Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng (Lần 2)

I.Mục tiêu

- Trẻ biết bò thẳng hướng có mang vật trên lưng.

- Rèn luyện sự khéo léo không làm rơi túi cát

- Giáo dục trẻ tham gia vận động cùng cô.

II. Chuẩn bị

- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ.

- Trang phục cô và trẻ gọn gàng, thuận tiện.

- Phấn vẽ vạch chuẩn.

- Túi cát, đường thẳng 3-4m

- Tâm sinh lý thoải mái.

 

doc30 trang | Chia sẻ: giaoanmamnon | Lượt xem: 20222 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp 3 tuổi - Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng (Lần 2), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ 3, ngày 11 tháng 02 năm 2014
A. HOẠT ĐỘNG CHUNG CÓ MỤC ĐÍCH HỌC TẬP
PTTC :
VĐCB: Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng ( lần 2) 
TCVĐ: Hái quả.
I.Mục tiêu
- Trẻ biết bò thẳng hướng có mang vật trên lưng.
- Rèn luyện sự khéo léo không làm rơi túi cát
- Giáo dục trẻ tham gia vận động cùng cô.
II. Chuẩn bị 
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ.
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng, thuận tiện.
- Phấn vẽ vạch chuẩn.
- Túi cát, đường thẳng 3-4m
- Tâm sinh lý thoải mái.
III. Tổ chức HĐ
HĐ của cô
HĐ của trẻ
a. Khởi động
 - Cô cho trẻ đi các kiểu đi 1-2 phút
- Về hàng ngang tập BTPTC
* BTPTC: Trẻ tập bài “ Cây cao cỏ thấp”
- Đtác 1: TTCB đứng tự nhiên, hai tay thả xuôi (4 lần)
1(Cây cao) Giơ hai tay lên cao
2. Hạ xuống về tư thế chuẩn bị
- Đtác 2: Hái hoa ( Tập 4 lần ) 
TTCB đứng tự nhiên, hai tay thả xuôi
1. Cúi khom người về phía trước, tay phải vờ ngắt hoa
2. Đứng thẳng lên nói “ Hoa đẹp quá” 
- Đtác 3: Cây cao cây thấp ( Tập 4 lần ) 
TTCB đứng tự nhiên, hai tay thả
1. “ Cây thấp” ngồi xuống
2. Về tư thế chuẩn bị
* VĐCB: Bò thẳng hướng có mang vật trên lưng
- Lần 1: Cô không giải thích.
- Lần 2: Cô phân tích rõ
 Cô bước đến vạch chuẩn, cúi xuống quì chân, tay áp sàn, lưng có để túi cát, khi có hiệu lệnh bò cô bò thẳng hướng về phía trước kết hợp tay chân nhịp nhàng, mắt nhìn thẳng , bò thật khéo léo không để rơi túi cát hết đường thẳng cô đứng dậy về chỗ ngồi.
- Mời 1 trẻ khá lên thực hiện * Trẻ thực hiện:
- Lần lượt trẻ lên thực hiện
- Cô bao quát khuyến khích trẻ thực hiện, chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cô tuyên dương trẻ
* TCVĐ: Hái quả.
- Cô giới thiệu trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi ứng thú 3-4 lần - Cô hứng thú chơi cùng trẻ.
c. Hồi tĩnh 
 Các trẻ đi lại nhẹ nhàng quanh sân 2-3 phút
Trẻ tập theo cô
1 Giơ hai tay lên cao
2. Hạ xuống 
1. Cúi khom người về phía trước, tay phải vờ ngắt hoa
2. Đứng thẳng lên nói “ Hoa đẹp quá” 
1. “ Cây thấp” ngồi xuống
2. Về tư thế chuẩn bị
Trẻ quan sát 
Trẻ thực hiện
Cả lớp thực hiện
Trẻ lắng nghe
Trẻ chơi hứng thú
Trẻ đi lại
B / HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Quan sát chủ đích : Quan sát '' Hoa cúc''
