Thiết kế giáo án lớp mầm - Chủ đề nhánh 1: Một số nghề gần gũi

I. MỤC ĐÍCH -YÊU CẦU

1.Kiến thức

- Trẻ nắm được cách chơi

- Biết thoả thuận vai chơi

2.Kỹ năng

- Rèn kỹ năng cho trẻ khi chơi, trẻ diễn tả lại các công việc của từng vai chơi

- Rèn cho trẻ về khả năng giao tiếp và mối quan hệ giữa các nhóm chơi với nhau ,từ đó giúp cho những trẻ còn nhút nhát sẽ mạnh dạn hơn.

3.Thái độ

- Thông qua chủ đề chơi, vai chơi , góc chơi, giáo dục trẻ biết đoàn kết,chia sẻ, giúp đỡ nhau khi chơi và chơi xong biết thu dọn đồ chơi đúng nơi quy định.

 

docx54 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Thiết kế giáo án lớp mầm - Chủ đề nhánh 1: Một số nghề gần gũi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1
“MỘT SỐ NGHỀ GẦN GŨI”
*YÊU CẦU*
Kiến thức
Biết tên, công việc một số nghề gần gũi xung quanh bé
Miêu tả được công việc của cô chú công nhân xây dựng, bác nông dân, cô thợ may, cô giáo
Kỹ năng
Bé biết chơi trò chơi xây dựng, đóng vai các cô chú công nhân
Thái độ
Bé yêu quý cô chú công nhân, yêu công việc của cô chú công nhân
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
I. MỤC ĐÍCH -YÊU CẦU 
1.Kiến thức 
- Trẻ nắm được cách chơi 
- Biết thoả thuận vai chơi
2.Kỹ năng
- Rèn kỹ năng cho trẻ khi chơi, trẻ diễn tả lại các công việc của từng vai chơi
- Rèn cho trẻ về khả năng giao tiếp và mối quan hệ giữa các nhóm chơi với nhau ,từ đó giúp cho những trẻ còn nhút nhát sẽ mạnh dạn hơn.
3.Thái độ
- Thông qua chủ đề chơi, vai chơi , góc chơi, giáo dục trẻ biết đoàn kết,chia sẻ, giúp đỡ nhau khi chơi và chơi xong biết thu dọn đồ chơi đúng nơi quy định.
II/ CHUẨN BỊ
1/ Góc xây dựng: xây công viên
- Hàng rào, ghế đá, khu vui chơi.bằng nguyên vật liệu 
- Cây xanh, hình người ta, tolet, thùng rác, hoa, cỏ, cầu tuột, đu quay, bập bênh..bằng nguyên vật liệu 
2/ Góc phân vai: triễn lãm tranh về chủ đề nghề nghiệp 
- Một số hình ảnh về chủ đề nghề nghiệp
3/ Góc nghệ thuật: tô màu, vẽ tranh, cắt, dán về chủ đề nghề nghiệp
- Bút màu , giấy màu, giấy lót, tranh ảnh cho trẻ tô..
4 /Góc học tập ,sách ,truyện : xem tranh ảnh về chủ đề, làm sách về chủ đề
- Tranh ảnh về chủ đề nghề nghiệp
5/ Góc âm nhạc: hát về các bài hát theo chủ đề
- Các dụng cụ âm nhạc: trống lắc, xắc xô, gáo dừa, đàn
6/ Góc thiên nhiên: chăm sóc cây xanh
III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 
Hoạt động 1: thoả thuận chơi
- Cô tập trung trẻ lại ,giới thiệu các góc chơi và nêu 3 tiêu chuẩn khi chơi
- Cô gợi ý trẻ để trẻ nhớ lại chủ đề chơi
- Gợi hỏi trẻ để trẻ để trẻ nói lên ý định thích chơi ở góc nào
- Cô giúp trẻ phân vai chơi và hướng dẫn trẻ các góc chơi theo chủ đề
- Nhắc nhở trẻ giúp bạn khi chơi, biết liên kết nhóm chơi và khi chơi xong biết thu dọn đồ chơi đúng nơi quy định
- Sau đó ttrẻ ổn định về các góc chơi 
* Góc xây dựng : xây công viên
- Cô trò chuyện cùng trẻ 
 Ở góc xây dựng , chú công nhân sẽ xây gì ?( xây công viên)
 Muốn xây đượccông viên thì mình cần những vật liệu gì ?( các nguyên vật liệu, vật liệu thiên nhiên : sỏi, đá.)
