Giáo án Mầm non Lớp Mầm - Chủ đề: Trường Mầm non - Năm 2020
I.MỤC TIÊU
1. Phát triển thể chất
- Trẻ có kĩ năng thực hiện vận động của cơ thể: đi, chạy , nhảy .
- Trẻ biết phối hợp tay, chân, mắt , vận động của các bộ phận cơ thể .
- Vận động nhịp nhàng cùng với bạn.
- Rèn luyện cho trẻ biết sử dụng các đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày , cầm thìa tự xúc ăn .
+ Dinh dưỡng và sức khỏe
Trẻ biết một số thức ăn ở trường và biết giá trị của thức ăn đối với cơ thể tập rửa tay, rửa mặt, biết lợi ích của ăn uống , biết vệ sinh
CHỦ ĐIỂM TRƯỜNG MẦM NON Thực hiện từ ngày 7 / 9 /2020 đến 11/9/2020 I.MỤC TIÊU 1. Phát triển thể chất - Trẻ có kĩ năng thực hiện vận động của cơ thể: đi, chạy , nhảy . - Trẻ biết phối hợp tay, chân, mắt , vận động của các bộ phận cơ thể . - Vận động nhịp nhàng cùng với bạn. - Rèn luyện cho trẻ biết sử dụng các đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày , cầm thìa tự xúc ăn . + Dinh dưỡng và sức khỏe Trẻ biết một số thức ăn ở trường và biết giá trị của thức ăn đối với cơ thể tập rửa tay, rửa mặt, biết lợi ích của ăn uống , biết vệ sinh 2. Phát triển nhận thức - Dạy trẻ biết tên, trường ,tên lớp, dịa diểm của trường và lớp học. - Trẻ biết công dụng đồ dùng đồ chơi trong lớp học. - Biết công việc và hành động chính của cô giáo và mọi người trong trường 3. Phát triển ngôn ngữ - Dạy trẻ biết sử dụng các từ ngữ dể diễn đạt ye1 nghĩa của mình, kể chuyện về từng lớp , cảm xúc của mình khi đến trường - Rèn cho trẻ nói đủ câu, biết lắng nghe cô và trả lời câu hỏi của cô. 4. Phát triển thẩm mỹ - Dạy trẻ biết yêu cái đẹp, biết cảm nhận cái đẹp của trường lớp mình qua một số sản phẩm tạo hình . - Biết cất đồ dùng và giữ đồ dùng sạch đẹp - Biết giữ vệ sinh trong lớp học 5. Phát triển tình cảm xã hội - Biết thể hiện tình cảm của mình với mọi người, biết cảm nhận tình cảm của mình với mọi người xung quanh. - Yêu quý trường lớp mầm non, biết giữ gìn đồ dùng , đồ chơi. II. MẠNG NỘI DUNG LỚP HỌC CỦA BÉ -Trẻ biết tên lớp học, tên cô giáo , tên các bạn trong lớp -Biết tên gọi các đồ dùng đồ chơi, chất liệu và cách sử dụng -Hoạt động của cô, của trẻ trong lớp, tình cảm cảu bạn bè, cách ứng xử của cô và mọi người xung quanh TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ -Trẻ biết tên gọi tên địa diểm của trường lớp -Biết tên các lớp học, nhà bếp, phòng ban giám hiệu -Biết công việc của mọi người trong trường -Hoạt động của bé trong trường mầm non TRƯỜNG MẦM NON III. MẠNG HOẠT ĐỘNG Phát triển thể chất: chạy - đi theo đường thẳng, đi thăng bằng trong đường hẹp Phát triển nhận thức : nhận biết – phân biệt hình tròn, hình vuông,nhận biết khác nhau 2 đối tượng Phát triển ngôn ngữ: thơ bạn mới, cô giáo của con, bé không khóc nữa,. Truyện đôi bạn tốt , vịt con đi học, gà tơ đi học Phát triển thẩm mỹ: tô màu tranh ngôi trường mầm non, tô màu con đường đến trường. hát trường chúng cháu là trường mầm non, quả bóng , cháu đi mẫu giáo, nghe hát : vui đến trường, những