Trò chơi vận động : '' Cuốc đất trồng hoa ''
Chơi tự do : Vẽ phấn, xếp sỏi, chơi với bóng.
 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
 1. Kiến thức :
- Trẻ biết tên và đặc điểm nổi bật của cây cúc.Biết tên các trò chơi, hít thở không khí trong lành
2. Kỹ năng :
- Biết trả lời câu hỏi của cô
3. Thái độ :
- Trẻ vui vẻ, đoàn kết tham gia hoạt động.
 II.CHUẨN BỊ
- Cô điểm danh trẻ trước khi ra sân
- Chú ý quần áo, giày, dép cho trẻ
- Địa điểm : sạch sẽ, rộng rãi dễ quan sát
 III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động 1 : Gây hứng thú.
- Cho trẻ nối đuôi nhau ra sân vừa đi vừa hát bài '' Khúc hát dạo chơi ''
Các con ơi chúng mình có biết sắp đén ngày gì không ? Ngay tết chúng mình làm gì ?
2. Hoạt động 2 : Hoạt động trọng tâm :
2.1. Quan sát chủ đích : Quan sát : '' Hoa cúc ''
- Cô cho trẻ quan sát cúc và đàm thoại :
+ Chúng mình xem đây là gì ? Hoa cúc đâu ? Cô chỉ vào từng bộ phận của Cây hoa và hỏi trẻ 
+ Cái gì đây ? Lá hoa đâu ? Cánh hoa đâu ? Cánh hoa như thế nào ? Cánh hoa màu gì ? Lá hoa có màu gì ?
GD : Hoa rất đẹp, hoa trồng làm cảnh, và trang trí nhà cửa.
2.2 Trò chơi vận động : '' Lộn cầu giồng ''
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi cho trẻ, cô tham gia chơi cùng trẻ.
2.3. Chơi tự do : 
- Cho trẻ chơi theo ý thích, cô bao quát trẻ, đảm bảo sự an toàn cho trẻ. Và cho trẻ chuyển sang hoạt động khác Cô bao quát quán xuyến trẻ.
* Kết thúc:
- Cô cho trẻ nhận xét buổi chơi, cô nhận xét chung khuyến khích động viên trẻ.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ.
- Cô tập chung trẻ, kiểm tra sỹ số và cho trẻ trẻ vào lớp
Thứ 5, ngày tháng 02 năm 2015
*Phát triển ngôn ngữ 
Thơ :Mưa xuân
1. Mục đích yêu cầu.
 + Kiến thức: 
 - Trẻ nhớ tên bài thơ, đọc thuộc bài thơ “Mưa xuân”
 - Trẻ hiểu nội dung bài thơ “Mưa xuân” 
 + Kỹ năng: 
 - Rèn kỹ năng đọc thơ rõ ràng, đọc thuộc thơ
 - Phát triển kỷ năng ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
 + Giáo dục : 
 - Giáo dục trẻ vâng lời cô giáo hứng thú tham gia đọc thơ
2. Chuẩn bị. 
 + Đồ dùng của cô : 
 - Mô hình vườn hoa
 - Tranh nội dung bài thơ “Mưa xuân”
 - Đàn óc gan ghi các bài hát “Mùa xuân”
 + Chuẩn bị của trẻ: 
 - Ghế ngồi cho trẻ
* Tích hợp : Phát triển TCXH : Hát “Mùa xuân”
 Phát triển nhận thức : Một số loại hoa
 3. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*1-Hoạt động 1 : ổn định, giới thiệu bài 
 Cô cho trẻ đi thăm mô hình vườn hoa
Trò chuyện cùng trẻ về các loại hoa trong mô hình
 - hoa gì đây? Màu gì?
Mùa xuân đến tiết trời ấm áp các loại hoa đua nhau nở,những cơn mưa mùa xuân nhè nhẹ như hạt sương đêm
Rơi trên cành hoa lá
Cô giới thiệu tên bài thơ “Mưa xuân”
* Hoạt động 2:. Cô đọc thơ
- Cô đọc diễn cảm bài thơ ( Không sử dụng tranh)
- Cô đọc lần 2 sử dụng tranh minh hoạ