 Cô gợi ý cho trẻ xây hàng rào, phân chia các khu vực của công viên
 Cô nhắc nhở trẻ liên kết nhóm chơi 
*Góc phân vai : triễn lãm tranh về chủ đề nghề nghiệp 
 - Cô đến góc chơi gợi ý trẻ 
 Gíup trẻ gọi đúng tên và nơi hoạt động của máy bay
 Phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ “ công viên”, “khu vui chơi”, “học sinh”
*Góc nghệ thuật : tô màu, vẽ, nặn ,cắt ,xé, dán về chủ đề
- Cô gợi ý tưởng cho trẻ
 Hôm nay góc nghệ thuật mình chơi gì nào ?
 Gíup trẻ gọi tên sản phẩm mà trẻ vừa thực hiện
* Góc học tập , sách truyện : làm sách về chủ đề nghề nghiệp
- Cô gợi ý tưởng cho trẻ
 Cô nhắc nhở trẻ phải lật sách nhẹ nhàng, không làm sách bẩn 
*Góc âm nhạc : hát các bài hát về chủ đề
- Cô hướng dẫn trẻ biểu diễn chương trình văn nghệ
 Dạy trẻ hát đúng nhịp và diễn cảm theo giai điệu bài hát
* Góc thiên nhiên : cho trẻ chăm sóc cây xanh
 Hoạt động 2: Tổ chức cho trẻ chơi 
- Cô bao quát các góc chơi , giúp đỡ , nhắc nhỏ trẻ khi chơi 
- Gíup trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp,liên kết nhóm chơi, hoạt động theo nhóm
- Gíup trẻ biết sử dụng màu sắc, phối màu,cách cầm bút, tư thế ngồi, thực hiện các phương pháp nặn :lăn dài, ấn dẹp, lăn tròn đất dể tạo ra sản phẩm đẹp
- Gíup trẻ gọi tên được các sản phẩm do mình làm ra
- Trẻ yêu thích cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở mọi lúc mọi nơi
Hoạt động 3: Nhận xét 
- Cô tập trung trẻ lại từng góc và lần lượt nhận xét ở góc xây dựng, tạo hình , phân vai, học tập, âm nhạc, thiên nhiên.
- Cô nhận xét chung : nêu sự tiến bộ của từng cá nhân, nhóm chơi, khen ngợi trẻ..
- Động viên trẻ yếu, còn nhút nhát, thụ động.
GIÁO DỤC LỄ GIÁO
-Trẻ biết chào cô, chào ba mẹ khi đến lớp
-Trẻ biết dạ thưa với người lớn
-Trẻ biết xưng hô với bạn bè, không nói mày – tao với bạn 
Thứ hai, ngàythángnăm.
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
SO SÁNH SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU CỦA 2 ĐỐI TƯỢNG
I.Mục đích-yêu cầu
1.Kiến thức:
-Trẻ nhận biết và phân biệt được sự khác nhau, giống nhau giữa 2 đối tượng.
-Biết so sánh to - nhỏ giưa 2 đối tượng.
-Hình thành ở trẻ thuật ngữ biểu tượng toán: To hơn - Nhỏ hơn.
2.Kĩ năng:
-Trẻ có kĩ năng so sánh To hơn - Nhỏ hơn.