em bé ngoan . Phát triển tình cảm xã hội : Trò chuyện về trường mầm non, trò chuyện lớp học của bé CHỦ ĐỀ : TRƯỜNG MẦM NON CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ Thực hiện từ ngày 7/9/2020 đến 11/9/2020 Thứ Các hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Đón trẻ , trò chuyện Đón trẻ vào lớp, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân của mình. Cho trẻ xem những hình ảnh của trường mầm non Thể dục sáng – diểm danh Điểm danh trẻ Thể dục sáng: ồ sao bé không lắc Hoạt động học Trò chuyện về trường mầm non của bé Đi – chay theo cô Tc : tung bóng PTNN Bé không khóc nữa PTNT: nhận biết phân biết hình tròn ,hình vuông Hát : trường chúng cháu là trường mầm non Hoạt động ngoài trời quan sát : trường mầm non của bé tc: chồng nụ chồng hoa Quan sát : tranh trường của bé Tc : chi chi chành chành Chơi tự do Quan sát : cầu tuột Tc: nu na nu nống Chơi tự do Quan sát :đu quay Tc: rồng rắn lên mây Chơi tự do Quan sát: Con đường bé đi học Tc: mèo đuổi chuột Chơi tự do Hoạt động chơi Góc phân vai: cô giáo , bác sĩ, bác cấp dưỡng Góc xây dựng: xây dựng trường mầm non Góc nghệ thuật: vẽ đường đi đến trường, nặn , tô màu tranh chủ đề trường mầm non Góc học tập: xem tranh truyện về chủ đề trường mầm non.nhận biết hình dạng , kích thước các đồ dùng , đồ chơi trong lớp Góc thiên nhiên: chăm sóc cây Vệ sinh- ăn trưa- ngủ trưa- ăn xế Trẻ ăn hết xuất Không nghịch phá khi ăn Không leo lên ghế Tực xúc cơm Giờ ngủ không nói chuyện , không nghịch đồ chơi Vệ sinh đúng nơi quy định Hoạt động chiều Cho trẻ làm quen với bút màu và giấy Chơi tự do Ôn cho trẻ kỹ năng còn yếu Cho trẻ đọc thơ bạn mới Tô màu con đường đến trường Ôn bài hát Nêu gương -Cô và trẻ đọc tiêu chuẩn bé ngoan -Đi học đều , giữ gìn quần áo sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi, phụ giúp cô. -Biết giơ tay phát biểu trong giờ học. -Cô nhận xét từng trẻ và cho trẻ cắm cờ. Trả trẻ -Trẻ biết chào cô, chào bố mẹ khi về -Biết chuẩn bị đồ dùng trước khi về -Không chạy giỡn, THỂ DỤC SÁNG - Tập theo nhạc bài hát “Ồ sao bé không lắc II . Chuẩn bị - Sân tập bằng phẳng , sạch sẽ, thoáng mát An toàn cho trẻ III . Tiến hành Hoạt động 1: khởi động - Cho trÎ làm đoàn tàu ®i theo vßng trßn nhanh chậm sau ®ã đứng thành vòng tròn. Hoạt động 2 : Trọng động Cô tập và cho trẻ tập theo cô từng động tác: gồm 4 động tác. - Động tác tay : 2 lần 8 nhịp N1: Đưa tay ra trước N2: đưa 2 tay nắm lấy 2 tai nghiêng người sang trái N3: Đưa 2 tay nắm lấy 2 tai nghiêng người sang phải. N4: trở về tư thế chuẩn bị -Động tác chân: 2 lần 8 nhịp N1: tư thế chuẩn bị N2: hai chân sang ngang 2 chân rộng bằng vai , khụy gối N3: rút chân trái về N4: trở về tư thế chuẩn bị -Động tác bụng :2 lần 8 nhịp N1: tư thế chuẩn bị N2: hai chân sang ngang N3: 2 tay chạm mũi chân N 4: trở về tư thế chuẩn bị -Động tác bật : 2 lần 8 nhịp Hai tay chống hông , bật tại chỗ Hoạt động 3 Hồi tĩnh Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng HOẠT ĐỘNG CHƠI