 * Hoạt Động 3 : Đọc trích dẫn- Đàm thoại, Giảng giải
- Cô vừa đọc bài thơ gì ?
- Mưa xuân như thế nào?
Cô giảng: Mưa xuân rơi nhè nhẹ rơi trên tóc bè, rơi trên cành hoa lá mát như sương đêm
Cô trích: ”Mưa xuân.....cành hoa lá...”
- Em bé đã làm gì?
- Mùa xuân sang trời như thế nào?
Cô giảng: Em bé nghiêng đôi má đón những hạt mưa rơi, bé nhìn lên trời mùa xuân đẹp quá
Cô trích: ”Nghiêng nghiêng đôi má....đẹp quá”
Cô nói về nội dung bài thơ : Mưa xuân rơi nhè nhẹ mát như sương đêm trên cành hao lá, em bé nghiêng đôi má chào đón mưa rơi. Mùa xuân sang thật là đẹp 
* Mùa xuân về cây hoa đơm chồi nảy lộc Muốn có nhiều hoa đẹp cô cháu mình cùng gieo hạt trồng thật nhiều hoa nhé Cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”
* Hoạt động 4 : Dạy trẻ đọc thơ
Bây giờ cô cùng các con đọc bài thơ thật hay nhé
- Cả lớp đọc thơ cùng cô 2 lân 
- Lần lượt từng tổ đọc thơ
- Nhóm trẻ đọc thơ
- Cá nhân trẻ đọc thơ
Cô chú ý sửa sai cho trẻ những từ trẻ đọc chưa rõ
Cô hỏi lại trẻ tên bài thơ gì ?
Cho cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần nữa
*Kết thúc :Cho trẻ hát bài “Mùa xuân”
- Trẻ đi thăm mô hình 
- Trò chuyện cùng cô về mô hinh
 Nghe cô giới thiệu bài 
- Chú ý lắng nghe cô đọc thơ
- Cả lớp đọc thơ
- 3 tổ đọc thơ
- 3-4 nhóm đọc
- Cá nhân trẻ đọc 
- Bài thơ “Mưa xuân”
- Cả lớp đọc thơ
- Trẻ hat cùng cô
Thứ 6, ngày tháng 02 năm 2015
A. HOẠT ĐỘNG CHUNG CÓ MỤC ĐÍCH HỌC TẬP
PTNT:
 Phân biệt to hơn - nhỏ hơn
I. Mục tiêu
- Kiến thức: Trẻ nhận biết và nói đúng to hơn - nhỏ hơn.
- Kỹ năng: Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ. cách chơi trò chơi về đúng nhà. 
- Thái độ: Trẻ hứng thú tham gia HĐ cùng cô, . 
II. Chuẩn bị 
- 1 mô hình bánh chưng to - nhỏ ( của cô lớn hơn của trẻ)
- Đàn ghi nhạc bài sắp đến tết rồi – Hoàng Vân –
- Mô hình siêu thị
- Máy tính, máy chiếu, đoạn phim về cảnh mua sắm tết.
- 2 cái đĩa nhựa có kích thước to – nhỏ khác nhau 
- NDKH: Hát sắp đến tết rồi
III. Tổ chức HĐ
HĐ của cô
HĐ của trẻ
* HĐ1: Gây hứng thú
- Cô cho trẻ xem đoạn phim về những ngày sắp tết
+ Các con thấy trong phim có nhiều người không?
+ Mọi người đang đi đâu?
+ Ở chợ tết bán những gì?
+ Các con có muốn đi siêu thi sắm tết với cô không?
 Cô cho trẻ đi đến mô hình để sắm tết, mỗi trẻ cầm 1 cái rổ có 2 cái đĩa to - nhỏ , 2 cái bánh chưng to - nhỏ. 
* HĐ2: NB Phân biệt to hơn – nhỏ hơn.
- Cô có cái gì đây?
- Cô có mấy cái? trẻ đếm
- Con có NX gì về bánh chưng cô?
- Lá bánh chưng có màu gì? Hỏi 5 trẻ
Cô mời trẻ lên chọn bánh chưng theo y/c của cô: Lấy bánh chưng to đặt vào đĩa to, lấy bánh chưng nhỏ đặt vào đĩa nhỏ ( Mời 5-7 trẻ) 
- Còn mua được cái gì?
- Con mua được mấy cái bánh chưng?
- Cái nào to hơn?
- Cái nhỏ hơn? 
* HĐ3: Trò chơi củng cố “ Thi xem ai nhanh”
- Cô phổ biến cách chơi và luật chơi:
+ Lần 1 cô giơ hình, trẻ nói tên hình 
+ Lần 2 cô nói tên hình trẻ giơ hình