-Sử dụng đúng từ ngữ To hơn - Nhỏ hơn trong việc so sánh độ lớn 2 đối tượng.
-Rèn luyện khả năng đi thăng bằng trong đường hẹp.
3.Thái độ:
Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học
II.Chuẩn bị
-Thanh gỗ để xếp đường hẹp ( xanh ,đỏ)
-2 rổ to, 2 rổ nhỏ
-Váy xanh, váy đỏ, mũ xanh, mũ vàng to hơn của trẻ
III.Cách tiến hành
Hoạt động 1: Luyện tập: Nhận biết To hơn - nhỏ hơn.
-Nhắn tin, nhắn tin
-Hôm nay chị em nhà bạn búp bê tổ chức sinh nhật, 2 bạn mời cô và các con cùng đếm dự,các con có đồng ý không?
-Nhà chị em búp bê cũng gần đây, cô và các con cùng đi bộ cho đôi chân thêm khoẻ nhé!
-Đi trên đường chúng mình phải đi như thế nào?
-Các con hãy giơ tay phải của mình lên nào.
-Khi đi các con phải đi thành hàng, không được chen lấn, xô đẩy nhau các con nhớ chưa?
 Vừa đi chúng mình cùng hát vang bài hát “Đi trên vỉa hè bên phải” nhé!
-Đã đến nhà chị em búp bê rồi. 
+Chị em búp bê chào các bạn
Các con thử đoán xem,ai sẽ là búp bê em?
Vì sao con biết?
Ai là búp bê chị?Vì sao?
Hai chị em bạn ấy đã chuẩn bị gì để sinh nhật mình đây?
Chiếc bánh gatô này có mấy tầng?
2 tầng bánh như thế nào nhỉ?
Tầng dưới thì sao? 
Tầng trên thế nào?
Hoạt động 2: So sánh: To hơn - Nhỏ hơn
-Bây giờ chúng mình cùng về chỗ ngồi để lấy quà tặng chị em búp bê nhé!
-Chúng mình cùng lấy chiếc váy màu đỏ tặng búp bê chị nào và lấy chiếc váy màu xanh tặng búp bê em .
Các con thấy 2 chiếc váy như thê nào?
Chiếc váy màu xanh
Chiếc váy màu đỏ
-Vì sao con biết chiếc váy màu xanh to hơn chiếc váy màu đỏ?
Chiếc váy màu xanh to hơn chiếc váy màu 
đỏ vì chiếc váy màu xanh che kín chiếc váy màu đỏ, còn chiếc váy màu đỏ nhỏ hơn nên không che kín được chiếc váy
 màu xanh.
Hoạt động 3: Làm theo hiệu lệnh
Cô nói “Váy màu xanh”
 “Váy màu đỏ”
 “To hơn” “ Nhỏ hơn”
Còn 1 món quà nữa chúng mình cùng lấy tặng 2 bạn nào.Cô 2 chiếc váy và lấy 2 cái mũ xếp ra.
-Đố các con biết : Cái mũ nào to hơn? Cái mũ nào nhỏ hơn? 
Cô nói: Mũ màu đỏ-Mũ màu vàng 
-Biết hôm nay là sinh nhật của chị em búp bê, vì bận việc không đến được nhưng bạn ong vàng vẫn gửi quà tặng các bạn ấy đấy chúng mình cùng xem đó là gì nhé!
-Cô cho trẻ quan sát 1 số hình ảnh qua vi tính và cho trẻ so sánh.
-Đã đến giờ tổ chức sinh nhật rồi, chị em búp bê nhờ cô cháu mình bày bánh kẹo ra đĩa đấy, chúng mình cùng giúp các bạn nào.
-Các bạn ấy đã chuẩn bị gì đây?Có mấy cái? 2 cái đĩa này như thế nào?
-Ngoài ra bạn còn chuẩn bị gì nữa?
-Có rất nhiều bánh, chúng mình hãy chọn bánh to bày vào đĩa to, bánh nhỏ bày vào đĩa nhỏ giúp các bạn ấy nhé!