Nội dung Yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành Kết quả Góc phân vai Bác sĩ Nội trợ Bán hàng - Trẻ biết vai chơi của mình, biết cùng nhau chơi - Trẻ chơi cạnh nhau, không tranh giành đồ chơi của nhau. - Biết thể hiện hành động của vai chơi - Đồ chơi bác - Một số ống thuốc, lọ thuốc thuốc chữa bệnh Thoa thuận vai chơi Cho trẻ hát trường chúng cháu là trường mầm non . Hỏi trẻ : các con vừa hát bài gi? Bài hát noi về cái gì? Các con có thích làm chú xây dựng không? Con thích xây cái gì? Xây dựng ngôi trường mầm non của bé thì con xây như thế nào? Xây những gì? Bác sĩ làm những việc gì? Có thái độ như thế nào với bệnh nhân? Còn cô bán hàng như thế nào với người khách hàng? Người mua hàng thì phải làm gì ? Trò chuyện với trẻ vể hành động vai chơi và các góc chơi. Cô giới thiệu các góc và cho trẻ về các góc chơi . 2. quá trình chơi Thời gian đầu cô cùng chơi với trẻ. Vừa chơi vừa hướng dẫn trẻ cách thể hiện vai chơi cách xây dựng “ trường mần non” Quan sát trẻ chơi, không tranh giành đồ chơi. 3. Nhận xét sau khi chơi. Cô nậh xét chơi, sau đó cho trẻ tự nhận xét, đi qua các nhóm khác . Kết thúc cho trẻ dọc thơ hát bài hát trong chủ đề Góc xây dựng : trường mầm non - Trẻ biết sử dụng các nguyên liệu hình khối, que, hột hạt để tạo thành ngôi trường mầm non .Biết xây dựng công trình và giới thiệu cho các bạn - Khối xậy dựngcác loại.Hàng rào đa dạng bằng gỗ, bặng nhựa. - Cây, cỏ, hoa Góc nghệ thuật Vẽ đường đi đến trường, nặn, tô màu tranh . - Biết vẽ nặn xé dán các đồ dùng dồ chơi. Phát triển tình cảm thẩm mỹ cho trẻ. Hát và vận động được các bài hát trong chủ điểm trường mầm non của bé - Tranh ảnh về trường mầm non của bé để bé tô màu . Bút chì, bút màu, đất nặn , hồ dán cho trẻ Một số nhạc cụ âm nhạc áo váy và đạo cụ múa Góc học tập : Xem tranh truyện về trường mầm non. Biết tô màu tranh ngôi trường của bé Tạo góc sách phong cảnh của ngôi trường Góc thiên nhiên Chăm sóc cây. Trẻ thích chăm sóc cây Có ý thức bảo vệ cây Bình tưới nước đủ cho trẻ chơi khăn lau , khuôn cát Thứ 2 ngày 7 tháng 9 năm 2020 Đón trẻ: -Trò chuyện với phụ huynh về đầu năm học mới -Nhắc trẻ bỏ dép dúng quy định Điểm danh -Điểm danh trẻ qua sổ theo dõi -Cô biết lý do trẻ vắng THỂ DỤC SÁNG Tập nơ với bài ồ sao bé không lắc : hô hấp, tay, chân, bụng, bật HOẠT ĐỘNG HỌC TRÒ CHUYỆN VỀ TRƯỜNG MẦM NON CỦA BÉ I.Mục đích yêu cầu - Trẻ biết được tên trường, địa diểm lớp học, phòng học - Rèn luyện kỹ năng phát âm cho trẻ Giáo dục : trẻ yêu trường , yêu lớp học của mình, lễ phép với cha mẹ và cô giáo II. Chuẩn bị Tranh về trường mầm non của bé III . Tiến hành Hoạt động 1: Ổn định – gây hứng thú Cô cho trẻ cùng hát bài vui đến trường Các con vừa hát bài gì? Đến trường các con gặp những ai? Ai dạy các con học bài? Đến trường học các con có thấy vui không? Giờ học hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về trường lớp của chúng mình nhé Hoạt động 2: Trò chuyện trường mầm non của bé Các con học lớp nào, trường