- TC “ Bày đồ ra đĩa”: Những đồ chơi to bày ra đĩa to - những đồ chơi nhỏ bày ra đĩa nhỏ
- Trẻ chơi hứng thú 4 - 5 lần
- Khuyến khích động viên trẻ tham gia chơi. 
- GD trẻ ngoan ngoãn, vui vẻ khi đón tết
* Kết thúc:
- Cô nhận xét – tuyên dương trẻ 
- Cô và trẻ cùng thu dọn đồ dùng và hát sắp đến tết rồi 
Trẻ trò chuyện
Trẻ nhìn và trả lời
Trẻ TL
Trẻ TL
Trẻ Tl
Trẻ TL
Trẻ TL
Trẻ nghe và chơi theo luật
trẻ chơi
trẻ thu dọn đdđc và hát cùng cô
B. HĐNT - DẠO CHƠI
- HĐCMĐ: Quan sát cây nhãn
 - TCVĐ: Bắt bướm
 - Chơi với đồ chơi ngoài trời
1. Mục tiêu
 - Trẻ quan sát và ghi nhớ được đặc điểm của nổi bật của cây nhãn ( Lá, thân, ích lợi...)
- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ cho trẻ
 - Chơi trò chơi hứng thú
 - GD lợi ích của cây, trẻ chơi đúng khu vực đảm bảo an toàn
2. Chuẩn bị
 - Địa điểm quan sát
 - Sân sạch sẽ, thoáng mát
 - Trang phục cô và trẻ gọn gàng, phù hợp
 - Chú ý trẻ có sức khỏe yếu
3.Tổ chức HĐ
* Quan sát cây nhãn 
 - Cô và trẻ cùng đi đến cây nhãn và hỏi:
 + Đây là cây gì?
 + Con có nhận xét gì về cây nhãn?
 + Lá của nó ntn? Thân to hay nhỏ? 
 + Sờ vào thân cây các con cảm thấy ntn?
- Cây nhẫn cho chúng ta những gì?...
- Cô khái quát lại để nắm rõ được: Cây nhãn rất có ích, nó cho chúng ta quả để ăn, cho bóng mát...
* TCVĐ: Bắt bướm
 - Cô giới thiệu tên TC
 - Phổ biến luật chơi – Cách chơi
 - Cho trẻ chơi 3-4 lần
 - Sâu mỗi lần cô nhận xét – động viên khuyến khích trẻ
* Chơi với đồ chơi ngoài trời
 - Cho trẻ chơi theo nhóm với các đồ chơi ngoài trời, chơi theo ý thích
 - Cô cùng chơi- chú ý bao quát trẻ ở tất cả các khu vực – đảm bảo an toàn cho trẻ
* Kết thúc
 - Cô cho trẻ đi rửa tay
 - Vào lớp chuẩn bị bàn ăn
C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Vệ sinh, vân động nhẹ, ăn quà chiều 
- Cho trẻ chơi với các góc chơi mà trẻ thích
- Ăn xế, vệ sinh cá nhân cho trẻ.
- Làm quen với bài hát “ : “ Hái hoa”.
- Nhận xét cuối ngày
- Bình cờ - trả trẻ
D. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* Phát triển ngôn ngữ
 Thơ: Tết đang vào nhà 
1. Mục đích yêu cầu.
 + Kiến thức: 
 - Trẻ nhớ tên bài thơ, đọc thuộc bài thơ “Tết đang vào nhà”
 - Trẻ hiểu nội dung bài thơ “Tết đang vào nhà” 
 + Kỹ năng: 
 - Rèn kỹ năng đọc thơ rõ ràng, đọc thuộc thơ
 - Phát triển kỷ năng ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ cho trẻ 
 + Giáo dục : 
 - Giáo dục trẻ vâng lời cô giáo hứng thú tham gia đọc thơ
2. Chuẩn bị. 
 : Mô hình ngày tết của nhà bạn húp bê
 - Tranh nội dung bài thơ “Tết đang vào nhà”
 - Đàn óc gan ghi các bài hát „“Sắp đến tết rồi” “Em thêm một tuổi“
 - Ghế ngồi cho trẻ
3. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*1-Hoạt động 1 : ổn định, giới thiệu bài 
 Cô cho trẻ đi thăm mô hình ngày tết của nhà bạn búp bê vừa hát bài “Sắp đến tết rồi”
Trò chuyện cùng trẻ về cảnh tết của nhà bạn búp bê