-Bây giờ chúng mình cùng bày các đĩa bánh lên bàn giúp các bạn ấy nhé!Đĩa bánh to đặt ở bàn to, đĩa bánh nhỏ đặt ở bàn nhỏ
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I.Mục tiêu
1.Kiến thức
-Trẻ biết một số nghề gần gũi với bé
2.Kỹ năng
-Rèn cho trẻ kỹ năng chạy khéo léo-Phát triển kỹ năng quan sát
3.Thái độ
-Trẻ học ngoan, vâng lời cô
II.Chuẩn bị
- Sân sạch an toàn cho trẻ. Đồ dùng của một số nghề. Tranh một số dụng cụ một số nghề.
III.Cách tiến hành
1/ Trò chuyện đàm thoại về một số nghề.
- Cô và trẻ đứng thành vòng tròn hát bài “ Cháu yêu cô cháu công nhân” 
- Trong bài hát nhắc đến ai?
- Ngoài công nhân các bạn còn biết những nghề nào nữa?
- Để tạo ra sản phẩm người làm nên chúng rất vất vả cho nên khi mua một món đồ về nhà các bạn phải biết quý trọng nè con
2/ Trò chơi vận động: Chạy nhanh lấy đúng tranh
- Cô giới thiệu trò chơi và nói cách chơi: Cô để nhiều tranh trên bàn, lớp mình sẽ được chia làm 2 đội. Nhiệm vụ của mỗi đội là phải lấy tranh có đồ dùng của nghề mà cô yêu cầu các bạn lấy.
- Luật chơi: 2 đội đứng thành 2 hàng bạn đầu hàng chạy lên và khi nào chạy về thì bạn kế tiếp mới được chạy lên chọn tranh, mỗi lần lấy chỉ được 1 tranh.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần. Nhận xét
3/ Chơi tự do.
-Nhận xét, kết thúc 
HOẠT ĐỘNG CHƠI
- Góc nghệ thuật :Nặn,tô màu,dán dụng cụ các nghề
- Góc sách: Xem tranh truyện về chủ đề
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Trò chuyện về cô giáo 
- Chơi tự do
VỆ SINH- TRẢ TRẺ
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ ba, ngàytháng.năm
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HÁT “ CHÁU YÊU CÔ CHÚ CÔNG NHÂN”
NGHE HÁT “ LÝ ĐẤT GIỒNG”
VẬN ĐỘNG “ VỖ TAY THEO NHỊP”
I.Mục đích, yêu cầu
1.Kiến thức
 -Trẻ hát kết hợp vận động vỗ tay theo nhịp bài hát
 -Trẻ biết công việc của các cô chú công nhân
 2.Kỹ năng
 -Rèn kỹ năng vỗ tay nhịp nhàng theo giai điệu bài hát
 3.Thái độ
-Thông qua bài hát, trẻ yêu mến chú công nhân xây dựng, cô thợ dệt.
II.Chuẩn bị:
-Ti vi, đầu đĩa.
-Phách tre.
-Tranh chú thợ xây, tranh chú bộ đội, tranh chú lái máy cày, tranh bác đưa thư, Tranh nông dân cuốc đất.
III.Cách tiến hành
* Ổn định giới thiệu
 * Trẻ cùng cô Chơi trò chơi : Đoán nghề qua hành động.
- Cách chơi : Một bạn lên làm động tác của một nghề mà mình thích, bạn khác đoán xem bạn mình làm động tác nói về nghề gì ?
- Luật chơi : ai đoán sai, nhảy lò cò.
- Con vừa chơi trò chơi, trong trò chơi bạn đã làm động tác của những nghề gì ?
- Ngoài nghề đó ra, Các con biết những nghề nào nửa ?
- Nhìn xem cô có tranh nghề gì đây ?
- Giáo viên làm công việc gì ?
- Còn đây là nghề gì ?
