ thích. Hỏi trẻ: Vì sao con chọn bức tranh này?
- Cô nhận xét sản phẩm của trẻ, động viên những sản phẩm chưa hoàn thành, chưa đẹp hôm sau cố lên.
Giáo dục: Các con ạ! Khi làm một việc gì phải cố lên, biết lắng nghe, chăm ngoan học giỏi ba mẹ, cô mới vui.
c. Kết thúc hoạt động
- Trẻ hát bài “Cô thợ dệt”.
.
.
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ.......ngày.......tháng 12 năm 2013
Hoạt động: Làm quen với văn học
Tên đề tài: THƠ: “LÀM BÁC SĨ” .
1. Mụch đích yêu cầu:
Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, thuộc thơ và hiểu nội dung bài thơ “Làm bác sĩ”.
Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm, phát âm đúng các từ khó.
Giáo dục trẻ biết yêu quý, kính trọng bác sĩ.
2. Chuẩn bị:
Tranh về công việc của bác sĩ.
Tanh theo nội dung bài thơ “Làm bác sĩ”
Tranh cho trẻ chơi trò chơi.
3. Tiến trình hoạt động:
 a. Mở đầu hoạt động:
Cô đọc câu đố: “ Nghề gì chăm sóc bệnh nhân
 Cho ta khỏe mạnh, vui chơi học hành?
 (nghề bác sĩ)
Cho trẻ xem tranh những hoạt động của bác sĩ.
 b. Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1: Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả:
- Các con biết không? Trong xã hội có rất là nhiều nghề khác nhau, trong đó nghề bác sĩ chiếm một vị trí quan trọng đối với mọi người, vì thế mà chú Lê Ngân đã sáng tác một bài thơ rất hay để tặng cho các con đấy! Đó là bài thơ “Làm bác sĩ”, hôm nay cô sẽ đọc cho các con nghe nhé!.
* Hoạt động 2: Cô đọc thơ cho trẻ nghe, trích dẫn, giảng giải từ khó, đàm thoại:
- Cô đọc thơ diễn cảm lần 1.
- Lần 2 cô đọc diễn cảm kết hợp tranh minh họa.
- Cô đọc trích dẫn và làm rõ ý của từng đoạn thơ.
 + Đoạn 1 : “Từ đầu.....bệnh này là bệnh ho” : Con đóng vai bác sĩ còn mẹ là bệnh nhân, “Bác sĩ” nói với bệnh nhân vì đi nắng nên bị ho.
 + Đoạn 2: Từ “Thuốc ngọt.....mẹ lại khóc nhè thôi”: “ Bác sĩ” phát thuốc cho mẹ uống và bảo với mẹ rằng: “Thuốc ngọt chứ không đắng”, nếu “Bác sĩ” chích kim thì sẽ rất đau.
 + Đoạn 3: Từ “Mẹ bỗng hỏi “bác sĩ”.....uống sữa với bánh mì”: Ăn uống đầy đủ chất
- Đàm thoại: 
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?
+ Trong bài thơ “bác sĩ' khám bệnh cho ai?
+ “Bác sĩ” dự đoán bệnh của mẹ như thế nào?
+ Khi mẹ uống thuốc “bác sĩ” đã nói với mẹ những gì?
+ Khi mẹ hỏi: “Sổ mũi uống thuốc gì?” thì “bác sĩ” trả lời ra sao?
+ Sau này lớn lên con thích làm gì? Nếu được làm bác sĩ thì con sẽ giúp ích gì cho mọi người?
* Hoạt động 3: Dạy trẻ đọc thơ
- Cho trẻ đọc theo nhiều hình thức ( lớp, tổ, nhóm, luân phiên, cá nhân).
- Cô chú ý sữa sai cho trẻ.
* Hoạt động 4: Trò chơi: Ghép tranh
Chia lớp thành 3 nhóm
- Cách chơi: Cô chuẩn bị cho mỗi nhóm một bức tranh đã cắt rời, các nhóm thảo luận và ghép thành một bức tranh hoàn chỉnh, sau khi ghép xong thể hiện lại đoạn thơ phù hợp với bức tranh đó.
- Luật chơi: Trong thời gian 1 phút đội ghép nhanh và thể hiện đúng thì đội đó thắng.
c. Kết thúc: Cho trẻ đọc lại bài thơ “Làm bác sĩ”
4. Nhận xét cuối ngày:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docnghe_nhiep.doc
Giáo Án Liên Quan