có tên là gì? Các con thấy trường mình có đẹp không? Trong lớp mình có những cô nào? Ngoài ra có cô giáo lớp mình còn có cô Hiệu trưởng, bác cấp dưỡng, bác bảo vệ Hằng ngày các con đến trường làm những gỉ? Lớp mình có những bạn nào? Trong lớp có những góc chơi nào ? Các con phải yêu trường lớp của mình , chơi với bạn phải đoàn kết với bạn. Hoạt động 3: Ai nhanh hơn Chia các bạn thành 4 đội , mỗi bạn chọn một hình có liên quan đến trường đồ dùng trong lớp, đội nào nhiều nhất thì đội thắng HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát : trường mầm non của bé Trò chơi: chồng nụ,chồng hoa Chơi tự do I. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết tên gọi, nhận xét được đặc điểm của sân trường. - Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ chú ý và ghi nhớ có chủ định. Giáo dục - Giáo dục trẻ yêu thương trường lớp cô giáo bạn bè. II. Chuẩn bị - Cho trẻ dạo quanh sân trường. Hoạt động 1: Trò chuyện quan sát sân trường - Cô cho trẻ hát bài ‘Cháu đi mẫu giáo’ - Cô tập trung trẻ lại trò chuyện với trẻ về chủ đề trường mầm non. Cô giáo dục trẻ sau đó dẫn dắt trẻ vào bài. - Cô cho trẻ dạo quanh sân trường 1 vòng quan sát 1- 2 phút. Sau đó cô gợi hỏi trẻ về những gì trẻ quan sát được xung quanh sân trường. - Trước mặt các con có gì đây? - Các con hãy nhận xét về những đặc điểm của sân trường? - Sân trường gồm có những gì? - Sân được làm bằng gì? - Xung quanh có những loại cây nào? - Ngoài ra xung quanh sân còn có gì đây? - Sân trường có ích lợi gì? - Cô chốt lại những ý kiến của trẻ. - Nhận xét, giáo dục trẻ chơi đúng nơi quy định Hoạt động 2: Trò chơi “chồng nụ , chồng hoa” - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cô nhắc luật chơi: Trẻ phải bước qua được chiều cao của cây khi cây ra nụ, lá, hoa. Nếu chạm chân thì trẻ bị thưa cuộc, phải thay thế người chồng nụ, chồng hoa. Cách chơi Trẻ chơi oẳn tù tì để tìm ra 2 trẻ thua cuộc phải làm những người chồng hoa đầu tiên. Hai trẻ này ngồi xuống sàn đối diện nhau, duỗi bàn chân ra phía trước mặt theo hình chữ V, 2 bàn chân của 2 bạn áp sát vào nhau. Các trẻ khác thì lùi ra xa khoảng 2 – 3m lấy đà rồi nhảy qua. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần - Cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi. - Hỏi lại trẻ tên trò chơi? - Nhận xét, giáo dục trẻ qua trò chơi. Hoạt động 3: chơi tư do: chơi với đồ chơi ngoài trời HOẠT ĐỘNG GÓC -Góc phân vai: cô giáo , bác sĩ, bác cấp dưỡng -Góc xây dựng: xây dựng trường mầm non (TT) -Góc nghệ thuật: vẽ đường đi đến trường, nặn , tô màu tranh chủ đề trường mầm non -Góc học tập: xem tranh truyện về chủ đề trường mầm non.nhận biết hình dạng , kích thước các đồ dùng , đồ chơi trong lớp -Góc thiên nhiên: chăm sóc cây VỆ SINH –ĂN TRƯA-NGỦ TRƯA-ĂN XẾ -Trẻ ăn hết xuất -Không nghịch phá khi ăn -Không leo lên ghế -Tực xúc cơm -Giờ ngủ không nói chuyện , không nghịch đồ chơi -Vệ sinh đúng nơi quy định HOẠT ĐỘNG CHIỀU Bài học mới: làm quen với bút màu và giấy Chơi tự