- Thợ xây sẽ xây cái gì ?
- Xem tranh thợ may và trò chuyện. 
- Các con ạ, trong xã hội có rất nhiều nghề và mỗi một nghề đều có công việc riêng, nhưng đều nhằm mục đích là phục vụ cho đời sống của con người. Vậy để sau này trở thành những nghề mà mình yêu thích thì bây giờ con phải làm gì ?
- đúng rồi, chúng ta phải chăm ngoan học giỏi để sau này trở thành người có ích cho xã hội.
Cô có một bài hát nói về các cô chú công nhân rất hay, Con đoán xem các cô chú đó làm nghề gì nhé!.
Hoạt động 1: Dạy hát:
 * Dạy hát:“Cháu yêu cô chú công nhân”
- Hát lần 1: Có nhạc nền.
- Cô vừa hát bài hát nói về nghề gì ?
- Để biết bạn nói có đúng không các con nghe cô hát lần nữa nhé.
- Hát lần 2 : không nhạc.
- Cô vừa hát bài gì ?
- Do ai sáng tác ?
- Bài hát cháu yêu cô chú công nhân do chú Hoàng văn yến sáng tác.
 + Trong bài hát Cô, chú công nhân làm nghề gì ?
 + Tình cảm của các bạn nhỏ đối với cô chú công nhân như thế nào ? Vì sao ?
- bài hát nói về chú công nhân xây dựng và cô thợ dệt may áo mới, bạn nhỏ biết ơn cô chú công nhân nên múa hát để các cô chú ấy vui lòng.
- Các con cùng hát thật hay với cô bài hát này để cảm nhận niềm yêu mến cô chú công nhân của bạn nhỏ nhé.
- Lớp hát lần 1 : không nhạc.
- Từng tổ hát( cô chú ý sửa sai)
- Hát theo nhóm : Có nhạc
- Thi hát theo tay cô , có nhạc.
Hoạt động 2 : NDTT Dạy vận động: “Vỗ tay theo nhịp”
 - Các con bài hát này ngoài hát theo nhac ra, thì đễbài hát hay hơn cô sẽ dạy các con vận động bài hát này theo nhịp ?
- Đúng rồi, vận động vỗ tay theo nhịp là các con vỗ liên tục theo nhịp bài hát
- Cô mời các con hát kết hợp vận động vỗ tay theo nhịp
- Cô mời cả lớp, nhóm thực hiện.
- Cô mời cá nhân hát kết hợp vận động vỗ tay theo nhịp (Cô chú ý sửa sai).
- Cô và các con vừa hát và vận động bài hát gì ? do ai sáng tác ?
Hoạt động 3 : Nghe hát: “Lý đất giồng”
 - Hôm nay cô thấy lớp mình cùng hát và vận động rất hay. Bây giờ, các con nghĩ xem mình sẽ đi đâu chơi để hết mệt mõi nè.
- Cô sẽ cho các bạn tới một vùng quê để xem ở đó có điều gì nhé.
- Lái ô tô đến góc sản phẩm của bé có để tranh “ Bác nông dân đang cuốc đất”.
- Đã đến nơi rồi, các con xem cô có tranh ai đây ?
- Các cô bác nông dân đang làm gì ?
- Lắng nghe, lắng nghe, các con có nghe gì không ?
- Các bác ấy, đang làm mà còn đang hát rất vui đó.
- Các con hảy ngồi ngoan nghe xem các Bác ấy đang hát gì nhé.
- Cô hát : Lý đất giồng” dân ca nam bộ.
- Các bác ấy hát gì vậy các con ?
- Các bác ấy hát bài “ Lý đất giồng” dân ca nam bộ đó các con.
- Bài hát với làn điệu dân ca sâu lắng, mượt mà, dể thương mà mỗi khi ra đồng các cô bác nông dân thường hát cho nhau nghe đó các con.