Sắp đến tết rồi các con có vui không, đến trường thật là vui, bé lại được mẹ may áo mơi. Tết đến ai cũng vui mừng. Xuân về tết đến bé lớn thêm 1 tuổi biết đi thăm ông bà
 Cô giới thiệu tên bài thơ “Tết đang vào nhà” của chú Nguyễn Hồng Kiên
* Hoạt động 2:. Cô đọc thơ
- Cô đọc diễn cảm bài thơ ( Không sử dụng tranh)
- Cô đọc lần 2 sử dụng màn hình chiếu
 * Hoạt Động 3 : Đọc trích dẫn- Đàm thoại, Giảng giải
- Cô vừa đọc bài thơ gì ?
- Bài thơ nói về ngày gì?
- Tết đến có những loài hoa nào nở
- Hoa đào trước ngõ như thê nào?
- Hoa mai trong vườn ra sao
Cô giảng: Tết đang vào nhà, hoa đào và hoa mai đua nhau nở, hoa đào trước ngõ cười vui sáng hồng
Trước ngõ là trước cổng vào nhà, hoa cười vui tức là hoa đã nở đấy. Hoa mai cánh mỏng rung rinh trong gió trông thật đẹp
Cô giảng: Xuân về tết đến, ông mặt trười toả nắng xuống sân nhà, mẹ đang phơi áo hoa, em dán tranh gà, còn ông treo câu đối, mọi người trong gia đình ai cũng rộn ràng chuẩn bị đón tết
Cô trích: ”Sân nhà đầy nắng...ông treo câu đối”
- Tết đang vào nhà bé thêm mấy tuổi?
- Tết đến đất trời như thế nào?
tết đến bé thêm một tuổi, đất trời nở hoa
* Mùa xuân về tết đến cây hoa đơm chồi nảy lộc Muốn có nhiều hoa đẹp cô cháu mình cùng gieo hạt trồng thật nhiều hoa nhé Cho trẻ chơi trò chơi “Gieo hạt”
* Hoạt động 4 : 
Dạy trẻ đọc thơ
Bây giờ cô cùng các con đọc bài thơ thật hay nhé
- Cả lớp đọc thơ cùng cô 2 lân 
- Lần lượt từng tổ đọc thơ
- Nhóm trẻ đọc thơ
- Cá nhân trẻ đọc thơ
Cô chú ý sửa sai cho trẻ những từ trẻ đọc chưa rõ
Cô hỏi lại trẻ tên bài thơ gì ?
Cho cả lớp đọc lại bài thơ 1 lần nữa
*Kết thúc :Cho trẻ hát bài “Em thêm 1 tuổi”
- Trẻ đi thăm mô hình 
- Trò chuyện cùng cô về mô hinh
- Nghe cô giới thiệu bài 
- Chú ý lắng nghe cô đọc thơ
- Bài thơ “Tết đang vào nhà”
- Ngày tết
- chú ý lắng nghe cô giảng giải và đọc thơ 
- 
- Nghe cô nói về nội dung bài thơ
-
 Cả lớp đọc thơ
- 3 tổ đọc thơ
- 3-4 nhóm đọc
- Cá nhân trẻ đọc 
- Bài thơ “Tết đang vào nhà”
- Cả lớp đọc thơ
- Trẻ hat cùng cô
B. HĐNT - DẠO CHƠI
- HĐCMĐ: Quan sát tranh ảnh ngày tết
- TCVĐ: Kéo cưa lừa xẻ
- Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời
1. Mục tiêu
- Trẻ quan sát và ghi nhớ được đặc điểm của nổi bật của chủ đề: Ngày tết mọi người vui mừng sắm tết, ngày tết có bánh, hoa quả, mứt, hoa đào, cây quất...và mọi người đi chúc tết....
- Chơi Tc hứng thú đúng luật
- GD trẻ chơi đúng khu vực đảm bảo an toàn
2. Chuẩn bị
 - Địa điểm quan sát: Cho trẻ quan sát tranh ảnh ở bảng tuyên truyền
 - Sân sạch sẽ, thoáng mát
 - Trang phục cô và trẻ gọn gàng, phù hợp
 - Chú ý trẻ có sức khỏe yếu
3.Tổ chức HĐ
* Quan sát tranh ảnh về ngày tết
 - Cô và trẻ cùng hát Sắp đến tết rồi và trò chuyện..... dẫn dắt vào bài.....
 + Đây hình ảnh ai?
 + Mẹ đang làm gì? Còn gì đây nữa? 
 + Bố đang làm gì? Ông đang làm gì?...