do Nêu gương cuối ngày VỆ SINH-TRẢ TRẺ Vệ sinh trẻ sạch sẽ trước khi về NHẬN XÉT CUỐI NGÀY -Tình trạng sức khỏe của trẻ:................................................................................... -Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:................................................................. -Kiến thức và kĩ năng của trẻ:.................................................................................. Thứ 3 ngày 8 tháng 9 năm 2020 Đón trẻ: -Trò chuyện với phụ huynh về đầu năm học mới -Nhắc trẻ bỏ dép dúng quy định - Cho trẻ xem tranh trường mầm non Điểm danh -Điểm danh trẻ qua sổ theo dõi -Cô biết lý do trẻ vắng THỂ DỤC SÁNG Tập cờ với bài ồ sao bé không lắc : hô hấp, tay, chân, bụng, bật HOẠT ĐỘNG HỌC PTTC: ĐI , CHẠY THEO CÔ I.Mục đích yêu cầu: -Dạy trẻ đi, chạy theo cô. Trẻ biết phối hợp chân tay nhịp nhàng, không lê chân không cuối đầu. -Phát triển cơ bắp chân và khả năng định hướng trong không gian - Giáo dục trẻ biết lắng nghe cô, biết giữ trật tự trên giờ học, mạnh dạn tự tin II Chuẩn bị - Trống lắc III Tiến hành Hoạt động 1: ổn định Khởi động: - Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi - Cho trẻ chuyển đội hình Hoạt động 2: đi , chạy theo cô Trọng động A. Bài tập phát triển chung: -Động tác tay 3 – TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi đầu không cúi. Nhịp 1: Đưa 2 tay ra ngang nâng lên Nhịp 2: Hạ xuống Nhịp 3: Như nhịp 1 Nhịp 4: Về TTCB - Động tác chân 1 TTCB: Đứng khép chân, tay thả xuôi đầu không cúi, Nhịp 1: Ngồi xổm, tay thả xuôi Nhịp 2: Đứng thẳng về TTCB Nhịp 3: như nhịp 1 Nhịp 4: Về TTCB -Động tác bụng 1 TTCB: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi Nhip 1: Cúi người, tay chạm ngón chân Nhịp 2: Về TTCB Nhịp 3: Như nhịp 1 Nhịp 4: TTCB -Động tác bật 1 – Cho trẻ bật tại chổ – Cho trẻ dồn hàng Vận động cơ bản: -đi, chạy theo cô. Lần 1: không giải thích Lần 2: cô giải thích: đứng trước vạch xuất phát , khi cố hiệu cô đi thẳng hướng , đầu và mắt nhìn về phía trước , đi dều bước không lê chân,, phối họp nhịp nhàng giữa tay và chân Cô mời từng bạn lên thực hiện Cô mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ ( 1-2 lần) Cô bao quát và sửa sai -Trò Chơi tung bóng Luật chơi Ném, bắt bóng bằng 2 tay. Ai bị rơi hai lần phải ra ngoài một lần chơi. Cách chơi 5-7 trẻ vào 1 nhóm, mỗi nhóm 1 quả bóng. Trẻ mỗi nhóm đứng thành vòng tròn. Một trẻ cầm bóng tung cho bạn. Bạn bắt xong lại tung cho bạn khác đối diện mình. Yêu cầu trẻ phải chú ý để bóng không bị rơi, Hoạt động 3: Hồi tĩnh Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát : tranh trường của bé Trò chơi: chi chi chành chành Chơi tự do I. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết tên gọi, nhận xét được đặc điểm trường của bé . - Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ chú ý và ghi nhớ có chủ định. Giáo dục - Giáo dục trẻ yêu thương trường lớp cô giáo bạn bè. II. Chuẩn bị - Cho trẻ dạo quanh sân trường. III.Tiến hành Hoạt động 1: Quan sát “Trường của bé” - Cho trẻ ra sân đứng xung quanh cô và hát bài “Trường chúng cháu là trường mầm non” - Cô trò chuyện cùng trẻ về bài hát. - Sau đó cô chốt lại các ý của trẻ và dẫn dắt trẻ vào bài. - Cô cho trẻ quan sát 2-3 phút sau đó cho trẻ nói lên đặc điểm của trường. - Các con thấy những gì ở trường? -Ngoài các lớp học ra còn có những gì nữa? - Lớp học của các con ở đâu? - Con có nhận xét gì về cảnh vật xung quanh trường? - Các con có yêu quý ngôi trường của mình không? - Các con phải làm gì để bảo vệ trường, lớp của mình? - Cô chốt lại các ý của trẻ. - Giáo dục trẻ: không vứt rác bừa bãi, không làm bẩn trường lớp, giữ gìn đồ dùng đồ chơi, - Củng cố lại những đặc điểm nổi bật của trường. Hoạt động 2:Trò chơi “chi chi chành chành” - Cô giới thiệu tên trò chơi cách chơi. Trò chơi dân gian này rất dễ chơi. Bạn chỉ cần xoè bàn tay ra, sau đó bạn cũng chơi sẽ chỉ ngon trỏ vào long bàn tay đó và đọc bài đồng dao. Sau khi đọc dứt bài, tay người xoè nắm nhanh lại để túm lấy ngon trỏ bạn cùng chơi. Ngược lại bạn cùng chơi phải hết sức nhanh chóng rút tay ra khỏi bàn tay đó. Nếu rút không kịp sẽ thua cuộc. Việc này đồng nghĩa với việc bạn sẽ là người tiếp theo xoè tay ra để các bạn khác chơi tiếp. - Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 3 – 4 lần. - Bao quát trẻ chơi. Động viên trẻ. - Hỏi lại trẻ tên trò chơi? Hoạt động 3: chơi tư do: chơi với đồ chơi ngoài trời HOẠT ĐỘNG GÓC -Góc phân vai: cô giáo , bác sĩ, bác cấp dưỡng(tt) -Góc xây dựng: xây dựng trường mầm non -Góc nghệ thuật: vẽ đường đi đến trường, nặn , tô màu tranh chủ đề trường mầm non -Góc học tập: xem tranh truyện về chủ đề trường mầm non.nhận biết hình dạng , kích thước các đồ dùng , đồ chơi trong lớp -Góc thiên nhiên: chăm sóc cây VỆ SINH –ĂN TRƯA-NGỦ TRƯA-ĂN XẾ -Trẻ ăn hết xuất -Không nghịch phá khi ăn -Không leo lên ghế -Tực xúc cơm -Giờ ngủ không nói chuyện , không nghịch đồ chơi -Vệ sinh đúng nơi quy định HOẠT ĐỘNG CHIỀU Ôn thể dục cho trẻ, đi , chạy theo cô Chơi tự do Nêu gương cuối ngày VỆ SINH-TRẢ TRẺ Vệ sinh trẻ sạch sẽ trước khi về NHẬN XÉT CUỐI NGÀY -Tình trạng sức khỏe của trẻ:................................................................................... -Trạng thái cảm xúc và hành vi của trẻ:................................................................. -Kiến thức và kĩ năng của trẻ:.................................................................................. Thứ 4 ngày 9 tháng 9 năm 2020 Đón trẻ: -Trò chuyện với phụ huynh về đầu năm học mới -Nhắc trẻ bỏ dép , cặp đúng quy định Điểm danh -Điểm danh trẻ qua sổ theo dõi -Cô biết lý do trẻ vắng THỂ DỤC SÁNG Tập gậy với bài ồ sao bé không lắc : hô hấp, tay, chân, bụng, bật HOẠT ĐỘNG HỌC PTNN: BÉ KHÔNG KHÓC NỮA I .Mục đích yêu cầu - Trẻ thuộc và hiểu được nội dung bài thơ ,nhớ được tên bài thơ , tên tác giả . - Rèn kỹ năng đọc , phát âm cho trẻ - Giáo dục trẻ thích đến trường, yêu mến cô giáo và bạn bè. II .Chuẩn bị : - 4 bức