- Hát lần 2, mời 1-2 trẻ minh họa cùng cô.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I.Mục tiêu
1.Kiến thức
-Trẻ biết một số nghề gần gũi với bé
2.Kỹ năng
-Rèn cho trẻ kỹ năng chú ý
-Phát triển kỹ năng quan sát
3.Thái độ
-Trẻ học ngoan, vâng lời cô
II.Chuẩn bị
- Sân sạch an toàn cho trẻ. Đồ dùng của một số nghề. Tranh một số dụng cụ một số nghề.
III.Cách tiến hành
1/ Trò chuyện đàm thoại về một số nghề.
- Cô và trẻ đứng thành vòng tròn hát bài “ Cô giáo em” 
- Trong bài hát nhắc đến ai?
- Ngoài nghề giáo viên các bạn còn biết những nghề nào nữa?
- Để tạo ra sản phẩm người làm nên chúng rất vất vả cho nên khi mua một món đồ về nhà các bạn phải biết quý trọng nè con
2/ Trò chơi học tập “Cái gì biến mất”
- Cách chơi: Trên bàn cô để 1 số đồ dùng của một số nghề, cho trẻ gọi tên từng món đồ dùng, cô sẽ cho các bạn nhắm mắt, khi có hiệu lệnh của cô các bạn mới được mở mắt, khi mở mắt các bạn nhìn xem vật nào đã biến mắt.
- Luật chơi: khi cô có hiệu lệnh mở mắt thì các bạn mới được mở mắt.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần
- Nhận xét
3/ Chơi tự do.
-Nhận xét, kết thúc
HOẠT ĐỘNG CHƠI
- Góc phân vai : Gia đình, khám bệnh, buôn bán 
- Góc xây dựng: Xây công viên
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Chơi tự do
VỆ SINH- TRẢ TRẺ
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ tư, ngày.tháng.năm
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
TRUYỆN “THẦN SẮT”
Mục đích yêu cầu
1.Kiến thức
- Trẻ chú ý lắng nghe cô kể, hiểu nội dung câu chuyện: “Thần sắt”.
- Trẻ biết được nhờ có sắt Bác thợ rèn đã làm nên nhiều các dụng cụ giúp cho Bác nông dân và cho mọi người.
2.Kỹ năng 
- Trẻ học ngoan, biết trả lời câu hỏi và nói trọn câu, lắng nghe và làm theo hiệu lệnh của cô. 
3.Thái độ
- Giáo dục trẻ làm theo lời dạy của Bác Hồ: biết ơn và kính trọng các cô chú bác làm nghề sản xuất.
II.Chuẩn bị
-Hình minh hoạ cho câu chuyện 
III.Cách tiến hành
* Ổn định
- Cho trẻ chơi trò chơi: “Tập tầm vông”
- Cô đưa cái hộp nhựa ra và hỏi trẻ: “Đố các con trong tay cô có gì?
+ Các con xem cô còn có gì nữa ?
+ Các con xem cô làm gì nha!( Cô gắn hình giống mặt trăng lên trên nắp hộp) Các con nhìn xem giống gì?
+ Các con có biết dụng cụ này là của nghề nào? - Cái liềm này được làm từ nguyên vật liệu gì?
- Muốn biết sắt từ đâu mà có và ai đã làm ra các dụng cụ này các con lắng nghe cô kể chuyện nhé!
* Nội dung
Hoạt động 1: Cô kể chuyện cho trẻ nghe và đàm thoại theo nội dung câu chuyện:
- Cô kể chuyện 1 lần kết hợp cho trẻ xem hình ảnh minh hoạ trên ti vi.
- Trong câu chuyện cô vừa kể cho các con nghe có những nhân vật nào? 
- Bây giờ các con hãy đoán xem đây là tiếng nói của ai? (Cô giả tiếng nói của ông lão: “Ngày mai, .....chật hẹp”)
- Cho trẻ nhắm mắt, cô quấn khăn giả làm anh nông dân bước ra và trò chuyện với trẻ:
+ Chào các bạn, các bạn có biết tôi là ai không?