+ Hình ảnh ngày tết còn có những gì nữa đây?
 - Cô khái quát lại để nắm rõ được: Tết là ngày truyền thống của dân tộc, tết đến mọi người cùng nhau đi sắm tết, trang trí nhà cửa đón tết, và cùng nhau đi chúc tết...
* TCVĐ: Kéo cưa lừa xẻ
 - Cô giới thiệu tên TC
 - Phổ biến luật chơi – Cách chơi
 - Cho trẻ chơi 3-4 lần
 - Sâu mỗi lần cô nhận xét – động viên khuyến khích trẻ
* Chơi tự do
 - Cho trẻ chơi theo nhóm với các đồ chơi ngoài trời, chơi theo ý thích
 - Cô cùng chơi - chú ý bao quát trẻ ở tất cả các khu vực – đảm bảo an toàn cho trẻ
* Kết thúc
 - Cô cho trẻ đi rửa tay
 - Vào lớp chuẩn bị bàn ăn
C. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1-Đọc thơ cho trẻ nghe: 
Bé đi chợ tết
Cô gới thiệu tên bài thơ ”Bé đi chợ tết”
Cô dọc thơ cho trẻ nghe 2 lần
Cô nói về nội dung bài thơ cho trẻ hiểu: ”Bố mua cho bé chiêc xe 3 bánh bé chở búp bê đi chợ tết, bé hát bé reo, đi chợ tết thật là vui..
Khuyến khích trẻ đọc thơ cùng cô
3. Tiến hành.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: ổn định tổ chức-Giới thiệu bài
 cho trẻ ra sân.hát bài “Khúc hát dạo chơi”
 Hôm nay cô cùng các con ra sân vẽ thật đẹp theo ý thích của mình nhé
* Hoạt động 2:Vẽ tự do trên sân: 
- Cô chia cho mỗi trẻ 1 viên phấn. Cô hướng dẫn trẻ cách cầm phấn để vẽ 
- Cô cho trẻ vẽ
 gợi ý cho trẻ vẽ thật nhiều hoa, quả mùa xuân
 .Đàm thoại : 
Trong quá trình thực hiện Cô khuyến khích trẻ trả lời : Các con làm gì ? Con vẽ gì đây ?
Cô nhận xét tuyên dương trẻ
+ Giáo dục: trẻ vâng lời cô, hứng thú luyện tập
* Hoạt động 3: Trò chơi vận động. : Bóng bay
Cô nói luật chơi,cách chơi cho trẻ hiểu.
Cho trẻ chơi trò chơi
- Cô nhận xét buổi chơi.
 * Hoạt động 4Chơi tự do
- Cô quản trẻ tự chơi với các đồ chơi.
- Trẻ ra sân và hát cùngcô.
- Trẻ lắng nghe và trả lời
- Trẻ vẽ tự do trên sân theo ý thích
Trẻ trả lời các câu hỏi của cô
- Trẻ lắng nghe và vâng lời 
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi 
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Chơi tự do với đồ chơi
- Vệ sinh, vận động nhẹ, ăn quà chiều 
- Cho trẻ chơi với các góc chơi mà trẻ thích
- Ăn xế, vệ sinh cá nhân cho trẻ.
- Làm quen với bào thơ : Cây đào
- Nhận xét cuối ngày
- Bình cờ - trả trẻ
D. NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
* HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
-QS có MĐ:Vẽ hoa ngày tết.
-TCVĐ:Gieo hạt.
-Chơi tự do
1.Mục đích yêu cầu:
-Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên,được vui chơi thoải mái.
-Trẻ trau dồi kĩ năng vẽ cho trẻ.
-Trẻ hào hứng tham gia vào trò chơi.
-GD ý thức tổ chức kỉ luật,tinh thần tập thể.
2.Chuẩn bị:
-Sân bãi bằng phẳng cho trẻ ngồi để quan sát .
-Phấn,khăn lau.
 3.Cách tiến hành:
a.QS có MĐ: Vẽ hoa ngày tết.
*Gây hứng thú: Cô và trẻ trò chuyện về một số loại hoa mà trẻ biết:
-Màu sắc,cánh hoa,nhị hoa….
-Các con có thích vẽ hoa không?