tranh vẽ nội dung bài thơ : Mẹ đưa bé đến trường có nhiều bạn;Bé khóc mẹ dỗ giành; cô giáo đón bé đưa bé vào lớp; Bé cùng chơi với các bạn - Cô thuộc thơ và đọc diễn cảm . - Máy catset , băng nhạc có bài hát “ Ngày đầu tiên đi học ”, “ Vui đến trường ” III . Tiến hành Hoạt động 1: Ổn định – giới thiệu . - Cô mở nhạc cho trẻ nghe bài hát “ Ngày đầu tiên đi học ” . - Cô hỏi : Bài hát nói về điều gì . + Ngày đầu tiên đến trường ai đưa cháu đi? Cháu cảm thấy thế nào? + Còn bây giờ thì sao? Cháu thích đi học hay ở nhà? Vì sao?. - Có một bài thơ cũng nói về một bạn ngày đầu tiên đến trường đã khóc rất nhiều nhưng để xem khi cô giáo đưa vào lớp thì bạn sẽ như thế nào, có còn khóc nữa không và vì sao? Các cháu lắng nghe cô đọc bài thơ “ Bé không khóc nữa ” . Hoạt động 2: bài thơ” Bé không khóc nữa” - Cô đọc lần 1 diễn cảm . Nội dung bài thơ Ngày đầu tiên đi học thấy nhiều bạn lạ nên khóc, được cô giáo dỗ dành nê bé không khóc nữa. - Cô đọc lần 2 kết hợp xem tranh Giảng từ khó : từ “ Ngỡ ngàng” : là ngạc nhiên Dạy trẻ đọc thơ - Cả lớp đọc cùng cô cả bài 2 lần . - Tổ -nhóm đọc , cô kết hợp sửa sai . - Cá nhân 2 -3 trẻ - Cả lớp đọc lại 2 – 3 lần - Đàm thoại : + Khi nhìn thấy bạn lạ bé đã làm gì? + Khi thấy bé khóc mẹ đã nói gì? + Khi bé đến trường ai là người đón bé ? + Khi vào đến lớp bé đã nhìn thấy gì và bé như thế nào - Khi đọc thơ cháu cảm thấy thế nào ? - Qua bài thơ này, đối với các cháu, các cháu có thích đi học không? Vì sao? - Đến trường cháu cảm thấy thế nào? Giáo dục tình cảm đối với trường lớp, biết yêu thương quý mến bạn bè, kính trọng cô giáo. Hoạt động 3: ai nhanh hơn Cô chia thành 4 nhóm , mỗi nhóm lần lượt mỗi bạn lên gắn tranh để hoàn thiện một bài thơ, nhóm nào nhanh nhất sẽ chiến thắng , thời gian là một bài hát, hết nhạc là hết giờ chơi. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát : cầu tuột Trò chơi: nu na nu nống Chơi tự do I. Mục đích yêu cầu - Trẻ biết tên gọi, nhận xét được đặc điểm và ích lợi của cầu trượt,biết chơi trò chơi. - Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ chú ý và ghi nhớ có chủ định. -Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định cho trẻ. Giáo dục: - Trẻ có ý thức bảo vệ đồ dùng, đồ chơi của nhà trường. II. Chuẩn bị: - Cầu trượt. - Lá cây, que. - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng. III.Tiến hành Hoạt động 1: Quan sát “cầu tuột ” - ''Lắng nghe''2 - Nghe cô hỏi nhé: Hàng ngày các con được đến trường học, các con có vui không? - Đến trường học các con được gặp những ai - Các con được học những gì? Cô dẫn trẻ ra cầu trượt, vừa đi vừa hát bài “vui đến trường ”, sau đó cho trẻ quan sát và nêu nhận xét: - Các con vừa quan sát cái gì? - Các con có nhận xét gì về cầu trượt? - Cầu trượt có ích lợi gì? - Cô khái quát lại củng cố, nhận xét, giáo dục trẻ. Hoạt động 2:Trò chơi “nu na nu nống” - Cô giới thiệu tên trò chơi. Cách chơi 5 -6 trẻ ngồi duỗi thẳng chân, cô c
File đính kèm:
- chu de truong mam non_12891604.docx