- Cho trẻ hát minh họa bài hát tự biên: Chúng em là những người nông dân”
+ Tôi đang chờ những người khách lạ, sao vẫn chưa thấy đến. Các bạn lại đây cùng chờ với tôi nhé! 
+ Từ xa có người đang đi lại, các bạn có biết người đó mặc áo màu gì và cưỡi con ngựa màu gì không?
+ Người đó đến nhà tôi để làm gì nhỉ? Các bạn có biết không?
+ Mình có cho người này ngủ nhờ không các bạn?
+ Vậy các bạn nói giúp tôi để ông ta đi đi.
+ Người đó bỏ đi rồi, chúng mình ngồi xuống nghỉ mệt nha! A, lại có người mặc áo trắng đến kìa các bạn nhưng ông ta hét to quá. Vậy nên tôi có cho ông ta ngủ nhờ không? Các bạn hãy nói ông ta đi giúp tôi với!
+ Còn một người nữa, các bạn đoán xem ai sẽ tới? Ông ta đến rồi! Trông ông ta dễ mến quá! Tôi cho ông ta ngủ nhờ nhé! Các bạn có đồng ý không? 
+ Ông ta ngủ một giấc ngon lành nhưng lạ quá trời sáng rồi mà ông ta và con ngựa cũng đi đâu mất. Tôi chỉ thấy có vật gì đen sì! Tôi nghe tiếng con chim đang hót, con chim nói gì?
+ Ai đã cho tôi cục sắt?
+ Tôi phải mang cục sắt này đi rèn thành các dụng cụ thôi. Cám ơn các bạn đã giúp tôi. Chào tạm biệt các bạn.
+ Cô mở khăn ra hỏi trẻ: Từ khi có cục sắt, anh nông dân đã làm ra các dụng cụ lao động nào? 
- Các dụng cụ đó của nghề nào?
- Người rèn nên các dụng cụ này còn gọi là nghề gì?
+ Nghề thợ rèn, nghề nông đều được gọi chung là nghề sản xuất đó các con.
+ Ngoài cày cuốc, daođược làm từ sắt, các con còn biết dụng cụ gì được làm từ sắt nữa không?
Hoạt động 2: Đặt tên cho câu chuyện
Theo các con mình có thể đặt tên cho câu chuyện này là gì?
- Đúng rồi, làm theo lời dạy của Bác Hồ chúng mình phải biết yêu thương, kính trọng các cô chú bác làm nghề sản xuất, khi ăn phải ăn hết xuất cho cơ thể luôn khoẻ mạnh, không làm rơi vãi thức ăn, và chăm ngoan hơn nữa để trở thành cháu ngoan Bác Hồ nha các con!
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I.Mục đích yêu cầu
1.Kiến thức
-Trẻ nhận biết thời tiết của ngày hôm đó và biết nêu lên nhận xét của mình.
2.Kỹ năng
- Luyện chơi trò chơi khéo léo
3.Thái độ
- Giáo dục trẻ biết cách ăn mặc phù hợp theo thời tiết.
II.Chuẩn bị
- Kiểm tra sức khỏe trang phục của trẻ.
- Địa điểm quan sát 
III.Cách tiến hành
1.Ổn định tổ chức
- Cho trẻ xúm xít bên cô và trò chuyện: cô và các con vừa được học tiết gì xong ?
- Nhắc nhở trẻ khi ra ngoài quan sát.
2.Quan sát đàm thoại
- Gợi ý trẻ quan sát và nêu lên nhận xét của mình về bầu trời.
- Các con hãy nhìn lên bầu trời nào;
- Có nhìn được không? Vì sao lại phải nheo mắt lại?
- Trời nắng thì bầu trời có màu gì? 
- Ngoài bầu trời màu xanh còn có gì nữa?- Đám mây màu gì?
- Trời mưa có mây trắng không? Vì sao?