-Các con thích vẽ hoa gì?
Bây giờ các con cầm phấn và vẽ trên nề sân này nhé.
Cô cho trẻ vẽ và khuyến khích trẻ vẽ…
 b.TCVĐ: Gieo hạt.
Trẻ đọc bài thơ vừa làm những động tác như sau :
-Gieo hạt:Trẻ từ từ ngồi xuống , hai tay vẫy sát mặt đất làm động tác gieo hạt .
-Nảy mầm :Trẻ từ từ đứng thẳng lên.
-Một cây :trẻ giơ tay trái lên cao .
-Hai cây :Trẻ giơ tay phải lên cao .
-Một nụ :Trẻ úp bàn tay trái xuống đất .
-Hai nụ :Bàn tay phải úp xuống.
-Một hoa :Ngửa bàn tay phải lên và xòe các ngón ra .
-Mùi hương thơm ngát :Trẻ đưa tay vào mũi hít thật sâu làm động tác ngửi hoa .
-Một quả :Trẻ ngửa tiếp bàn tay phải ra .
-Gió thổi cây nghiêng :Trẻ giơ tay thẳng trên đầu hình chữ V, nghiêng người sang trái ,sang phải.
-Lá rung ,nhiều lá quá :Trẻ ngồi thụp xuống đất và nói :Nhiều lá quá, lắc lắc cổ tay -Cô tổ chức cho trẻ chơi từ 3-5 phút.
 c.Chơi tự do:
Chơi với đồ chơi tự chọn,cô bao quát trẻ chơi.
NDC: Xếp nhà cao tầng.
NDKH: Nhận biết một và nhiều.
I. Mục tiêu
- Trẻ biết xếp chồng vài 3 khối gỗ lên nhau thành nhà cao tầng, nhận biết một và nhiều.
- Rèn luyện sự khéo léo...
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm.....
II. Chuẩn bị 
- Mỗi trẻ một rổ nhưa, 3-4 khối vuông hoặc chữ nhật, 1 khối tam giác, có kích thước giống nhau....
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng, thuận tiện.
- Tâm sinh lý thoải mái.
III. Tổ chức HĐ
HĐ của cô
HĐ của trẻ
*HĐ1: Gây hứng thú
- Cô chho trẻ quan sát ngôi nhà cao tầng và hỏi trẻ
+ Đây là cái gì?
+ Ngôi nhà mấy tầng?
+ Các con có thích làm chú công nhân xây nhà cao tầng không?
*HĐ2: Xếp nhà cao tầng 
- Cô xếp mẫu cho trẻ xem: 
+ cô xếp nhà 1 tầng cho trẻ xem
+ Cô xếp nhà 2-3 tầng bằng cách đặt chồng khít 2-3 khối vuông hoặc chữ nhật lên nhau.
+ Cho trẻ phát hiện xem ngôi nhà thiếu cái gì?(còn thiếu mái nhà ) cô đặt khối tam giác lên cùng để hoàn thiện ngôi nhà
- cho trẻ nhận xét trong rổ đồ chơi cái gì có 1, cái gì còn nhiều.
- Trẻ xếp nhà cao tầng
+ Lần 1: Cho trẻ xếp theo ý thích.
+ Lần 2: Cô cho trẻ xếp và hỏi trẻ con xếp nhà như thế nào? Muốn xếp nhà không bị đổ phải làm như thế nào? ( Đặt khối gỗ chồng khít lên nhau)
- Con xếp được cái gì?
- Con xếp nhà tặng ai? 
* Kết thúc 
 - Nghe hát nhà của tôi
Trẻ nhìn lên cô
Trẻ TL
Trẻ xem
Trẻ nghe và nhìn
Trẻ TL
Trẻ TL
Trẻ xếp nhà 
Trẻ TL
Trẻ TL
Trẻ nghe
* HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
-QS có MĐ:Vẽ quả trong ngày tết.
-TCVĐ:Lá nào cây đó .
-Chơi tự do
1.Mục đích yêu cầu:
-Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên,được vui chơi thoải mái.
-Rèn kĩ năng vẽ cho trẻ.
-Trẻ hào hứng tham gia vào trò chơi.
-GD ý thức tổ chức kỉ luật,tinh thần tập thể.
2.Chuẩn bị:
-Sân bãi bằng phẳng cho trẻ ngồi để vẽ trên sân 
-Phấn,khăn lau tay.
-Một số loại quả bằng nhựa
 3.Cách tiến hành:

File đính kèm:

  • doctuan 3 tet lop 2436 thang.doc