 => Giáo dục trẻ biết phòng bệnh theo mùa
3.Trò chơi: Chèo thuyền
Mục đích: Rèn luyện khả năng cùng phối hợp động tác.
Cách chơi: cho trẻ ngồi xuống đất thành một hàng dọc theo nhóm từ 5- 10 trẻ 2 chân đugs thành chữ V, trẻ nọ ngồi tiếp trẻ kia, hai tay bám vào vai bạn ngồi trước, hơi cúi người về phía trước, rồi lại ngửa người phía sau, vừa đẩy vừa nói: “ chèo thuyền, chèo thuyền”.
- Chèo thuyền trẻ chơi 3-4 lần.
4.Chơi tự do trẻ chơi theo ý thích .cô bao quát trẻ.
- Cô nhận xét giờ hoạt động.
- Cho trẻ rửa tay, vào lớp.
HOẠT ĐỘNG CHƠI
- Góc nghệ thuật :Nặn,tô màu,dán dụng cụ các nghề
- Góc sách: Xem tranh truyện về chủ đề
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Ôn truyện “Thần sắt”
- Chơi tự do
VỆ SINH- TRẢ TRẺ
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Thứ năm, ngàytháng.năm.
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
CHUYỀN BÓNG QUA ĐẦU, QUA CHÂN
I- Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết chuyền bóng qua đầu, qua chân cho bạn
- Biết kết hợp với trẻ để chuyền bóng sao cho không làm rơi bóng.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện tính nhanh nhẹn cho trẻ
- Rèn khả năng xác định phía phải phía trái cho trẻ.
3. Thái độ: 
- Trẻ hứng thú và có ý thức tổ chức kỹ luật trong giờ học.
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục.
II- Chuẩn bị
- Sân tập rộng sạch sẽ, 4-5 quả bóng, rổ đựng
- Sân trường rộng phẳng, sạch sẽ.
III.Cách tiến hành
Hoạt động 1. Khởi động:
- Cô cho trẻ đi vũng tròn kết hợp cỏc kiểu đi: Đi kiễng, đi khom lưng, đi nhanh, đi chậm.
Hoạt động 2. Trọng động: Tập theo bài: “ Ô sao bé không lắc”. 
- Cô cho trẻ vừa hát vừa tập theo lời bài hát:
+ Câu thứ nhất: Đưa tay ra nào: 2 Tay đưa trước mặt.
+ Nắm lấy cái tai này, lắc lư cái đầu này: 2 Tay nắm lấy 2tai và lắc đầu.
+ Ồ sao bé không lắc: Một tay chống hông, một tay chỉ thẳng ra phía trước.
+ Đưa tay ra nào: 2Tay đưa ra phía trước.
+ Nắm lấy cái hông này lắc lư cái mình này: 2 Tay chống hông và lắc lư mình.
+ ồ sao bé không lắc: Tay trái chỉ ra phía trước.+Đưa tay ra nào: 2 Tay đưa ra phía trước.
+ Nắm lấy cái chân này lắc lư cái đùi này: 2 Tay nắm lấy đầu gối và lắc lư cái đùi.
+ Ồ sao bé không lắc: Tay phải chỉ ra phía trước.- Cho trẻ thực hiện 2-3 lần.
3. Hoạt động 3:Vận động cơ bản:
- Giờ học hôm nay cô cùng các con thi xem “Chuyền bóng qua đầu qua chân”. Các con ngồi ngoan xem cô làm trước sau đó các con làm nhé!
* Cô làm mẫu lần 1.* Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác.
- Tư thế chuẩn bị: các con đứng theo hàng và chia làm 3 tổ khi có hiệu lệnh các con bắt đầu chuyền bóng cho nhau qua đầu cho bạn, khi đến bạn cuối thì các con sẽ bắt đầu lại chuyền qua 

File đính kèm:

  • docxchu_de_nghe_nghiep.docx
Giáo Án Liên Quan